Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nhân vật xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết số đỏ (vũ trọng phụng) và nhân vật nykodema dyzmy trong tiểu thuyết đường công danh của nykodema dyzmy (tadeusz dolega mostowicz)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.28 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGÔ THỊ LAN ANH

NHÂN VẬT XUÂN TÓC ĐỎ TRONG
TIỂU THUYẾT “SỐ ĐỎ” (VŨ TRỌNG PHỤNG)
VÀ NHÂN VẬT NIKODEMA DYZMY TRONG
TIỂU THUYẾT “ĐƯỜNG CÔNG DANH
CỦA NIKODEMA DYZMY”
(TADEUSZ DOLEGA MOSTOWICZ)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGÔ THỊ LAN ANH

NHÂN VẬT XUÂN TÓC ĐỎ TRONG
TIỂU THUYẾT “SỐ ĐỎ” (VŨ TRỌNG PHỤNG)
VÀ NHÂN VẬT NIKODEMA DYZMY TRONG
TIỂU THUYẾT “ĐƯỜNG CÔNG DANH
CỦA NIKODEMA DYZMY”
(TADEUSZ DOLEGA MOSTOWICZ)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được giúp đỡ của
các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, trường
ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô, đặc
biệt là đối với thầy giáo Phùng Gia Thế, người đã tạo điều kiện, tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đề tài So sánh nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết “Số đỏ” (Vũ
Trọng Phụng) và nhân vật Nikodem Dyzma trong tiểu thuyết “Đường công
danh của Nikodema Dyzmy” là đề tài hay, hấp dẫn. Song vì thời gian hạn chế
và sự giới hạn của năng lực bản thân, khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn
thiện bài khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019.
Sinh viên

Ngô Thị Lan Anh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan:
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của
những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của PGS.TS. Phùng Gia Thế.
Khóa luận không sao chép từ bất kì công trình có sẵn nào.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019.
Sinh viên

Ngô Thị Lan Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 7
1.1. Về văn học so sánh ..................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm Văn học so sánh..................................................................... 7
1.1.2. Sự ra đời của văn học so sánh ................................................................. 7
1.1.3. Mục đích của văn học so sánh .............................................................. 10
1.1.4. Đối tượng nghiên cứu của Văn học so sánh ......................................... 11
1.2. Về tác giả T.D.Mostowicz và tác phẩm “Đường công danh của
Nykodema Dyzmy” ......................................................................................... 12
1.3. Vài nét về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm “Số đỏ” ................................... 14

CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT XUÂN TÓC ĐỎ TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ NHÂN
VẬT NYKODEMA DYZMY TRONG

“ĐƯỜNG CÔNG DANH CỦA

NYKODEMA DYZMY” NHÌN TỪ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG ....................... 18
2.1. Đặc điểm nhân vật .................................................................................... 18
2.1.1. Phông nền của sự xuất hiện nhân vật .................................................... 18
2.1.2. Dạng nhân vật chạy theo danh lợi ......................................................... 20
2.1.3. Dạng nhân vật “con rối”........................................................................ 26
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 30
CHƯƠNG 3. NHÂN VẬT XUÂN TÓC ĐỎ TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ NHÂN
VẬT NYKODEMA DYZMY TRONG “ĐƯỜNG CÔNG DANH CỦA
NIKIDEMA DYZMY” NHÌN TỪ ĐIỂM KHÁC BIỆT ................................ 32
3.1. Khác biệt tính cách ................................................................................... 32
3.1.1. Đặc điểm tâm lý, tính cách của Xuân Tóc Đỏ ...................................... 32


3.1.2. Đặc điểm tâm lý, tính cách của Nikodema Dyzmy .............................. 34
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 39
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ ....................................... 40
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nikodema Dyzmy ................................ 41
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tadeusz Dolega Mostowicz (10.8.1898 - 20.9.1939) là nhà văn xuất
sắc của nền văn học Ba Lan thời cận hiện đại. Ông là nhà văn, nhà báo, tác giả

của hơn một chục tiểu thuyết nối tiếng, chủ yếu là tác giả của những cuốn tiểu
thuyết tâm lý - xã hội theo khuynh hướng tình cảm rất được ưa chuộng:
“Znachor” (Thầy lang), “Profesor Wilczur” (Giáo sư Vintrur). Đặc biệt, nổi
tiếng nhất là tác phẩm hiện thực phê phán đặc sắc, làm nên sự nghiệp của
Tadeusz Dolega Mostowicz, đó là tác phẩm “Kariera Nikodema Dyzmy”
(Đường công danh của Nikodema Dyzmy) xuất bản năm 1932. Ban đầu được
đăng trên báo, cuốn tiểu thuyết đã chứng minh một thành công lớn. “Đường
công danh của Nikodema Dyzmy” được xem là một hiện tượng văn học đặc
sắc ở Ba Lan. Tác phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng và
cũng được sản xuất thành phim. Sau đó Mostowicz đã viết trung bình hai cuốn
tiểu thuyết một năm. Các nhà sự học, văn học tin rằng cuốn tiểu thuyết này đã
truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết “Ở đó” của Jerzy Kosinski năm 1971.
Hoạt động văn học trong cuộc đời ngắn ngủi nhưng hấp dẫn của Tadeusz
Dolega Mostowicz diễn ra giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939), trong
bối cảnh đất nước vừa giành lại độc lập sau hàng loạt thế kỉ bị các nước đế
quốc bóc lột, để rồi chẳng mấy chốc lại rơi vào tay của bè lũ Phát xít Đức.
Đây là thời kì giai cấp tư sản non yếu được lái con thuyền quốc gia vừa bị lọt
vào cái ‘mắt bão’- vùng tạm thời yên tĩnh giữa những cơn bão táp hung bạo
trên toàn thế giới, song đầy những rối ren phức tạp trong nước - là thời kì
thuận lợi cho chủ nghĩa cơ hội phát triển, thời kì những nghịch cảnh, những
đảo lộn xã hội diễn ra liên tiếp, tập trung và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là
thời kì được lấy làm bối cảnh cho cuốn tiểu thuyết “Đường công danh của
Nikodema Dyzmy” ra đời. Theo Nguyễn Hữu Dũng “Đường công danh của
Nikodema Dyzma quả là hiển hách, đáng kinh ngạc, bởi đó gần như là sự hội
tụ của biết bao ngẫu nhiên may mắn, bao số đỏ, đến mức người đời phải
chóng mặt, ngỡ ngàng. Ở chương đầu tác phẩm, y chỉ là một anh công chức
cấp thấp ở tỉnh lẻ bị mất việc, đang lang thang tìm việc làm, túi rỗng không
và cái dạ dày lép kẹp. Ấy thế mà tới những trang sách cuối cùng, y đã trở
1



thành một triệu phú cỡ bự, chủ nhân một cơ ngơi kinh tế khổng lồ, nhà chính
sách hàng đầu của nước Ba Lan tư sản, lại được đích thân Tổng thống mời ra
đảm nhiệm sứ mệnh thành lập nội các mới, để chèo lái con thuyền quốc
gia qua cơn chao đảo. Xuyên suốt tác phẩm là hai quá trình có hướng ngược
nhau, diễn ra đồng thời ở một con người - đó là nhân vật chính Nikodem
Dyzma. Y leo nhanh đến mức đáng kính ngạc trên những bậc thanh danh
vọng, nhưng lại tụt lùi về phương diện nhân cách, từ cái trong sạch của con
người bình thường xuống vũng bùn nhơ nhớp của những tội lỗi ghê gớm
nhất”. Qua nhân vật này, Mostowicz đã thể hiện được những phẩm chất cực
kì độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật và tài năng của mình.
1.2. Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng.
Ông được mệnh danh là ‘Ông vua phóng sự đất Bắc’. Ông là một trong những
gương mặt tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Vũ Trọng Phụng
viết nhiều thể loại nhưng đặc biệt nổi danh ở hai thể loại phóng sự và tiểu
thuyết. Một vài tiểu thuyết tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng: “Dứt tình” (1934),
“Giông tố” (1936), “Vỡ đê” (1936), “Làm đĩ” (1936), “Lấy nhau vì tình”
(1937), “Qúy phái” (1937), “Trúng số độc đắc” (1938). Trong đó “Số đỏ”,
được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành
sách lần đầu năm 1938 được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Trọng
Phụng. Nhiều câu nói, nhân vật trong tác phẩm đã đi vào đời sống hàng ngày
và tác phẩm được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của tác phẩm là
Xuân - biệt danh Xuân Tóc Đỏ. Từ chỗ bị coi là một kẻ hạ lưu, một con “ma
cà bông”, Xuân nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu “Âu hóa”
của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.
Đọc “Đường công danh của Nikodema Dyzmy”, độc giả Việt Nam
không khỏi không nghĩ tới “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng bởi những điểm
tương đồng thú vị. Hai nhân vật chính của hai tác phẩm đều được đổi đời, leo
lên được những nấc thang danh vọng bậc nhất của xã hội. Hai tác giả hiện
thực cùng thời, cách xa hàng ngàn cây số, cùng có tuổi đời cầm bút ngắn

ngủi, song đều tài hoa.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật Xuân tóc
đỏ trong tiểu thuyết “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng) và nhân vật Nykodema
2


Dyzmy trong tiểu thuyết “Đường công danh của Nykodema Dyzmy”
(Tadeusz Dolega Mostowicz) nhằm làm rõ những nét tương đồng cũng như
những điểm khác biệt độc đáo giữa hai nhân vật.
2. Lịch sử vấn đề
Trong văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử cho rằng:
“Bên cạnh nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận, việc nghiên cứu song hành do
các nhà học giả Mĩ đề xướng có ý nghĩa trong việc khám phá các quan hệ giá
trị thẩm mĩ cộng đồng. Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc trên thế giới là khác
nhau, nhưng thuộc về tính người, khiến cho các nền văn học khác nhau lại có
những biểu hiện tương tự. Theo quan điểm của phương pháp song hành thì
không có hiện tượng văn học nào giữa các dân tộc mà không thể so sánh”.
Trong bài viết “Đặc trưng của văn học so sánh”, Bửu Nam đã nói:
“Lấy đối tượng nghiên cứu là những mối quan hệ của các hiện tượng văn học
từ nền văn học quốc gia này sang một hay nhiều nền văn học của các quốc
gia khác rồi tiến đến nghiên cứu những mối quan hệ văn học của những tập
hợp siêu quốc gia, liên và xuyên quốc gia, từ nghiên cứu văn học đến nghiên
cứu văn hóa với những khái niệm phổ cập “liên văn hóa”, “xuyên văn hóa”,
vượt khỏi những ranh giới hạn hẹp của ngôn ngữ và văn hóa cũng như những
ranh giới địa lí của các quốc gia…”. Từ đó thấy rằng việc so sánh hai nhân
vật Xuân tóc đỏ và Nykodema Dyzmy là hoàn toàn có thể.
Có rất nhiều công trình và bài viết nghiên cứu, nhận định về tác gia Vũ
Trọng Phụng nói chung và tác phẩm Số đỏ nói riêng. Chẳng hạn như:
Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: “Trên trang
viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng

càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi.
Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải
giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh”.
Trong một bài trả lời phỏng vấn năm 1997, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
đã từng nhận định về “Số đỏ”: “Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó
chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn
trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do
3


ông viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ. Khi đã
sống quá dày dạn thì trí tưởng tượng sẽ mất dần đi, tôi cũng thế. Tôi chắc
chắn là không viết được cái gì như Vũ Trọng Phụng. Vũ khí của ông là trí
tưởng tượng và cũng là tuổi trẻ, còn vũ khí của tôi có lẽ là... một phong cách
đa dạng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau”.
Trong bài nghiên cứu phê bình “Va chạm văn hóa Đông - Tây và sự
hoài nghi của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ” của Nguyễn Trọng
Bình đã đưa ra những nhận xét chung về tác phẩm từ góc độ văn hóa - lịch sử:
“Với Số đỏ Vũ Trọng Phụng đã gián tiếp cảnh báo: “con thuyền văn
hóa” của dân tộc, của đất nước vì lý do nào đó để cho những kẻ như Xuân
Tóc Đỏ và đồng bọn hắn “lèo lái” thì sớm, muộn gì cũng gây ra cái thảm
họa khôn lường. Rộng hơn nữa, một xã hội, một đất nước vì lý do nào đó để
cho những loại người như Xuân Tóc Đỏ ngang nhiên, hùng hồn đứng lên diễn
thuyết trước toàn thể quốc dân đồng bào về những vấn đề lớn lao như “cải
cách xã hội”,“cải cách văn hóa” nhằm “canh tân đất nước” thì dù muốn dù
không cũng cho thấy trong lòng xã hội ấy đang tiềm ẩn những bất ổn vô cùng
nguy hiểm. Càng bất ổn và nguy hiểm hơn khi những kẻ vốn hiểu rõ bản chất
thật của Xuân Tóc Đỏ nhưng vì “lợi ích nhóm” (như cách nói phổ biến của
chúng ta hiện nay) chẳng kẻ nào dám vạch trần bộ mặt thật của Xuân, ngược
lại còn cổ xúy và tung hô, tô vẽ thêm cho hắn”.

“Số đỏ” là tác phẩm luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu từ khi tác giả còn sống cho đến nay. Nhiều nhà nghiên cứu, luận
văn, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp về tác phẩm “Số đỏ” của ông.
Tiêu biểu như luận án tiến sĩ nghiên cứu văn học của Nguyễn Văn Bao, so
sánh hai tác giả và hai tác phẩm.
Có thể thấy các bài nghiên cứu trên ít nhiều đã nói đến nhân vật trong
“Đường công danh của Nykodema Dyzmy” hoặc trong “Số đỏ”. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đi sâu phân tích, tìm hiểu nhân vật cũng như so sánh
nhân vật Xuân Tóc Đỏ và nhân vật Nikodema Dyzmy. Trên cơ sở đó, chúng
tôi lựa chọn và triển khai đề tài: “Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết “Số
đỏ” (Vũ Trọng Phụng) và nhân vật Nykodema Dyzmy trong tiểu thuyết
“Đường công danh của Nykodema Dyzmy” (Tadeusz Dolega Mostowicz )
4


nhằm làm rõ những nét tương đồng cũng như những điểm khác biệt độc đáo
giữa hai nhân vật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật trong
trong hai tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ ảnh hưởng cũng như những
sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn.
Góp phần vào việc khẳng định vị trí, vai trò của bộ môn Văn học so
sánh trong nghiên cứu văn học hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp và trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Phân tích, so sánh làm rõ những nét tương đồng cũng như những khác
biệt của hình tượng trong hai tác phẩm vừa nêu trên cả hai bình diện: tư tưởng
và thi pháp nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng) và
nhân vật Nykodema Dyzmy trong tiểu thuyết “Đường công danh của
Nykodema Dyzmy” (Tadeusz Dolega Mostowicz) trong cái nhìn so sánh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, 2016.
“Đường công danh của Nykodema Dyzmy” của Tadeusz Dolega
Mostowicz, NXB Văn học, 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh - đối chiếu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp hệ thống.

5


6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận của
Văn học so sánh, vai trò của Văn học so sánh trong nghiên cứu văn học và
văn hóa.
Về mặt thực tiễn: Qua so sánh - đối chiếu có thể thấy được mối quan hệ
giữa hai tác phẩm thuộc hai quốc gia khác nhau cũng như khẳng định được
giá trị của mỗi hiện tượng văn học dân tộc.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong “Số đỏ” và nhân vật
Nykodema Dyzmy trong “Đường công danh của Nykodemma Dyzmy” nhìn
từ điểm tương đồng

Chương 3: Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong “Sô đỏ” và nhân vật
Nykodema Dyzmy trong “Đường công danh của Nykodemma Dyzmy” nhìn
từ điểm khác biệt

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Về văn học so sánh
1.1.1. Khái niệm Văn học so sánh
Thuật ngữ ‘Văn học so sánh’ đã trở nên quen thuộc trong giảng dạy và
nghiên cứu. Bộ môn Văn học so sánh ngày càng phát triển. Lí thuyết về Văn
học so sánh đã được các nhà nghiên cứu xây dựng thành một hệ thống tương
đối hoàn chỉnh.
Theo Nguyễn Văn Dân: “Văn học so sánh là bộ môn khoa học nghiên
cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc”. Ông có sự phân biệt ở
hai cấp độ:
Thứ nhất ở cấp độ phương pháp: so sánh văn học có thể áp dụng cho tất
cả các bộ môn nghiên cứu văn học, từ phê bình, lý luận, văn học sử dân tộc
đến văn học sử thế giới. Chẳng hạn so sánh hai hiện tượng văn học của cùng
một nền văn học dân tộc. Ở cấp độ này ta có phương pháp so sánh văn học.
Thứ hai là ở cấp bộ môn: văn học so sánh là một khoa học có mục đích
và đối tượng riêng, cụ thể là nó nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn
học dân tộc. Nếu nghiên cứu đề cập đến một mối quan hệ nào đó giữa các hiện
tượng văn học thuộc hai nền văn học trở lên thì tức là làm văn học so sánh.
Xuất phát từ các cách nhìn nhận và ở các thời điểm khác nhau, giới nghiên
cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn học so sánh. Về cơ bản, có thể hiểu:
“Văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu văn học vượt ra ngoài phạm vi
một nước và nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các nền tri thức khác

và lĩnh vực tín ngưỡng, bao gồm nghệ thuật ( như hội họa, điêu khắc, kiến
trúc, âm nhạc), triết học, lịch sử, khoa học xã hội (như chính trị, kinh tế, xã
hội học), khoa học tự nhiên, tôn giáo,…”.
Nói theo một cách khác, “Văn học so sánh là so sánh văn học của một
nước này với một nước khác, hoặc nhiều nước khác, là so sánh văn học với
các lĩnh vực biểu hiện khác của nhân loại”.
1.1.2. Sự ra đời của văn học so sánh
Trong ba bốn thập kỉ gần đây, văn học so sánh đã được giới nghiên
cứu, giảng dạy ở ta quan tâm. Cũng có nhiều cách tiếp cận bộ môn đang còn
7


mới mẻ này. Có người xem văn học so sánh là một bộ môn khoa học độc lập,
đánh đồng văn học so sánh và phương pháp so sánh. Như Lưu Văn Bổng đã
nói “Văn học so sánh chưa bao giờ là cái đã hoàn tất” cho dù vấn đề về văn
học so sánh đã đặt ra rất lâu.
Bộ môn này được coi là đã tồn tại hơn một trăm năm. Thế giới đã có
Hiệp hội văn học so sánh quốc tế được thành lập từ 1954 và cho đến nay đã
họp 15 kỳ đại hội (Việt Nam đã tham gia hai kỳ: kỳ thứ 10 năm 1982 và kỳ
15 vào tháng 8/1997). Năm 1989, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thành
lập Trung tâm văn học so sánh, nhưng nói chung vẫn chưa làm được gì đáng
kể về mặt học thuật. Và trong giới nghiên cứu, cho đến nay vẫn còn có người
chưa phân biệt được văn học so sánh với so sánh văn học. Do đó, có thể nói
việc tìm hiểu và xây dựng bộ môn văn học so sánh vẫn còn đang là vấn đề
thời sự.
Ở thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản bắt đầu được hình thành ở phương
Tây. Điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển là phải có sự trao đổi và giao
lưu quốc tế. Tình trạng cô lập của chế độ phong kiến cát cứ đã trở thành một
vật cản chủ chốt đối với sự phát triển của xã hội tư bản. Giao lưu kinh tế đã
dẫn đến giao lưu văn hóa. Và giao lưu văn hóa lại thúc đẩy giao lưu kinh tế và

dẫn đến những biến đổi xã hội. Nó đã dẫn đến cuộc tư sản Pháp lần thứ nhất
1789 và đến cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Pháp và ở một số nước Châu
Âu vào năm 1848. Có thể nói, thế kỷ XIX là thế kỷ của giao lưu, thế kỷ của
chủ nghĩa thế giới. Như vậy là đến giai đoạn này ở phương Tây đã bắt đầu
hình thành nền văn học thế giới mà điều kiện để cho nó phát triển là sự giao
lưu văn hóa. Giao lưu văn hóa chính là một điểm đặc trưng của văn học lãng
mạn phương Tây. Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1827, đại văn hào Đức
Goethe đã chủ trương phải phát triển văn học thế giới. Ông nói: “Ở thời đại
chúng ta, văn học dân tộc không còn ý nghĩa gì nhiều; bây giờ là thời đại của
văn học thế giới và mỗi chúng ta cần phải góp phần làm cho thời đại đó hình
thành càng sớm càng tốt”. Như thế khái niệm “văn học thế giới” của Goethe
cũng là một cơ sở để dẫn đến sự ra đời của bộ môn văn học so sánh. Và ta
cũng có thể nói giao lưu văn hóa là điều kiện xã hội của sự hình thành văn
học so sánh.

8


Ngoài điều kiện xã hội, ta còn phải nói tới một điều kiện về học thuật
tạo thuận lợi cho sự ra đời của văn học so sánh: đó là vào đầu thế kỷ XIX, các
ngành khoa học lịch sử đã được phát triển cực thịnh, như người ta thường nói
thế kỷ XIX là thế kỷ của các khoa học lịch sử, tạo điều kiện dẫn đến việc hình
thành và nở rộ của bộ môn văn học sử; đồng thời phương pháp so sánh cũng
đã được nhiều ngành khoa học áp dụng, đặc biệt là ngôn ngữ học so sánh và
folklore so sánh. Trong hoàn cảnh thuận lợi ấy, đến năm 1886, nhà nghiên
cứu văn học người Anh Macauly Posnett đã cho ra mắt công trình tổng hợp
đầu tiên về lịch sử văn học thế giới mang tên Văn học so sánh. Cũng trong
năm 1886, ở Geneve, Thụy Sĩ, Eduard Rod bắt đầu các bài giảng về lịch
sử so sánh các nền văn học, và Supfle xuất bản ở Đức tập đầu tiên trong bộ
sách “Lịch sử ảnh hưởng của nền văn minh Đức đối với nước Pháp”, mang

tính chất của một công trình văn học so sánh. Năm 1887, sử gia văn học
người Đức Max Koch cho ra đời tạp chí chuyên ngành đầu tiên mang tên
“Tạp chí lịch sử văn học so sánh” tồn tại đến năm 1910. Có thể coi năm 1886
là năm khai sinh ra bộ môn văn học so sánh. Từ đây không khí nghiên cứu
văn học so sánh trở nên sôi động. Những nước có phong trào nghiên cứu văn
học so sánh phát triển mạnh nhất thời bấy giờ là Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Thụy
Sĩ. Năm 1903 ở Hoa Kỳ xuất hiện tờ “Tạp chí văn học so sánh”, nhưng phải
đến năm 1921 mới xuất hiện tạp chí có uy tín nhất và vẫn tồn tại cho đến ngày
nay là tờ “Tạp chí văn học so sánh” xuất bản ở Pháp. Trải qua sự phát triển
hơn một trăm năm, qua các quốc gia và lục địa, văn học so sánh có sự phân
hóa thành một số xu hướng, trường phái. Tiêu biểu là trường phái Pháp,
trường phái Mỹ, trường phái Đức và trường phái Nga.
Văn học so sánh có xuất phát ban đầu từ việc so sánh văn học. Trong
đời sống hàng ngày nói chung, nghiên cứu văn hóa, văn học nói riêng, so sánh
là một yêu cầu tự nhiên, là phương pháp để xác định sự vật hiện tượng về mặt
định lượng, định tính hoặc ngôi thứ.
Thông thường, chúng ta chỉ nghiên cứu văn học từng dân tộc riêng biệt.
Đây là phương diện cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên nền văn học thế giới tồn
tại không biệt lập. Văn học các nước không ngừng giao thoa và tác động lẫn
nhau và trong quá trình đó diễn ra sự ảnh hưởng, thâm nhập, tiếp nhận,… tạo

9


thành mối quan hệ mật thiết giữa văn học các dân tộc (Ví dụ: Văn học Việt
Nam - văn học Trung Quốc; Văn học Đông Nam Á - văn học Ấn Độ; Văn học
Bắc Á - văn học TQ; Văn học La Mã - văn học Hi Lạp; văn học châu Âu văn học Hy Lạp - văn học La Mã)… Với nhịp độ toàn cầu hóa ngày càng
mạnh mẽ như hiện nay thì cục diện của một nền “văn học thế giới” ngày càng
rõ hơn, sự giao lưu giữa các dân tộc về văn hóa, văn học ngày càng phát triển.
Những tư tương văn học được truyền bá, các tác phẩm Nobel… sẽ càng làm

văn học bớt tính hạn chế, định kiến, nhất là định kiến dân tộc.
Trong bối cảnh đó, trong nghiên cứu văn học xuất hiện nhu cầu khái
quát văn học nhân loại và xác định tính đặc thù của mỗi nền văn học quốc gia.
Chúng ta không thể nhìn thế giới bằng con mắt dân tộc mình mà phải thường
xuyên nhìn văn học dân tộc mình bằng con mắt thế giới. Văn học so sánh, do
đó, là bộ phận vượt lên giới hạn của văn học dân tộc để nghiên cứu mối quan
hệ giữa các nền văn học trên thế giới.
1.1.3. Mục đích của văn học so sánh
Mục đích cơ bản của văn học so sánh là xác định tính khái quát của văn
học nhân loại và chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc.
Hai mục đích nói trên là sự thể hiện của một cặp phạm trù: cái quốc tế - cái
dân tộc, tương ứng với cặp phạm trù cái chung cái riêng ở cấp độ triết học. Vì
vậy, nhiệm vụ của nhà so sánh luận văn học là “phải phát hiện và khuyến
khích cái yếu tố dân tộc tiến bộ, hướng nó đi đến chỗ tiếp xúc với các dân tộc
tiến bộ khác để tạo điều kiện thuận lợi cho cái quốc tế tiến bộ được hình
thành và phát triển” [6-tr.44]. Trong văn học so sánh, việc phân biệt ra cái
đặc thù dân tộc và cái quốc tế là một việc cần thiết.
Nhưng cũng không được coi đó là mục đích tự thân. Nếu ta chỉ dừng lại
ở việc chứng minh tính đặc thù dân tộc thì sẽ rơi vào quan điểm phiến diện,
siêu hình, cứng nhắc. Theo Nguyễn Văn Dân: “Điều chủ yếu là chúng ta phải
phát hiện ra sự vận động của cái đặc thù trong mối quan hệ với cái đặc thù
khác để dẫn đến xu hướng trở thành cái chung” [6-tr.50]. Quan niệm như
vậy, chúng ta sẽ nhìn thấy cái đặc thù dân tộc và cái chung mang tính quốc tế
trong quá trình vận động đi lên của quốc tế trong quá trình vận động đi lên
của lịch sử, thấy được sự biến đổi và màu sắc thời đại của chúng.
10


Tính dân tộc không đồng nhất với tính truyền thống và không chỉ giới
hạn ở truyền thống. Dân tộc mang cả tính tĩnh lẫn tính động. Tính động của

dân tộc là cho nó có khả năng đồng hóa mọi cái mới phù hợp với điều kiện
sống của nó, đào thải mọi cái lỗi thời của bản thân, khước từ những cái ngoại
lai không phù hợp và phổ biến ra thế giới những cái tiến bộ của nó, biến
chúng thành cái quốc tế. Mặt khác những yếu tố quốc tế khi đã được cái dân
tộc đồng hóa thì sẽ không còn là yếu tố quốc tế, sẽ biến thành cái dân tộc,
nhưng là cái dân tộc hiện đại. Đây cũng là biểu hiện của tính chất biện chứng
của cặp phạm trù cái dân tộc - cái quốc tế, tức là sự chuyển hóa với nhau.
Tính quốc tế bền vững sẽ đảm bảo cho tính dân tộc tồn tại lâu dài. Đây chính
là biểu hiện của luận điểm triết học: giải quyết cái riêng thông qua cái chung.
Vì vậy, cho dù có khẳng định tính dân tộc, chúng ta cũng không tuyệt đối hóa
nó để tránh sa vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan, mà nhiệm vụ của nhà so sánh
luận văn học là phải phát hiện và khuyến khích cái yếu tố dân tộc tiến bộ,
hướng nó đi đến chỗ tiếp xúc với cái dân tộc tiến bộ khác để tạo điều kiện
thuận lợi cho cái quốc tế tiến bộ được hình thành và phát triển. Đấu tranh cho
cái chung, cho sự hiểu biết quốc tế, bao giờ cũng là mục tiêu cao cả của loài
người tiến bộ.
1.1.4. Đối tượng nghiên cứu của Văn học so sánh
Thứ nhất, nghiên cứu văn học, văn hóa xuyên quốc gia. Văn học so
sánh lúc đầu chỉ chú ý so sánh hai hiện tượng văn học thuộc hai quốc gia trở
lên (chủ yếu giới hạn ở các nước châu Âu). Về sau, phạm vi của nó được mở
rộng ra nhiều hiện tượng thuộc các bối cảnh văn học, văn hóa rất khác nhau
và chú ý đến nhiều hiện tượng thuộc các bối cảnh văn học, văn hóa rất khác
nhau và chú ý đến tương quan đa chiều phức tạp giữa chúng (sự tương tác; sự
anh hưởng, lưu truyền; các mối quan hệ trực tiếp; gián tiếp;…).
Thứ hai, nghiên cứu so sánh liên ngành. Nghiên cứu so sánh liên ngành
đặt vấn đề so sánh hai lĩnh vực, hai loại hình nghệ thuật, văn hóa khác nhau
trở lên. Nghiên cứu liên ngành là sự mở rộng Văn học so sánh, tìm hiểu quan
hệ giữa văn học với các loại hình văn hóa - nghệ thuật khác dưới điều kiện
duy trì tính chủ thể của văn học. Đây là hướng nghiên cứu mới, xuất hiện
tương đối muộn, bắt đầu từ những năm 1960, do học giả người Mĩ H. Remak

11


(1916 - 2009) đề xuất. Theo Remak, Văn học so sánh phải là chiếc cầu nối
giữa các lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau của loài người.
Phạm vi khảo sát của nghiên cứu so sánh liên nghành bao gồm hai nội
dung cơ bản. Đó là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình
nghệ thuật khác và nghiên cứu mối mối quan hệ giữa văn học với các hình
thái ý thức xã hội khác.
1.2. Về tác giả T.D.Mostowicz và tác phẩm “Đường công danh của
Nykodema Dyzmy”
Tadeusz Dolega Mostowicz sinh ngày 10.8.1898 tại Ocunhep, một thị
trấn nhỏ ở Ba Lan. Bố ông là luật sư, mẹ ông làm kinh tế nhỏ. Mostowicz
sinh ra trong một thời kì nhiều biến động đầu thế kỉ XX, thế kỉ của cách
mạng. Ông đã từng tham gia Quân đội Ba Lan và xuất ngũ năm 1922. Khi
làm việc tại các nhà in, Mostowicz đã gửi truyện ngắn cho các tờ báo, ông
được phát hiện là phóng viên tài năng. Năm 1928, ông từ bỏ công việc báo chí
và dành toàn bộ thời gian để viết tiểu thuyết. Năm tiếp theo, ông hoàn thành
cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, và năm 1930 tác phẩm “Ostatnia
brygada” (Lữ đoàn cuối cùng) ra đời. Năm 1932, ông trở nên nổi tiếng với tác
phẩm của “Kariera Nikodema Dyzmy” (Đường công danh của Nikodema
Dyzmy), tiếng tăm của ông lừng lẫy trên văn đàn Ba Lan.
Các tác phẩm tiêu biểu của Tadeusz Dolega Mostowicz:
Về tiểu thuyết gồm : “Công tố viên Alicza” (1933), “Giới tính thứ ba”,
“Bác sĩ Murek bị giảm biên chế” (1936), “Cuộc đời thứ hai của bác sĩ Murek”
(1936), “Đường công danh của Nikodema Dyzmy” (1932), “Thầy lang”
(1937), “Giáo sư Vintrur”, “Nhật kí nàng Hanka” (1939)
“Đường công danh của Nikodema Dyzmy” là cuộc hội tụ của biết bao
ngẫu nhiên may mắn, khiến người đọc phải chóng mặt, ngỡ ngàng. Nikodem
Dyzma là một con người ‘cục súc’, lười biếng và bất tài. Nikodem Dyzma

từng bị đuổi học từ lớp đệ tứ. Y vốn chỉ là một anh thủ thư quèn, sống ở thị
trấn nhỏ miền Nam Ba Lan. Một ngày y quyết định tới thủ đô Vacsava để thử
vận may. Tuy nhiên cũng chẳng khá khẩm được hơn. Y luôn trong tình trạng
rỗng túi, bụng đói, thiếu nợ tiền nhà trọ. Một lần đói lang thang ở ga đường
12


sắt Vacsava, vô tình y nhặt được một chiếc phong bì mà người bưu chính
đánh rơi. Trong phong bì là một tấm giấy mời sang trọng tới dự bữa tiệc của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ban đầu, dù thất nghiệp, đói rách, y vẫn còn
lương tâm trong sạch, y mang đến tận nhà để trả với hy vọng được trả chút
tiền công có thể giúp y có bữa để thoát cơn đói đang hành hạ. Tuy nhiên lại
không gặp được chủ nhân của tấm thiệp. Bẵng đi mấy hôm, nhân lục túi tìm
những thứ còn lại để bán chống đói, y lại sờ thấy tấm giấy mời. Y liền đánh
liều mò tới, ăn một bữa no. Trong tiệc, khách khứa đang ra vào tấp nập,
không ai để ý đến một gã ăn mặc bảnh bao đang ăn lấy ăn để. Vô tình, y bị gã
to béo - thứ trưởng kiêm Đổng lý Văn phòng chính phủ Tercốpxki va phải
làm cái đĩa thức ăn đầy ắp của Nikodem rơi tuột xuống sàn, giật mình quay lại
với bộ mặt cáu bẩn. Y điên tiết lên túm chặt khuỷu tay và quát mắng
Tercốpxki là “đồ thổ tả” khiến những người dự tiệc vô cùng sửng sốt. Gã kia
hoảng hồn xin lỗi rối rít. Tercốpxki là một nhân vật quyền thế, khét tiếng hách
dịch, cửa quyền, bọn quan chức thấp cổ bé họng chẳng ai ưa. Do vậy, với
hành động này, Dyzma được rất nhiều người nể phục. Chẳng ngờ câu buột
miệng ấy đã đổi cả đời Nykodem Dyzma. Trong số những người đó có đại tá
Varêda, Bộ trưởng Nông nghiệp Jasunxki. Hai người đã đến làm quen với
Dyzma và y trở nên quan trọng trước nhiều quan khách. Cũng từ buổi tiệc ấy,
Nikodem nhanh chóng kết thân được với lão Leon Kunicki - tay điền chủ giàu
nhất miền Đông. Lão Kunicki đến làm quen để nhờ nói hộ với Bộ trưởng
Nông nghiệp về công việc làm ăn của mình. Lầm tưởng Nikodem là một nhân
vật tiếng tăm nào đó, sẵn muốn gia tăng mối lợi, Kunicki ra sức vời y làm

tổng quản lý các điền sản và các xí nghiệp công nghiệp với mức lương ngất
ngưởng: 2.500 zuatư mỗi tháng, được ứng trước 5.000 zuatư. Từng bước y đã
làm quen với thế giới quan lại và thượng lưu như đại tá Varêda, Bộ trưởng
Nông nghiệp Jasunxki, Thứ trưởng Nông nghiệp Ulanixki, phu nhân
Psêuenxka. Rồi cũng từng bước, y đạt được những chức vụ, chức danh quyền
lực trong xã hội: cựu sinh viên trường Ocxford danh giá, Chủ tịch Ngân hàng
lương thực Quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Ba Lan qua nhiều phen sóng gió.
Dyzma trở thành thần tượng có uy tín trước con mắt của giới quan lại, quý tộc
thượng lưu. Lương tâm ban đầu không còn nữa. Có vỏ bọc ngày càng dày,
càng hào nhoáng, y không hề ngần ngại lừa cướp cả cơ nghiệp lẫn cả cô vợ
13


xinh đẹp của ông chủ Kunicki, y không run tay khi thuê bọn lưu manh, giết
một ân nhân để bịt đầu mối, cũng chẳng hề áy náy khi ra lệnh cho bọn cảnh
sát đánh cô gái Manka vô tội đã nặng lòng yêu y. Khi đã đầy đủ mọi thứ, để
che đậy sự dốt nát, y đã từ bỏ chức chủ tịch ngân hàng để trở về Kôbôrôvô
cưới vợ của Kunicki là Nina. Nikodem Dyzma - anh chàng bưu tá nghèo nhất
thiên hạ đã ngoi lên tới vị trí đỉnh cao trong bộ máy quyền lực nước Cộng
hòa Ba Lan và chỉ chút nữa thôi là chiếc ghế Thủ tướng đã thuộc về anh ta.
Riêng bá tước Ponimirski, chàng quý tộc bị coi là điên dại lại cười vang và
chỉ cho giới thượng lưu biết: “Nykodem Dyzma của các ngươi, chỉ là một tên
lừa đảo tầm thường, hắn đã xỏ mũi các người. Đó là một thằng khốn nạn tinh
ranh, một thằng chuyên lường gạt, đồng thời cũng là một thằng ngu có hạng!
Một thằng đần không có khái niệm gì, không những chỉ về kinh tế học mà
thậm chí không viết đúng chính tả nữa. Đó là một thằng vô lại, không có chút
văn hóa nào, một tí học thức nào! Các ngươi hãy nhìn kĩ bộ mặt mugic của
hắn cùng nhiều điệu bộ vô lại của hắn mà xem! Cái đồ đần độn hoàn toàn,
một con số không to tướng! ” [2-tr.461]. Song mọi người đều cho đó là lời
của một người điên.

1.3. Vài nét về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm “Số đỏ”
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20-10-1912. Gia đình của ông vô cùng khó
khăn. Quê của ông ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên,
ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.
Cha ông là Vũ Văn Lân, làm nghề thợ điện. Cha ông mất sớm khi ông
vừa tròn 7 tháng tuổi. Mẹ ông là Phạm Thị Khách ở vậy nuôi con ăn học. Mẹ
Vũ Trọng Phụng là người hết lòng yêu thương con, hi sinh vì con. Ông ảnh
hưởng lớn bởi tính cách của mẹ, một tâm hồn, một niềm tin bất diệt vào sự tốt
đẹp và cao qúy của con người.
Vũ Trọng Phụng chỉ học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, sau đó ông
phải ra ngoài kiếm sống vào năm 14 tuổi. Từ nhỏ, Vũ Trọng Phụng là người
có năng khiếu nghệ thuật: đánh đàn, làm thơ, vẽ giỏi…
Ban đầu, Vũ Trọng Phụng làm thư kí, đánh chữ Nho. Sau này, với niềm
đam mê văn chương, Vũ Trọng Phụng đã chuyển hẳn sang viết văn, viết báo.

14


Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay “Chống nạng
lên đường” đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn,
nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch “Không một tiếng
vang”, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng
Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay “Dứt tình” đăng trên
tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm,
bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công
chúng. Cả bốn tiểu thuyết “Giông tố”, “Số đỏ”, “Vỡ đê” và “Làm đĩ” đều hiện
thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó “Số đỏ” xuất sắc hơn cả, được
xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng], một vài nhân vật, câu nói
trong “Số đỏ” đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.

Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với
phóng sự đầu tay “Cạm bẫy người” (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút
danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương
thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng “Kỹ nghệ lấy Tây”. Với hai phóng sự
đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn
mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như
“Cơm thầy cơm cô”, “Lục sì” đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng
sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến
phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra
cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu
thuyết, phóng sự của ông.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già
nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy
viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người
đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày
cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi
ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này" . Vợ
ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của

15


cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm
đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở
phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình
còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng sống long đong, khi qua đời, cũng nhiều phen đổi
dời. Lúc mới mất, ông được chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang

Quán Dền. Đến năm 1988, con gái Vũ Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ vĩnh
tại mảnh vườn nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất.
“Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40
ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938.
Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và
tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của “Số đỏ” là
Xuân - biệt danh là Xuân Tóc Đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy
lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu “Âu hóa” của giới tiểu tư sản Hà
Nội khi đó. Tác phẩm “Số đỏ”, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng
Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm
1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.
Truyện dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân
quần vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân tóc đỏ vì nhìn trộm 1 cô đầm
thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà
Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt
đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo
thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là "sinh viên trường thuốc", "đốc
tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có
thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân
còn được bà Phó đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú mời làm
cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được
mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lý
lịch trước kia rồi đăng ký đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì.
Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước
hôm thi đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tình giao
16


hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối,
Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động "hy sinh

vì tổ quốc của mình", được mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân
chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.

17


CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT XUÂN TÓC ĐỎ TRONG “SỐ ĐỎ”
VÀ NHÂN VẬT NYKODEMA DYZMY TRONG “ĐƯỜNG CÔNG
DANH CỦA NYKODEMA DYZMY” NHÌN TỪ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
2.1. Đặc điểm nhân vật
2.1.1. Phông nền của sự xuất hiện nhân vật
Nhân vật Xuân Tóc Đỏ và nhân vật Nikodema ra đời trong bối cảnh
lịch sử có nhiều biến động. Tác giả hướng ngòi bút hiện thực để phanh phui,
lật tẩy những điều xấu xa của xã hội đang bị xuống dốc, bản chất, đạo đức của
con người đang bị tha hóa. Hai nhân vật được xoay quanh đề tài danh - lợi
trước những biến động của xã hội. Sự tương đồng giữa hai nhân vật Xuân tóc
đỏ và Nikodema là một điều thú vị. Nhân vật đều chịu sự chi phối của hoàn
cảnh lịch sử, xã hội.
Việt Nam và Ba Lan giai đoạn đó có nhiều điểm tương đồng về văn
hóa, lịch sử, xã hội. Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX bị chi phối bởi
các nước tư bản chủ nghĩa. Ba Lan cũng vừa thoát khỏi sự chi phối của các
nước lớn. Đồng thời giai đoạn này, Ba Lan và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
Ở Việt Nam bị thực dân Pháp bóc lột. Chúng đặt ra những trò mị dân
như “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”… Điều này làm cho đạo đức truyền thống,
văn hóa Việt Nam thay đổi rõ rệt. Những nhân vật trong “Số đỏ” của Vũ
Trọng Phụng đều chịu sự chi phối rõ rệt. Đặc biệt điển hình là nhân vật Xuân
Tóc Đỏ. Qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã cho thấy xã hội lúc
bấy giờ là “tấn kịch thực sự của con người giữa những sự giả dối buồn cười”.
Xuân là một tên cơ hội, tiến được trong xã hội nhờ trò “gian trá bịp bợm”.

Xuân Tóc Đỏ thực chất chỉ là một đứa lưu manh, vô học với lí lịch tối đen
như mực: “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà; lấy sấu các phố, cá hồ
Hoàn Kiếm làm vui. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, bán cao đơn hoàn tán
trên xe lửa, chạy rạp hát, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời
làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên nó một đứa hoàn toàn vô
giáo dục, nhưng tính nó quái lắm, thạo đời lắm”… Hắn làm nhiều nghề như
“bán lạc, trèo sấu, câu cá, làm lính chạy cờ hiệu, những nghiệp áy chỉ dẫn đến
18


một chỗ tắc tị”. Cuộc sống đầu đường xó chợ, những bài học ở vỉa hè, tạo ra
một thằng Xuân bụi đời, lưu manh, tinh quái. Xuân lang thang tự kiếm sống
với nhiều nghề nghiệp “rẻ tiền” nên về lâu càng trở nên ranh mãnh hơn.
Nhưng cũng nhờ vào những hoàn cảnh đặc biệt đó, Xuân đã nhập vào thế giới
thương lưu, những kẻ giàu có, từ ông bà Văn Minh, bà phó Đoan, cô Tuyết…
nói chung cái xã hội thương lưu đó là môi trường rất tốt để nuôi dưỡng những
loại người như Xuân Tóc Đỏ. Con đường tiến lên của Xuân hoàn toàn là do
những cơ may. Có những điều mà đến chính Xuân cũng không ngờ được. Do
bản tính nhanh nhẹn, láu cá, hắn tạo được chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn
Minh. Để từ một anh nhặt banh ở sân quần, một gã thổi loa kén quảng cáo
thuốc lậu trở thành sinh viên trường thuốc, một quan đốc - tờ Xuân, một cây
hi vọng giáo sư quần vợt Bắc Kì, một vĩ nhân cứu quốc, một bậc thượng lưu
của xã hội… Đến đâu hắn cũng tự hào “Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, giám
đốc hiệu Âu hóa, phụ nữ tân thời” hoặc ‘Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hy
vọng của Bắc Kỳ”. Tất cả tuy có được nhà văn phóng đại, nhưng cái điều cốt
yếu vẫn là sự tố cáo chân thực hiện thực xã hội. Thực vậy Xuân chỉ là một tên
vô lại bằng những ngôn từ thấp hèn cửa miệng: “Mẹ kiếp”, “Chả được nước
mẹ gì”… Do biết một tí về nghề thuốc, trong thời gian quảng cáo thuốc lậu,
hắn được Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trường thuốc” và hắn chữa khỏi
bệnh cho cụ cố Tổ: Bước đầu hắn đã gặp được vận đỏ: Chẳng những được

tiếng mà còn được cả tình. Hắn chữa bệnh cho cụ cố Tổ bằng thứ “nước
thánh” ở đền Bia: “Giữa lúc cuống quýt lúng túng ấy, Xuân Tóc Đỏ bước
vào. Một chai nước rất bẩn thỉu cắp ở nách, một gói là kì dị ở tay”. Thực
chất, thứ nước thánh ấy là rau thài lài, rau sam và nước ao, với lời bào chữa
của hắn. Người đầu tiên mê phục Xuân là cô Tuyết (tình nguyện trực đêm với
“quan đốc-tờ”) và một loạt người khác dần dần chú ý và cũng thấy mê nó. Sự
tình cờ màu nhiệm càng làm thanh thế của Xuân to lên trong gia đình của Văn
Minh, từ đó “sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm
tốn, nên nó càng được yêu mến hơn”. Bà Phó Đoan cũng đã có tình với nó và
cho nó là người có học thức, ông phán mọc sừng cũng xem nó là người đứng
đắn. Xã hội đã tạo nên một thằng Xuân Tóc Đỏ, là hậu quả Âu hóa của nền
kinh tế Tư bản, bản chất, đạo đức con người trượt dốc không phanh.

19


×