Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

BỘ đề ôn học SINH GIỎI NGHỊ LUẬN văn học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.87 KB, 64 trang )

BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN ĐỘI TUYỂN VĂN 11
Tác phẩm viết theo lối nào thì cảm thức bi cảm rất quan trọng. Nó dạy cho ta rằng
nỗi buồn là một phần của cuộc sống, thấu hiểu nó cũng là khía cạnh nhân văn.
Bằng những tác phẩm đã học và đã đọc, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
1. Giải thích ý kiến
- Tác phẩm viết theo lối nào: sự tự do trong việc lựa chọn hình thức thể loại, bút pháp
thể hiện.
- cảm thức bi cảm: là sự rung cảm, nhận thức về nỗi buồn (thân thế, nhân thế, thời thế).
Đây là một trong những phương diện quan trọng tạo nên giá trị tư tưởng của tác phẩm.
- dạy cho ta rằng nỗi buồn là một phần của cuộc sống, thấu hiểu nó cũng là khía cạnh
nhân văn: biết chấp nhận nỗi buồn như một điều tất yếu của cuộc sống, đồng thời có sự
hiểu biết và thấu cảm sâu sắc với nó.
=> Ý kiến là sự khẳng định vai trò quan trọng của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp
những giá trị tình cảm nhân văn cho con người. Theo ý kiến, tác phẩm khi thể hiện cảm
thức bi cảm của tác giả sẽ giúp người đọc thấu hiểu và biết chấp nhận nỗi buồn đau
trong cuộc sống.
2. Bình luận ý kiến
- Văn học phản ánh cuộc sống với tất cả những bộn bề phức tạp của thế giới đầy hỗn
mang này. Vì thế nỗi buồn của cuộc đời và con người luôn là mối ưu tư của biết bao
tâm hồn nghệ sĩ. Cái bi trong cuộc sống là nguồn gốc của cái bi trong nghệ thuật.
- Khi viết về nỗi buồn đau, nhà văn bao giờ cũng gửi gắm vào đó những cảm xúc, suy
tư, trăn trở và nhận thức của mình. Đó là cách nhìn, cách cảm, cách cắt nghĩa và lý giải
của tác giả về nỗi buồn. Đây chính là biểu hiện cho quan niệm nhân sinh – một phương
diện quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật góp phần tạo nên gương mặt nghệ thuật của
tác giả.
- Khi thể hiện cảm thức bi cảm, tác phẩm sẽ hình thành ở người đọc năng lực cảm nhận
nỗi buồn đau. Có tác phẩm dạy ta biết chấp nhận nỗi buồn, có tác phẩm gợi dậy trong ta
sự thương cảm, lại có những tác phẩm giúp ta vượt lên nỗi buồn... Như vậy, thông qua
cảm thức bi cảm, nhà văn giúp người đọc thanh lọc tâm hồn, bồi đắp những tình cảm
nhân văn.
(Thí sinh cần lựa chọn và cảm nhận được một số tác phẩm viết về nỗi buồn ở các thể


loại khác nhau. Sự cảm nhận này có thể lồng ghép vào với các luận điểm trên hoặc tách
riêng ra. Song, dù trình bày theo cách nào cũng phải làm rõ được:
+ Cảm thức bi cảm được thể hiện trong tác phẩm là gì? Cảm thức ấy được thể hiện như
thế nào?
+ Cảm thức bi cảm đó tác động như thế nào đến người đọc?)
3. Đánh giá, nâng cao
- Ý kiến đã đề cập đến vai trò của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị
nhân văn cao đẹp cho tâm hồn con người.
1


- Không chỉ cảm thức bi cảm, những cảm thức về cái Đẹp, về niềm vui và hạnh phúc
cũng hết sức quan trọng trong việc bồi đắp những tình cảm nhân văn, gìn giữ chất người
ở con người.
- Ý kiến cũng gợi mở những bài học quan trọng cho người sáng tạo và người tiếp nhận
tác phẩm văn chương
+ Người nghệ sĩ: cần phải sống thật sâu bằng trái tim yêu thương để giữa bộn bề cuộc
sống biết lắng nghe, thấu hiểu những nỗi buồn đau của con người; lắng kết những suy
tư về phận người và cuộc đời qua câu chữ; bồi đắp và thanh lọc tâm hồn con người,
hướng con người tới những giá trị nhân văn cao đẹp.
+ Người đọc: tinh tế, nhạy cảm để lắng nghe trong tác phẩm những nỗi buồn thương,
những trăn trở suy tư của nhà văn về con nguời, cuộc đời. Từ đó làm giàu tâm hồn, trí
tuệ, bản lĩnh của mình để biết chấp nhận, vượt lên những nỗi buồn trong cuộc sống.
Bàn về quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, có ý kiến khẳng định:
Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình kép: nhà văn vừa sáng tạo ra thế giới vừa kiến
tạo gương mặt mình. (L.Tônxtôi)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Chứng minh qua một số tác phẩm đã học
trong chương trình Ngữ văn 11.
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Giải thích ý kiến:

- Sáng tạo nghệ thuật: là quá trình nhà văn tạo ra tác phẩm nghệ thuật bằng tài năng và
tâm huyết, bằng cảm hứng dồi dào, mãnh liệt...
- Quá trình kép: thực chất là hai quá trình trong một quá trình.
- Sáng tạo ra thế giới: từ hiện thực đời sống, nhà văn tái tạo, nhào nặn chất liệu, qua
lăng kính chủ quan của người viết hiện thực sẽ mang một diện mạo mới, khác với hiện
thực ngoài đời.
- Kiến tạo gương mặt mình: nhà văn để lại dấu ấn, nét phong cách riêng, khẳng định vị
trí trong nền văn học.
=> Ý kiến bàn về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật, đó vừa là sự tái tạo hiện
thực vừa thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo - phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Có thể nói đây là ý kiến đúng, vì:
+ Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Nhưng văn học không phải là sự sao chép
nguyên xi hiện thực. Hiện thực chỉ là chất liệu, là tiền đề của sáng tạo. Hiện thực phải
được lọc qua lăng kính chủ quan của nhà văn, được tổ chức lại theo những quy luật
nghệ thuật riêng, để đạt đến những mục đích thẩm mĩ nhất định. Vì thế, hiện thực trong
tác phẩm trở thành một thế giới mới, vừa giống lại vừa không giống thế giới thực, bởi
thế giới đó giàu khả năng khái quát hóa đời sống hơn chính bản thân đời sống.
+ Sáng tạo nghệ thuật không chỉ để phản ánh thực tại mà còn là cách thức để người
nghệ sĩ thể hiện cá tính nghệ thuật, phong cách nghệ thuật độc đáo. Chính quá trình
sáng tạo với hệ thống các tác phẩm sẽ dần dần hình thành diện mạo nghệ thuật riêng
2


biệt của nhà văn, làm nên dấu ấn, sức thu hút của nhà văn, xác lập vị trí không thể thay
thế của nhà văn trong nền văn học. Nếu sáng tác không để lại dấu ấn riêng có giá trị, tên
tuổi nhà văn lập tức sẽ bị lu mờ.
3. Chứng minh ý kiến:
HS tự chọn và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 để
chứng minh ý kiến. Trong quá trình phân tích chứng minh cần lưu ý làm rõ được:
- Thế giới mới, hiện thực đời sống được tái tạo trong tác phẩm.

- Phong cách nghệ thuật của nhà văn thể hiện qua: cái nhìn mới mẻ giàu tính khám phá
đối với đời sống chi phối sự lựa chọn đề tài; xác định chủ đề; cách sử dụng ngôn ngữ;
kiểu nhân vật; kiểu kết cấu; giọng điệu riêng không thể trộn lẫn,…
4. Nhận xét đánh giá:
- Đây là ý kiến xác đáng khi đánh giá quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Ý kiến rất có ý nghĩa đối với cả người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Đối với người sáng tác: đặt ra yêu cầu sáng tạo là phải đem đến cái mới, cái riêng, cái
độc đáo cả trong việc phản ánh hiện thực và thể hiện phong cách nghệ thuật. Muốn vậy
nhà văn cần không ngừng trau dồi tài năng và nhân cách (tài và tâm).
+ Đối với người tiếp nhận: đến với tác phẩm không chỉ để khám phá xem nhà văn viết
cái gì mà là viết như thế nào, cần trân trọng, đánh giá đúng những nỗ lực tạo ra cái
riêng trên hành trình sáng tạo của nhà văn. Người tiếp nhận cũng cần phải có năng lực
và tấm lòng, từ đó mới có thể tạo ra tiếng nói tri âm cùng tác giả.
Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng:
Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với
những cạnh sắc của riêng mình.
(Tư liệu văn học lớp 11- Tập một)
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng việc phân tích truyện ngắn
Chí Phèo của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Những năm 40 của thế kỉ XX, trên văn đàn hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật với
những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau trong bóng
đêm của xã hội cũ, những cuộc đời lầm than đi vào trang sách của Nam Cao đã sống
mãi với thời gian.
- Chí Phèo của Nam Cao ra mắt người đọc năm 1941, đã tố cáo bộ mặt vô nhân của xã
hội và phản ánh sự bế tắc cùng cực của người nông dân . Với tác phẩm Chí Phèo, Nam
Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không
tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc
của riêng mình.

2. Giải thích ý kiến
- Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói,
không tả theo cái lối người ta đã tả
3


+ Nam Cao không bắt chước, đi theo những công thức, những lối mòn dễ dãi đã có sẵn.
+ Nam Cao cũng không uốn cong ngòi bút chiều theo thị hiếu của độc giả đương thời
lúc đó đang rất say sưa với những tiểu thuyết lãng mạn.
- Nam Cao đã bước chân vào làng văn với những cạnh sắc riêng:
+ Nam Cao đã tự mình tìm ra một lối đi riêng, một phong cách riêng độc đáo.
+ Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật
=> Nghĩa cả câu: Khẳng định bản lĩnh và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao
so với văn chương đương thời.
Ý kiến đề cập đến vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Phát hiện ra
những cái mới mẻ, độc đáo là yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng và văn
học nói chung. Bởi sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật. Người nghệ sĩ không thể lặp lại
người khác và chính bản thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc đáo, mới
mẻ sẽ giúp cho nhà văn hình thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc đáo, mới
mẻ mới cuốn hút được người tiếp nhận. Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà
mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. (Macxen Pruxt)
3. Phân tích - chứng minh
a. Những sáng tạo ở phương diện nội dung tư tưởng
- Giá trị hiện thực mới mẻ:
+ Dựng lên một bức tranh chân thực, sống động về nông thôn Việt Nam ngột ngạt, đen
tối trước Cách mạng tháng Tám.
+ Nhà văn thường chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm.
Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận của những con người bị đày đọa vào cảnh
nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công . Viết về quá

trình tha hóa của những con người này, nhà văn có phát hiện thật sâu sắc : xã hội tàn
bạo đã hủy diệt cả thể xác lẫn linh hồn người nông dân lương thiện, đẩy họ vào cuộc
sống khốn cùng không lối thoát.
- Giá trị nhân đạo mới mẻ: nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người
lao động ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt người lẫn linh
hồn người. (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể
hiện sự đồng cảm với người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến bóc
lột tàn tệ người lao động, đẩy họ vào con đường bần cùng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp
của họ.)
b. Những sáng tạo ở phương diện nghệ thuật:
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Chí Phèo và Bá Kiến là những nhân vật điển hình
sắc nét vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn
tượng mạnh cho người đọc, là nhân vật “lạ mà quen”. Khi xây dựng những nhân vật
này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái tâm
lí phức tạp của nhân vật, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười,
mấp mé ranh giới giữa thiện với ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con vật…
4


- Kết cấu mới mẻ
+ Truyện có kết cấu phóng túng thoải mái, gặp đâu nói đấy, không theo trình tự thời
gian, lúc đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về lai lịch của nhân
vật nhưng thực chất lại rất chặt chẽ lôgic.
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng hiện đại, mở đầu và kết thúc là hình ảnh chiếc lò gạch cũ
gợi sự luẩn quẩn, bế tắc trong số phận của người nông dân.
- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay cấn
với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật vừa rất gần với lời ăn tiếng nói trong
đời sống. Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách
trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này

sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc, lúc thì trần thuật
theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật
theo nhân vật Bá Kiến, thị Nở.
4. Đánh giá
- Với những sáng tạo trên, Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là “Một phát hiện về hình
thức, một khám phá về nội dung” (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp), trở thành một kiệt tác của nền
văn xuôi Việt Nam hiện đại, thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của nhà văn.
- Ý kiến trên không chỉ làm nổi bật phong cách truyện ngắn Nam Cao mà còn góp phần
định hướng người đọc trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm cũng như đặt ra cho
người nghệ sĩ bài học quý giá trong sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương không cần đến
những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung
nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo
những gì chưa có” (Nam Cao).
“ Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của
mình. Nhưng....tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể
vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản”.
(Lã Nguyên – Về tác gia và tác phẩm, NXBGD)
Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Thương vợ của
Trần Tế Xương và bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi:
Cây chuối
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem
( Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976)
1. Giải thích:
- Con đường riêng: chỉ cách thức khác nhau trong lao động sáng tạo văn học nghệ thuật
của người nghệ sĩ.
5



- Quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản: là những giá trị văn học (nhận thức,
giáo dục, thẩm mĩ....) có khả năng nhân đạo hóa con người. Đó là bản chất mang ý
nghĩa nhân văn muôn đời của văn học.
- Ý kiến khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá, sáng tạo nhưng đích
đến muôn đời của văn chương vẫn là chân thiện mĩ, nhân bản.
2. Bàn luận:
- Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình,
bởi vì:
+ Đặc trưng của văn học là lĩnh vực sáng tạo. Đứng trước hiện thực phong phú, mỗi
nghệ sĩ có những cảm xúc, suy ngẫm, lí giải khác nhau, chọn những mảng đề tài khác
nhau, cách xử lí khác nhau.
+ Lựa chọn con đường riêng sẽ tạo ra sự đa dạng, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật,
khẳng định được vị trí, phong cách của nhà văn.
- Tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa cũng không thể vượt ra ngoài quy
luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản, bởi vì:
+ Chân thiện mĩ, nhân bản là đích hướng đến, tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo
nghệ thuật.
+ Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản có khả năng soi rọi cho người đọc ánh sáng của lí
tưởng, khơi gợi tình yêu cuộc sống, nuôi dưỡng sự đồng cảm, bồi đắp và thanh lọc tâm
hồn con người....làm cho người gần người hơn.
3. Chứng minh:
a) Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương:
- Nói đến thơ trào phúng không ai có thể quên Tú Xương, một giọng thơ đả kích, phê
phán sắc sảo, cay độc, mạnh mẽ hiếm có. Chế Lan Viên từng viết: “Tú Xương cười như
mảnh vỡ thủy tinh”. Nhưng Trần Tế Xương không chỉ là một nhà thơ hiện thực chủ
nghĩa như vậy, nói như Nguyễn Tuân, chất hiện thực ấy chỉ là “chân trái”, còn “chân
phải” của ông là chất trữ tình. Trân trọng cảm phục và nhớ tới thơ Tú Xương nhiều hơn
có lẽ do người đời được nghe nhịp đập của một trái tim chân thành, giàu cảm xúc, biết
trọng nhân cách, mang một nỗi đau vời vợi không nguôi. “Thương vợ” là bài thơ tiêu

biểu của Trần Tế Xương mà ở đó vừa thể hiện một cáh nhìn, một lối đi riêng, lại vừa
nằm trong quy luật chung của cái Chân, Thiện, Mỹ; quy luật nhân bản.
- Yêu thương con người mà đặc biệt là yêu thương những người thân yêu ruột thịt vốn
là truyền thống của người Việt từ xưa. Tuy nhiên ở thời phong kiến do quan niệm trọng
nam khinh nữ, quan niệm tình cảm vợ chồng là chuyện riêng tư nên các tác giả thường
ngại bộc lộ tình cảm với vợ một cách trực tiếp qua giấy trắng mực đen, qua văn chương
thì lại càng ít. Tú Xương, đã không ngần ngại nói lên điều đó.
Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ
- Viết về vợ nhưng thực chất Tú Xương đã có phát hiện và cảm thông với nỗi khổ của
người phụ nữ. Đó là nỗi khổ vì cuộc sống cơ cực, vất vả gánh vác lo toan chèo chống cả
một gia đình mà thiếu sự đồng cảm sẻ chia về trách nhiệm. Nhà thơ khẳng định phẩm
6


chất đẹp đẽ của người phụ nữ đó là tấm lòng khoan dung không nề hà trách nhiệm với
gia đình dù phải đối diện với những gian lao trong cuộc sống
–Với bài Thương vợ: Tú Xương đã thể hiện cái nhìn của người khác phái – một nhà nho
đầy tự trọng và một người đàn ông có tình, có ý thức về trách nhiệm của bản thân. Thế
nên, cái nhìn ấy vừa trân trọng vừa xót xa. Qua cái nhìn ấy, chân dung bà Tú hiện lên
hoàn chỉnh: từ quan hệ bươn trải với đời, đến quan hệ với gia đình, từ con người của
công việc làm ăn đảm đang tháo vát đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần
vị tha, xả kỉ. Cái nhìn đó cho thấy nhân cách nhà nho trong sáng, vị tha của Tú Xương
khi ông từ bỏ vẻ cao đạo của thói thường để thấu hiểu cuộc sống đời thường và sẻ chia,
cảm thông với người phụ nữ.
b) Bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi:
- Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc của thi ca trung đại. Với cái nhìn đậm tính ước lệ,
thiên nhiên hiện lên trong văn học trung đại với tư cách là chuẩn mực của cái đẹp đạo
đức. Các tác giả đã “khoanh vùng” một số loài cây, con xếp vào hàng cao quý như:
tùng, trúc, cúc, mai, long, ly, quy, phượng…”Nàng thơ” gần như không chịu hạ cánh
xuống hoa cỏ đồng nội. Nguyễn Trãi cũng đến với thiên nhiên nhưng cách nhìn và cảm

hứng của ông lại hoàn toàn khác. Nó xuất phát tình yêu và niềm say đối với thiên nhiên
nên ông không hề có sự phân biệt đẳng cấp, ngược lại ông còn rất hứng thú với hương
đồng gió nội. Cây chuối dân giã, mộc mạc vì thế mà có chỗ đứng trang trọng trong thơ
ông.
- Vẻ đẹp mà Nguyễn Trãi phát hiện được ở cây chuối trước hết là vẻ đẹp của sức sống,
của tất cả những gì tự nhiên nhất, hồn nhiên nhất như nó vốn có ngoài đời. Cây chuối
“bén” hơi xuân đã tốt lại tốt thêm, tràn trề sinh lực; buồng chuối chín toả hương thơm
nồng nàn, quyến rũ…
- Vẻ đẹp độc đáo rất riêng mà Nguyễn Trãi phát hiện ở cây chuối là vẻ đẹp lãng mạn,
tình tứ. Tàu lá chuối non cuộn tròn được tác giả hình dung như một bức thư tình đang
được phong kín, e ấp, giấu bao tình ý bên trong. Còn gió được hình dung như một gã
tình nhân đa tình say mê, đắm đuối, đầy khao khát nhưng cũng rất ý tứ, trân trọng, nhẹ
nhàng “gượng mở” để khám phá vẻ đẹp của tình yêu.
- Cái mới của Nguyễn Trãi chính là cách nhìn mới, cảm xúc mới so với các tác giả cùng
thời nhưng thực chất nó rất đỗi chân thật, gần gũi, đời thường. Nó có vẻ “khác biệt” so
với quan niệm thẩm mỹ đương thời nhưng nó vẫn nằm trong quy luật của cái Chân,
Thiện, Mỹ; quy luật nhân bản.
4. Đánh giá chung:
- Văn học khuyến khích người nghệ sĩ đổi mới, cách tân nhưng cần có sự kết hợp hài
hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dấu ấn riêng và giá trị chung.
- Yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tác phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy,
phải có sự trải nghiệm sâu sắc, đứng trên lập trường nhân sinh vì con người.
– Cái nhìn độc đáo, sự khám phá riêng của mỗi nhà thơ dù cùng viết về một đề tài chính
là bản chất của nghệ thuật đích thực, là yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo văn chương mà
chỉ những tài năng chân chính mới đủ sức vượt qua.
7


Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng:
“Thơ là tự truyện của khát vọng”.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc cảm nhận bài thơ Tự Tình II
của Hồ Xuân Hương và liên hệ với một số bài ca dao than thân có mở đầu bằng
“Thân em..”, hãy làm sáng tỏ ý kiến.
1. Giải thích ý kiến:
- Tự truyện: Truyện tự kể về chính mình, ở đó bản thân mình vừa là chất liệu để khai
thác, vừa là đối tượng để khám phá, giãi bày.
Thơ là tự truyện của người nghệ sĩ, nhưng không chỉ nói chuyện mình mà từ chuyện
mình vươn tới chuyện người, chuyện đời.
- Khát vọng: Mong muốn, hoài bão, khao khát…thường trực, mãnh liệt trong tâm hồn
con người, hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp ở phía trước.
Khát vọng được thể hiện qua thơ tức là được chuyển tải qua hình thức ngôn ngữ đặc
thù của thơ, qua xúc cảm và sự sáng tạo của tác giả.
=>“Thơ là tự truyện của khát vọng”: Khẳng định đặc trưng và giá trị của thơ.
2. Lý giải mở rộng
- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình.
Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm với những rung động cảm xúc, thái độ của tác giả
trước cuộc đời. Cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc mờ nhòa, nhàn nhạt mà
đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo.
- Sinh ra từ nhu cầu tự tình, giãi bày của người nghệ sĩ, nên mỗi bài thơ chất chứa một
cõi lòng riêng, in đậm dấu ấn riêng của tác giả.
- Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân
chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại.
Mỗi bài thơ không chỉ là tiếng nói riêng của nhà thơ mà còn là tiếng nói đồng điệu. Bạn
đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết của
nhà thơ.
- Cái được giãi bày trong thơ không chỉ dừng lại ở nỗi niềm tâm sự mà quan trong hơn
nó là nguyện ước, mong muốn, khao khát của con người. Khi tiếng lòng riêng của nhà
thơ hoà nhịp với khát vọng muôn đời của nhân loại thì khi đó tác phẩm đạt đến tầm
nhân loại phổ quát, đạt đến giá trị vĩnh hằng.
3. Cảm nhận bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương và liên hệ với một số bài ca

dao than thân có mở đầu bằng “Thân em..”, để làm sáng tỏ ý kiến.
- Tự tình II là “Tự truyện” của Hồ Xuân Hương với những lời tự bạch thật thấm thía và
là tiếng nói của khát vọng mãnh liệt. Vì “Thơ là tất cả” nên những điều tưởng rất nhỏ
bé, riêng tư, sâu kín trong cõi lòng riêng của thi sĩ cũng được phơi trải, giãi bày qua thơ.
- Cái tôi nội cảm của nhân vật trữ tình là cái tôi đau xót, tê tái khi cảm nhận thấm thía bi
kịch thân phận của chính mình. Nữ sĩ tài hoa hơn người, mà cuộc đời oái oăm, trớ trêu
8


chỉ dành cho cay đắng , chua chát. Tình duyên lỡ dở, duyên phận bẽ bàng…(Trơ cái
hồng nhan với nước non. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn…)
- Không cam chịu số phận, nhân vật trữ tình phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt muốn bứt
phá, nổi loạn để vươn lên. Trong tận cùng nỗi đau và sự phản ứng của Hồ Xuân Hương
chính là niềm cháy khát tình yêu và hạnh phúc.
- Nỗi lòng riêng của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng nói chung, là khát vọng tha thiết,
mãnh liệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có quá nhiều bất công ngang trái.
Bởi vậy tiếng thơ của Hồ Xuân Hương rất gần, có sự đồng điệu đặc biệt với những câu
ca dao than thân có mở đầu bằng “Thân em…”
- Nỗi niềm của những người phụ nữ trong những câu ca dao than thân là nỗi khổ trăm
chiều. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ cùng với quan niệm cổ hủ, lễ giáo
khắt khe thì những gì bất công nhất, oái oăm, ngang trái nhất đều dồn lên cuộc đời
người phụ nữ. Họ hoàn toàn không có quyền quyết định số phận của mình mà chỉ phụ
thuộc vào hai chữ “may” hoặc “rủi”.
- Không chỉ là tiếng than về nỗi khổ đau, bất hạnh, qua những bài ca dao có mở đầu
bằng “Thân em..” người đọc thấy có sự tự ý thức sâu sắc về giá trị, về vẻ đẹp của người
phụ nữ (Thân em như tấm lụa đào. Thân em như củ ấu gai. Ruột trong thì trắng vỏ
ngoài thì đen…). Và trên hết mỗi bài ca dao ấy là một khát vọng mãnh liệt được gửi
gắm. Đó là khát vọng được thấu hiểu, đồng điệu, đồng cảm; khát vọng được trân trọng;
khát vọng về tình yêu, hạnh phúc…
- Nỗi niềm, khát vọng của Hồ Xuân Hương hay của những người phụ nữ trong ca dao

không chỉ là tâm tư, tình cảm riêng của cá nhân mà là khát vọng muôn đời của nhân
loại, mang tính nhân bản sâu sắc.
4. Bình luận, đánh giá
-Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm, là nơi con người đối thoại, giãi bày, ngẫm suy về
cuộc đời đồng thời nâng đỡ con người vươn tới khát vọng cao đẹp.
- Nhà thơ giãi bày cõi lòng riêng nhưng đồng thời nói lên tiếng nói chung của con người
qua những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
- Người đọc đến với thơ để lắng nghe tự truyện từ đó nâng mình lên, vươn tới những vẻ
đẹp, những giá trị đích thực của cuộc sống.
“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho
mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
(Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi).
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ
Tràng Giang của Huy Cận. (SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục).
1. Giải thích ý kiến.
- “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác”:
Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn
của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn, là kết quả của quá
9


trình lao động miệt mài, nghiêm túc; là nơi kết tinh tài năng, sáng tạo, tình cảm, tâm
huyết của người nghệ sĩ.
- “Tác phẩm vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong
lòng”:
Tác phẩm là cầu nối giữa nhà văn với bạn đọc. Nhà văn quan sát, cảm nhận thế giới
hiện thực rồi từ đó tái hiện, tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. Đến
lượt tác phẩm lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, với mọi người. Suy
ngẫm, cảm xúc mà người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm sẽ truyền đến người đọc tạo ra
sự rung động, đồng điệu, đồng cảm, tạo ra tiếng nói tri âm giữa tác giả với bạn đọc.

- “Sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng” được truyền đến mọi người tức là tác phẩm
văn học đã có những tác động mạnh mẽ vào cuộc sống. Khi sợi dây truyền của nó là
những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan
điểm nhân văn tích cực giúp họ biết cách điều chỉnh hành vi từ đó hướng tới cách sống
đẹp hơn.
=> Ý kiến trên là sự khẳng định các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong
mối quan hệ: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.
2. Bàn luận mở rộng
- Nhà văn - tác phẩm – người đọc là mối quan hệ tương tác đa chiều. Muốn tác phẩm
có sự tác động mạnh mẽ đến bạn đọc thì trước hết nhà văn phải luôn trau dồi vốn sống,
phải nhạy cảm trước cuộc đời, phải có đời sống tinh thần phong phú và trải nghiệm sâu
sắc; phải có sự kết hợp hài hoà hai yếu tố chân tài và chân tình
- Những tác phẩm văn học đích thực luôn truyền đến cho người đọc những quan điểm
nhân văn tích cực, giúp họ biết thanh lọc tâm hồn và hướng đến cái Chân, Thiện, Mỹ
trong cuộc đời.
3. Phân tích , chứng minh:
HS bám vào hoàn cảnh ra đời và các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của bài thơ để làm rõ
những nội dung sau:
- Tràng Giang là bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng.
- Bài thơ là nơi “kết tinh”, gửi gắm những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc nhất;
những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất; những trăn trở, khát vọng mãnh liệt nhất của
tác giả về con người và cuộc sống. Chúng được kết đọng lại trong nỗi buồn, sầu da diết,
triền miên, mênh mông, vô tận: “buồn vũ trụ” và “sầu nhân thế”.
- Nỗi buồn của nhà thơ xuất phát từ nỗi đau trước hoàn cảnh nước mất nhà tan, từ sự
day dứt trước số phận nhỏ nhoi, mong manh của con người giữa dòng đời sầu thương
vô tận.
- Mặc dù buồn sầu nhưng nỗi buồn của Huy Cận là nỗi buồn đẹp, trong sáng. Nó là nỗi
niềm riêng của tác giả đồng thời cũng là tâm trạng của một thế hệ thanh niên thời vong
quốc. Đó là “nỗi buồn sông núi” trước cảnh nước mất nhà tan, nỗi buồn của một thanh
niên trí thức có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân luôn khao khát hoà nhập với đời, khao

khát được làm gì đó có ý nghĩa nhưng bất lực, bế tắc; nỗi buồn của một cái tôi cô đơn,
bơ vơ luôn khao khát tình đời, tình người…
10


- Với sự chân thành của cảm xúc, sự tinh tế, giàu sức biểu cảm của ngôn từ và hình
ảnh, bài thơ Tràng giang đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả; thực
sự đã gieo vào lòng các thế hệ bạn đọc bao rung động mãnh liệt, đồng điệu, đồng cảm;
gợi dậy ở họ những tình cảm đẹp, giúp họ biết buồn, biết đau, biết day dứt, trăn trở
trước cuộc sống và con người … trong bất cứ hoàn cảnh nào thì đó cũng là điều thành
công nhất của người nghệ sĩ.
3. Đánh giá
- Ý kiến trên không chỉ đúng mà còn sâu sắc thấm thía về giá trị của tác phẩm văn
chương.
- Tràng giang là một minh chứng sống động cho nhận định.
Bàn luận về câu nói của Lamactin“Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ
thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”.
1. Giải thích:
+ Thơ không chỉ là một nghệ thuật: thơ là một nghệ thuật kì diệu nhất của ngôn ngữ,
ngôn ngữ thơ cô động, hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Sự phân dòng và hiệp vần
của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm
sâu của ý thơ.
+ Thơ là sự giải thoát của lòng tôi: thơ là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình
cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.
+ Thơ không chỉ là sản phẩm kì diệu của nghệ thuật ngôn từ mà thơ còn là phương tiện
giao tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ sĩ với đời.
2. Bàn luận:
+ Ý kiến trên nêu lên được đặc trưng cơ bản của thơ
+ Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ hay phải có ngôn
ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Nhưng thơ chỉ tràn ra khi các cung

bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ dâng trào cao độ, đòi hỏi được giãi bày, sẻ chia, cảm
thông…
+ Là tiếng nói tâm hồn được nói một cách nghệ thuật nên thơ dễ lay động hồn người, là
tiếng lòng đi tìm những tiếng lòng đồng điệu
+ Định hướng cho người sáng tác, là căn cứ để đánh giá giá trị của một tác phẩm thơ.
- Học sinh lựa chọn một số tác phẩm thơ đã được học để bày tỏ quan điểm riêng.
Viết truyện ngắn đều phải kiêng kỵ hai điều: hết chuyện là hết văn và hết văn là hết
chuyện.
(Trích Văn học và nhân cách, Nguyễn Thanh Hùng, NXB Văn học, 1994, tr.90)
Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Qua một số truyện ngắn của Văn học
Việt Nam 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn 11 hãy làm sáng tỏ vấn đề.
1. Cách hiểu ý kiến
11


*Giải thích
- Truyện ngắn: Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm
hầu hết các phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của
nó là ngắn.
- Điều phải kiêng kỵ - tránh, không được phép mắc vào của nhà văn khi viết truyện
ngắn: Hết chuyện là hết văn và hết văn là hết chuyện
+ Chuyện: Sự việc được kể lại bằng lời văn.
+ Văn: Ngôn từ, lời kể của tác phẩm văn học.
→ Hết chuyện là hết văn: Sự việc khi đã kể xong mà lời văn của truyện ngắn không có
khả năng gợi suy ngẫm, không còn âm vang trong tâm trí bạn đọc. → Yêu cầu: Chuyện
kể đã hết nhưng điều muốn nói đằng sau câu chuyện, lời kể lại phải bắt đầu. Sự việc
trong truyện ngắn đòi hỏi phải nhiều trữ lượng mới có khả năng khơi gợi ở độc giả
những suy tưởng.
→ Hết văn là hết chuyện: Lời văn dừng, những điều viết ra trên bề nổi câu chữ đã khép
lại là chuyện muốn nói cũng hết. Tác phẩm không để độc giả viết tiếp câu chuyện,

không đặt ra được những chuyện nhân sinh → Yêu cầu: Lối viết trong truyện ngắn phải
có khả năng tạo nhiều vùng trắng, dồn nén, có độ mở lớn.
→ Từ chỗ nêu ra những điều nhà văn phải kiêng kỵ, ý kiến đã đề cập đến yêu cầu về
phẩm chất quan trọng gắn với đặc trưng của thể loại truyện ngắn: Tác phẩm đã dừng
nhưng những sự việc, lời văn lại có khả năng khơi gợi, nói được nhiều điều.
* Cơ sở lí luận văn học
- Đặc trưng của văn chương nghệ thuật: quá trình sáng tác văn học chính là quá trình kí
hiệu hóa, nhà văn phản ánh đời sống và tư tưởng tình cảm của mình thông qua hình
tượng nghệ thuật. Hơn nữa văn chương coi trọng tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại. Truyện
ngắn nói riêng và văn học nói chung không chỉ nói ở những điều viết ra trên bề mặt câu
chữ mà còn nói ở tầng sâu, tầng chìm từ những vùng trống, chỗ trắng, khoảng im lặng
giữa các con chữ, lời văn.
- Đặc trưng của thể loại truyện ngắn: Truyện ngắn là ngắn nên tất cả phải cô đặc, dồn
nén. Bởi vậy mỗi sự việc, chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, hành văn ...trong truyện ngắn đều
phải có sức chứa lớn, có dư lượng dồi dào hơn nhiều những gì trên bề mặt…
2. Làm sáng tỏ vấn đề qua một số truyện ngắn của Văn học Việt Nam 1930-1945
trong chương trình Ngữ văn 11
Thí sinh phải chọn đúng một số truyện ngắn theo yêu cầu và bám sát đề khi phân tích để
làm nổi bật được vấn đề: Chuyện kể của tác phẩm đã hết, câu chữ đã dừng nhưng tác
phẩm không khép kín bưng mà lại có khả năng mở ra được nhiều điều.
3. Bàn luận mở rộng và ý nghĩa của vấn đề.
12




×