Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Phân tích và đánh giá khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.91 KB, 98 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Hộp 2.1: 7.000 doanh nghiệp phá sản. Thực tế còn nhiều hơn ! ............................... 40
Đó là nhận định được các chuyên gia kinh tế nước ngoài đưa ra trong hội thảo “Kinh
nghiệm quốc tế về ưu đãi và bảo đảm đầu tư” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân
hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 24-8 tại Hà Nội. ..................................................................... 63
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BIỂU VÀ HỘP
Hộp 2.1: 7.000 doanh nghiệp phá sản. Thực tế còn nhiều hơn ! ............................... 40
Đó là nhận định được các chuyên gia kinh tế nước ngoài đưa ra trong hội thảo “Kinh
nghiệm quốc tế về ưu đãi và bảo đảm đầu tư” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân
hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 24-8 tại Hà Nội. ..................................................................... 63
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay như chúng ta đã biết, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng
hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra từ cuối năm 2007 mà như theo nhiều chuyên gia kinh tế
trên thế giới cho rằng: “đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 60 năm qua và
nó chỉ kém cuộc đại khủng hoảng năm 1928 - 1929, cuộc khủng hoảng đã kéo cả thế
giới thụt lùi vài chục năm”. Theo dự báo, sản lượng của một số nền kinh tế thế giới sẽ
suy giảm trong năm 2009 (theo WB, kinh tế thế giới năm 2009 sẽ chỉ tăng trưởng 0,9%
thay vì mức 2,5% trong năm 2008), sự suy giảm trước tiên ở các nền kinh tế lớn sau đó
kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu. Các chính sách hạ lãi suất, cắt giảm thuế
và các kế hoạch “giải cứu” nền kinh tế mà các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản
và các nước Châu Âu đang thực hiên được kỳ vọng có thể cứu nguy nền kinh tế thế giới
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tồi tệ, tuy nhiên vẫn còn là quá sớm để thấy được kết
quả tích cực, thậm chí cần nhiều nỗ lực hơn để có thể đảo ngược tình hình kinh tế thế
giới trong những năm tới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra không chỉ ảnh hưởng lớn đến các nền
kinh tế lớn trên thế giới, mà nó còn tác động mạnh mẽ và sâu rộng nhiều nền kinh tế
khác, đặc biệt là các nước đang phát triển mà trong đó có Việt Nam. Như chúng ta đã


biết, trong những năm gần đây mà cụ thể từ khi bắt đầu bước vào thiên niên kỷ mới,
Việt Nam đang đạt được thành tích ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế và là một trong
số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, nền kinh tế Việt
Nam đang có chu kỳ 10 năm với các điểm đáy là các năm 1989, 1999 và như vậy, rất có
thể điểm đáy mới sẽ là năm 2009. Khi mà đối với các nước khác trong giai đoạn đầu
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
Chuyên đề tốt nghiệp
phát triển, họ duy trì một tốc độ tăng trưởng ở một giai đoạn dài có chu kỳ 15 năm thậm
chí là 20 năm (ví dụ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản). Vậy liệu
rằng, Việt Nam sẽ còn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao được nữa hay không, nhất là
trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động xấu? Trả lời câu hỏi trên để từ
đó đưa ra những đối pháp hợp lý có ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Để trả lời câu hỏi trên, đề tài sẽ đi vào nghiên cứu các yếu tố cấu thành
tăng trưởng: các yếu tố nội sinh (vốn, lao động, năng suất nhân tố tổng hợp), bán ngoại
sinh (thể chế, toàn cầu hóa), từ đó sẽ áp dụng phân tích khả năng duy trì tăng trưởng của
Việt Nam, liệu tăng trưởng Việt Nam có còn bền vững hay không. Đề tài đi vào phân
tích các yếu tố cấu thành tăng trưởng, dựa trên quan điểm cho rằng để duy trì một mức
sản lượng đầu ra cao, điều quan trọng là phải có một lượng đầu vào cần thiết và phải sử
dụng đầu vào ấy một cách có hiệu quả. Nói cách khác, sử dụng hiệu quả và hợp lý các
đầu vào là điều kiện cần để có một sản lượng đầu ra cao. Một hệ thống kinh tế bao gồm
3 phần: đầu vào, hộp đen (hoạt động của nền kinh tế) và đầu ra. Sử dụng đầu vào hiệu
quả không chưa đủ, muốn hệ thống kinh tế đó hiệu quả thể hiện ở đầu ra, còn phải phụ
thuộc vào cấu trúc của hệ thống kinh tế, các hoạt động kinh tế cũng như những chính
sách, trình độ quản lý của nhà nước và yếu tố quốc tế. Thể chế nhà nước đóng một vai
trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng, thể chế tốt sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng
phục hồi kinh tế trước ảnh hưởng của suy thoái. Đề tài sẽ không chỉ phân tích, đánh giá
các chính sách trước đây của chính phủ mà sẽ còn đánh giá một số chính sách gần đây
nhất của chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với suy giảm kinh tế. Ngoài ra, trong
dung lượng cho phép, đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố kinh tế có tác

động đến duy trì tăng trưởng và sẽ không đề cập đến các yếu tố xã hội, môi trường. Kết
cấu của đề tài sẽ bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và khái quát về tình hình khủng
hoảng kinh tế thế giới.
Chương II: Phân tích và đánh giá khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền
vững của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chương III: Giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đối với Việt
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Nam trong bối cảnh khủng hoảng.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
I. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, bền vững
1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
1.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một
quốc gia. Để đánh giá một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế như thế nào hoặc để so
sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia người ta thường sử dụng một trong
những chỉ tiêu quan trọng và rất chủ yếu là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế
nhanh hay chậm, có chất lượng hay không có chất lượng phần nào nói lên được trình độ
phát triển kinh tế của quốc gia. Vì thế trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế
của đất nước người ta thường sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu phấn
đấu. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì?
Trước hết, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự
gia tăng giá trị sản lượng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là
một năm) của một quốc gia (hoặc địa phương), sự gia tăng này thể hiện ở quy mô và ở
tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít; còn tốc độ tăng trưởng
mang ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các mốc

thời gian. Bản thân tăng trưởng kinh tế chưa nói lên chất lượng của sự phát triển. Thu
nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Phạm trù tăng
trưởng kinh tế mang tính 2 mặt: số lượng và chất lượng. Mặt số lượng là biểu hiện bên
ngoài của sự tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và
tốc độ tăng về giá trị sản lượng. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, giá trị sản lượng
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
4
Chuyên đề tốt nghiệp
thường được thể hiện dưới dạng tổng giá trị gia tăng nội địa, hoặc giá trị gia tăng nội địa
bình quân trên đầu người. Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở quy mô và tốc
độ tăng trưởng của chỉ tiêu giá trị này. Mặt chất của tăng trưởng kinh tế là thuộc tính
bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở hiệu quả và tính bền vững của
chính tăng trưởng kinh tế và khả năng duy trì trong dài hạn. Chất lượng của tăng trưởng
thể hiện ở các khía cạnh về năng suất, hiệu suất, hiệu quả và sự bền vững cả về kinh tế,
xã hội, môi trường.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế
Các chỉ tiêu giá trị phản ảnh tăng trưởng theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
bao gồm: Tổng giá trị sản xuất (GO); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng sản phẩm
quốc dân (GNP); Thu nhập quốc dân (NI); Thu nhập được quyền chi (GDI). Trong đó,
chỉ tiêu GDP và GNP là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất và thường được sử dụng để đo lường.
Chỉ tiêu GDP hay GNP trên đầu người là 2 chỉ tiêu phản ánh kết quả của tăng trưởng
nếu chia theo dân số. Tăng trưởng GDP hay GNP trên đầu người của năm sau so với
năm trước không phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế về quy mô hay về tốc độ, vì để
đo chỉ tiêu này ta cần tính đến sự gia tăng quy mô dân số.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hóa
và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở
trong nước hay ngoài nước) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ
mà một quốc giá sản xuất ra trên lãnh thổ của quốc gia đó (dù nó thuộc về người trong
nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy:
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tái sản ở nước ngoài
Thu nhập ròng từ tái sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước
đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nuớc ngoài
làm việc tại nước đó. GNP và GDP là 2 thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng
kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta
nhận định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP,
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP, GDP thực tế là GNP, GDP được
tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Do vậy GNP, GDP thực tế loại
trừ được sự ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng
trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế.
Để phản ánh mức độ tăng trưởng về quy mô (mức gia tăng tuyệt đối), ta có thể sử
dụng ΔGDP
Ví dụ: GDP
2000
= A, GDP
2005
= B
Ta có: ΔGDP
2000-2005
= B – A. Từ đó rút ra tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2005 so với
năm 2000 (G)
G = (B – A)/A * 100 (%)
Để phản ánh mức độ tăng trưởng về tốc độ tăng GDP trung bình năm trong thời kỳ
2001 – 2005:
T
GDP

= (B/A)
(1/5)

*100 – 100 (%)
2. Thế nào là tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một
giai đoạn nhất định. Nếu như quy mô của tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít
thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Vậy như
thế nào có thể coi là một tốc độ tăng trưởng nhanh? Chúng ta sẽ cùng nhìn tốc độ tăng
trưởng trong 4 thập kỷ vừa qua của thế giới:
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trưởng trên thế giới 1960 - 2000
Đơn vị: %
Thời kỳ phát triển Thế giới
(84
nước)
Nước
công
nghiệp
(22
nước)
Trung
Quốc
Đông
Á
Châu
mỹ
Latinh
Nam
Á
Châu

phi
Trung
Đông
1960 - 70 5,1 5,2 2,8 6,4 5,5 4,2 5,2 6,4
1970 - 80 3,9 3,3 5,3 7,6 6,0 3,0 3,6 4,4
1980 - 90 3,5 2,9 9,2 7,2 1,1 5,8 1,7 4,0
90 - 2000 3,3 2,5 10,1 5,7 3,3 5,3 2,3 3,6
Nguồn: Đinh Văn Ân (2005) được trích từ Bosworth and Collins (2003).
Biểu trên đã cho ta thấy tốc độ tăng trưởng ở các khu vực, hệ thống các nước trên
thế giới trong những giai đoạn khác nhau; có những khu vực mà tốc độ tăng trưởng
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
được duy trì ở mức 7% trong khoảng 2 thập kỷ (như Đông Á); có những nơi tăng trưởng
nhanh vào giai đoạn 1960 – 70 nhưng các thập kỷ sau lại không duy trì được mức cao
như trước (Trung Đông, các nước công nghiệp); nhưng có những quốc gia có thể duy trì
tốc độ tăng trưởng cao 9, 10% trong vòng 2 thập kỷ như Trung Quốc. Nếu như nhìn vào
lịch sử phát triển của từng quốc gia trong giai đoạn vừa rồi, ta có thể nhận thấy 1 điều:
có những quốc gia tăng trưởng cao và có những quốc gia tăng trưởng thấp, có những
nước tăng trưởng cao trong toàn bộ thời kỳ và những nước tăng trưởng bùng phát trong
một hoặc 2 thập kỷ; có những nước đã cất cánh vào thập kỷ 80 và cũng có những nước
mà tăng trưởng đã đổ sụp trong thập kỷ đó. “Theo Simon Kunznets (2000), kỷ lục về
tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 1 thế kỷ đang thuộc về Nhật Bản. Trong giai đoạn
từ 1870 đến 1970, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của nước này là 5%/năm. Mỹ là
nước đứng thứ hai, với thành tích 4,2%/năm trong giai đoạn 1860 tới 1960. Kỷ lục về
tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của một quốc gia trong khoảng thời gian 1 thập kỷ
thuộc về các nước Đông Á, khi Nhật Bản, Trung quốc và Singgapore đều đã từng đạt
được một hoặc 2 thập kỷ tăng trưởng “ kỳ diệu”, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên
10%/năm.” (trích “Quan niệm và thực tiễn: phát triển kinh tế xã hội tốc độ nhanh, bền
vững và chất lượng cao ở Việt Nam” - TS. Đinh Văn Ân). Như vậy, nhìn vào lịch sử

của một số nước phát triển, có những quốc gia có thể đạt được tốc độ tăng trưởng trung
bình 10%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đó có thể đựoc duy trì trong bao lâu? Theo
T.S Đinh Văn Ân (2005): “trong trung hạn, tức là trong vòng khoảng 1 thập kỷ, khi ở
vào những điều kiện thật sự thuận lợi cả bên trong và bên ngoài, một nền kinh tế quốc
gia có thể đạt tới tốc độ tăng trưởng trung bình xấp xỉ 10%. Tuy nhiên thành tích này rất
ít khi đạt được, một tỷ lệ tăng trưởng GDP khoảng 8% trong vòng 1 thập kỷ có thể coi
là mục tiêu cao đối với bất kỳ quốc gia nào”
1
.
Qua cách nhìn nhận trên, chúng ta có thể hiểu một tốc độ tăng trưởng khoảng 7 –
8% duy trì trong vòng một thập kỷ có thể được coi là cao, bền vững. Mặc dù vậy, khi
chúng ta so sánh 2 quốc gia với nhau. Ví dụ: như Việt Nam là 8,5 % với Mỹ là 2,5%
1
Quan niệm và thực tiễn: phát triển kinh tế xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất
lượng cao ở Việt Nam
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
vào năm 2007, liệu có thể kết luận, Việt Nam có tăng trưởng nhanh hơn so với Mỹ và
đang giảm dần khoảng cách với Mỹ hay không? Và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có
thực sự cao không? Rõ ràng, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với Mỹ, tuy
nhiên đây chỉ là mặt con số, con số này chỉ cho thấy rằng tốc độ tăng GDP của Việt Nam
năm này so với năm trước là cao hơn tốc độ tăng GDP của Mỹ năm này so với năm trước.
Còn thực tế về mặt lượng, quy mô của sự gia tăng này, Việt Nam kém xa Mỹ và khoảng
cách đấy không hề giảm mà thậm chí cón gia tăng. Nếu cho rằng con số tốc độ tăng trưởng
của Việt Nam cao hơn con số của Mỹ thì Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Mỹ là hoàn toàn
sai, vì Mỹ ở một giai đoạn phát triển khác hẳn chúng ta. Một so sánh khác giữa Việt Nam
và Trung Quốc, một nước cũng đang cùng giai đoạn phát triển. Theo nghiên cứu của TS.
Vũ Thành Tự Anh (giám đốc chưong trình giảng dạy Fulbright), nếu xét dưới góc độ nguồn
lực/đầu người thì Việt Nam hơn hẳn Trung quốc (FDI/người, kiều hối/người, tiêu hao năng

lượng/người) tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, mặc dù có lợi thế hơn về nguồn lực nhưng Việt
Nam không đạt được tốc độ tăng trưởng như Trung Quốc. Trong khi Việt Nam chỉ tăng
trưởng 7 đến 8 % thì kinh tế Trung Quốc tăng xấp xỉ 10% và thậm chí được duy trì trong
vòng 15 đến 20 năm. Nếu chúng ta coi các chỉ tiêu tăng trưởng 8%, trong vòng 1 thập kỷ là
cao thì rõ ràng Việt Nam cao và bền vững khi mà tăng trưởng của Việt nam mới chỉ được
duy trì ở mức trung bình gần 8% trong vòng chưa đến 10 năm (từ năm 2002 đến năm
2007). Như vậy, để hiểu thế nào là một tốc độ tăng trưởng cao và bền vững ta có thể kết
luận như sau:
- Con số tốc độ tăng trưởng chỉ cho thấy tăng trưởng của quốc gia đó so với chính
quốc gia đó trong 2 thời kỳ. Con số đó lớn chỉ thể hiện quốc gia đó tăng trưởng nhanh
hơn nhiều so với thời kỳ trước. Muốn thấy được tốc độ tăng trưởng đó có thực sự cao
hay không thì phải đem so sánh với các quốc gia khác. Các quốc gia khác ở đây là các
quốc gia cùng giai đoạn phát triển, hoặc cùng chung bối cảnh phát triển (ví dụ: suy thoái
toàn cầu).
- Tăng trưởng cao và bền vững là một biểu hiện rõ nét nhất của phát triển. Một tốc
độ tăng trưởng bền vững là một tốc độ được duy trì trong thời gian dài. Khoảng thời
gian đó có thể là một thập kỷ hoặc vài chục năm. Một tốc độ tăng trưởng cao và bền
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
8
Chuyờn tt nghip
vng khụng cú ngha l phi luụn luụn t tc tng trng cao 7 8% thm chớ
10% v c duy trỡ trong di hn. Tc tng trng ú cú th ch cn cao mc hp
lý nhng bn vng. Mc hp lý õy cú th l tc ú t c trong mc ngun lc
cho phộp, tn dng mt cỏch ti a, hoc trong bi cnh quc t núi chung. Cú th nhn
thy rng, mt nn kinh t s dng u vo hiu qu v hp lý, mt th ch chớnh sỏch
phự hp, trong iu kin chung ca quc t s t c mt kt qu tng trng tt.
3. Mt s yu t cu thnh tng trng
Cỏc yu t cu thnh tng trng c chia ra 3 nhúm yu t (hỡnh 1.1): th nht,
cỏc yu t ni sinh l nhng yu t trc tip to ra tng trng (bao gm cỏc nhõn t sn
xut nh vn, lao ng; cỏc yu t úng gúp vo nng sut gi l nng sut nhõn t tng

hp), th hai, cỏc yu t bỏn ngoi sinh l cỏc yu t va trc tip, va giỏn tip to ra
tng trng (bao gm yu t th ch nh nc, mụi trng bờn ngoi hay cũn gi l yu
t tỏc ng ca quc t), v cui cựng l yu t ngoi sinh nh hng giỏn tip n tng
trng (bao gm cỏc yu t v mt a lý nh ngun lc t nhiờn, khớ hu, a hỡnh,
sinh thỏi). õy ti s ch i vo nghiờn cu 2 nhúm yu t chớnh l ni sinh v bỏn
ngoi sinh.
Hỡnh 1.1: S cỏc yu t cu thnh tng trng
Ngun: Snowdown v Vane (2005).
3.1. Cỏc yu t ni sinh
Tụ Hi Long Lp: Kinh t phỏt trin 47A
GDP = Y
t
Nhân tố sản xuất
= K
t
+ N
t
+ L
t
Năng suất
= A
t
Hội nhập kinh tế
quốc tế
Thể chế
= S
t
Địa lý = nguồn lực
tự nhiên + khí hậu +
địa hình + sinh thái

Nội sinh
Ngoại sinh
Bán ngoại sinh
9
Chuyên đề tốt nghiệp
3.1.1. Vốn
Vốn là một yếu tố vật chất đầu vào quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng
kinh tế. Vốn có thể được hiểu là tất cả đầu vào, tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra
giá trị gia tăng cho quốc gia. Vốn ở đây bao gồm vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con
người. Vốn vật chất là những máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị…đây là những thành
phần không thể thiếu của một quá trình sản xuất. Máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị có
hiện đại thì sản xuất mới đạt hiệu quả cao và góp phần tạo ra tăng trưởng. Vốn con
người là yếu tố góp phần tạo ra tăng trưởng trong dài hạn. Vốn con người ở đây là
những người lao động có kỹ năng, có tay nghề. Họ là nhân tố quan trọng nhất trong quá
trình sản xuất, họ sẽ sử dụng kỹ năng, tay nghề của mình để vận hành, điều khiển máy
móc, thiết bị tạo ra sản phẩm có giá trị. Vốn tài nguyên ở đây là những thành tố có sẵn
trong lãnh thổ của mỗi quốc gia, nó có thể là dầu khí, khoáng sản…các vật chất mà
quốc gia đó có thể khai thác để xuất khẩu, hoặc sử dụng tạo ra giá trị gia tăng cho chính
quốc gia đó. Sử dụng vốn tạo ra tăng trưởng kinh tế, ngược lại khi đã có tăng trưởng
kinh tế sẽ làm cho quy mô nền kinh tế tăng lên và kéo theo tăng khả năng tiết kiệm; khi
có thêm vốn tích lũy được lại có điều kiện tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở các nước
đang phát triển sự đóng góp của vốn vào tăng trưởng thường chiếm tỷ trọng cao nhất.
Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy tác động của yếu tố
này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác.
3.1.2. Lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào quá trình sản xuất. Lao động là một yếu tố đặc biệt
bởi tính chất hai mặt của nó: vừa là yếu tố đầu vào trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập
cho xã hội, vừa là yếu tố thụ hưởng đầu ra. Việc khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn của
lực lượng lao động sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp và một nguồn lực quan trọng để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể coi lao động như là một yếu tố tài nguyên nhân văn

quan trọng. Dù vốn có ý nghĩa quan trọng đến đâu nhưng nếu có vốn mà không có
những người biết cách sử dụng vốn thì sẽ rất nguy hiểm. Có hai tiêu chí để đánh giá lực
lượng lao động: số lượng thể hiện quy mô của lực lượng lao động và chất lượng lao
động. Chất lượng lao động thể hiện ở kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kỷ luật của người
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
lao động. Người lao động được trang bị kiến thức tốt, tay nghề cao, kỷ luật tốt sẽ trở
thành nguồn vốn nhân lực quý báu của quốc gia, cho nên nâng cao chất lượng lao động
là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Hiện nay tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát
triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có
vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.
3.1.3. Năng suất các nhân tố tông hợp (TFP)
“Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là chỉ tiêu phản ánh tác động của yếu tố
khoa học công nghệ, vốn nhân lực, khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp
nhận, nghiên cứu và vận hành khoa học công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản
xuất và dịch vụ trong nền kinh tế”
2
.

Đóng góp của vốn nhân lực chính là đóng góp của
những lao động có chất lượng, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật. Đóng góp của yếu tố công
nghệ vào tăng trưởng lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, nhất là trong điều kiện hiện
đại. Yếu tố công nghệ kỹ thuật đã được K. Marx xem như là “chiếc đũa thần tăng thêm
sự giàu có của cải xã hội”, cón Solow thì cho rằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu
người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”, Kuznets hay Samuelson đều
khẳng định: công nghệ kỹ thuật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế
bền vững”
3
. TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo

chiều sâu. Muốn nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo tính bền vững cho tăng
trưởng cần phải chú trọng đến vai trò của TFP. Đánh giá vai trò của TFP trong tăng
trưởng kinh tế cần dựa vào: tỷ trọng đóng góp của yếu tố này trong kết quả tăng trưởng;
các điều kiện cần thiết vận hành yếu tố công nghệ mới vào hoạt động kinh tế, như trình
độ công nghệ, vốn cho nghiên cứu và phát triển, phát triển giáo dục đào tạo nhằm tăng
quy mô vốn nhân lực.
3.2. Các yếu tố bán ngoại sinh
3.2.1. Thể chế, chính sách quản lý của nhà nước
Nhà nước là cơ quan điều hành, điều khiển toàn bộ quá trình tăng trưởng kinh tế,
2
Kinh tế Việt Nam 2006: Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế
3
Giáo trình kinh tế phát triển
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
bằng cách ban hành luật pháp, thể chế, chính sách quy định chức năng nhiệm vụ của các
hoạt động kinh tế. Nếu có vốn, lao động, có công nghệ mà không có một chính sách
quản lý, một thể chế minh bạch sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả thì cũng
không thể tạo ra tăng trưởng kinh tế. Giữa nhà nước và tăng trưởng kinh tế có mối quan
hệ 2 chiều. Một khi nền kinh tế có tăng trưởng kinh tế sẽ có điều kiện tăng thu ngân
sách qua tăng thu thuế, phí và từ đó nhà nước có thêm nguồn tài chính để thực hiện các
khoản chi, xây dựng một thể chế lành mạnh hơn, thông thoáng hơn, minh bạch hơn và
gián tiếp tạo nên tăng trưởng kinh tế.
3.2.2. Toàn cầu hóa
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hóa ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng
đối với mỗi quốc gia. Trong qúa trình toàn cầu hóa, mỗi quốc gia muốn chủ động hội
nhập kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với sức ép đổi mới mạnh hơn nhưng qua đó quốc
gia đó sẽ có thêm điều kiện thu hút được công nghệ tiên tiến, thu hút thêm được vốn đầu
tư, hấp thụ thêm được nhiều kinh nghiệm quản trị tiên tiến trên thế giới rồi từ đó tạo tiền

đề để có được tăng trưởng kinh tế, thậm chí tăng trưởng nhanh và đạt được hiệu quả
lớn. Tuy nhiên, nếu quốc gia không vượt qua được các thách thức mà quá trình toàn cầu
hóa tạo ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
4. Vai trò của việc duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu
4.1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những biểu
hiện chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó tăng trưởng kinh tế
là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Trước hết, tăng trưởng
kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các yếu
tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói
nghèo. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với một
quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.
Tăng trưởng kinh tế tốc độ cao làm cho mức thu nhập của dân cư tăng nhanh, góp phần
đáng kể vào việc cải thiện phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng như:
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục,
y tế, văn hóa… phát triển. Tăng trưởng kinh tế tạo nhiều điều kiện giải quyết công ăn
việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong
những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy tăng
trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế
còn tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng
uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Đối với các nước chậm phát triển,
tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là mục tiêu thường xuyên của các quốc
gia nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá. Thực tế cho thấy,
không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn,

đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính 2 mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức
có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “quá nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng truởng cao
làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong
xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện
pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
4.2. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đối với Việt Nam trong bối
cảnh suy thoái toàn cầu
Tăng trưởng cao và bền vững là luôn là khát vọng đối với bất kỳ quốc gia nào,
trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi các nền
kinh tế trên thế giới đang gặp khó khăn và tăng trưởng chậm lại, thì đối với Việt Nam,
duy trì một tốc độ tăng trưởng cao lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nếu duy trì một
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì Việt Nam sẽ không chỉ tận dụng các kết qủa của
tăng trưởng để giải quyết các vấn đề xã hội (khi mà suy thoái kinh tế đang làm tình
trạng thất nghiệp tăng), mà sẽ còn làm tăng uy tín của nền kinh tế Việt Nam trên trường
quốc tế và quan trọng hơn cả, đây còn là một cơ hội để Việt Nam rút ngắn khoảng cách
phát triển đối với các quốc gia khác. Nền kinh tế Trung quốc mặc dù tăng trưởng chậm
lại và dự kiến đạt 8% năm 2009 so với thời kỳ trước khủng hoảng là 2 chữ số, tuy nhiên
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
13
Chuyên đề tốt nghiệp
vẫn đạt mức cao, nếu so với thế giới. Còn đối với kinh tế Việt Nam, theo nhiều báo cáo
Chính phủ, kinh tế Việt Nam vẫn cố đạt mục tiêu tăng trưởng 5 thậm chí 6% vào năm
2009. Mức 5, 6% mà chính phủ Việt Nam đưa ra cao hơn nhiều so với nhận định của
các tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế (IMF là 5% và nay xuống còn 4,75%; WB
là 5,5%; và gần đây nhất là EIU, bộ phận tình báo kinh tế thuộc tạp chí uy tín The
Economist dựa báo là 0,3%). Ngoài ra, nếu so với tăng trưởng của nhiều nước trên thế
giới, con số 5 đến 6% có thể coi là niềm mơ ước với nhiều quốc gia. Như vậy, việc đạt
mục tiêu tăng trưởng cao cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn không phải
không thực hiện được và phải “cố” đạt được mục tiêu đấy. Theo đại hội Đảng X, Đảng
đã có kỳ vọng đến năm 2020 Việt Nam sẽ “cơ bản” trở thành một nước công nghiệp. Vì

vậy, nếu Việt Nam không thể vượt qua được cuộc khủng hoảng thì sẽ rất “nguy hiểm”.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà Việt Nam tìm mọi cách để đạt được tốc độ tăng trưởng
cao bằng cách sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên để tăng trưởng. Nếu như vậy sẽ ảnh
hưởng đến tính bền vững của tăng trưởng. Điều quan trọng vào lúc này đối với Việt
Nam chính là phải cải tổ, tái cơ cấu và minh bạch hóa hệ thống chính sách, tức là phải
đổi mới từ những yếu kém bên trong nền kinh tế, có như vậy Việt Nam mới có thể đạt
đuợc tăng trưởng nhanh và dài hạn trong tương lai.
II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và
bền vững
1. Sử dụng nguồn lực trong tăng trưởng: vốn và lao động
Sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, không để lãng phí, thất thoát chính là cách hiệu
quả nhất để duy trì một tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, Nguồn lực ở đây chính là
vốn, lực lượng lao động.
1.1. Yếu tố vốn
Sở dĩ vốn có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế chính là nhờ quá trình đầu tư phát triển.
Muốn phát huy các nguồn vốn trên một cách hiệu quả cần xây dựng một cơ cấu đầu tư
hợp lý ở mức đầu tư và cách thức đầu tư. Một chính sách đầu tư, kế hoạch đầu tư không
cân đối, hay đầu tư thiên lệch sẽ không phát huy hiệu quả của các nguồn vốn và nhu vậy
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
14
Chuyên đề tốt nghiệp
sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt được một tăng trưởng như mong đợi cùng với việc duy
trì tăng trưởng trong dài hạn. Trước đây có nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần đầu tư cho
vốn vật chất nhiều có thể đạt được một tăng trưởng như mong muốn, nhưng thực ra
không phải như vậy. Nếu quá chú trọng vào đầu tư vốn vật chất, sẽ gây ra sự mất cân
đối và sẽ hạ thấp vai trò của các nguồn vốn khác, ảnh hưởng đến tính bền vững của tăng
trưởng.
Việc sử dụng vốn tài nguyên đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng cần được xem
xét cẩn thận. Vốn tài nguyên đóng góp vô cùng lớn vào tăng trưởng, có nhiều quốc gia
nhờ có nguồn vốn tài nguyên dồi dào có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh trong

một giai đoạn dài, và nhờ kết quả tăng trưởng đấy họ có thể tăng nguồn vốn vật chất,
vốn con người. Tuy nhiên, việc sử dụng một cách bừa bãi, không hiệu quả nguồn vốn
tài nguyên nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn sẽ tác động xấu đén tính
bền vững của tăng trưởng. Có nhiều quốc gia khai thác tài nguyên quá mức, phát triển
các ngành tập trung nhiều tài nguyên nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, hoặc nhằm đạt
được tăng trưởng cao, điều này làm giảm chất lượng và số lượng của tài nguyên từ đó
ảnh hưởng đến khả năng duy trì tăng trưởng trong tương lai. Đối với các quốc gia không
có lợi thế về tài nguyên, việc sử dụng tài nguyên một cách lãng phí (tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, tài nguyên nước) sẽ có tác động xấu đến những người nghèo. Do cơ hội
thay thế vốn tài nguyên bằng các nguồn vốn khác của người nghẻo là rất thấp trong khi
phần lớn các hoạt động của họ lại dựa vào vốn tài nguyên.
Giảm sự phụ thuộc vào vốn tài nguyên vào tăng trưởng có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc duy trì tăng trưởng cao trong dài hạn. Một chính sách đầu tư hợp lý vào khoa
học công nghệ, con người sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố đầu vào.
Mà như chúng ta đã biết, yếu tố khoa học công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng,
nhất là với các nước đang phát triển. Tiến bộ công nghệ có được trong quá trình mà
quốc gia đó nhập khẩu vốn và hàng hóa. Công nghệ làm nâng cao hiệu quả sử dụng các
yếu tố còn lại của tăng trưởng. Không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà đối với
các nước phát triển, công nghệ cũng là động lực chính duy trì tăng trưởng ở các quốc
gia này khi mà các yếu tố vốn khác đã được khai thác và sử dụng ở mức cao.
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Vốn con người hay vốn nhân lực là nhân tố quyết định đối với sự phát triển lâu dài
của một quốc gia. Một lực lượng lao động có trình độ sẽ có thể phát huy những lợi thế
mà tiến bộ công nghệ đem lại. Tuy nhiên để làm sao sử dụng lực lượng lao động đó một
cách hiệu quả, để thực sự biến lực lượng lao động đó trở thành nguồn vốn nhân lực và
nguồn vốn đó được phân bổ một cách hợp lý thì không phải là dễ. Muốn có nguồn vốn
nhân lực có chất lượng thì cần có cơ chế đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp hợp lý vào phát
triển nguồn nhân lực. Đầu tư vào con người chính là cách để phát triển đất nước. Đầu tư

ở đây cần hiểu theo nghĩa kinh tế, nghĩa là nâng cao khả năng làm việc của người lao
động (Ví dụ: như Việt Nam, cũng tỷ lệ chi đào tạo/GDP khá cao, tuy nhiên hiệu quả lại
thấp vì đào tạo ra không làm được việc). Đầu tư phát triển một hệ thống giáo dục đào
tạo tốt, đạt chuẩn quốc tế ở các cấp giáo dục, đặc biệt là đào tạo bậc đại học cao đẳng và
công nhân lành nghề là yêu cầu tối quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Sở dĩ tôi
muốn nhấn mạnh “chuẩn quốc tế” ở đây, vì trong bối cảnh hội nhâp quốc tế hiện nay,
một lực lượng lao động không đạt chuẩn quốc tế, không được quốc tế thừa nhận sẽ ảnh
hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài do không đủ khả năng sử dụng các công
nghệ từ nước ngoài và một lẽ dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
1.2. Yếu tố lao động
Đối với lực lượng lao động, quan tâm đầu tư vốn giúp họ phát triển tay nghề, tăng
vốn kiến thức, nâng cao tính kỷ luật xong vẫn chưa đủ. Lao động chỉ có thể phát huy hết
khả năng, kiến thức họ có được khi được phân bổ ở những ngành, lĩnh vực phù hợp với
khả năng của họ. Nếu một người lao động có trình độ cao, tuy nhiên lại làm việc trong
lĩnh vực không phù hợp với khả năng của họ, dẫn đến năng suất làm việc thấp và lãng
phí nguồn nhân lực. Vì vậy, xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý là rất cần thiết, nhất
là đối với các nước đang phát triển. Cơ cấu lao động của các nước đang phát triển cần
chuyển dịch nhanh theo hướng tăng nhanh lao động trong các khu vực công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần lao động ở khu vực nông nghiệp. Chính công nghiệp và dịch vụ mới
là những ngành quyết định khả năng tăng trưởng có nhanh và có được duy trì trong dài
hạn hay không chứ không phải nông nghiệp. Theo nhiều chuyên gia, một cơ cấu lao
động hợp lý là có đến 85% lao động làm việc ở khu vực phi nông nghiệp. khi có lực
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
16
Chuyên đề tốt nghiệp
lượng đông lao động làm việc trong khu vực này, giá trị gia tăng nền kinh tế có được sẽ
cao hơn do đây là khu vực có năng suất cao hơn nhiều khu vực nông nghiệp.
Đối với cơ cấu lao động đã qua đào tạo cũng làm sao phải phù hợp với từng giai
đoạn của quốc gia, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Trong các chương trình đào tạo
cũng cần quan tâm đến việc tuyển chọn đầu vào và đầu ra của các cấp bậc đào tạo, một

cơ chế tuyển chọn yêu cầu thấp ở đầu vào và yêu cầu cao ở đầu ra sẽ giúp cho lao động
giảm sự chú trọng vào bằng cấp. Bên cạnh đó, thu hút các lao động đã qua đào tạo vào
các ngành có hàm lượng chất xám cao, các ngành mũi nhọn của địa phương, quốc gia là
rất cần thiết đối với tăng trưởng của quốc gia và địa phương đó.
2. Tính hiệu quả và hiệu suất của tăng trưởng
Một diều dễ nhận thấy rằng, một quốc gia cho dù tăng trưởng cao tuy nhiên hiệu
quả trong sử dụng nguồn lực thì thấp, dẫn đến lãng phí nguồn lực thì tốc độ tăng truởng
cao đó cũng không thể được duy trì trong thời gian dài. Ví dụ một quốc gia cần đến 5
Kwh điện để tạo ra một đồng GDP, trong khi đây quốc gia khác chỉ mất có 2 Kwh điện
để tạo ra một đồng GDP, như vậy rõ ràng, quốc gia sử dụng nhiều điện năng hơn sủ
dụng điện năng với một hiệu quả không cao, gây lãng phí tài nguyên và đến một lúc nào
đó tăng trưởng sẽ không còn được duy trì nữa. Hiệu quả và hiệu suất của tăng trưởng
thể hiện ở: sự so sánh giữa kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng với chi phí bỏ ra,
thứ hai là sự so sánh giữa kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng với các chỉ tiêu thể
hiện mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế đó là sự gia tăng thu nhập, và nâng cao
mức sống. Có thể nói, đánh giá tính hiệu quả và hiệu suất của tăng trưởng, chính là đánh
giá nhân tố TFP, Ở đây tôi xin đưa ra 3 tiêu chí chính để đánh giá hiệu quả và hiệu suất
của tăng trưởng, đó là: hiệu quả đầu tư, năng suất lao động xã hội và tiến bộ công nghệ.
2.1. Hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư phát triển là một phạm trù kinh tế - xã hội, nó phản ánh tương quan
giữa cái lợi đối với cả nền kinh tế hay lợi nhuận đối với doanh nghiệp thu được trên
tổng đầu tư đã thực hiện. Đối với toàn bộ nền kinh tế, hiệu quả đầu tư được xét đến
dưới 2 góc độ hiệu quả kinh tế vá hiệu quả xã hội.
Chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư là hệ số ICOR. Hiệu quả sử dụng
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
17
Chuyên đề tốt nghiệp
vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp phản ánh mối quan hệ so sánh
giữa vốn đầu tư thực hiện và kết quả sản xuất đạt được. ICOR có trị số càng thấp nghĩa
là hiệu quả càng cao và ngược lại.

Có 2 phương pháp tính hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
* Phương pháp 1:
ICOR = I
V
(%) / I
G
(%)
Trong đó: I
V
: Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước;
I
G
: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước.
Hệ số ICOR tính theo phương pháp này thể hiện: Để tăng thêm 1% tổng sản phẩm trong
nước đòi hỏi phải tăng bao nhiêu % tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
* Phương pháp 2:
ICOR = V
1
/ (G
1
– G
0
)
Trong đó: V
1
: Tổng vốn đầu tư của năm báo cáo;
G
1
: Tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo;
G

0
: Tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm báo cáo.
ICOR tính theo phương pháp này thể hiện: Để tăng thêm đơn vị tổng sản phẩm trong
nước, đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện.
Để tính ICOR theo phương pháp 2 cấn tính V
1
, G
1
, G
0
theo giá so sánh năm 1994
hoặc giá hiện hành.
* Tính ICOR trong dài hạn (đây là cách tính của WB):
ICOR
0,t
= ∑V
0,t-1
/ (G
t
– G
0
)
Trong đó: V
0,t-1
: Tổng vốn đầu từ năm đầu giai đoạn đến năm trước năm
báo cáo 1 năm;
G
t
: Tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo;
G

0
: Tổng sản phẩm trong nước của năm bắt đầu giai đoạn.
Ví dụ: tính ICOR giai đoạn 2000 – 2005:
ICOR = ∑V
00,04
/ (G
05
- G
00
)
* Để thống nhất phương pháp tính: Đề tài sẽ tính theo phương pháp 1 với ICOR cho
từng năm.
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
18
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2. Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động được coi là một thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự phát
triển của một doanh nghiệp, một quốc gia. Năng suất lao động là chỉ tiêu rõ ràng nhất để
thấy được chất lượng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Để có thể biết được doanh
nghiệp, quốc gia đó có khả năng cạnh tranh hay không, người ta sẽ nhìn vào năng suất
lao động của doanh nghiệp, quốc gia đó. Lênin đã quan điểm “năng suất lao động là cái
quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho sự thắng lợi của một chế độ xã hội mới. Chủ nghĩa tư
bản đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng có dưới chế độ nông nô. Chủ nghĩa tư
bản có thể bị đánh bại và sẽ bị đánh bại hẳn khi chủ nghĩa xã hội tạo ra một năng suất
lao động mới, cao hơn nhiều”. Như vậy năng suất lao động có ý nghĩa rất quan trọng, có
thể coi nó như thước đo tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Vậy năng suất lao động
là gì?
Năng suất lao động là “Sức lao động của lao động cụ thể có ích” (theo K.Marx, tư
bản, NXB Sự thật, 1960, tr.26). Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của
con người trong một dơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số

lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian; hoặc bằng lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đối với một quốc gia hay toàn bộ nền kinh tế,
năng suất lao động được hiểu dưới khái niệm năng suất lao động xã hội. Năng suất lao
động xã hội là tương quan giữa tổng thu nhập của toàn xã hội trên tổng số lượng lao
động xã hội. Để tính năng suất lao động xã hội của một quốc gia, người ta sử dụng biểu
thức:
NSLĐXH
t
= G
t
/ L
t
Trong đó: G
t
: Tổng sản phẩm quốc nội năm cần tính;
L
t
: Tổng số lao động vào năm cần tính.
Dưới góc độ từng ngành, ta tính theo G
t
và L
t
của các ngành. Ngoài ra, để tính mức
đóng góp của năng suất lao động vào phần gia tăng GDP, ta sử dụng biểu thức sau:
Đ
L
= (1 – g
L
/ g) * 100 (%)
Trong đó: Đ

L
: Tỷ trọng phần GDP do năng suất lao động tạo ra trong tổng GDP;
g
L:
Tốc độ tăng số lao động;
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
19
Chuyên đề tốt nghiệp
g: Tốc độ tăng của GDP.
Tăng năng suất lao động có thể được coi là yêu cầu sống còn đối với mỗi một quốc
gia. Tăng năng suất lao động có thể được hiểu là: “sự tăng lên của sức sản xuất hay
năng suất của lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động,
một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa,
sao cho số lượng lao động là ít hơn mà lại có được sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng
hơn” (trích trong K.Marx, Tư bản, 1960, tr.70). Nâng cao năng suất lao động là yếu tố
quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế đến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho
tích lũy tái đầu tư và nâng cao thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cải thiện
đời sống.
2.3. Tiến bộ công nghệ
Tầm quan trọng và vai trò của công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế đã được học
thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết tăng trưởng mới nhắc đến từ nhiều thập kỷ
trước. Nếu như học thuyết kinh tế tân cổ điển coi năng suất nhân tố tổng hợp trong hàm
sản xuất là yếu tố ngoại sinh, thể hiện sự thay đổi về công nghệ và cho rằng nó đóng
góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế (Sollow, 1957) thì học thuyết tăng trưởng mới lại
coi công nghệ như một biến nội sinh của tăng trưởng. Học thuyết này cho rằng yếu tố
con người, việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng, phát triển công nghệ và
thiết bị cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ là những yếu tố tạo ra sự thay đổi
về công nghệ. Công nghệ là yếu tố thúc đẩy, giúp cho sử dụng các yếu tố đầu vào khác
hiệu quả hơn, công nghệ giúp tăng năng suất của người lao động, giúp nâng cao hiệu
quả đầu tư. Có thể coi công nghệ là yếu tố cốt lõi, quan trọng nhất trong các nhân tố

tổng hợp, nó phát triển sẽ kéo theo những nhân tố khác cùng phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ và những tiến bộ của nó đang
đóng một vai trò quan trọng đối với các quốc gia trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia. Không chỉ đối với các nước đang phát triển, tiến bộ công nghệ chính là
yếu tố để tạo ra tăng trưởng nhanh, bắt kịp các quốc gia khác thì đối với các nước phát
triển, tiến bộ công nghệ cũng chính là yếu tố duy trì tăng trưởng, khi mà các yếu tố tăng
trưởng khác đã được sử dụng ở mức cao. Tiến bộ công nghệ của quốc gia không chỉ có
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
20
Chuyên đề tốt nghiệp
được nhờ khả năng tự sáng tạo công nghệ của chính quốc gia đó mà còn có thể dựa vào
sự chuyển giao công nghệ, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Để có thể tự đổi
mới công nghệ, không thể có cách nào hơn ngoài việc quốc gia đó tăng chi đầu tư cho
nghiên cứu, giáo dục, đào tạo kỹ thuật. Tuy nhiên, nhà nước cần xây dựng những hình
thức bảo hộ, bảo vệ quyến sở hữu đối với mỗi phát minh, có như vậy mới khuyến khích,
thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ.
3. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Một quốc gia, nếu tận dụng tốt các lợi thế mà quá trình hội nhập đem lại về thương
mại, về đầu tư nước ngoài…sẽ có thể tăng trưởng với một tốc độ cao và được duy trì ổn
định. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, quá trình hội nhập kinh tế luôn đem lại những
thách thức đối với mỗi quốc gia, đặc biệt khi kinh tế thế giới có nhiều biến động xấu thì
những thách thức là lớn hơn bao giờ hết. Nếu một quốc gia tự xây dựng cho mình một
định hướng hội nhập đúng đắn thì quốc gia đó sẽ không chỉ tăng trưởng tốc độ cao mà
còn sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đó khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến
động xấu.
Để đánh giá khả năng hội nhập của một nền kinh tế, chúng ta có thể nhìn vào độ mở
cửa của nền kinh tế đó. Nền kinh tế hội nhập sâu rộng thể hiện ở độ mở cửa lớn và
ngược lại. Giữa độ mở cửa của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, một quốc gia có độ mở cửa càng lớn thì tăng trưởng với tốc độ càng cao
và ngược lại. Ngoài ra, để đánh giá khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia, diễn đàn kinh

tế thế giới (WEF) đã đưa ra 2 chỉ số: chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) và chỉ số cạnh
tranh thương mại (BCI) dựa trên các 8 nhóm chỉ tiêu và hơn 500 tiêu chí khác nhau. Có
8 nhóm chỉ tiêu như sau: Độ mở cửa (thuế quan và các hàng rào cản trỏ nhập khẩu,
khuyến khích xuất khẩu, tỷ giá hối đoái); Chính phủ (mức độ can thiệp, năng lực và quy
mô Chính phủ, các chính sách); Tài chính (Phạm vi làm trung gian, tiết kiệm và đầu tư,
độ rủi ro tài chính); Kết cấu hạ tầng (điện thoại, giao thông, các hỗ trợ kếtcấu hạ tầng
khác); Công nghệ (năng lực phát triển công nghệ trong nước, công nghệ thông qua
chuyển giao của nước ngoài và FDI); Quản trị (những yếu tố lien quan đến nhân lực,
quản trị nguồn nhân lực); Lao động ( kỹ năng và trình độ,các quan hệ lao động theo
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
21
Chuyên đề tốt nghiệp
nghành); Thể chế (các chỉ số cạnh tranh, chất lượng thể chế pháp luật, hiệu năng phòng
chống tội phạm có tổ chức của cảnh sát). Hiện nay, các chuyên gia kinh tế giới hạn lại
dưới 3 nhóm chỉ tiêu chính: môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng các định chế công và
khoa học công nghệ. Có thể thấy rằng, 2 chỉ số là kết quả của hàng trăm các tiêu chí
đánh giá, tuy không thể đi sâu vào từng tiêu chí nhưng cũng có thể giúp chúng ta nhìn
nhận và đánh giá chung về khả năng duy trì tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn của
mỗi quốc gia so với thế giới.
4. Thể chế, cơ chế chính sách
Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, trong dài hạn không thể không nhắc đến
năng lực của bộ máy nhà nước trong xây dựng thể chế và thực hiện vai trò quản lý của
mình. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vai trò của nhà nước trong việc giữ
nhịp độ tăng trưởng lại càng quan trọng. Nhà nước cần xây dựng cho mình một cơ chế
thu chi minh bạch, đảm bảo tính bền vững của ngân sách. Cơ chế thu ngân sách dựa vào
các nguồn thu có tính dài hạn, lâu bền; giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn thu mang
tính không bền vững. Chi ngân sách cũng cần giảm dần các khoản chi xây dựng cơ bản,
là các khoản chi có thời gian thu hồi vốn chậm; tăng chi cho các lĩnh vực phát triển khoa
học công nghệ, con người. Đây mới thực sự là những khoản chi phát huy hiêu quả trong
dài hạn. Một nhà nước nếu không có một cơ chế thu chi hợp lý, ảnh hưởng đến ngân

sách thì cũng sẽ kém hiệu quả trong vai trò quản lý của mình và hạn chế đến khả năng
duy trì tăng trưởng. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần ban hành những chính sách về
phân bổ, sử dụng vốn, lao động hợp lý. Có vốn nhiều, có lao đông quy mô lớn, nhưng
nếu chúng ta không đưa ra những chính sách giúp sử dụng những nguồn lực trên một
cách có hiệu quả thì cũng sẽ không thể phát huy tối đa những lợi thế của chúng vào tăng
trưởng kinh tế, nhất là duy trì trong dài hạn.
III. Khái quát tình hình cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
4

1. Diễn biến cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra vào cuối năm 2007 cho đến nay được coi là
cuộc khủng hoảng tồi tệ: “hàng trăm năm mới có một lần”, theo lời ông Alan
4
Khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Greenspan, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED). Nguyên nhân trực tiếp của cơn
địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bong bất
động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ
cũng như nhiều quốc gia Châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là
khởi điểm cho quả bong bong tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất
động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách hàng. Dư nợ trong lĩnh vực
này tăng mạnh từ 160 tỷ USD năm 2001 lên 540 tỷ USD vào năm 2004 và bùng nổ
thành 1300 tỷ USD vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một
nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó
đòi. Trước đó để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa
năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi suất phải trả nợ thành áp lực quá lớn
với người mua nhà. Họ không thể trả nợ vay và nhà thì bị tịch thu. Thị trường bất động
sản bắt đầu đóng băng và giá nhà đất sụt giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị

trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài
chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước Châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản.
Nạn nhân đầu tiên của cơn bão tài chính là Countrywide Financial, tập đoàn tài
chính từng nắm giữ 20% thị trường cho vay bất động sản Mỹ, chỉ trong vài tháng, đã bị
đẩy đến bờ vực phá sản do nợ khó đòi vào tháng 8/2007. Đến tháng 1/2008, ngân hàng
lớn nhất nước Mỹ về giá trị vốn hóa và tiền gửi, Bank of America, đã mua lại Country
Financial với giá 4 tỷ USD. Sau đó 1 tháng đến lượt Northern Rock, ngân hàng lớn thứ
năm tại Anh, sau khi mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất
động sản, đã phải cầu cứu ngân hàng TW Anh. Ngày 17/2/2008, Nothern Rock chính
thức bị quốc hữu hóa. Sự kiện Country Financial và Nothern là dấu hiệu báo hiệu cơn
bão sắp đổ xuống thị trường tài chính toàn cầu.
Đến ngày 28/2/2008, ngân hàng DZ Bank của Đức trở thành nạn nhân của cuộc
khủng hoảng. Chưa đầy một tháng sau, ngày 17/3/2008, Tập đoàn môi giới chứng khoán
Bear Stearns của Mỹ tê liệt và chấm dứt hoạt động sau 85 năm tồn tại. Chưa dừng lại ở
đó, đến ngày 29/4/2008, Deutsche Bank lần đầu tiên sau 5 năm công bố một khoản thua
lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
23
Chuyên đề tốt nghiệp
các chứng khoán được đảm bảo bới các khoản thế chấp bất động sản. Đến ngày
31/7/2008, ngân hàng này công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD và
trở thành 1 trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Cơn địa
chấn thực sự bùng nổ vào ngày 7/9/2008 khi 2 tập đoàn chuyên cho vay cầm cố khổng
lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được chính phủ tiếp quản để tránh
khỏi nguy cơ phá sản. Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ Lehman
Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington
Mutual Inc., một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, đã phá sản với tổng giá trị
tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ USD. Bên cạnh đó, ngân hàng đầu tư số 1 nước Mỹ,
Merill Lynch bị thâu tóm bởi Bank ò America và chính phủ đã phải bơm 85 tỷ USD vào
AIG.

Tháng 9 và 10/2008, thị trường chứng khoán bắt đầu chịu ảnh hưởng, đầu tiên tại
phố Wall, chỉ số Dow Joné sụt giảm 25% giá trị sau một tháng. Cùng với nó, từ tuần lễ
thứ 15 đến 21/9/2008, các thị trường chứng khoán từ Tokyo, Thượng Hải, Seoul, Hong
Kong bắt đầu tuột dốc mạnh. Tại châu âu, các thị trường chứng khoán Pais, London,
Franfurt, Amsterdam cũng chung số phận. Cùng với những sự kiện trong lĩnh vự tài
chính bất động sản, tín dụng, chứng khoán, trong 9 tháng đầu năm 2008, chứng kiến cơn
sốt giá dầu, lương thực và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá
dầu từ mức 90 USD 1 thùng vào đầu năm 2008 leo lên 100 USD 1 thùng vào 20/2/2008
và lập kỷ lục trên 147 USD vào 11/7/2008. Giá vàn cũng tăng theo, 1000 USD 1 ounce
vào ngày 17/3/2008. Lương thực cũng tăng giá; lạm phát cũng xảy ra ở nhiều quốc gia.
Tháng 7/2008, sau khi đạt đỉnh, giá dầu bất ngờ tuột dốc. Nuyên nhân của hiện tượng
này là do nhu cầu sử dụng dầu của một số nước giảm mạnh, do khó khăn kinh tế.
Quay trở lại với diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính, tình trạng thị trường tài
chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến ngân hàng TW Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều
quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất để khơi thông dòng vốn. Mỹ kể từ đàu năm 2008
đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25%. Trong
3 tháng, tính từ đầu quý IV/2008, đã có hơn 30000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Trong đó,
ba nhà sản xuất xe hơi hàng đầu là Ford, General Motors (GM), và Chrysler tuyên bố
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
24
Chuyên đề tốt nghiệp
phá sản. Đến cuối ngày 11/12/2008, cả thế giới chấn động khi nhà chức trách Mỹ bắt
giữ cựu chủ tịch thị trường chứng khoán Nasdaq, ông Bernard Madoff.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới sẽ tiếp tục
đi xuống tới giữ năm 2009. Cường quốc số một thế giới và nhiều nền kinh tế lớn khác
có xu hướng dần chuyển từ lạm phát sang giảm phát, trạng thái báo hiệu sự suy giảm
kéo dài của nền kinh tế, biểu hiện sự đi xuống của thị trường tín dụng, nhà đất, lao động
và hoạt động tiêu dùng.
2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự

suy sụp của thị trường bất động sản. Có 3 yếu tố chính tạo nên bong bong thị trường bất
động sản ở Mỹ:
Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi
suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của FED là
trên 6% nhưng sau đó lãi suất này lien tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ
còn 1%.
Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ hồi đầu
những năm 2000 là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da
màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nha nhà. Việc này phần lớn được thực hiện
thông qua hai tập đoàn được bảo trợ của chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mae. Hai
tập đoàn này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho
vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các lọa chứng từ được bảo đảm
bằng các khoản vay thế chấp, rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở phố Wall, đặc biệt là các
ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Thứ ba, vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư, cho nên thị
trường tín dụng không chỉ còn là sân chơi cho các ngân hàng thương mại hoặc các công
ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa mà trở thành sân chơi mới cho các nhà đầu
tư.
Việc hình thành, mua bán và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra
Tô Hải Long Lớp: Kinh tế phát triển 47A
25

×