Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến : Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.05 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện ……………….
Tôi ghi tên dưới đây :
STT

Họ và Tên

Chức
vụ

Đơn vị

Tỷ lệ (%) đóng góp
vào việc tạo ra
sáng kiến

1

Hoàng Công Kiểm

Giáo
viên

Trường Tiểu học
…………….

100 %



1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “Một số phương pháp dạy từ
vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ”
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:
“Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ” trường Tiểu
học Phú Đình
3. Ngày sáng kiến được áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến :
4.1. Nội dung của sáng kiến:
4.1.1. Thực trạng :
Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với
các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú. Bởi
vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ, được sử dụng
cho hoạt động giao tiếp. Do vậy, việc nắm vững vốn từ đã học để vận dụng là việc
làm rất quan trọng.
Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04
tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Về
phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ
học qua loa, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều.Về
1


phía phụ huynh học sinh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn
các em tự học ở nhà. Bởi vì đây là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng
biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học
sinh.
Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học
sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng
tiếng Việt, có viết trong vở viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý

thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các
em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học
sinh đâm ra chán học và bỏ quên. Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của
học sinh.
Sau khi phân tích những nguyên nhân làm cho học sinh ngại học tiếng Anh,
thường xuyên không thuộc bài và việc dạy từ vựng ở trường tiểu học chưa đạt hiệu
quả cao, tôi quyết định thử áp dụng một số kinh nghiệm dạy từ vựng của mình qua
những năm đứng lớp, để cuối năm so sánh với kết quả ban đầu.

4.1.2. Biện pháp:
1/ Tiến hành giới thiệu từ mới:
* Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong
việc dạy từ vựng, gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ
điểm vừa mới được giới thiệu.
Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự:
nghe, nói, đọc, viết, giúp cho học sinh có một thói quen học từ mới một cách tốt
nhất:
- Bước 1: “nghe” : cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu.
- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần, giáo viên mới yêu
cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, giáo viên cho cả lớp nhắc lại
trước, sau đó mới gọi cá nhân.
- Bước 3: “đọc”, giáo viên viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó
để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới.
- Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi, giáo
viên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.

2


2/ Kiểm tra và củng cố từ mới:

Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải
thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các phương pháp kiểm tra và củng cố sẽ
khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Sau đây là các phương
pháp kiểm tra từ mới:
a) Visual (nhìn): cho học sinh nhìn tranh ảnh, vẽ phác hoạ cho các em nhìn. Để
các em đoán từ.
e.g. a car

e.g. a flower

b) Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ. Để các em đoán từ.
e.g. bored

e.g. (to) jump

Teacher looks at watch, makes bored
face

T. jumps
T. asks, “What am I doing?”

T. asks, “How do I feel”

c) Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được. Để các
em đoán từ
e.g. ruler , eraser
T. brings a ruler and an eraser into
the class.
T. asks, “What’s this?”


e.g. open , close
T. opens and closes the door
T. says, “Tell me about the door:
it’s..........what?”

d) Example (ví dụ) : Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ về một chủ
đề
e.g. toys
Give me some examples of toys.

e.g. family members
T. asks “ Can you tell me about
your family ? ”

3


5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để áp dụng được các phương pháp này hiệu quả, trong khi dạy từ mới phải
ghi nhớ các điểm sau: Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng
cách cho các em viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể
quan sát được toàn bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài trước ở nhà. Để
học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa chọn các
phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh nhất,
mang lại hiệu quả cao nhất, sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được, viết
được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia
đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó,
thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả:
Vào đầu năm học và cuối năm học, tôi cho học sinh Khối lớp 3 làm bài kiểm
tra từ vựng, tôi yêu cầu các em nối từ tiếng Anh với nghĩa từ tiếng Việt, dịch từ
sang tiếng Việt, dịch từ sang tiếng Anh. Cuối cùng tôi thu được kết quả như sau:
Kiểm tra đầu năm
Lớp

TSHS

Nối từ

Dịch sang tiếng Việt

Dịch sang tiếng Anh

3A

28

12

15

10

3B

30

15


11

8

3C

31

18

20

13

3D

12

7

5

2

Kiểm tra cuối năm
Lớp

TSHS


Nối từ

Dịch sang tiếng Việt

Dịch sang tiếng Anh

3A

28

25

22

20

3B

30

26

22

22

3C

31


26

24

20

3D

12

12

10

10

Ngoài kết quả trên, các hoạt động dạy và học trên lớp cũng có những chuyển
biến tích cực :
4


- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh đầu tiếp thu kiến thức chưa nhanh đã có thể sử dụng được từ
vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh tiếp thu tương đối nhanh đã có thể
sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
- Khối lớp 3 có 100% học sinh hoàn thành nội dung môn học Tiếng Anh năm học
2018 – 2019.
Qua một năm học, với sáng kiến về “Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng

Anh cho học sinh lớp 3 ” , kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết
quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh Khối lớp 3 trường Tiểu học Phú Đình, tôi
đã đạt được kết quả rất khả quan đối với bộ môn mình được phân công giảng dạy.
Tuy nhiên việc học Tiếng Anh ở các trường tiểu học nói chung và Trường Tiểu
học Phú Đình nói riêng, còn gặp nhiều khó khăn trong việc học và sử dụng từ
vựng, đặc biệt là với những học sinh mới làm quen với môn học Tiếng Anh như
học sinh lớp 3. Vì vậy tôi rất mong sáng kiến về “Một số phương pháp dạy từ
vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ” nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng
sáng kiến huyện, để sáng kiến của tôi trở nên hoàn thiện hơn, được áp dụng rộng
rãi hơn trong những năm học tiếp theo.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……………... , ngày 23 tháng 5 năm
2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Hoàng Công Kiểm

5



×