Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tin học 10 Bài 14 Khái niệm về soạn thảo văn bản theo định hướng phát triển năng lực.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.58 KB, 8 trang )

Bài 14: KHÁI NIỆM VỀ HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN
Số tiết: 3(2 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập)
Ngày soạn: 10 tháng 12 năm 2018
Tiết theo phân phối chương trình: 39, 40, 43
Tuần dạy: 20, 22
I. Mục tiêu học tập
1. Về kiến thức:
- Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan
đến việc trình bày văn bản.
- Có khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
- Biết cách gõ văn bản chữ Việt, bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ Việt, …
- Hiểu một số qui ước trong soạn thảo văn bản.
2. Về kỹ năng: Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản. Nắm
được chữ Việt trong soạn thảo văn bản
3. Về thái độ: Rèn đức tính cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chuyên biệt: Biết cách gõ văn bản chữ Việt, bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ
Việt.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV

– Giáo án, một số văn bản minh hoạ.
– Tổ chức hoạt động theo nhóm.

2. Chuẩn bị của HS

– Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.

III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp.


2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Cho học sinh biết việc soạn thảo bằng máy tính với việc soạn thảo bằng
phương tiện truyền thống là thao tác soạn thảo trên máy tính nhanh hơn, đẹp hơn, tiện lợi
hơn ... các phương tiện truyền thống
- Phương thức:
+ Nêu vấn đề.
+ Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Dự kiến sản phẩm: Biết cách nhập (gõ) chữ Việt vào máy tính
1


- Cách thức tiến hành:
B1: Em hiểu thế nào là soạn thảo văn bản? và hãy so sánh văn bản soạn thảo bằng máy
tính và viết tay?
B2: Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến: Là các công việc liên quan đến văn bản như:
soạn thông báo, đơn từ, báo cáo, viết bài trên lớp,..
Văn bản soạn thảo bằng máy tính thì dễ sửa chữa, trình bày đẹp, in được nhiều bản, lưu
trữ lâu dài…
B3: GV đánh giá, dẫn dắt vào bài: Giới thiệu một ứng dụng của tin học trong công tác văn
phòng là soạn thảo văn bản và các chức năng chung của soạn thảo văn bản.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
- Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng): Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn
bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
- Phương thức: Đàm thoại gợi mở.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của
HS

Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao
nhiệm vụ cho học sinh

Bước 2: Tiếp nhận 1. Các chức năng chung
và thực hiện nhiệm của hệ soạn thảo văn bản.
Trình chiếu một số loại văn bản học vụ được giao
Hệ soạn thảo văn bản là
sinh quan sát. Đưa ra yêu cầu: thế Thực hiện nhiệm một phần mềm ứng dụng
nào là hệ soạn thảo văn bản, hệ soạn vụ trong 3 phút.
cho phép thực hiện các thao
thảo văn bản có các chức năng gì.
tác liên quan đến công việc
soạn thảo văn bản: gõ văn
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Bước 4: Nghiên
bản, sửa đổi, trình bày, lưu
HS nêu ý kiến của bản thân và thảo cứu, tìm hiểu tài
trữ và in văn bản.
luận với các bạn bên cạnh để chỉnh liệu, trao đổi, thảo
a. Nhập và lưu trữ văn
sửa và bổ sung cho nhau.
luận, trình bày, báo
bản.
- Soạn thảo văn bản bằng máy tính: cáo sản phẩm
- Soạn thảo văn bản nhanh

dễ sửa chữa, trình bày đẹp, in được
nhiều bản, có thể lưu trữ lâu dài...
- Quan sát và trả lời. Hệ soạn thảo
văn bản có các chức năng sau:
+ Nhập và sửa đổi văn bản.

- Có thể lưu trữ lại để tiếp
tục hoàn thiện hay in ra
giấy.
b. Sửa đổi văn bản:

+ Trình bày kiểu chữ.

- Sửa đổi kí tự và từ

+ Chèn ảnh...

- Sửa đổi cấu trúc văn bản

Bước 5. Nhận xét, đánh giá hoạt
động, sản phẩm của HS
- Chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác
cho HS.

c. Trình bày văn bản.
- Khả năng định dạng kí
tự
- Khả năng định dạng
2



- Bổ sung thêm chức năng: tìm kiếm,
sắp xếp, thay thế, ...

đoạn văn bản
- Khả năng định dang
trang văn bản

- Kết luận về các chức năng chung
của hệ soạn thảo văn bản.

d. Một số chức năng
khác
- Tìm kiếm và thay thế.
- Cho phép gõ tắt hoặc tự
động sửa lỗi khi gõ sai.
- Tự động đánh số trang,
phân biệt trang chẵn và
trang lẻ.
- Chèn hình ảnh và kí hiệu
đặc biệt vào văn bản.
- Tạo chữ nghệ thuật trong
văn bản, in ấn …

Hoạt động 2: Một số qui ước trong việc gõ văn bản.
- Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng): Hiểu một số qui ước trong soạn thảo văn bản. Cung
cấp cho học sinh các đơn vị xử lí trong văn bản và một số qui ước trong việc gõ văn
bản, qua đó rèn cho học sinh văn hóa soạn thảo.
- Phương thức: Đàm thoại gợi mở.
- Cách thức tiến hành:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động
của HS

Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao nhiệm Bước 2: Tiếp
vụ cho học sinh
nhận và thực
Ngày nay, chúng ta tiếp xúc nhiều với các hiện nhiệm vụ
văn bản được gõ trên máy tính, trong số được giao

2. Một số qui ước trong
việc gõ văn bản.

đó có nhiều văn bản không tuân theo các
quy ước chung của việc soạn thảo, gây ra
sự không nhất quán và thiếu tôn trọng
người đọc. Một yêu cầu quan trọng khi
bắt đầu soạn thảo văn bản là phải tôn
trọng các quy định chung này để văn bản
soạn thảo được nhất quán và khoa học.

- Kí tự (character).

HS thực hiện
nhiệm
vụ
trong 5 phút.


Bước 4:
Nghiên cứu,
tìm hiểu tài
liệu, trao đổi,
Giáo viên trình chiếu mẫu văn bản và yêu thảo luận,
cầu học sinh:
trình bày, báo
- Cho biết các đơn vị xử lí trong văn cáo sản phẩm
bản?
-

Các văn bản soạn thảo có tuân theo

a. Các đơn vị xử lí trong
văn bản.
- Từ (word).
- Câu (sentence).
- Dòng (line).
- Đoạn văn bản (paragraph)
- Trang (page).
b. Một số qui ước trong
việc gõ văn bản.
- Các dấu ngắt câu như: (.),
(,), (:), (;), (!), (?), phải

3


qui ước nào không?

-

được đặt sát vào từ đứng
trước nó, tiếp theo là một
dấu cách nếu sau đó vẫn
còn nội dung.

Tại sao cần phải có những qui ước
trên?

Bước 3: Dự kiến sản phẩm

- Giữa các từ chỉ dùng một
kí tự trống để phân cách.
Giữa các đoạn cũng chỉ
xuống dòng bằng một lần
Enter.

HS nêu ý kiến của bản thân và thảo luận
với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ
sung cho nhau.
-

Học sinh trình bày các đơn vị xử lí
trong văn bản và nêu ví dụ minh
hoạ.

-

Có, học sinh trình bày các qui ước

trong soạn thảo văn bản.

-

Có những qui ước đó nhằm để văn
bản được nhất quán và có hình
thức hợp lí

Các dấu mở ngoặc, đóng
ngoặc, … phải được đặt sát
vào bên trái (bên phải) của
từ đầu tiên và từ cuối cùng.

Bước 5. Nhận xét, đánh giá hoạt động,
sản phẩm của HS
GV đánh giá quá trình hoạt động của HS.
GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác
cho HS.
Chú ý: Đôi khi vì lí do thẩm mĩ, người ta
không theo các qui ước này.

Hoạt động 3: Chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
- Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng): Có khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ
Việt trong soạn thảo văn bản. Biết cách gõ văn bản chữ Việt, bộ mã chữ Việt, bộ
phông chữ Việt, …
- Phương thức: Đàm thoại gợi mở.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động

của HS

Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao nhiệm Bước 2: Tiếp
vụ cho học sinh
nhận và thực
hiện nhiệm vụ
GV đặt vấn đề
được giao
- Theo em việc xử lí chữ việt trong
máy tính gồm có những công việc HS thực hiện
nhiệm
vụ
chính nào?
trong 5 phút.
- Bàn phím máy tính thông thường

Nội dung chính
3. Chữ Việt trong soạn
thảo văn bản.
a. Xử lí chữ Việt trong
máy tính:
Bao gồm các việc chính sau:
- Nhập văn bản chữ Việt
vào máy tính.

4


có các phím chữ Việt không?
-


- Lưu trữ, hiển thị và in ấn
văn bản chữ Việt.

Muốn soạn thảo văn bản bằng chữ
Việt máy tính cần phải chương
trình gì?

-

b. Gõ chữ Việt:
Hai kiểu gõ chữ Việt phổ
biến như hiện nay là:

Theo em chương trình hỗ trợ gõ
chữ Việt là gì?

-

Hãy kể tên những chương trình hỗ
trợ gõ chữ Việt mà em biết. Có
mấy cách gõ chữ Việt?

Bước 3: Dự kiến sản phẩm
HS nêu ý kiến của bản thân và thảo luận
với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ
sung cho nhau.
-

Nhập được văn bản bằng Tiếng

Việt, lưu trữ nó.

-

Bàn phím không có phím chữ Việt

-

Máy tính cần phải có phần mềm xử
lí chữ Việt trong môi trường máy
tính.

-

Là chương trình điều khiển để máy
tính nhận biết được kí tự chữ Việt

Bước 4:
Nghiên cứu,
tìm hiểu tài
liệu, trao đổi,
thảo luận,
trình bày, báo
cáo sản phẩm

Chương trình Vietkey, Unikey, ... Có hai
cách gõ phổ biến hiện nay là: Telex và
VNI
Bước 5. Nhận xét, đánh giá hoạt động,
sản phẩm của HS

GV đánh giá quá trình hoạt động của HS.
GV giới thiệu:
-

Giới thiệu về một chương trình hỗ
trợ gõ tiếng Việt

-

Giới thiệu một số bộ mã chữ Việt:

-

Trình bày chức năng của bộ phông
chữ Việt.

- Kiểu Telex
- Kiểu VNI.
c. Bộ mã chữ Việt:
- Bộ mã chữ Việt dựa trên
bộ mã ASCII: TCVN3,
VNI.
- Bộ mã chung cho các
ngôn ngữ và quốc gia:
Unicode.
d. Bộ phông chữ Việt.
- Phông dùng cho bộ mã
TCVN3 được đặt tên với
tiếp đầu ngữ: .Vn như:
.VnTime, .VnArial, …

- Phông dùng bộ mã VNI
được đặt tên với tiếp đầu
ngữ VNI– như: VNI–
Times, VNI–Helve, …
- Phông dùng bộ mã
Unicode: Times New
Roman, Arial, Tahoma,

e. Các phần mềm hỗ trợ
tiếng Việt:
Hiện nay, đã có một số phần
mềm tiện ích như kiểm tra
chính tả, sắp xếp, nhận dạng
chữ Việt, … đã và đang
được phát triển.

Mỗi bộ phông tương ứng với một bộ mã.
3.3. Hoạt động luyện tập
-

Mục tiêu:
• Biết một số qui ước trong việc gõ văn bản.
• Không nên dùng nhiều bộ mã trong một văn bản.
• Không nên dùng quá nhiều phông chữ trong một văn bản.
5


-

Phương thức: tóm tắt bằng sơ đồ


- Dự kiến sản phẩm:

1. Chức năng chính của Word là gì?
2. Hãy sắp xếp các việc sao cho đúng trình tự thường được thực hiện khi soạn thảo văn
bản trên máy tính: chỉnh sửa, in ấn, gõ văn bản, trình bày.
3. Khi trình bày văn bản, không thực hiện việc nào dưới đây?
a) Thay đổi khoảng cách giữa các đoạn.
b) Sửa chính tả
c) Chọn cỡ chữ
d) Thay đổi hướng giấy
4. Vì sao bộ mã Unicode có thể dùng chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế
giới?
5. Cần phải cài đặt những gì để có thể soạn thảo văn bản chữ Việt?
6. Giao diện của Word thuộc loại nào: dòng lệnh; bảng chọn?
7. Tổ hợp phím ghi ở bên phải một số mục trong bảng chọn dùng để làm gì?
8. Muốn huỷ bỏ một thao tác vừa thực hiện, ta có thể dùng những thao tác nào?
9. Muốn lưu văn bản vào đĩa, ta có thể dùng những thao tác nào?
10. Để xoá phần văn bản được chọn và ghi vào bộ nhớ đệm, ta dùng những thao tác nào?
11. Để chèn nội dung có trong bộ nhớ đệm vào văn bản, ta dùng những thao tác nào?
12. Hãy cho biết trong đoạn văn sau đây có những lỗi nào không tuân thủ qui ước soạn
thảo:
Thánh Giăng-đi có một phương châm :“ Chinh phục được mọi người ai cũng cho là
khó, nhưng tạo được tình thương , lòng nhân đạo ,sự thông cảm giữa con người với con
người lại càng khó hơn ” . (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế).
Hướng dẫn:
1. Soạn thảo văn bản
2. Gõ văn bản → chỉnh sửa → trình bày → in ấn.
3. Sửa chính tả
4. Bộ mã Unicode dùng 2 byte để mã hoá, nên số lượng kí tự có thể mã hoá là 2 16, đủ để

mã hoá các kí tự của mọi quốc gia trên thế giới.
5. Cần phải cài đặt:
+ Phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt
+ Phông chữ tiếng Việt 6. bảng chọn
7. phím tắt để thực hiện lệnh tương ứng
8. + nháy chuột vào nút
+ nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z

6


9. + chọn lệnh File → Save
+ nhấn tổ hợp phím Ctrl + S
+ nháy chuột vào nút
10. + chọn thẻ Home → cut (nhóm Clipboard)
+ nhấn tổ hợp phím Ctrl + X
11.+ chọn thẻ Home → paste (nhóm Clipboard)
+ nhấn tổ hợp phím Ctrl + V
12. Các dấu ngắt câu, dấu nháy, dấu mở ngoặc không đúng với qui ước soạn thảo văn bản
3.4. Hoạt động vận dụng:
-

Mục tiêu: Biết bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ VIệt

-

Phương thức:
+ Phát vấn, câu hỏi, bài tập trắc nghiệm
+ Hoạt động cá nhân, nhóm.


-

Dự kiến sản phẩm: Giải được một số câu hỏi trắc nghiệm GV đưa ra.

Câu 1.Unicode là bộ mã gì?
A. Tiêu chuẩn Việt Nam;

B. Bộ mã chuẩn quốc tế;

C. Bộ mã 32 bit;

D. Bộ mã chứa cả các kí tự tượng hình;

Câu 2.Kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là?
A. Telex và Vni;

B. VNI



C. Unicode

TCVN3;

D. TCVN3
Telex



Câu 3.Công việc nào sau đây là một trong những chức năng trình bày văn bản?

A. Thay thế các từ trong văn bản;

B. Chèn hình ảnh vào văn bản;

C. Tạo phụ lục, chú thích;

D. Định dạng khoảng cách giữa các kí tự trong
từ;

Câu 4.Hai bộ mã chữ Việt phổ biến dựa trên bộ mã ASCII là 2 bộ mã nào?
A. VNI và TCVN3;

B. VNI và UNICODE;

C. UNICODE và TCVN3;

D. TCVN3 và ABC;

Câu 5.Phông nào sau đây ứng với bộ mã Unicode:
A. .VnArial;

B. VNI-Time;

C. Arial;

D. VNI-Franko;

Câu 6.Định dạng tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang là thuộc khả năng định dạng nào?
A. Khả năng định dạng đoạn;


B. Khả năng định dạng trang;
7


C. Khả năng định dạng bảng;

D. Khả năng định dạng kí tự;

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Tìm hiểu sự khác biệt khi ta soạn thảo văn bản đúng theo các qui ước trên và
không theo các qui ước trên.

Tập Sơn, ngày ….. tháng …. năm 20…..
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tổ phó

Nguyễn Thanh Khương

8



×