Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu giải pháp nền móng và quan trắc hố đào cho các bãi đỗ xe ngầm tại quận hoàn kiếm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

THÀO MÍ SAY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ QUAN TRẮC
HỐ ĐÀO CHO CÁC BÃI ĐỖ XE NGẦM TẠI QUẬN
HOÀN KIẾM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

THÀO MÍ SAY
KHÓA: 2017 – 2019

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ QUAN TRẮC
HỐ ĐÀO CHO CÁC BÃI ĐỖ XE NGẦM TẠI QUẬN


HOÀN KIẾM HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN CÔNG GIANG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự giúp
đỡ, hỗ trợ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người thầy, người
cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến TS. Nguyễn Công Giang, người
thầy hướng dẫn luận văn, đã dùng tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin cảm ơn Khoa sau đại học - Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi trong quá trình đào tạo thạc sĩ.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên và động viên tôi
những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập

của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thào Mí Say


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU………………… ........................................................................................ 1
* Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
* Mục tiêu ................................................................................................................ 2
* Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
NỘI DUNG…………. ............................................................................................... 3
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CHO BÃI
ĐỖ XE NGẦM…………........................................................................................... 3
1.1.

Thực trạng vấn đề thiếu bãi đỗ xe ............................................................. 3

1.2. Các giải pháp nền móng cho các bãi đỗ xe ngầm trên thế giới và tại thủ
đô Hà Nội ................................................................................................................ 6

1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 6
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 8
CHƢƠNG 2.
GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CHO BÃI ĐỖ XE NGẦM KHU
VỰC HÀ NỘI……………… .................................................................................. 10
2.1.

Tổng quan địa chất khu vực Hà Nội ....................................................... 10

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giải pháp nền móng bãi đỗ xe ngầm xây
dựng tại khu vực Hà Nội ..................................................................................... 20
2.2.1. Áp lực đất ................................................................................................ 20
2.2.2. Áp lực nước ngầm..................................................................................... 20
2.2.3. Ảnh hưởng của các công trình lân cận .................................................... 20


2.2.4. Khả năng đẩy trồi của hố móng ............................................................... 21
2.3.

Các giải pháp chống áp lực ngang cho bãi đỗ xe ngầm ......................... 21

2.4.

Các giải pháp nền móng chịu tải trọng đứng cho các bãi đỗ xe ngầm . 36

2.4.1 Các bãi đỗ xe ngầm kết hợp với phần nổi trên mặt đất ............................ 36
2.4.2. Bãi đỗ xe ngầm độc lập[8] ....................................................................... 49
2.5.

Giải pháp chống đẩy trồi đáy hố đào ....................................................... 53


2.6.

Giải pháp chống thấm của hố đào............................................................ 55

2.7.

Tính toán chống phá bản đáy bãi đỗ xe ngầm ........................................ 58

2.8.

Tính toán độ lún cho bãi đỗ xe ngầm....................................................... 59

2.9.

Giải pháp nền móng bãi đỗ xe ngầm chống động đất ............................ 62

2.9.1. Điều kiện và tải trọng thiết kế kháng địa chấn phải cân nhắc ................. 63
2.9.2. Chấn độ ngang thiết kế ............................................................................. 63
2.9.3. Áp lực đất khi động đất ............................................................................ 65
2.9.4. Lực cắt chu vi khi động đất ...................................................................... 66
2.9.5. Chủng loại nền đất thiết kế kháng chấn ................................................... 66
2.10.

Lựa chọn vật liệu cho nền móng bãi đỗ xe ngầm ................................ 67

2.11.

Kết luận chƣơng ..................................................................................... 68


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ QUAN TRẮC BÃI ĐỖ XE NGẦM
TẠI QUẬN HOÀN KIẾM ...................................................................................... 69
3.1.

Cấu trúc nền quận Hoàn Kiếm ................................................................ 69

3.2. Nghiên cứu sự ảnh hƣởng nƣớc ngầm trong quá trình thi công hố
đào…………. ........................................................................................................ 86
3.2.1. Lý thuyết thực hiện quan trắc ................................................................... 86
3.2.2. Quan trắc chuyển vị ngang của tường vây bằng cảm biến inclinometer . 88
3.3.

Giải pháp quan trắc mực nƣớc ngầm cho công trình ............................ 94

3.3.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 94
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 95


3.4.

Kết luận chƣơng ......................................................................................... 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 98
Kết luận ................................................................................................................. 98
Kiến nghị ............................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99


MỤC LỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

hình
Hình 1-1

Hình 1-2

Tên hình
Hiện trạng và bất cập về bãi đỗ xe trong khu vực
nghiên cứu
Bãi đỗ xe dưới quảng trường Bogdan Khomenhiski
và Kalinin

Trang

4

7

Hình 1-3

Bãi đỗ xe ngầm kết hợp với ga ngầm tại Hà Nội

9

Hình 2-1

Địa chất khu vực Hà Nội

11

Hình 2-2


Sơ đồ quan hệ của thanh chống và quá trình đào đất

23

Hình 2-3

Sơ đồ tính chính xác theo phương pháp Sachipana

23

Hình 2-4

Sơ đồ tính toán gần đúng theo phương pháp
Sachipana

24

Hình 2-5

Mô hình nhập phần mềm Plaxits

25

Hình 2-6

Kết quả chuyển vị tường chắn trong Plaxits

25


Hình 2-7

Các loại cừ thép

28

Hình 2-8

Các sơ đồ tính toán tường công xôn khi độ sâu ngàm
tối thiểu

28

Hình 2-9

Định vị tường

35

Hình 2-10

Thi công cọc xi măng đất hiện trường

36

Hình 2-11

Cấu tạo cọc khoan nhồi

38


Hình 2-12

Cấu tạo cọc Baret

39

Hình 2-13

Cấu tạo chi tiết cọc BTCT đúc sẵn

40

Hình 2-14

Khi cọc tiết diện nhỏ, chịu nén

40

Hình 2-15

Chi tiết thép đầu cọc

40

Hình 2-16

Chi tiết lưới thép đầu cọc và móc cẩu cọc

41


Hình 2-17

Cấu tạo thép chờ và thép đai đầu cọc có mối nối

41


Hình 2-18

Chi tiết nối cọc

41

Hình 2-19

Biểu đồ xác định hệ số 

43

Hình 2-20

Biểu đồ xác định hệ số p và fL

47

Hình 2-21

Hệ số chịu lực


53

Sơ đồ tính toán chống trồi khi đồng thời xét cả c và
Hình 2-22

Hình 2-23

Hình 2-24


Màng dán nguội, làm việc rất hiệu quả cho chống
thấm tầng ngầm
Sơ đồ tính áp lực ngang đẩy trồi bản đáy công trình
ngầm

56

58

59

Hình 2-25

Sự phân bố áp lực đẩy trồi bản đáy công trình ngầm

60

Hình 2-26

Ứng lực phân bố của đất


62

Hình 2-27

Cấp phối tốc độ phản hồi tiêu chuẩn

67

Hình 3-1

Sơ đồ tính toán tường chắn bằng tường xi măng đất

74

Hình 3-2

Xác định áp lực lên tường

78

Hình 3-3

Sơ đồ tính toán tường chắn bằng cọc xi măng đất

79

Hình 3-4

Sơ đồ kiểm tra tính ổn định tổng thể của tường và

nền

81

Hình 3-5

Mô hình plaxit tường chắn CSM

84

Hình 3-6

Chuyển vị của tường chắn CSM

85

Hình 3-7

Hướng chuyển vị của tường chắn

85

Hình 3-8

Đầu đo chuyển dịch ngang và cáp nối

90

Hình 3-9


Thiết bị đọc DataMate, phần mềm xử lý và ống đo
chuyên dụng

91

Hình 3-10

Nguyên lý phương pháp đo

92

Hình 3-11

Đặt giếng quan trắc

96


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1-1

Hiện trạng bãi đỗ xe ở từng quận TP. Hà Nội

5

Bảng 2-1

Hệ số tỷ lệ k theo công thức (A.1)

35


Bảng 2-2

Hệ số Kc và 

48

Bảng 2-3

Hệ số hình thái mặt đáy thân khung

53

Bảng 2-4

Tỷ số an toàn

54

Bảng 2-5

Hệ số làm việc

54

Bảng 2-6

Hệ số bổ sung khu vực cz

65


Bảng 2-7

Hệ số bổ sung nền đất Cg

65

Bảng 2-8

Cấp phối tốc độ phản hối cấp phối tiêu chuẩn

66

Bảng 2-9

Loại nền đất thiết kế kháng địa chấn

69

Bảng 2-10
Bảng 2-11

Bảng số liệu địa chất công trình ở Cung văn hóa
Hữu nghị Việt Xô
Bảng địa chất công trình tại vườn hoa Hàng Đậu

71
87



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hiệu:
Ý nghĩa

Ký hiệu
Ab

Diện tích tiết diện ngang mũi cọc

B

Phạm vi cát chảy

bp

Chiều rộng quy ước của cọc

C

Lực dính của đất đá

Cz

Hệ số nền tính toán

cz

Hệ số bổ sung khu vực

E


Modun đàn hồi của vật liệu cọc

Fs

Tỷ số an toàn

fi

Cường độ sức kháng trung bình

GD

Hệ số biến dạng cắt động của đất nền

h

Chiều dày lớp đất

I

Momen tiết diện ngang của cọc

k

Hệ số tỉ lệ

kc

Hệ số chuyển sứa kháng mũi xuyên thành sức khãng mũi cọc


kh

Chấn độ ngang thiết kế

Mc, MI

Momen do tĩnh tải và hoạt tải

N’c, N’q

Hệ số sức chịu tải của đất dưới mũi cọc

Np

Chỉ số SPT trung bình

qb

Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc

Ra

Sức kháng nén dọc tính toán

RaL

Sức chịu tải làm việc dài hạn theo vật liệu cọc

S


Lượng lún cố kết

Sv

Cấp phối phản hồi tại đất nền


Tg

Giá trị đặc tính đất nền

TS

Chu kì cố hữu của mỗi tầng đất

US

Lực đẩy nổi

up

Chuyển vị ngang đầu cọc

WB

Trọng lượng bãi đỗ xe

Ws


Trọng lượng đất đắp

z

Độ sâu tiết diện cọc

c

Hệ số điều kiện làm việc

h

Góc quay đầu cọc

 ce

Ứng suất hữu hiệu của cọc bê tông

 cu

Cường độ chịu nén thiết kế của bê tông



Lực cắt chu vi khi động đất


Chữ viết tắt:
BTCT: Bê tông cốt thép
CSM: Cutter soil mixing

KĐT: Khu đô thị


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông cơ giới do nền kinh tế tăng trưởng
tại thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã khiến tỉ lệ sở hữu xe máy và xe ô
tô đều tăng mạnh, dẫn tới sự gia tăng cấp thiết về nhu cầu đỗ xe. Hàng ngày, hàng
giờ chúng ta vẫn thường xuyên được nghe những thông tin về tình trạng tắc đường
tại các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Và một
trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là việc đỗ, dừng xe không đúng nơi
quy định. Các điểm, đỗ dừng xe được tận dụng ở mọi chỗ, mọi nơi: trên vỉa hè, lòng
đường, công viên… điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông nội đô và mỹ
quan đô thị. Trong khi đó, công tác xây dựng hệ thống đỗ xe (điểm dừng xe, đỗ xe)
tại khu vực trung tâm thành phố chưa theo kịp thực tế phát triển, dẫn tới chưa đáp
ứng đủ nhu cầu. Nhiều khu vực có nhu cầu đỗ xe cao nhưng lại khó khăn trong đảm
bảo quỹ đất xây dựng bãi đỗ. Thậm chí việc cho phép đỗ xe trên đường (trên vỉa hè,
dưới lòng đường,...) là một giải pháp tạm thời đang được sử dụng để đáp ứng nhu
cầu của người dân. Để giải quyết các vấn đề trên, chúng ta cần một giải pháp hữu
hiệu. Hiện nay, để giải quyết vấn đề giống như các đô thị Việt Nam đang phải đối
mặt này, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các bãi đỗ xe ngầm, và đã trở thành
phổ biến, không chỉ ở các nước Châu Á đất chật, người đông như Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Singapore… mà còn ở những nước Châu Âu và Mỹ. Một số bãi đỗ xe
ngầm trên thế giới như Trung tâm Kiev: Dưới quảng trường Bogdan Khơmenhiski
và Kalinin: 3800 ô tô và đường vượt ngầm liên hệ với các nhà máy, xí nghiệp.
Quảng trường Lovov: 2300 ô tô kết hợp trung tâm thương mại, công cộng lớn liên
kết tất cả các nhà với sàn sân ga metro. Có thể nói, sư có mặt các bãi đỗ xe ngầm ở
đô thị là thể hiện sự văn minh đô thị đó là tầm sự thịnh vượng một thời của quốc gia

có đô thị đó. Trong đó, mỗi công trình bãi đỗ xe ngầm đều có những điểm khác
nhau về giải pháp nền móng, phụ thuộc vào công nghệ thi công, quy mô bãi đỗ xe
ngầm và đặc biệt là điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn khu vực xây


2

dựng bãi đỗ xe ngầm. Tại quận Hoàn Kiếm đã có dự án xây dựng bãi đỗ xe ngầm
tại 3 điểm Cung Việt Xô, 295 Lê Duẩn, công viên Thống nhất
Do đó, đặt ra yêu cầu nghiên cứu lựa chọn giải pháp nền móng phù hợp với điều
kiện địa chất công trình và điều kiện địa chất thủy văn. Việc xây dựng bãi đỗ xe
ngầm ở một quận trung tâm có nhiều công trình phải bảo tồn với mật độ dân cư
đông đúc, đặt ra việc nghiên cứu phương án quan trắc hợp lý để tuyệt đối không gây
ảnh hưởng công trình lân cận cũng rất cần thiết. Vì Vậy, nghiên cứu giải pháp nền
móng cho bãi đỗ xe ngầm và nghiên cứu phương án quan trắc cho việc xây dựng bãi
đỗ xe là thật sự cần thiết
* Mục tiêu
Nghiên cứu về các giải pháp nền móng, các yếu tố ảnh hưởng và liên quan trong
vấn đề thiết kế, thi công nền móng bãi đỗ xe ngầm khu vực Hà Nội.
Nghiên cứu các giải pháp nền móng hiện có trong nước và nước ngoài, áp dụng
công trình bãi đỗ xe ngầm ở thành phố Hà Nội.
Ưu điểm của phương pháp đưa ra và cách bố trí quan trắc chuyển vị trong thi
công thức tế.
* Phạm vi nghiên cứu
Từ mục tiêu chính thì phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Nghiên cứu các giải pháp nền móng cho bãi đỗ xe ngầm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn giải pháp nền móng.
- Nghiên cứu các giải pháp thi công.
- Nghiên cứu giải pháp quan trắc.
* Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thiết kế giải pháp bãi đỗ xe ngầm sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra công trình xung quanh hố đào.
- Phương pháp lý thuyết và thực nghiệm để xác định số liệu và phương pháp thi
công công trình.
- Phương pháp xác định tiêu chuẩn của một bãi đỗ xe ngầm.


3

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CHO BÃI ĐỖ
XE NGẦM
1.1.Thực trạng vấn đề thiếu bãi đỗ xe [8]
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội diện tích đất dành cho giao thông tĩnh
và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng được 8 - 10% nhu cầu, còn lại 90
- 92% số phương tiện đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ
quan, công sở, lòng đường, sân trường, bệnh viện hoặc tại các khu đất trống chờ dự
án. Những vị trí này đều không được cấp phép và rất nhiều điểm đỗ có vi phạm về
trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, Việc
phát triển quỹ đất dành cho bãi đỗ xe trong thời gian qua tại khu vực các quận nội
thành còn thấp, chưa thu hút được các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các bãi đỗ xe
ngầm, cao tầng. Nguyên nhân là quy hoạch mới chỉ mang tính định hướng và thiếu
chi tiết. Khi nhà đầu tư vào triển khai phải thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng,
hoặc quy hoạch chi tiết. Ngoài ra, một số dự án đã biến tướng, trở thành các nhà
hàng, trung tâm thương mại... gây bức xúc dư luận.
Hầu hết các bãi đỗ xe được quy hoạch tại các điểm nói trên đều chưa được xây
dựng xong hoặc mặt bằng bị sử dụng sai mục đích. Do không có bãi đỗ xe công
cộng nên nhiều người dân ở đây đang phải đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè hoặc trong
những bãi xe tự phát với giá “chặt chém”, rủi ro cao. Mỗi khi cơ quan chức năng ra
quân xử lý, bãi đỗ xe tạm bị giải tỏa, dân không biết để xe ở đâu.

Tình trạng trên cũng đang xảy ra với nhiều khu đô thị (KĐT), chung cư, trong đó
có Kim Văn - Kim Lũ, Trung Hòa-Nhân Chính, Nam Trung Yên, Pháp Vân- Tứ
Hiệp cũng được đánh giá là KĐT hiện đại với gần 20.000 người dân sinh sống,
nhưng khu Trung Hòa - Nhân Chính cũng không có bãi đỗ xe công cộng, thậm chí
nhiều tòa nhà cao tầng tại đây vừa được xây dựng nhưng cũng không đủ chỗ để ô
tô.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 165/2003/QĐ-UB của UBND thành
phố đã nêu rõ vị trí đối với các bãi đỗ xe tập trung, các bãi đỗ xe tải lớn. Tuy nhiên,


4

ngoại trừ các bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình và Yên Nghĩa đã được xây dựng; các bến
xe tải Yên Viên, Xuân Phương, Thanh Trì đã xây dựng một phần, các bến bãi khác
chưa được triển khai. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2017, trong số 78 dự
án bến, bãi đỗ xe được UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư bằng nguồn
vốn xã hội hóa thì 18 dự án được đưa vào hoạt động; 60 dự án đang chuẩn bị đầu tư,
đền bù giải phóng mặt bằng và đang thi công. 15 dự án đang lập quy hoạch chi tiết.
Bến xe khách phía Tây Nam (quận Hà Đông) đã được dỡ bỏ, trong khi các bến xe
khách: Gia Lâm, Gia Thụy, Tây Đông Anh, Trâu Quỳ, Nam Hồng, Phù Lỗ, Khuyến
Lương đều chưa được xây dựng.

Hình 1-1: Hiện trạng và bất cập về bãi đỗ xe trong khu vực nghiên cứu


5

Tuy nhiên, với diện tích đó, nếu so với sức tăng chóng mặt của phương tiện cá
nhân trong vòng 5 năm qua rõ ràng chưa thực sự tương xứng. Theo báo cáo của
Phòng CSGT CATP Hà Nội, Toàn TP, có khoảng 5,4 triệu xe máy và khoảng

470.000 xe ô tô, và với tốc độ đăng ký mới 20.000 xe máy và 8.000 xe ô tô mỗi
năm, đến năm 2020, tức khoảng 1 năm nữa, Hà Nội sẽ có trên 6 triệu xe máy và
700.000 xe ô tô. Đó là chưa kể hơn ngần ấy phương tiện từ các tỉnh lân cận đổ về
Hà Nội. Diện tích giao thông tĩnh vì thế ngày càng đè nặng sức ép, chỉ đáp ứng 10%
nhu cầu thực tế.
Bảng 1-1: Hiện trạng bãi đỗ xe ở từng quận TP. Hà Nội [8]

Sự khan hẹp của giao thông tĩnh một phần do sự phát triển quá nhanh của thủ đô
Hà Nội. Nhiều chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, đại dự án mọc lên như
nấm đã “chiếm” luôn các diện tích được “khoanh vùng” trước đây làm điểm đỗ xe
công cộng. Đất vàng bị chiếm, sức tăng mật độ dân cư chóng mặt, đó cũng là kết
quả để cho các quận như Đống Đa chỉ đạt 4,23% nhu cầu điểm đỗ, quận Thanh
Xuân đạt 8,1%, quận Tây Hồ đạt 6,69%, quận Hoàn Kiếm 5,17% nhu cầu của
phương tiện.
Một trong những giải pháp cấp bách, Hà Nội đã đề xuất xây dựng các bãi đỗ xe
ngầm tại 4 quận nội thành Hà Nội. Đó là các bãi đỗ xe tại Công viên Nhân Chính
(quận Cầu Giấy), Nhà thi đấu Quần Ngựa (quận Ba Đình), Công viên Thống nhất


6

(quận Hai Bà Trưng), Quảng trường cách mạng 19/8 và Vườn hoa Cổ Tân (quận
Hoàn Kiếm), riêng đối với bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất sẽ được xây dựng
với quy mô 5 tầng hầm. Trong đó tầng hầm 1 có chức năng thương mại dịch vụ, 4
tầng hầm phía dưới còn lại để xe. Hiện đang có nhà thầu tư vấn Nhật Bản đang xây
dựng quy hoạch mạng lưới không gian bãi đỗ xe ngầm tỷ lệ 1/2.000.
1.2.Các giải pháp nền móng cho các bãi đỗ xe ngầm trên thế giới và tại thủ
đô Hà Nội
1.2.1. Trên thế giới [8]
Nhìn chung, các bãi đỗ xe ngầm trên thế giới phần lớn được tập trung tại khu vực

trung tâm đô thị, bố trí dưới lòng đường và dưới các công viên. Do đó, các giải pháp
nền móng được thiết kế, xây dựng tránh ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo vệ
các cảnh quan thiên nhiên ( công trình văn hóa, khu vực hành chính..)
Trên thế giới, nhiều bãi đỗ xe ngầm thường kết hợp với phần nổi của công trình
như văn phòng thương mại, nhà ở,…
Ví dụ: - Dưới quảng trường Bogdan Khomenhiski và Kalinin tại trung tâm Kiev
được xây dựng ga ra ô tô ngầm với sức chưa 3800 ô tô kết hợp đường vượt ngầm
liên hệ với các nhà máy, xí nghiệp. Giải pháp nền móng chủ yếu sử dụng các tường
vậy, móng bè của bãi đỗ xe kết hợp với nền đường liên hệ với các nhà máy, xí
nghiệp.


7

Hình 1-2: Bãi đỗ xe dưới quảng trường Bogdan Khomenhiski và Kalinin
- Tại quảng trường Lovov xây dựng bãi đỗ xe ngầm chứa 2300 ô tô kết hợp trung
tâm thương mại, công cộng lớn liên kết tất cả cá nhà sàn sân ga metro. Giải pháp
nền móng được kết hợp nền móng của trung tâm thương mại và sân ga metro, sử
dụng chủ yếu tường vây ngăn cách các tòa nhà với nhà ga metro, nền bãi đỗ xe chủ
yếu sử dụng bê tông cốt thép.
- Ở Thụy Sĩ một gara ngầm 7 tầng, hình tròn cho 530 ô tô con, đường kính gara
57m, sâu 28m được xây dựng tại Geneve, nằm hoàn toàn dưới lòng đất sàn mái
cách mặt đất 3m. giải pháp nền móng chủ yếu sử dụng tường vây và móng bè bê
tông cốt thép.
- Tại Moscow (Nga): Gara lớn có kích thước 156 x 54 x 27 m gồm 7 tầng, được xây
dựng đầu tiên tại khu triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, có sức chứa 2000 ô tô
con nằm hoàn toàn dưới lòng đất. Khu vực này đất tương đối yếu, ở đây sử dụng
giải pháp tường vây móng bè cọc có xét đến đẩy nổi công trình do mực nước ngầm
cao.
Những ví dụ tương tự như vậy có thể thấy ở trung tâm Lincon (Nữu ước), Kyoto

(Nhật Bản), Fran phuốc - Reinmaun ( CHLB Đức)…


8

1.2.2. Tại Việt Nam[8]
Ở nước ta, các bãi đỗ xe ngầm chủ yếu kết hợp với tầng hầm nhà cao tầng được
xây dựng tại các trung tâm lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Có thể kể đến bãi
đỗ xe ngầm khu vực đường Lê Văn Lương – Nguyễn Trãi mới được xây dựng. Phần
lớn các bãi đỗ xe ngầm được kết hợp tầng hầm nhà cao tầng: tòa Fodacon, tòa nhà
Keangnam… Các công trình này thường được xây dựng trong khu vực xây chen đô
thị nên giải pháp nền móng thường sử dụng tường vây, giải pháp móng chủ yếu sử
dụng móng xây cọc khoan nhồi liên kết với nhau bằng hệ giằng và bản sàn bê tông
cốt thép.
Nhu cầu các bãi đỗ xe ngầm ở Việt Nam hiện rất cao, tới đây dự kiến xây dựng
bãi đỗ xe ngầm nhiều tầng trên đường Trần Nhật Duật sức chứa 103 chỗ đỗ ô tô,
vốn 15 tỷ với công nghệ Nhật Bản ; bãi đỗ xe ngầm ở Nguyễn Công Hoan với thiết
kế 4 tầng sức chứa 252 xe với công nghệ Nhật Bản. Tại TP. Hồ Chí Minh dự kiến
xây dựng 8 dự án bãi đỗ xe ngầm, Hà Nôi dự kiến 3 bãi, Đà Nẵng 3 dự án đang có
kế hoạch xây dựng. Các giải pháp thi công chủ yếu là đào hở, do đó giải pháp nền
móng là sử dụng tường vây, tường cừ kết hợp móng cọc và nền bê tông cốt thép.
Tại Hà Nội, đã có một số giải pháp cho bãi đỗ xe ngầm như sau : bãi đỗ xe ngầm
tại vườn hoa Hàng Đậu với sức chứa 200 xe, ở khu phố cũ (phố Pháp) để đáp ứng
nhu cầu của người dân.


9

Hình 1-3: Bãi đỗ xe ngầm kết hợp với ga ngầm tại Hà Nội
Nhìn chung, nhu cầu xây dựng bãi đỗ xe ngầm ở Hà Nội là rất lớn. Một số bãi đỗ

xe ngầm đã được xây dựng chủ yếu kết hợp với tầng hầm nhà cao tầng, do đó các
giải pháp nền móng chủ yếu kết hợp với nền móng nhà cao tầng, thi công chủ yếu
bằng phương pháp đào hở sử dụng tường vây kết hợp với giải pháp móng cọc khoan
nhồi cắm vào lớp sỏi sạn, nền bãi đỗ xe thường sử dụng nền bê tông cốt thép kết
hợp các đài cọc. Tường vây thường sử dụng chương trình Plaxits tính toán sự ổn
định theo từng giai đoạn thi công có xét đến áp lực đất và ảnh hưởng nước ngầm.


10

CHƢƠNG 2. GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CHO BÃI ĐỖ XE NGẦM KHU VỰC
HÀ NỘI
2.1. Tổng quan địa chất khu vực Hà Nội [7]

Hình 2- 1: Địa chất khu vực Hà Nội
Địa chất Hà Nội có các lớp địa tầng chính sau :
- Địa tầng Vĩnh Phúc (khu I), phân bố ở hầu hết khu vực Hà Nội


11

- Địa tầng Thái Bình (khu II), nằm trên địa tầng Vĩnh Phúc, phân bố ở phía Nam
khu vực TP Hà Nội
- Địa tầng Hải Hưng (khu III), nằm dưới địa tầng Vĩnh Phúc
- Phân phối cả 3 lớp địa tầng ( khu IV)
- Lớp đá gốc ( khu V)
Trong diện tích thành phố Hà Nội có mặt không liên tục các phân vị địa tầng từ
Proterozoi đến Kainozoi với tổng bề dày của địa tầng trước Đệ tứ là 2.133,5m và
của Đệ Tứ là 213,8 m; bao gồm có 11 phân vị địa tầng. Các đá gốc chiếm khoảng
trên 100 km2 trong tổng số 922,8 km2 diện tích thành phố Hà Nội. Chúng phân bố

chủ yếu ở vùng đồi núi thuộc huyện Sóc Sơn. Diện tích còn lại khoảng 800 km2 là
diện phân bố của các thành tạo Đệ Tứ trên địa bàn các huyện còn lại và 7 quận nội
thành. Kết quả tổng hợp các nguồn tài liệu nghiên cứu địa chất ở tỷ lệ 1:200.000 và
1:50.000 thuộc diện tích thành phố Hà Nội (cũ) và vùng phụ cận (1973, 1989, 1994)
địa tầng thành phố Hà Nội (mới) có thể phân chia từ cổ đến trẻ như sau:
Giới Proterozoi (PR)
Các đá biến chất tuổi Proterozoi ở vùng Hà Nội không lộ ra trên mặt, mà chỉ gặp
trong các lỗ khoan địa chất thủy văn ở vùng tây thị trấn Đông Anh với diện tích nhỏ
hẹp. Thành phần bao gồm đá phiến thạch anh, quarzit, đá hoa… với chiều dày >
83,5 m.
Hệ Trias - Thống trung [7]
Hệ tầng Khôn Làng - T2kl
Diện lộ của các đá thuộc hệ tầng Khôn Làng phân bố thành dải ở Vệ Linh, núi
Dõm, núi Cửa Rừng, núi Hàm Lợn, núi Đôi, với đặc trưng là các đá lục nguyên xen
ít thấu kính phun trào. Hệ tầng Khôn Làng được thiết lập từ năm 1991 (Nguyễn
Kinh Quốc và nnk) ở Bình Gia và từ đó, những diện lộ có mặt cắt tương tự ở vùng
Đông Bắc, mà trước đây xếp vào hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Mẫu Sơn, hệ tầng Sông
Hiến, nay được xếp lại vào hệ tầng Khôn Làng (Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1994).
Các đá của hệ tầng bao gồm: phần dưới là trầm tích lục nguyên xen các thấu kính
phun trào dacit với ban tinh plagioclas và thạch anh (15  32%), nền là plagioclas


12

(40  50%), thạch anh (15  17%), biotit (15  20%) muscovit (5%), ít hạt epidot và
tuf của chúng; ở phần trên là các đá lục nguyên. Trong bột kết của hệ tầng gặp hóa
thạch Chân rìu, Costatoria goldfussi Alb, đặc trưng cho tuổi Trias giữa (T2).
Quan hệ dưới của hệ tầng không quan sát được, còn quan hệ trên chuyển tiếp lên
hệ tầng Nà Khuất.
Tổng chiều dày của hệ tầng là 750m.

Hệ tầng Nà Khuất - T2nk
- Phân hệ tầng dưới (T2nk1) bao gồm cát kết, bột kết, sét kết màu xám vàng, hồng
nhạt, xám tím, xám nâu xen nhịp đều đặn. Trong sét kết và bột kết chứa
Plagiostoma sp; Trigonodus sp; Costatoria sp. Chuyển dần lên trên là cát kết, bột
kết màu xám vàng xen đá phiến sét, trên cùng chủ yếu là bột kết màu xám vàng.
Chiều dày 450m.
- Phân hệ tầng trên (T2nk2) gồm các đá cát kết, cát kết xen lớp mỏng sét kết, bột kết.
Trong sét kết chứa các hóa thạch: Trigonodus trapezoidalis; Costatoria sp có tuổi
Trias giữa. Chiều dày 490 m. Quan hệ dưới của hệ tầng: nằm phủ trực tiếp trên hệ
tầng Khôn Làng, quan hệ trên không quan sát được.
Tổng bề dày của hệ tầng là 940 m.
Hệ Jura - thống dƣới - giữa
Hệ tầng Hà Cối - J1-2hc
Hệ tầng Hà Cối do A.E. Dovjicov (1965) xác lập. Các đá thuộc hệ tầng Hà Cối
lộ ra không liên tục với diện tích nhỏ hẹp ở vùng Kim Anh, Tân Dân, Hiền Lương
thuộc huyện Sóc Sơn. Thành phần thạch học bao gồm sỏi sạn kết, cát kết, cát bột
kết, ít sét kết màu xám xen nhau, nhưng đa phần là thành phần hạt thô phân lớp
xiên. Đá bị phong hóa mạnh, song vẫn còn sót lại đá cát kết cứng chắc có thể làm đá
mài. Do không phát hiện được hóa thạch, nên tuổi của hệ tầng vẫn xếp theo
Dovjicov là Jura sớm – giữa (J1-2).
Quan hệ dưới của hệ tầng không quan sát được, còn quan hệ trên theo tài liệu lỗ
khoan thì chúng bị các trầm tích Neogen phủ bất chỉnh hợp lên trên.
Chiều dày của hệ tầng > 100 m.


×