Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hướng dẫn đăng ký tài khoản paypal từ A đến Z 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.05 KB, 18 trang )

Hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal đầy đủ & mới nhất
2019
Chào các bạn, Với các bạn tham gia kiếm tiền trên mạng
(MMO) thì không thể thiếu tài khoản PayPal sử dụng khi nhận, gửi
tiền giao dịch online.

PayPal là 1 cổng thanh toán trực tuyến nổi tiếng và phổ biến
trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều website cho phép thanh toán
trực tuyến thông qua tài khoản PayPal để thực hiện các giao
dịch trên mạng.
PayPal sẽ là cầu nối trung gian giúp liên kết đến số tiền bạn có
trong các tài khoản ngân hàng (Bank Account), thẻ tín dụng
(Credit Card), thẻ ghi nợ (Debit Card)… để tiến hành các giao dịch
online.
Làm thế nào để đăng ký PayPal ? Đăng ký PayPal có khó
không ? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tài khoản PayPal là
gì và hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal đầy đủ nhất theo giao
diện mới nhất 2019 tại thời điểm viết bài.
A. PayPal là gì ?


PayPal là một cổng thanh toán trực tuyến nhằm hỗ trợ thanh
toán, giao dịch qua mạng Internet được an toàn và thuận tiện.
PayPal là một hình thức trung gian, giúp kết nối trực tiếp đến
tài khoản ngân hàng của bạn để thực hiện các giao dịch online.
Tài khoản PayPal khi bạn đăng ký chính là địa chỉ email bạn sử
dụng khi đăng ký.
PayPal đã được thành lập vào tháng 12 năm 1998 với tên ban
đầu là Confinity, một công ty phát triển phần mềm bảo mật cho
các thiết bị cầm tay được thành lập bởi Max Levchin, Peter Thiel,
Luke Nosek và Ken Howery.


PayPal được phát triển và thành lập như một dịch vụ chuyển
tiền tại Confinity vào năm 1999, được tài trợ bởi John Malloy từ
BlueRun Ventures. Khi sở hữu một tài khoản PayPal, bạn có thể
chuyển tiền vào tài khoản này để thanh toán online hoặc nhận
tiền từ các công ty nước ngoài và rút tiền về tài khoản ngân hàng
Việt Nam dễ dàng.
Nếu bạn hay giao dịch online, mình khuyên bạn hãy đăng ký
ngay một tài khoản PayPal.
B. Cách sử dụng PayPal
Sau khi bạn đã đăng ký và verify (xác thực) tài khoản PayPal
bằng thẻ Visa thành công, PayPal sẽ tự liên kết với thẻ của bạn.
Mỗi khi cần thanh toán và giao dịch bằng tài khoản PayPal, bạn
chỉ cần sử dụng địa chỉ email đăng ký và PayPal sẽ tự rút tiền từ
tài khoản thẻ của bạn ra.
Bạn có thể chuyển tiền cho tài khoản PayPal khác hay thanh
toán mua hàng trực tuyến nếu nơi bán hàng có hỗ trợ thanh toán
qua PayPal.


C. Ưu điểm của PayPal
PayPal là cổng thanh toán trực tuyến. Bạn có thể gửi tiền vào
và rút tiền ra rất dễ dàng. Chi phí đăng ký và duy trì tài khoản
PayPal là hoàn toàn miễn phí.
Bạn không phải lo mất phí duy trì tài khoản PayPal hàng năm
giống như thẻ Payoneer. Cho phép liên kết thẻ tín dụng hoặc tài
khoản ngân hàng vào tài khoản PayPal. An toàn, bảo mật cao và
uy tín.
Thông thường, khi bạn giao dịch trực tuyến bằng thẻ Visa/
MasterCard, bạn cần cung cấp thông tin thẻ của bạn (số thẻ, số
tài khoản & 3 chữ số CVV) và thanh toán qua trang web. Nếu

website đó bị hack và thông tin thẻ của bạn bị lộ ra ngoài, chắc
chắn tài khoản thẻ Visa/ MasterCard của bạn sẽ bị rút tiền ra mà
bạn không biết.
Hiểu được điều đó nên PayPal sẽ là nơi trung gian và bạn chỉ
cần liên kết thẻ vào tài khoản PayPal của bạn. Khi thanh toán, bạn
chọn thanh toán qua PayPal, đăng nhập vào tài khoản PayPal của
bạn và giao dịch.
PayPal sẽ tự động trừ tiền trong thẻ mà bạn đã nhập vào và
thanh toán cho tài khoản PayPal nơi bạn muốn giao dịch.
Như vậy, mọi giao dịch của bạn sẽ được thực hiện qua PayPal
và bạn sẽ không bị lộ thông tin thẻ. Thậm chí, nếu bạn bị hack
mất tài khoản và đã chuyển tiền cho tài khoản khác, bạn có thể
yêu cầu PayPal lấy lại tiền cho bạn.
D. Chuẩn bị đăng ký tài khoản PayPal
Để đăng ký tài khoản PayPal, bạn cần chuẩn bị: 01 địa chỉ
email đang hoạt động. Mình thường dùng địa chỉ Gmail cho tiện
lợi. 01 thẻ Visa/ MasterCard có ít nhất 2$ trong tài khoản để verify
xác thực tài khoản.
Nếu chưa có, bạn xem hướng dẫn làm thẻ Visa/ MasterCard tại
đây. CMTND/ thẻ căn cước/ hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe của
bạn. 01 số điện thoại cá nhân.
Khi bạn đăng ký thành công tài khoản PayPal, bạn cần phải
xác nhận số điện thoại và email. Riêng với thẻ Visa, mục đích của
việc xác nhận là giúp bạn nhận và chuyển tiền >500$ trở lên, nếu
chưa xác nhận thì bạn chỉ được giao dịch ở mức dưới 500$.


Điều quan trong nhất đó là PayPal rất dễ limited (khóa tài
khoản). Vì thế mình khuyên bạn nên xác nhận Visa để tránh các
rắc rối sau này.

E. Các bước đăng ký tài khoản PayPal
Hiện nay, PayPal đã cập nhật giao diện mới, đơn giản hơn,
chuyên nghiệp hơn, thân thiện với người dùng.
Để giúp các bạn có thể tạo và xác minh tài khoản PayPal một
cách dễ dàng, mình sẽ hướng dẫn các bạn đăng ký PayPal Bài viết
hướng dẫn bạn cách tạo tài khoản PayPal Personal, nếu bạn muốn
đăng ký tài khoản PayPal Business (dạng seller), bạn tham khảo
hướng dẫn tại đây.
Bước 1: Bạn truy cập trang chủ PayPal và nhấn vào Sign Up
hoặc Sign Up Now:

Bước 2: Bạn lựa chọn Buy with PayPal, nhấn nút Get Started để
tiếp tục.


Có 2 loại tài khoản PayPal:
Buy with PayPal và Receive payments with PayPal
- Buy with PayPal: loại tài khoản thông dụng nhất, dùng cho
những tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, nó vẫn có thể nhận tiền và
chuyển tiền được nhé.
- Receive payments with PayPal: Dùng cho các công ty, tổ chức,
tập thể, cá nhân kinh doanh bất kỳ một mặt hàng (hợp pháp) nào.
Nếu bạn giao dịch với số tiền lớn có thể dùng cái này. Tuy nhiên
nếu bạn kiếm tiền online qui mô nhỏ thì không cần thiết dùng cái
này vì theo mình biết nó tính phí thì phải.
Bước 3: Khai báo thông tin cá nhân gồm: thông tin quốc gia
(PayPal tự dò địa chỉ đăng ký từ Việt Nam và chọn sẵn), địa chỉ
email, mật khẩu, họ và tên. Sau đó nhấn Next.
Lưu ý: Mật khẩu gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có ít nhất 1 kí tự
đặc biệt %, &, $, #. Bạn nhớ lưu lại mật khẩu kẻo quên nhé!

Trong đó:
Family name: họ của bạn.
Middle name: tên đệm, tên lót của bạn.
Given name: tên của bạn.
Bước 4: Bạn điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân của
mình gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại. Tham khảo cách điền thông
tin của mình nhé.


Sau đó, bạn chọn đồng ý với các điều kiện sử dụng rồi nhấn Agree
and create account.
Trong đó:
Ngày tháng năm sinh: nhập theo dạng tháng/ngày/năm.
(MM/DD/YYYY)
Natiton ID: số CMTND của bạn. bạn có thể chọn GPLX hoặc
Passport và điền số tương ứng.


Địa chỉ: địa chỉ nơi bạn đang sống. (phường/xã, thị trấn, quận
huyện, thành phố)
Mã Zip Code: mã bưu chính của tỉnh/thành nơi bạn đang sống.
Gồm 6 chữ số.
Mobile: số điện thoại bạn sử dụng dạng +84xxxxxxxxx.
Bước 5: Thêm thẻ Visa/ MasterCard của bạn vào (nếu có). Liên kết
tài khoản PayPal với 1 thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc thẻ
MasterCard mà bạn có bằng cách nhấp vào Add a card to start
using your PayPal account.

Nếu điền đầy đủ thông tin thẻ thì mới có thể sử dụng tài khoản
ngay lập tức. Thông tin thẻ bao gồm: 16 số ở mặt trước của thẻ.

Tháng & năm hết hạn của thẻ. 3 số CSC ở mặt sau của thẻ. CHÚ
Ý: 3 thông tin này cần được bảo mật và bạn không được cung cấp


cho bất cứ ai, vì có 3 thông tin này họ có thể tiêu tiền trong thẻ
của bạn.

Sau khi điền, bạn nhấn Link Card hoặc có thể bỏ qua làm sau I’ll
do it later.
Thẻ của bạn đã được add vào tài khoản PayPal. (lúc này PayPal
vẫn chưa trừ tiền, bước xác thực bên dưới thì PayPal mới trừ tiền
nhé)
Lưu ý:
PayPal cho phép bạn add các loại thẻ thanh toán quốc
tế: Prepaid (trả trước), Debit (ghi nợ) hay Credit (tín dụng).
Bạn có thể thêm 1 trong 4 loại thẻ Visa, MasterCard, American
Express, Discover đều được cả.
Các ngân hàng hay được sử dụng là Techcombank, ACB, Đông
Á, Eximbank, Vietcombank.


Các loại thẻ ATM nội địa không dùng được với PayPal.
Thông trên thẻ bao gồm 16 chữ số mã thẻ, ngày hết hạn (theo
dạng 12/2012, nếu thẻ có 2 ngày thì bạn xem ở ngày gần nhất), 3
chữ số bảo mật (CSC, riêng thẻ American Express là 4 số) và tên
chủ thẻ.
Tên chủ thẻ phải trùng với tên với tên tài khoản của PayPal.

Bước 6: Sau khi liên kết thẻ với tài khoản PayPal, quá trình đăng
ký của bạn coi như đã hoàn tất.

Bạn đăng nhập vào PayPal, tại giao diện sẽ hiển thị yêu cầu bạn
xác nhận địa chỉ email hoặc kiểm tra hòm mail.
Bạn click vào Confirm Your Email Address

Nhấn Yes, this is my email


Hoặc, PayPal sẽ gửi cho bạn 1 email thông báo Active Your
PayPal Account, bạn mở email và click vào Click to active your
account


Bạn nhập password mà bạn đã lựa chọn ở để xác nhận email
chính chủ nhé.

Nhấn Confirm Email Address


Bạn cần phải xác thực số điện thoại. Nhấn Next

Tin nhắn chứa mã số được gửi tới điện thoại của bạn. Bạn nhập
mã số rồi nhấn Continue


Quá trình đăng ký và xác nhận đã thành công, PayPal sẽ đưa bạn
về trang My Account. Như vậy là kết thúc quá trình đăng ký tài
khoản PayPal rồi nhé.
F. Hướng dẫn verify tài khoản PayPal
Sau khi đã đăng ký tài khoản PayPal thành công, để tài khoản
có thể hoạt động ổn định, không bị giới hạn tiền và dễ dàng khi

thanh toán, bạn cần xác thực thẻ Visa của bạn với PayPal.
Đối với các thanh toán chấp nhận PayPal, bạn chỉ cần đăng
nhập PayPal và thanh toán, tiền sẽ tự trừ vào thẻ của bạn, chứ
không cần điền thông tin thẻ.
Đối với các tài khoản PayPal ở Việt Nam, nếu bạn không
verify tài khoản của bạn sẽ bị khóa sau khi dùng 1 vài tuần.
Sau khi đăng nhập, bạn chọn nút Wallet, hoặc kéo xuống phía
dưới chọn mục Bank accounts and cards => nhấn vào thẻ Visa/
MasterCard bạn muốn xác thực.

Nhấn Confirm your card


PayPal hướng dẫn bạn thực hiện 2 bước:
+ Yêu cầu mã code, sau khi bạn yêu cầu thì PP sẽ tự động trừ
$1.95 ~ 50k vào tài khoản thẻ của bạn. Sau khi xác thực thẻ
thành công, họ sẽ hoàn trả lại số tiền đó vào tài khoản thẻ của
bạn.(có thể gần 1 tuần sau bạn mới nhận được nhưng cứ yên
tâm).
+ Điền mã code để xác thực thành công.
Nhấn Get a Code


Mã code gồm 4 chữ số 4-digit code. Mình sẽ chỉ cho bạn 4 mã số
này lấy ở đâu ở phía dưới.
Mã 4-digit code để xác thực PayPal lấy ở đâu?
Mã PIN 4 chữ số dùng để verify PayPal được gửi dưới dạng:
PayPal*1234 CODE hoặc PP*1234 CODE
4 cách giúp bạn tìm được mã PIN
+Tin nhắn của ngân hàng gửi về – bạn phải đăng ký dịch vụ

SMS Banking của ngân hàng mới nhận được tin nhắn thông báo
về tài khoản
+ Bạn tìm trong phần lịch sử thanh toán của ngân hàng điện tử
– bạn phải đăng ký dịch vụ Internet Banking của ngân hàng mới
có thể truy cập được. Hãy kiểm tra Internet Banking để lấy mã.
+ Bạn gọi trực tiếp lên số điện thoại hỗ trợ của ngân hàng,
cung cấp các thông tin cần thiết, nhân viên ngân hàng sẽ đọc 4
mã code này cho bạn.
+ Kiểm tra trong phần mô tả hóa đơn giao dịch.
Chú ý: mã xác nhận nằm trong phần mô tả giao dịch.


Nếu bạn không đăng ký Internet Banking hoặc thông báo nhận
được không có mã, hãy gọi điện lên tổng đài của ngân hàng phát
hành thẻ và hỏi mã số xác nhận PayPal, họ sẽ cung cấp cho bạn.
Trường hợp này hay xảy ra với VCB, bạn cần gọi điện lên hỏi mới
biết mã số.
Số tổng đài hỗ trợ 24/7 in ngay trên thẻ, bạn có thể gọi điện bất
cứ lúc nào.

Ví dụ code 1757 nằm trong thông báo tin nhắn của TPBank .Ví dụ
code 1757 nằm trong thông báo giao dịch ở Internet Banking của
TPBank

OK, sau khi đã có 4 số này rồi, tiếp tục bạn chọn Enter the code to
confirm your card Điền 4 số digit-code và nhấn Confirm.


Thông báo Card đã được confirmed.


Như vậy là bạn đã verify tài khoản PayPal thành công.
Từ giờ khi thanh toán giao dịch quốc tế, bạn chỉ cần chọn
phương thức thanh toán là PayPal. Cực kỳ an toàn và thuận tiện !


G. Các câu hỏi thường gặp với PayPal
PayPal là gì ?
PayPal là cổng thanh toán trực tuyến quốc tế đóng vai trò
trung gian giữa tài khoản/ thẻ ngân hàng và giao dịch online mà
bạn muốn thực hiện. Điều này giúp cho tài khoản/ thẻ của bạn
được bảo mật an toàn hơn.
Tài khoản PayPal là gì ?
Chính là địa chỉ email mà bạn dùng để đăng ký PayPal. Thường
dùng Gmail để tạo tài khoản.
Có mấy loại tài khoản PayPal ?
PayPal có 2 loại tài khoản cho người dùng đăng ký: Tài khoản
PayPal Personal và Tài khoản PayPal Business. Tùy theo mục đich
sử dụng mà bạn đăng ký đúng loại tài khoản.
Nên dùng PayPal hay Payoneer để giao dịch online ?
Bạn nên đăng ký cả hai, sẽ hỗ trợ rất nhiều khi thanh toán quốc
tế, nhất là khi kiếm tiền online.

Lời kết
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn lập tài khoản PayPal theo
giao diện mới nhất 2019. Quá trình sử dụng PayPal trong giao dịch
online sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tài khoản này. Chúc bạn thành
công!




×