Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tổng quan chẩn đoán và điều tri K ruột non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.93 KB, 19 trang )

1
TỔNG QUAN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ RUỘT NON
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SBA

Small Bowel Adenocarcinoma

CLVT

cắt lớp vi tính


2
MỤC LỤC
Contents


3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù ruột non có chiều dài chiếm 75% và diện tích bề mặt lớn nhất đến
90% ống tiêu hóa nhưng ung thư ruột non chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các ung
thư đường tiêu hóa, khoảng 5% theo từng nghiên cứu [2], ít hơn ung thư đại
tràng đến 50 lần. Hầu hết ung thư ruột non là adenocarcinoma (33%), và
carcinoid (37.4%), lymphoma (17.3%), stromal tumar (8.4%) [3]. Tá tràng chiếm
tỷ lệ cao nhất trong ung thư ruột non (46-82 % tổng số ca) tiếp theo là hỗng tràng
(17-31%) và hồi tràng (7 – 21%) [4].
Ung thư ruột non thường được chẩn đoán muộn, ở những bệnh nhân có độ
tuổi trung bình 66, với 85% bệnh nhân có độ tuổi sau 50 [2], do các triệu chứng
không điển hình, mơ hồ, kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn muộn cũng khó chẩn
đoán, mặt khác các phương pháp cận lâm sàng cũng không đặc hiệu. Nội soi
viên nang (capsual endoscopy) có thể cải thiện được thời gian chẩn đoán bệnh,


tuy nhiên đó là kĩ thuật mới và có chi phí cao. Các nghiên cứu cho thấy, việc cải
thiện kỹ thuật mổ cắt bỏ khối u cùng 8-10 hạch bạch huyết liên quan, phối hợp
điều trị hóa trị bổ trợ, miễn dịch, nâng cao thể trạng có thể cải thiện được kết quả
điều trị [5].
Mục tiêu:
- Trình bày triệu chứng chẩn đoán và cập nhật phương pháp cận lâm sàng
mới giúp chẩn đoán ung thư ruột non.
- Trình bày các phương pháp điều trị ung thư ruột non.


4
NỘI DUNG
1. Cấu tạo giải phẫu ruột non
Là phần ống tiêu hóa đi từ dạ dày đến manh tràng, bao gồm một phần nhỏ cố
định là tá tràng, và phần lớn di động là hỗng tràng và hồi tràng.
1.1.

Tá tràng

Hình 1: tá tràng ở tại chỗ (nguồn: Atlats giải phẫu người hình 319)
1.1.1. Hình thể ngoài và liên quan
Tá tràng dài khoảng 12 đốt ngón tay (25cm) là khúc ngắn nhất rộng nhất cố
định nhất của ruột non, đường kính 15-17 mm.
Vị trí: tá tràng nằm sát thành bụng sau, trước cột sống, các mạch máu lớn và
thận phải, một phần ở trên rễ mạc treo đại tràng ngang. Tá tràng có hình chữ C
ôm lấy đầu tụy chia làm 4 khúc [1].


5
1.1.2. Cấu tạo


Hình 1: cấu tạo thành ống tiêu hóa
(nguồn: />Giống các đoạn khác của ống tiêu hóa, thành tá tràng và ruột non nói chug có
5 lớp từ ngoài vào trong:
- Áo thanh mạc: là phúc mạng tạng bao bọc ngoài cùng.
- Lớp dưới thanh mạc: mô liên kết mỏng dính thanh mạc vào lớp cơ.
- Áo cơ: của tá tràng và của phần đầu hồi tràng dày hơn phần cuối gồm 2
lớp cơ trơn: lớp cơ dọc mỏng ở ngoài, lớp cơ vòng dày ở trong.
- Lớp dưới niêm mạc: là mô liên kết lỏng lẻo chứa nhiều mạch máu và thần
kinh.
- Lớp niêm mạc có lá cơ niêm (màng đáy) lót ở dưới [1].
1.1.3. Động tĩnh mạch
Động mạch nuôi tá tràng:
- Động mạch tá tụy dưới tách ra từ động mạch mạch treo tràng trên.
- Động mạch tá tụy trên tách ra từ động mạch thân tạng
Tĩnh mạch: đi cùng với động mạch
1.2.

Hỗng tràng và hồi tràng


6
1.2.1. Hình thể ngoài và liên quan
• Kích thước
Hỗng tràng dài khoảng 5.8 m, hồi tràng khoảng 0,7 m thay đổi từng
người khác nhau. Chiều trộng các quai đầu rộng tới 3cm, các quai cuối bé dần
còn khoảng 2cm [1].
• Liên quan
Khối hỗng hồi tràng nằm lọt trong khung đại tràng, chiếm phần giữa
và bên trái ổ bụng, đè lên trước đại tràng trái.

- ở trên: với đại tràng ngang và mạc treo đại tràng ngang
- ở dưới: với các tạng trong chậu hông bé (trực tràng, bang quang và các
tạng sinh dục ở nữ).
- ở trước: các quai ruột non bị che phủ bởi phần xuống của mạc nối lớn (hay
dây chằng vị đại tràng).
- ở sau: các quai ruột nằm áp vào thành bụng sau, liên quan đến các mạch
và các tạng ở thành bụng sau.
- ở bên phải: liên quan với manh trùng tràng và đại tràng lên
- ở bên trái: các quai ruột nằm đè lên đại tràng xuống và nằm sát thành
bụng trước bên [1].


7
Hình 2: Ruột non
(nguồn />1.2.2. Cấu tạo: tương tự với cấu yaoj tá tràng
1.2.3. Mạc treo ruột non
Mạc treo tiểu tràng là nếp phúc mạc treo hỗng hồi tràng vào thành bụng sau,
đồng thời cũng mang mạch máu đến nuôi ruột.
1.2.4. Động mạch
Ruột non nhận máu từ động mạch mạc treo tràng trên. Động mạch mạc treo
tràng trên là nhánh của động mạch chủ bụng, chạy trước phần ngang tá tràng đi
vào hai lá của mạc treo ruột, tận cùng bằng động mạch hồi tràng cách góc hồi
manh tràng khoảng 80 cm. Trên đường đi cho các nhánh bên:
- Về phía trái: cho các nhánh bên nuôi dưỡng hỗng tràng và hồi tràng.
- Về phía phải cho các nhánh:
+ Ðộng mạch tá tuỵ dưới nối với động mạch tá tuỵ trên (nhánh của động
mạch vị tá tràng) để nuôi dưỡng đầu tuỵ và tá tràng.
+ Ðộng mạch kết tràng giữa: cho nhánh nối với động mạch kết tràng trái (của
động mạch mạc treo tràng trên) nuôi dưỡng kết tràng ngang (đôi khi không có
động mạch kết tràng giữa).

+ Ðộng mạch kết tràng phải.
+ Ðộng mạch hồi kết tràng: nuôi dưỡng hồi tràng, kết tràng lên, manh tràng
và ruột thừa.
1.2.5. Tĩnh mạch
Các nhánh tĩnh mạch của hỗng tràng và hồi tràng đổ về tĩnh mạch mạc treo
tràng trên nằm bên phải động mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch này họp tĩnh
mạch lách tạo thành tĩnh mạch cửa.
1.2.6. Bạch huyết


8
Chuỗi hạch bạch huyết mạc treo tràng trên đi theo các động tĩnh mạch cùng
tên, thu nhận bạch huyết của cùng địa hạt các mạch đó. Bạch huyết từ từ các
mạch bạch huyết của hỗng hồi tràng tập trung ở các hạch cạnh ruột, nằm cạnh bờ
ruột của mạc treo ruột non. Rồi từ đó qua các hạch trung gian để đổ vào các hạch
mạc treo tràng trên [1].
2. Các yếu tố nguy cơ
Trái ngược với ung thư đại trực tràng, các nghiên cứu về sinh bệnh học của
SBA bị hạn chế do tỷ lệ gặp ít.
- Uống rượu và hút thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ SBA. Các nghiên cứu
khác đã báo cáo một sự gia tăng nguy cơ trong số những người tiêu dùng cao
đường, carbohydrates tinh luyện, thịt đỏ hoặc thức ăn hun khói, trong khi giảm
nguy cơ với cà phê, rau xanh, trái cây [4].
- Bệnh Crohn, bệnh Celiac đều liên quan đến viêm ruột non. SBA ưu tiên phát
triển trên các vị trí viêm lâu dài. Phân tích của Canavan C cho thấy nguy cơ
tương đối cho bệnh nhân mắc bệnh Crohn 33,2 lần so với bệnh nhân nói chung
[9]. Tuy nhiên sự phát triển của SBA trong bệnh Crohn là vấn đề còn đang tranh
luận.
- Yếu tố di truyền:
Nhiều bệnh ung thư ruột non có những thay đổi cụ thể về gen, nhưng

thường không rõ nguyên nhân gây ra những thay đổi này. Đôi khi chúng có thể
được thừa kế từ cha mẹ hoặc chúng có thể do những thứ như rượu hoặc chế độ
ăn có nhiều thịt đỏ. Nhưng đôi khi những thay đổi gen dẫn đến ung thư ruột non
dường như không có lý do rõ ràng. Nhiều thay đổi có lẽ chỉ là đôi khi xảy ra
ngẫu nhiên bên trong một tế bào, mà không có nguyên nhân bên ngoài. Thay đổi


9
gen bên trong tế bào có thể tích tụ trong suốt cuộc đời của một người, điều này
có thể giúp giải thích tại sao ung thư ruột non ảnh hưởng lớn đến người cao tuổi
[4], [5].
3. Triệu chứng chẩn đoán
3.1.

Triệu chứng
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng rất nghèo nàn và không đặc hiệu, khoảng một nửa bệnh

nhân ung thư tá tràng không có triệu chứng, những bệnh nhân ung thư hỗng
tràng và hồi tràng có một vài biểu hiện bệnh khá mơ hồ: có máu trong phân, đau
quạn bụng mơ hồ, cơn đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn, sụt cân giảm cân
không rõ nguyên nhân [4], [5], các triệu chứng tắc ruột chủ yếu thấy trong ung
thư hỗng tràng và hồi tràng.
Ở giai đoạn muộn khi khối u lớn và xâm lấn, di căn đến các cơ quan, biểu
hiện chủ yếu là tắc ruột. Có khi biểu hiện bệnh cơ quan di căn đến.
3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng
• Chụp Xquang ống tiêu hóa có uống thuốc cản quang.
Đối với ung thư ruột non, có thể chụp X quang toàn bộ hệ tiêu hóa, bao
gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và trực tràng. Chụp Xquang có thể hiện
hình ư thực quản, dạ dày và ruột non và có thể nhìn thấy các khối u hoặc các khu

vực bất thường khác [6].
• Chụp CLVT


10
Chụp CLVT là phương pháp chẩn đoán hiệu quả, tương đối rẻ tiền. Qua
phim chụp có thể được đo kích thước của khối u, xác định khối u có di căn xa
không, như di căn gan, phổi hay các cơ quan khác. Đôi khi, một loại thuốc
nhuộm đặc biệt (ICG) được gọi là môi trường tương phản được đưavào bệnh
nhân trước khi quét để cung cấp hình ảnh chi tiết hơn. Thuốc nhuộm này có thể
được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân hoặc uống [6].
• Nội soi:
 Nội soi dạ dày – tá tràng
Chỉ phát hiện đưuọc những khối u ở tá tràng hoặc gần sát với tá tràng, do
ống soi không đi hết được chiều dài ruột non.
 Nội soi đại trực tràng
Chỉ phát hiện được khối u ở đoạn cuối của hồi tràng, nếu khối u to, do
máy soi không đưa lên cao được.
 DBE - double-balloon entoroscopy (nội soi kép)
Là phương pháp mới, sử dụng hệ thống kiểm tra ruột non DBS bao gồm một
máy tính lớn, một ống kính dài 200 cm, một ống dẫn dài 145 cm và một máy
bơm không khí. DBE được thực hiện thông qua đường từ miệng xuống, hậu môn
lên hoặc cả hai cách tiếp cận được xác định bởi vị trí ước tính của các tổn thương
nghi ngờ, qua nội soi có thể lấy bệnh phẩm làm sinh thiết.
 VCE- Video Capsural Entoroscopy (nội soi viên nang)
Là phương pháp hữu hiệu để phát hiện không chỉ u ruột non mà hầu hết
các bệnh lý khác của đường ruột, cho phép quan sát hầu hết đưuọc ruột, đánh giá


được tổn thương, tuy không lấy được bệnh phẩm và giá thành còn rất cao [6].

Các xét nghiệm Macker ung thư: Xét nghiệm CEA và CA 19.9, đặc biệt là trong
trường hợp bệnh tiến triển, vì mức độ của các macker này có giá trị tiên lượng
bệnh [6].


11
• Giải phẫu bệnh:
Bằng sinh thiết qua nội soi, hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u
cùng nạo vét hạch sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư ruột non, mức độ biệt hóa
ung thư ruột non, giúp cho tiên lượng được kết quả điều trị bệnh [6].
3.2.

Chẩn đoán
3.2.1. Chẩn đoán xác định
Để chẩn đoán xác định bệnh rất khó do bệnh ít gặp các triệu chứng lâm

sàng và cận lâm sàng không điển hình. Xác chẩn dưạ vào các bằng chứng sinh
thiết làm giải phẫu bệnh hoặc mô bệnh học sau khi cắt bỏ khối u.
Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khi khối u đã có biến
chứng hoặc di căn xa.
3.2.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
• Phân loại theo TNM
- Khối u (Tumor - T)
Tx: u không xác định
T0: không có bằng chứng khối u
Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ, tế bào ung thư chỉ có ở 1 vùng nhỏ, không lây
lan.
T1a: khối u ở lớp niêm mạc, chưa xuyên qua màng đáy của tế bào ruột non.
T1b: khối ở đến lớp dưới niêm mạc.
T2: khối u đến lớp cơ

T3: khối u qua lớp cơ, đến lớp thanh mạc
T4: khối u xuyên qua lớp thanh mạc, xâm lấn cơ quan xung quanh.
- Hạch vùng (Node –N):
Nx: không xác định được hạch bạch huyết vùng.
N0: không có di căn hạch vùng.
N1: di căn 1-3 hạch vùng.
N2: di căn trên 3 hạch vùng.
- Di căn xa (Metastasic – M)
Mx: không xác định có di căn xa.
M0: không di căn xa.
M1: có di căn căn xa


12
• Phân giai đoạn bệnh: Theo AJCC lần 8 2017, phân giai đoạn gần giống với ung
thư đại tràng:
- Giai đoạn I: bao gồm các khối u tại chỗ, ngay lớp niêm mạc và dưới niêm mạc,
có thể sâu đến lớp cơ trơn và không có di căn xa (T1 hoặc T2, N0, M0).
- Giai đoạn II: bao gồm các khối u với sự xâm lấn của màng dưới, màng bụng
hoặc các cơ quan hoặc cấu trúc khác mà không có di căn (T3 hoặc T4, N0, M0).
- Giai đoạn III: khối u di căn hạch bạch huyết không có di căn xa (T bất kì, N1
hoặc N2, M0)
- Giai đoạn IV bao gồm tất cả các trường hợp di căn xa, chẳng hạn như gan, phổi,
phúc mạc và xa, không khu vực, hạch bạch huyết di căn (T bất kì, N bất Kì, M1)
[6].
Khoảng 6–12% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn I, 27–37% ở giai
đoạn II, 21–27% giai đoạn III và 32-37% giai đoạn IV [6]. [7].
• Phân độ mức độ biệt hóa của khối u
So sánh mô ung thư với mô khỏe mạnh. Mô khỏe mạnh thường chứa nhiều
loại tế bào khác nhau được nhóm lại với nhau. Nếu ung thư trông giống như mô

lành mạnh và chứa các nhóm tế bào khác nhau, nó được gọi là “biệt hóa” hoặc
“khối u cấp thấp”. Nếu mô ung thư trông rất khác với mô khỏe mạnh, nó được
gọi là “biệt hóa kém” hoặc “ khối u cao cấp”. Phân loại ung thư theo mức độ biệt
hóa có thể giúp bác sĩ dự đoán ung thư sẽ lây lan nhanh đến mức nào. Nói chung,
mức độ của khối u càng thấp thì tiên lượng càng tốt.
- GX: Không thể xác định được khối u.
- G1: Các tế bào trông gần giống như tế bào mô bình thường (biệt hóa cao).
- G2: Các tế bào có phần khác nhau (biệt hóa tốt).
- G3: Các tế bào trông rất khác với các ô bình thường (biệt hóa kém).
- G4: Các tế bào hầu như không giống tế bào bình thường (không biệt hóa)
[7].
4. Điều trị


13
Nguyên tắc điều trị:
Điều trị đa mô thức: phẫu thuật, hóa trị bổ trợ, miễn dịch, dinh dưỡng nâng
cao thể trạng, giảm đau.
Tùy theo từng giai đoạn bệnh cụ thể mà có phương án điều trị thích hợp
4.1.

Điều trị phẫu thuật
4.1.1. Phẫu thuật tiệt căn
Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị chính. Phẫu thuật cắt bỏ

khối u kèm theo số lượng hạch được nạo vét liên quan mật thiết đến kết quả điều
trị.
• Đối với các khối u tá tràng:
Phẫu thuật Whipple nên được thực hiện cho một khối u nằm ở D2 tá tràng,
hoặc cho một khối u thâm nhiễm ở D1 hoặc D4 tá. Ngoài ra, cần cắt bỏ nhóm

hạch bạch huyết quanh tá tràng, quanh tụy, và nhóm gan và nhóm hạch bên phải
động mạch mạc treo tràng trên.
Phẫu thuật cắt bỏ tá tràng đơn độc có thể được thực hiện cho một khối u đầu
gần hoặc đầu xa của tá tràng mà không xâm nhập các cơ quan lân cận, mặc dù
thực tế là phương pháp này có tiên lượng kém [7].
• Khối u ở hỗng tràng và hồi tràng
Đối với các khối u hỗng tràng và hồi tràng, phải được thực hiện cắt bỏ khối
u và hạch bạch huyết. Nếu khối u ở đoạn cuối hồi tràng hoặc ở van Bauhin thì


14
phải cắt bỏ hồi tràng hoặc đại tràng phải cùng với nạo vét đầy đủ hạch bạch
huyết [6].
Tỷ lệ tái phát xa và tại chỗ sau phẫu thuật gặp ở 86 và 18% các trường hợp.
Trong giai đoạn sớm, tái phát tại chỗ gặp nhiều hơn nhưng nhìn chung tất cả các
giai đoạn tái phát toàn thân vẫn chiếm ưu thế [6].
4.1.2. Phẫu thuật tạm thời
Khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn (giai đoạn 4), đã có di căn xa, không còn
khả năng phẫu thuật tiệt căn , chỉ có thể can thiệp tối thiểu.
Trường hợp khối lớn, gây tắc ruột, có di căn xa, không thể cắt bỏ thì tiến
hành nối tắt, tạo đường thông từ quai ruột phía trên xuống dưới.
Ung thư tá tràng xâm lấn, không còn khả năng cắt bỏ: mở thông hỗng tràng
nuôi ăn.
4.2.

Hóa trị bổ trợ
Các hóa chất thường dùng 5-fluorouracil và leucovorin hoặc kết hợp 5-

fluorouracil, leucovorin và oxaliplatin (FOLFOX) [8].



Khối u chưa di căn

Hóa trị bổ trợ không có lợi ích rõ ràng đối với ung thư ở giai đoạn I, II,
ngược lại hóa trị còn làm suy giảm sức khỏe và tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân
sau mổ cắt khôi u. Ở giai đoạn III hóa trị lại làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong
(thời gian sống trung bình 42,4 so với 26,1 tháng) [9].


15
Trong ung thư tá tràng, nằm sau phúc mạc, có thể thục hiện hóa xạ trị bổ trợ
có kết quả tốt hơn so với hóa trị (thời gian sống trung bình là 48.9 so với 43.5
tháng) [9].


Ung thư di căn xa:

Theo các nghiên cứu điều trị hóa trị với ung thư di can xa: ỷ lệ đáp ứng tổng
thể từ 6 đến 50% và tỷ lệ kiểm soát bệnh từ 37-67% tùy theo từng nghiên cứu.
Hóa trị liệu toàn thân có liên quan đến tỷ lệ sống trung bình không tiến triển cao
hơn đáng kể và tỷ lệ sống chung (6 tháng so với 1 tháng và 9–19 so với 2–13
tháng, tương ứng) [7], [9].

Ung thư di căn phúc mạc
Các nghiên cứu lâm sàng trong ung thư ruột non đã chứng minh rằng ung
thư di căn phúc mạc tương đối kháng với điều trị toàn thân so với các di căn
khác, chẳng hạn như gan.
4.3.

Miễn dịch


- Kháng thể đơn dòng cũng có thể được sử dụng như một liệu pháp miễn dịch. Ví
dụ, một số kháng thể đơn dòng gắn với các protein cụ thể trên các tế bào ung thư
để hệ thống miễn dịch có thể tìm và tiêu diệt các tế bào đó.
- Các liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu: cũng giúp hệ miễn dịch tiêu diệt các tế
bào ung thư. Hầu hết các liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu được đưa ra sau
hoặc cùng lúc với một điều trị ung thư khác, chẳng hạn như hóa trị hoặc xạ trị.
Hai liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu chung là:
+ Interferons: Interferon giúp hệ thống miễn dịch chống lại ung thư và có thể
làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Một loại interferon được tạo ra


16
trong phòng thí nghiệm được gọi là interferon alpha đây là loại interferon phổ
biến nhất được sử dụng trong điều trị ung thư.
+ Interleukins: Interleukin giúp hệ thống miễn dịch tạo ra các tế bào tiêu diệt
ung thư. Một interleukin được thực hiện trong phòng thí nghiệm được gọi là
interleukin-2, IL-2, hoặc aldesleukin (Proleukin).
4.4.

Chăm sóc giảm nhẹ
Bệnh nhân thường được điều trị ung thư và điều trị để giảm bớt tác dụng

phụ thuốc cùng một lúc. Phương pháp điều trị giảm nhẹ thường bao gồm thuốc,
hỗ trợ dinh dưỡng, kỹ thuật thư giãn, hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ tinh thần và các liệu
pháp khác [6].
5. Tiên lượng
Tiên lượng bệnh dựa vào nhiều yếu tố: hoàn cảnh kinh tế, tuổi, phương
pháp điều trị và quan trọng nhất là giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm cho tất cả
bệnh nhân ung thư ruột non dao động từ 14 đến 33% [6], [7], [8].

Tỷ lệ sống sau 5 năm là 50-60% cho giai đoạn I, 40–55% cho giai đoạn II,
10–40% cho giai đoạn III và 3–5% cho giai đoạn IV [7].
Ở giai đoạn III số lượng di căn các hạch bạch huyết có liên quan đến tỷ lệ
sống trên 5 năm, 58% nếu ít hơn ba hạch và 37% nếu lớn hơn hoặc bằng ba hạch
[6], [10].
Ngoài giai đoạn, một số yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm giới
tính nam, tuổi gìa, chủng tộc da đen, triệu chứng khi được chẩn đoán, ung thư ở


17
tá tràng, albumin huyết thanh thấp, CEA cao hoặc CA 19.9, ung thư biểu mô kém
biệt hóa [6], [10].
Một trong những dấu hiệu tiên lượng quan trong nhất cho các trường hợp
được phẫu thuật là nạo vét hạch di căn. Tiên lượng cải thiện đáng kể đối với
những bệnh nhân tăng nạo vét hạch. Khi nạo vét trên 8 hạch bạch huyết, tỷ lệ
sống sau 5 năm tăng đáng kể từ 65,3 đến 80,3% ở giai đoạn I, từ 55 đến 69,9%
cho giai đoạn II và 40 đến 45,1% cho bệnh giai đoạn III [10].
Bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến tá tràng có tiên lượng xấu hơn có thể một
phần do nạo vét hạch bạch huyết không đầy đủ. Khi có ít nhất 8 hạch bạch huyết
bị loại bỏ, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống giữa bệnh nhân ung thư
hỗng-hồi tràng và ung thư tá tràng ở mỗi giai đoạn bệnh, trong khi đó có sự khác
biệt đáng kể giữa vị trí khối u [10].




×