Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Presentation1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.98 KB, 27 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI
VỚI CƠ QUAN CÔNG TÁC”


1. Lý do hình thành đề tài

 Trong 5 năm qua số lượng công chức nghỉ việc của Thành phố HCM chiếm hơn
1/3 số lượng công chức nghỉ việc của cả nước.

 Hiện tượng công chức “đứng núi này trông núi nọ”.
 Yêu cầu trình độ cán bộ khi Việt Nam gia nhập WTO và cạnh tranh về nguồn
nhân lực đối với khu vực tư.


2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

 Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của
công chức thành phố Hồ Chí Minh đối với cơ quan công tác; Đo lường mức độ
ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự trung thành của công chức.

 Câu hỏi nghiên cứu: các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự trung thành của công chức
thành phố Hồ Chí Minh đối với cơ quan công tác?


2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của công chức
thành phố Hồ Chí Minh đối với cơ quan công tác, yếu tố nào quan


trọng nhất?


2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Sự trung thành của công chức thành phố Hồ Chí Minh đối với cơ quan
công tác có khác nhau khi vị trí công tác, thu nhập, giới tính, độ tuổi, trình độ
chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, … khác nhau?
Làm thế nào để công chức thành phố Hồ Chí Minh trung thành hơn đối
với cơ quan công tác?


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của công
chức thành phố Hồ Chí Minh đối với cơ quan công tác.
Phạm vi nghiên cứu: Công chức thuộc biên chế hành chính của
các cơ quan nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh.


4. Cơ sở lý thuyết

Một số khái niệm có liên quan:
- Công chức.
- Công vụ.
- Công sở.
- Cơ quan sử dụng công chức.
- Cơ quan quản lý công chức.
- Vị trí việc làm công chức.



3. Cơ sở lý thuyết(tt)
Các lý thuyết về nhu cầu:
 Nhu cầu theo thứ bậc Maslow.
 Học thuyết X, Y của McGregor và Z của Ouchi
 Lý thuyết ERG của Clayton Alderfer
 Thuyết nhu cầu giành được của David I. McClelland.
 Lý thuyết 2 nhân tố (Two-factor theory) của Frederick Herzberg.


3. Cơ sở lý thuyết(tt)

Một số vấn đề về lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức:



Khái niệm.



Lợi ích của việc xây dựng và duy trì lòng trung thành của nhân viên.


3. Cơ sở lý thuyết(tt)

Tổng kết một số cứu trước:
 Trần Thị Kim Dung, Trần Hoài Nam (2005), Nhu cầu, sự thoả mãn của nhân
viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức, Đề tài NCKH Cấp bộ, Trường ĐH Kinh
tế TPHCM .
 Nguyễn Văn Điệp (2007), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết

của nhân viên Liên hiệp hợp tác xã thương mại Tp.HCM, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học kinh tế TP.HCM.


3. Cơ sở lý thuyết(tt)

Trần Thị Kim Dung & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Ảnh hưởng của văn hóa tổ
chức và phong cách lãnh đạo đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung
thành của họ đối với tổ chức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại
học kinh tế TP.HCM.
Nhận xét: Các nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu một cách tổng quát một
mặt nào đó mà không nghiên cứu sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung
thành của nhân viên đối với tổ chức, công ty như thế nào. Đồng thời, các nghiên
cứu này chỉ tập trung vào lĩnh vực tư, sản xuất kinh doanh có những sự khác biệt
nhất định so với lĩnh vực công mà cụ thể là công chức.


3. Cơ sở lý thuyết(tt)

Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành:
Thu nhập
Điều kiện làm việc phù hợp
Sự phù hợp mục tiêu lý tưởng
Hỗ trợ từ cấp trên
Đồng nghiệp ủng hộ
Điều kiện thăng tiến
Trao quyền
Các vấn đề cá nhân
Tính chất công việc



3. Cơ sở lý thuyết (tt)

Thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu”
Thang đo các thành phần độc lập:
 Thu nhập
 Điều kiện làm việc phù hợp
 Sự phù hợp mục tiêu lý tưởng
 Hỗ trợ từ cấp trên
 Đồng nghiệp ủng hộ
 Điều kiện thăng tiến
 Trao quyền
 Các vấn đề cá nhân
 Tính chất công việc
Thang đo về sự trung thành.


3. Cơ sở lý thuyết(tt)
Mô hình nghiên cứu:
Sự trung thành = β0 + β1 * Thu nhập cao + β2 * Điều kiện làm việc
thuận lợi + β3 * Sự phù hợp mục tiêu + β4 * Hỗ trợ từ cấp trên + β5 *
Đồng nghiệp ủng hộ + β6 * Điều kiện thăng tiến + β7 * Trao quyền + β8
* Các vấn đề cá nhân + β9 * Tính chất công việc.


4. Phương pháp nghiên cứu. Sơ đồ nghiên cứu


Giai đoạn 1:


 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khẳng định và bổ sung những
tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá
trình nghiên cứu định lượng.


Giai đoạn 2:

 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Từ các biến đo lường ở giai đoạn
nghiên cứu định tính, xác định các nhân tố và các thuộc tính đo lường. Sau khi
hiệu chỉnh thang đo cuối cùng được sử dụng cho phỏng vấn chính thức.


Mẫu và thông tin mẫu
 Khảo sát định lượng thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng
chọn mẫu là công chức hiện đang làm việc trong các cơ quan nhà nước của
Thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.
 Phương pháp lấy mẫu chọn ngẫu nhiên một số cán bộ công chức tại Uỷ ban nhân
dân một số xã - phường, phòng ban cấp huyện, đơn vị cấp sở.


4. Phương pháp nghiên cứu (tt)

Thu thập và phân tích dữ liệu: sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng
phần mềm SPSS 16.0 và AMOS 16.0. Tiến hành kiểm định thông qua các bước:

 Bước

1: Tiến hành phân tích các nhân tố khám phá (EFA) bằng phầm mềm

SPSS. Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số

Cronbach Alpha và độ giá trị (factor loading);


4. Phương pháp nghiên cứu (tt)
 Bước 2: Tiến hành phân tích nhân tố khẳng định (CFA) bằng phầm mềm SPSS,
AMOS. Kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mô
hình. Tiếp theo thực hiện kiểm định T-Test & phân tích ANOVA (Analysis Of
Variance) giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình
cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài
nhóm cụ thể.


5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của luận văn bao gồm 5 chương :
Chương 1: Tổng quan sẽ bao gồm các nội dung chính như lý
do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề
tài.


5. Kết cấu của đề tài (tt)

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu bao gồm các nội dung như
một số lý thuyết về lòng trung thành của nhân viên, các thành phần liên quan đến
sự trung thành của nhân viên (như: thu nhập cao, điều kiện làm việc thuận lợi, sự
phù hợp mục tiêu, hỗ trợ từ cấp trên, đồng nghiệp ủng hộ, khen thưởng công
bằng, trao quyền, . . .). Mô hình nghiên cứu.


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm những nội dung: trình bày phương pháp nghiên cứu chi tiết, kết quả nghiên cứu định tính, hiệu chỉnh thang đo,

thông tin mẫu.

5. Kết cấu của đề tài(tt)

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm những nội dung: trình bày
phương pháp nghiên cứu chi tiết, kết quả nghiên cứu định tính, hiệu chỉnh
thang đo, thông tin mẫu.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu sẽ bao gồm những nội dung phân tích dữ liệu
và trình bày kết quả phân tích dữ liệu.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị sẽ bao gồm những nội dung: tóm tắt và
thảo luận kết quả nghiên cứu, đóng góp của đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
và đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn, hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần chỉ ra cơ sở khoa học giúp các cơ quan nhà nước sẽ tập trung nguồn lực
cần thiết để điều chỉnh hoặc xây dựng các chính sách về công chức cho phù hợp
tránh tình trạng kêu gọi, động viên về mặt tinh thần xem nhẹ yếu tố vật chất, hạn
chế sử dụng công cụ hành chính, các nguyên tắc mang tính quyền lực.


6. Ý nghĩa của đề tài (tt)
Đưa ra những phương thức kích thích, động viên công chức đúng
đắn, nhằm giữ chân được công chức giỏi cho cơ quan nhà nước
vừa thu hút được người tài tham gia vào làm việc tại các cơ
quan nhà nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×