Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Ứng dụng phần mềm light image resizer, picasa, nova PDF trong xây dựng hồ sơ dạng số cho các tờ bản đồ địa chính số 16,17,18,19,20 phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường quang trung, thành phố thái n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN LONG
Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIGHT IMAGE RESIZER, PICASA, NOVA PDF
TRONG XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠNG SỐ CHO CÁC TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
SỐ 16,17,18,19,20 PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN PHƯỜNG QUANG TRUNG ,THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên – năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------------------

NGUYỄN VĂN LONG

Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIGHT IMAGE RESIZER, PICASA, NOVA PDF
TRONG XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠNG SỐ CHO CÁC TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
SỐ 16,17,18,19,20 PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN PHƯỜNG QUANG TRUNG , THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K46 ĐCMT - N01

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Lợi

Thái Nguyên – năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là
các thầy cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên. Các thầy cô đã trang bị cho em những kiến
thức cơ bản về chuyên ngành làm hành trang cho em vững bước về sau
Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng lớn đối
với bản thân em. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Quản lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Sau khi hoàn
thành khóa học ở trường, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Công Ty Cổ Phần
TNMT Phương Bắc với đề tài: :” Ứng dụng phần mềm Light Image Resizer,
Picasa, Nova PDF trong xây dựng hồ sơ dạng số cho các tờ bản đồ địa chính số
16,17,18,19,20 phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường Quang
Trung, thành phố Thái Nguyên năm 2017”.
Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cô giáo TS.
Nguyễn Thị Lợi; sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên cùng với
sự giúp đỡ nhiệt tình của giám đốc, quản lý và các anh chị nhân viên bên Cồng ty cổ
phần Trắc địa Địa chính và xây dựng Thăng Long nơi em thực tập và Sự động viên
của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi
cùng các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên, kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh
khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Thái Nguyên, ngày


tháng

Sinh viên
Nguyễn Văn Long

i

năm 2018


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu y tế của phường Quang Trung ...........................................28
Bảng 4.2: Hiện trạng quỹ đất của phường năm 2017 ..................................................29
Bảng 4.3: Khối lượng kết quả đo vẽ ............................................................................32
Bảng 4.4 : Sản phẩm hoàn thiện theo hợp đồng của phường Quang Trung ................33
Hình 4.0 Yêu cầu thông tin đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai .........................8
Hình 4.1: Bản đồ phường Quang Trung ......................................................................22
Hình 4.2: Biểu đồ Tổng sản lượng lương thực có hạt phường Quang Trung .............25

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 UBND


: Ủy ban nhân dân

 TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

 NĐ - CP

: Nghị định Chính Phủ

 TT - BTNMT

: Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường

 BTC

: Bộ Tài Chính

 TTLT

: Thông tư liên tịch

 CT - TTg

: Chỉ thị Thủ tướng

 QĐ - BTNMT

: Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường


 CV - CP

: Công văn Chính Phủ

 VPĐKQSDĐ

: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

 ĐKQSDĐ

: Đăng ký quyền sử dụng đất

 ĐKĐĐ

: Đăng ký đất đai

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ....................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. .........................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát. ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ...................................................................................................2
1.2.3. Yêu cầu ................................................................................................................2

1.3. Ý nghĩa của đề tài. ..................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học ........................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................................4
2.1.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu ..................................................................................4
2.1.2. Tổng quan về hệ thống hồ sơ địa chính ...............................................................6
2.2. Một số phần mềm quản lý hồ sơ địa chính đang áp dụng ở Việt Nam .......................15
2.2.1. Phần mềm Microtasion ......................................................................................15
2.2.2. Phần mềm FAMIS .............................................................................................15
2.2.3. Phần mềm TMV.MAP .......................................................................................16
2.2.4. Phần mềm ViLIS2.0 .........................................................................................17
2.2.5. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính tại tỉnh Thái Nguyên...................18
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................19
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của phường Quang Trung .........................19

iv


3.3.2. Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
phường Quang Trung. ..................................................................................................19
3.3.3. Ứng dụng phần mềm tin học Light Image Resizer, Picasa... trong việc xây dựng
hồ sơ dạng số cho các tờ bản đồ 16,17,18,19,20 phục vu cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai phường Quang Trung thành phố Thái Nguyên. .................................20
3.3.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính ..................................................20
3.4.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................20
3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu: ............................................................20

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp số liệu: ................................................20
3.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu: ...............................................................20
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và viết báo cáo. ............................................21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ...........................................22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Quang Trung .............................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................22
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................23
4.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ...................................................................................24
4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của phường ...............................................................29
4.2. Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
phường Quang Trung ...................................................................................................32
4.2.1 Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính phường Quang Trung ...................32
4.2.2. Tổng quan về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phường Quang Trung ................34
4.3. Xây dựng hồ sơ dạng số cho các tờ bản đồ địa chính số 16,17,18,19,20. ............38
4.3.1. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận
dạng số. ........................................................................................................................38
4.3.2. Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số ....................39
4.4.Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính......................................................53
4.4.1.Phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý đất đai. ...........................................53
4.4.2.Một số giải pháp hoàn thiện công tác hồ sơ địa chính........................................58
4.4.3.Cơ sở dữ liệu ảnh phường Quang Trung. ...........................................................60

v


PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................62
5.1. Kết luận .................................................................................................................62
5.1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của phường.............................................62
5.1.2. Tổng quan về dự án. ..........................................................................................62
5.2. Kiến nghị...............................................................................................................63

PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................64

vi


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với công cuộc
chinh phục thiên nhiên đất đai luôn luôn đóng vai trò quyết định trong việc tồn tại và
phát triển của loài người. Đất đai là tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, đất
tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Nhưng đất không phải
là vô hạn, kinh tế, xã hội phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ về gia tăng dân số đã
làm cho mỗi quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục
của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến hủy hoại môi trường đất. Vấn
đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng với từng quốc gia và mang tính toàn cầu.
Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai cực kì quan trọng. Để phục vụ cho
công tác trên thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải đồng bộ ở tất cả các cấp, từ
trung ương đến địa phương. Cơ sở dữ liệu không gian tại nước ta đang từng ngày,
từng giờ được bổ sung, chuẩn hóa với kĩ thuật tiên tiến nhất nhưng cùng với đó công
tác cập nhật cơ sở dữ liệu thuộc tính đang đình trệ do khối lượng thông tin quá lớn và
không đồng nhất.
Phường Quang Trung là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên, là phường
có mật độ dân cư đông nhất trong thành phố do có nhiều trường đại học và trung học
phổ thông đóng trên địa bàn. Dân số của phường là 32.532 người (2011), phường
được chia làm 39 tổ dân phố đánh số từ 1 đến 39 có diện tích là 1.57 km2. Với những
đặc điểm nêu trên nên phường Quang Trung luôn luôn gặp khó khăn trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Phường Quang Trung chưa có hệ thống bản đồ địa chính
chính quy, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ
theo dõi biến động đất đai không đầy đủ, không được cập nhật thường xuyên đồng bộ

ở ba cấp.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Lợi, em tiến
hành nghiên cứu đề tài:” Ứng dụng các phần mềm trong xây dựng hồ sơ dạng số
cho các tờ bản đồ địa chính số 16,17,18,19,20 phục vụ công tác quản lý đất đai
trên địa bàn phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên năm 2017”.

1


1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
Ứng dụng phần mềm Light Image Resizer, Picasa, Nova PDF trong xây dựng hồ
sơ dạng số cho các tờ bản đồ 16,17,18,19,20 trên địa bàn phường Quang Trung thành
phố Thái Nguyên nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường Quang
Trung, thành phố Thái Nguyên.
- Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số tờ bản đồ
địa chính số 16,17,18,19,20
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng hồ sơ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn
phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên.
1.2.3. Yêu cầu
- Việc xây dựng,cập nhật,quản lý khai thác và sử dụng dữ liệu địa chính phải
đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, thống nhất và thực hiện theo quy định
hiện hành về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

1.3. Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học


- Có cơ hội học hỏi và rút ra được nhiều kiến thức thực tế, nhất là trong công tác
xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số phục vụ công tác
quản lý đất đai từ đó đưa ra được những đánh giá và nhận định riêng về công tác này
trong giai đoạn hiện nay.

- Nắm vững những quy định của luật đất đai năm 2003 và những văn bản dưới
luật về đất đai của Trung Ương và ở địa phương trong công tác xây dựng hồ sơ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số phục vụ công tác quản lý đất đai.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

- Đưa ra các kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền đề ra những giải
2


pháp phù hợp để công tác xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
dạng số phục vụ công tác quản lý đất đai được tốt hơn.
- Đối với việc học tập: Việc hoàn thiện đề tài là cơ hội cho sinh viên củng cố
kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho sinh viên bước đầu tiếp
cận thức tế nghề nghiệp trong tương lai. Nắm chắc những quy định của Luật Đất đai
2013 cũng như các văn bản hướng dẫn kèm theo.
- Đối với thực tiễn: Đề tài đánh giá, phân tích những thuận lợi, khó khăn
trong công tác xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số phục
vụ công tác quản lý đất đai từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp với thực
tiễn của địa phương.

3


Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu
2.1.1.1. Khái niệm về CSDL đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai: Là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,
dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được
sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng
phương tiện điện tử.
*. Các thành phần CSDL
1. Cơ sở dữ liệu địa chính: Là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính.
2. Dữ liệu không gian địa chính: Là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ
thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ
liệu về địa danh, ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ
giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
3. Dữ liệu thuộc tính địa chính: Là dữ liệu về người quản lý đất, người sử
dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc
tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng
của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ
trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về
đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Siêu dữ liệu (metadata): Là các thông tin mô tả về dữ liệu.
5. Cấu trúc dữ liệu: Là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân
cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu.
6. Kiểu thông tin của dữ liệu: Là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin
của dữ liệu.

4



2.1.1.2. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quản lý đất đai
 Hỗ trợ đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong CSDL đất đai là cơ sở để lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm lập quy hoạch. Mặt khác có thể khai thác lợi thế của
GIS là phân tích không gian để đánh giá biến động sử dụng đất. Với công cụ chồng
xếp các lớp bản đồ ở các thời điểm khác nhau, chúng ta dễ dàng có được kết quả của
bản đồ biến động sử dụng đất trong một giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó tiến hành
thống kê, phân tích số liệu và dự báo, định hướng phát triển của các loại hình sử dụng đất.
 Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt có thể đánh giá
định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu.
CSDL đất đai cung cấp thông tin cho việc xây dựng phương án quy hoạch, dữ liệu
nền để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra từ những dữ liệu đất đai và các yếu tố
liên quan có thể áp dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu kết hợp với GIS để tìm vị trí
tối ưu cho các đối tượng quy hoạch.
 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội,
môi trường
Đây có thể coi là một bài toán phân tích ngược lại của việc tìm địa điểm. Giả
sử chúng ta có 1 phương án quy hoạch thì cần phải tính xem mức độ ảnh hưởng của
phương án đối với các yếu tố xung quanh là như thế nào. Dựa trên mối quan hệ giữa
các thực thể theo tính chất hệ thống của CSDL đất đai, GIS sẽ cho chúng ta những số
liệu về mức độ ảnh hưởng.
 Hỗ trợ tính toán bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố tác động đến
lựa chọn phương án quy hoạch. Để xác định được tổng chi phí bồi thường cần phải biết
được diện tích đất cần thu hồi và đơn giá đất theo từng mục đích sử dụng là bao nhiêu.
Công việc này lại đòi hỏi cần chồng xếp lớp dữ liệu quy hoạch và các lớp dữ liệu liên
quan nhý giao thông, thửa ðất,…


5


Ngoài những vai trò chính như trên thì CSDL đất đai còn có nhiều những ưu
điểm khác như: Chức năng quản lý truy nhập với nhiều người sử dụng, năng suất cao
hơn; chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện di chuyển, bảo quản; Chức
năng bảo mật tốt; Chức năng tra cứu, thống kê, phân tích xử lý số liệu.
2.1.2. Tổng quan về hệ thống hồ sơ địa chính
2.1.2.1 Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính
Hệ thống hồ sơ địa chính bao gồm hệ thống bản đồ địa chính và sổ sách địa
chính, các thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của thửa
đất, về người sử dụng đất, về quá trình sử dụng đất, được thiết lập trong quá trình đo
đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống tài liệu này được thiết lập trong quá
trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến
động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Nguồn: Thông tư
số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014).
Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại tài liệu và đặc điểm sử dụng của chúng
mà hệ thống tài liệu trong hồ sơ địa chính được chia thành 2 loại:
+ Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
+ Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý.
Hồ sơ địa chính cung cấp những thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiện
chức năng của mình đối với đất đai với tư cách là chủ sở hữu.
Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi chủ sử dụng đất
theo từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa
chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi đất đai và bản lưu giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính được thiết lập, cập nhật trong quá trình điều tra qua các thời
kỳ khác nhau, bằng các phương pháp: đo đạc lập bản đồ địa chính, đánh giá đất, phân

hạng và định giá đất, đăng kí biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.

6


2.1.2.2.Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai
Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai điều
này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý
nhà nước về đất đai.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thi hành
các văn bản đó. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến
động đất đai nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến động, xu hướng biến động đất
đai. Trên cơ sở thống kê và phân tích xu hướng biến động đất đai kết hợp với định
hướng phát triển kinh tế xã hội của từng cấp nhà quản lý sẽ hoạch định và đưa ra
được các chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội tại từng cấp.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thì nhà quản lý chỉ
cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với
độ tin cậy rất cao. Hơn thế nữa với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì công việc
này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch
sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý sử dụng đất ở cả cấp vi mô
và vĩ mô. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch không khả thi không có quy mô hiện nay đang
là vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân cho thực trạng này có nhiều nhưng một trong số
những nguyên nhân chính là do hệ thống hồ sơ địa chính chưa cung cấp đầy đủ thông
tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch
sử dụng đất đòi hỏi chi tiết đến từng thửa đất, nghĩa là nhà quy hoạch phải nắm được

các đối tượng quy hoạch (đường giao thông, sân vận động, nhà văn hóa...) trong
phương án quy hoạch sẽ cắt vào những vị trí nào, diện tích là bao nhiêu và đó là loại
đất gì?.... Để phù hợp với những yêu cầu này thì phương án quy hoạch sử dụng đất
chi tiết phải được xây dựng trên nền là bản đồ địa chính chính quy. Bên cạnh đó
những thông tin liên quan như: chủ sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính,... liên quan đến

7


những thửa đất phải thu hồi cũng sẽ được cung cấp từ hồ sơ địa chính. Vì vậy để xây
dựng được một phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì hồ sơ địa chính đóng vai
trò rất quan trọng.
Hệ thống hồ sơ địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa nhà nước và
nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản
lý đất đai của cơ quan nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất:
Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người sử dụng.

Hình 4.0 Yêu cầu thông tin đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2.3. Nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện nay
* Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lư duy nhất làm cơ sở xây dựng và quyết định
chất lượng hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý. Nó bao gồm các loại
tài liệu sau:
- Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính bao
gồm: toàn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo Luận chứng kinh tế - kĩ thuật được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

8



- Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động
đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
Các giấy tờ do chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai đăng ký như: đơn kê khai
đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất (Quyết định giao đất, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được cấp ở những giai đoạn trước, giấy tờ chuyển nhượng đất
đai v.v...) các giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà người sử
dụng đất đã thực hiện v.v...
* Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý
Bên cạnh hồ sơ gốc dùng lưu trữ và tra cứu khi cần thiết còn có hồ sơ địa chính
phục vụ thường xuyên trong quản lý. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong
quản lý gồm các loại tài liệu như sau:
- Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý
nhà nước về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc, lập
và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
thực hiện khảo, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính tại địa phương.
Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên cho quản lý thì
bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính cung cấp các
thông tin không gian đầu tiên của thửa đất như vị trí, hình dạng, ranh giới thửa đất,
ranh giới nhà, tứ cận... Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên
hệ thống tọa độ nhà nước. Căn cứ vào bản đồ địa chỉnh để làm cơ sở giao đất, thực hiện
đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và đất ở đô thị nói riêng. Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và
phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng loại đất trong đơn vị hành chính cấp xã
(phường, thị trấn). Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp
đất đai.
+ Bản đồ địa chính bao gồm các thông tin:
- Thông tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích,
loại đất;


9


- Thông tin về hệ thống thuỷ văn, thuỷ lợi gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đê,
đập….
- Thông tin về đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu;
- Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn công
trình, điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
+ Bản đồ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp:
- Có thay đổi số hiệu thửa đất;
- Tách, gộp các thửa đất;
- Thửa đất bị sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa;
- Thay đổi loại đất;
- Đường giao thông; công trình thuỷ lợi theo tuyến; sông, ngòi, kênh, rạch suối
được tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới;
- Có thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các
ghi chú thuyết minh trên bản đồ;
- Có thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình.
* Sổ mục kê đất đai
+ Sổ mục kê đất đai: Là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi
về các thửa đất, đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản
đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được
lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Sổ mục kê gồm các thông tin:
- Thửa đất gồm mã số, diện tích, loại đất, giá đất, tài sản gắn liền với đất, tên
người sử dụng đất và các ghi chú về việc đo đạc thửa đất.
- Đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình khác theo tuyến mà có
sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn gồm tên công trình và diện tích trên tờ
bản đồ.
- Sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến gồm

tên đối tượng và diện tích trên tờ bản đồ.
- Sơ đồ thửa đất kèm theo sổ mục kê đất đai

10


+ Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì đều phải
chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin.
* Sổ địa chính
+ Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về
người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất
của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng
đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng người sử dụng đất.
+ Sổ địa chính gồm các thông tin:
- Tên và địa chỉ người sử dụng đất
- Thông tin về thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa đất
phân theo hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử
dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, những
hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện, số phát
hành và số vào sổ cấp GCNQSDĐ.
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
+Sổ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp sau:
- Có thay đổi người sử dụng đất, người sử dụng đất được phép đổi tên.
- Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất.
- Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
- Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
-


Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà

nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
-

Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Sổ theo dõi biến động đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn, sổ
được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích

11


thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử
dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:
- Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động;
- Thời điểm đăng ký biến động;
- Số hiệu thửa đất có biến động;
- Nội dung biến động về sử dụng đất.
* Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sổ được lập để theo dõi các
trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và chủ sử dụng đất đã đến nhận
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thông tin:
- Họ tên người sử dụng đất
- Số phát hành giấy chứng nhận
- Ngày ký giấy chứng nhận

- Ngày giao giấy chứng nhận
- Chữ ký của người nhận giấy chứng nhận.
2.1.2.4. Hồ sơ địa chính dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính số)
Do lượng thông tin cần lưu trữ cho mỗi thửa đất ngày càng tăng bởi vậy hệ
thống hồ sơ địa chính trên giấy tờ đã xuất hiện nhiều bất cập trong quá trình sử dụng
như: khó khăn khi tra cứu thông tin, chỉnh lý biến động, khi thống kê, kiểm kê...
Những khó khăn này sẽ được khắc phục rất nhiều nếu như hệ thống hồ sơ địa chính
được tin học hóa. Để tạo hành lang pháp lý mở đường cho sự phát triển hệ thống hồ
sơ địa chính dạng số trên quy mô toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành thông tư số 09/2007/TT-BTNMT có quy định về hồ sơ địa chính dạng số như sau:
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai
có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi là cơ sở dữ
liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên
giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.

12


Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc
tính địa chính.
- Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên có liên quan
đến việc sử dụng đất.
- Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê
đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật
Đất đai.
- Hiện nay thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính đã thay thế Thông tư số 09/2007/TTBTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc lập, chỉnh lư, quản lư hồ sơ địa chính[6]. Thông tư này gồm 7
Chương và 35 Điều quy định chi tiết một số nội dung như: Quy định về thành phần
hồ sơ địa chính, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với

đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, nội dung hồ sơ địa chính, việc lập hồ sơ địa chính và lộ trình chuyển đổi
hồ sơ địa chính từ dạng giấy sang dạng số; việc cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính. Thành phần hồ sơ địa chính bao gồm:
* Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được
lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
b) Sổ địa chính;
c) Bản lưu Giấy chứng nhận.
* Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; Bản
lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
b) Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
 Hệ thống hồ sơ địa chính dù ở dạng giấy hay được tin học hóa đều nhằm mục
đích quản lý nguồn tài nguyên đất mà đối tượng trực tiếp là các thửa đất.

13


2.1.2.4. Các văn bản quy định việc thành lập và quản lý Hồ sơ địa chính
- Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật đất đai 2013
- Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi
trường đến năm 2015 và đinh hướng đến năm 2020;
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn thành lập và quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 về hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
trên đất;
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền trên đất.
- Công văn số 106/BTNMT – CNTT ngày 12/01/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc thông báo kết quả thẩmđịnh các phần mềm xây dựng khai thác cơ
sở dữ liệu đất đai
- Nghị định số 102/NĐ-CP 2014 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 30/6/2014 quy định về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định 198/2014/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về việc thu tiền sử
dụng đất;

14


2.2. Một số phần mềm quản lý hồ sơ địa chính đang áp dụng ở Việt Nam
2.2.1. Phần mềm Microtasion
MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất
mạnh cho phép xây dựng và thể hiện các yếu tố bản đồ. Các công cụ của
MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh Raster, sửa chữa,
biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation được dùng làm nền cho các phần

mềm như IrasB, IrasC, Geovec, MSFClean, MRFFlag.
MicroStation còn cũng cấp các công cụ như nhập (Import) và xuất (Export) dữ
liệu đồ họa từ các phần mèm khác qua các file có định dạng như *.DXF, *.DWG...
2.2.2. Phần mềm FAMIS
Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral
Mapping Intergrated Softwave – FAMIS) là một phần mềm nằm trong hệ thống phần
mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính [8].
FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo đạc ngoại nghiệp, xây dựng , xử lý và
quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm có chức năng đảm nhiệm công đoạn từ sau
khi đo vẽ ngoài nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở
dữ liệu cơ bản kết hợp với CSDL hồ sơ địa chính thành một CSDL địa chính thống nhất.
FAMIS tích hợp các phần mềm GCN 2006 là phần mềm phục vụ in giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý Hồ sơ địa chính.
Phần mềm FAMIS có hai nhóm chức năng chính:
- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:
 Quản lý khu đo;
 Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo;
 Giao diện hiển thị, sửa chữa tiện lợi, nhanh chóng;
 Công cụ tính toán các số liệu;
 Xuất số liệu;
 Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ.
- Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính:
 Có thể nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau;

15


 Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn;
 Tạo vùng tự động tính diện tích;
 Hiển thị, chọn, sửa chữa, các đối tượng bản đồ tiện lợi;

 Đăng kí sợ bộ;
 Tháo tác trên bản đồ địa chính;
 Tạo hồ sơ kĩ thuật thửa đất;
 Xử lý bản đồ;
 Liên kết với cơ sở dữ liệu Địa chính.
2.2.3. Phần mềm TMV.MAP
Phần mềm Thành lập Bản đồ địa chính, xây dựng CSDL không gian phục vụ
cho công tác thành lập bản đồ Địa chính theo đặc thù của ngành Địa chính Việt Nam.
Chương trình chạy trong môi trường đồ hoạ MicroStation. Chương trình là một giải
pháp tổng thể bao hàm toàn bộ qui trình thành lập bản đồ địa chính từ xử lý trị đo cho
đến giai đoạn tạo các biểu thống kê đất đai, sổ mục kê đất ...hỗ trợ cả hai phương
pháp thành lập bản đồ Địa chính hiện tại (Phương pháp Toàn đạc và Phương pháp
ảnh hàng không).
Cơ sở toán học được sử dụng trong chương trình tuân theo qui phạm thành lập
bản đồ Địa chính (1999) do Tổng cục Địa chính Việt Nam ban hành Mô hình cơ sở
dữ liệu bản đồ tuân theo mô hình Vector Topology, một mô hình dữ liệu đang được
sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Chúng tôi đã xây dựng cải tiến khắc phục
tất cả các nhược điểm của các mô hình hịên tại.
Gia tăng tốc độ tính toán, và độ ổn định của mô hình. Ngoài ra chương trình
còn hỗ trợ nhập/xuất Topology tới các chương trình khác (Famis) để đảm bảo sự
tương thích và dùng lại. Một ưu điểm nổi bật của chương trình là tốc độ, sự tiện lợi,
tổng thể của các chức năng cho phép người dùng có thể tiến hành toàn bộ các công
việc liên quan đến Thành lập bản đồ Địa chính mà không phải sử dụng bất cứ chương
trình nào khác. Ngoài ra cần nhấn mạnh một yếu tố giải pháp mà TMV.Map đem lại
là một giải pháp mở, chương trình hỗ trợ nhập/xuất dữ liệu bản đồ Địa chính ra các

16


hệ quản trị CSDL không gian như Oracle Spatial...Một yêu cầu không thể thiếu cho

sự phát triển của nghành Địa chính Việt Nam.
2.2.4. Phần mềm ViLIS2.0
Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng
ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại
Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009, Nghị định số
88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà và tài sản khác trên đất và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành.
Phần mềm ViLIS phiên bản 2.0 là phiên bản ViLIS được xây dựng dựa trên
nền tảng kế thừa từ phần mềm ViLIS 1.0. Phần mềm chạy trên các máy đơn lẻ, thích
hợp cho các đơn vị sử dụng cấp quận, huyện, phù hợp với trình độ của các cán bộ
quản lý đất đai. Phần mềm ViLIS thực hiện các nhiệm vụ quản đất đai bao gồm đăng
ký đất đai, quản lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; cung cấp thông tin, hỗ trợ viêc lập thẩm định quản lý quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
thu hồi đất và bồi thường; cũng cấp thông tin phục vụ thanh tra đất đai; cung cấp
thông tin đất đai
Phần mềm gồm 03 hệ thống chính:
- Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính
- Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai
- Quản lý địa chính theo các quy trình chuẩn ISO
Các hệ thống được xây dựng với chức năng giải quyết hầu hết các vấn đề trong
công tác quản lý đất đai hiện nay từ dữ liệu bản đồ đến HSĐC tạo sự thống nhất từ
trên xuống dưới ở các cấp quản lý.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng địa phương, các chức năng và giao diện
của hệ thống sẽ được sửa chữa và cập nhập cho phù hợp với hoạt động quản lý và sử
dụng đất đai tại địa phương.
Vào ngày 14/02/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết
định số 221/QĐ – BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin

17



×