Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.3 KB, 21 trang )

Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển rất nhanh, tốc độ công nghiệp
hóa – hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Do vậy, việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ
tầng là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Việc thúc đẩy mạng xây dựng công trình
cho các khu vực như: thành phố, khu công nghiệp, cầu vượt, thủy lợi – thủy
điện, đường hầm, công trình đòi hỏi độ chính xác cao nhằm phát triển kinh tế là
một điều kiện tất yếu. Để thực hiện tốt những công trình này với độ chính xác
cao, đòi hỏi phải có các bản thiết kế và quy hoạch. Trắc địa đóng vai trò quan
trọng ngay từ giai đọan khảo sát, thiết kế, thi công công trình cho đến khi công
trình được đưa vào sử dụng cũng cần trắc địa trong công việc quan trắc, biến
dạng công trình.
Trong phạm vi thực tập môn học sinh viên áp dụng những kiến thức đã
học của môn Trắc địa công trình, Quan trắc biến dạng công trình, Xây dựng lưới
Trắc địa, Trắc địa công trình giao thông thủy lợi và Đồ án trắc địa công trình
giao thông thủy lợi.
Mỗi nhóm sẽ tiến hành làm các công việc:









Kiểm nghiệm máy móc thiết bị.
Thiết kế, đo đạc, tính toán bình sai lưới thi công cầu.
Triển điểm và hoàn nguyên lưới ô vuông xây dựng.
Đo đạc và bình sai lưới không chế cơ sở đo lún.


Đo đạc và bình sai lưới quan trắc.
Bố trí độ cao.
Bố trí đường cong.
Bố trí đài hố móng.

Kết quả bao gồm:





GVHD:

Số liệu kiểm nghiệm thiết bị.
Sơ đồ lưới thiết kế.
Sơ đồ lưới sau hoàn nguyên.
Số liệu đo thực tế có chữ kí xác nhận của GVHD.
Thành quả bình sai lưới và các thông số kĩ thuật của lưới
1


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

GVHD:

2


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình


MỤC LỤC
Phần mở đầu................................................................................................1
Mục lục.......................................................................................................3
Chương 1. Mục đích của đợt thực tập.........................................................5
1.1. Mục đích của đợt thực tập................................................................5
Chương 2. Kiểm nghiệm máy.....................................................................6
2.1. Kiểm nghiệm máy toàn đạc điện tử.................................................6
2.1.1. Kiểm nghiệm lưới chỉ chữ thập.................................................6
2.1.2. Kiểm nghiệm sai số 2C.............................................................6
2.1.3. Kiểm nghiệm sai số MO...........................................................6
2.1.4. Kiêm nghiệm hằng số mia........................................................7
2.2. Xác định và điều chỉnh sai số trục ngắm của máy thủy bình...........7
Chương 3. Thành lập lưới không chế thi công cầu.....................................9
3.1. Máy móc sử dụng.............................................................................9
3.2. Quy cách chọn điểm chôn mốc........................................................9
3.3. Phương pháp đo đạc.........................................................................9
Chương 4. Thành lập lưới ô vuông và hoàn nguyên lưới ô vuông...........13
4.1. Dụng cụ máy móc sử dụng.............................................................13
4.2. Quy cách chọn điểm chôn mốc......................................................13
Chương 5. Quan trắc lún công trình..........................................................18
5.1. Dụng cụ máy móc..........................................................................18
5.2. Quy trình đo thủy chuẩn hạng i,ii..................................................18
5.2.1. Quy trình đo thủy chuẩn hạng I..............................................18
GVHD:

3


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
5.2.2. Quy trình đo thủy chuẩn hạng II.............................................19

Chương 6. Bố trí công trình......................................................................21
6.1. Dụng cụ máy móc..........................................................................21
6.2. Bố trí độ cao thiết kế ra Thực địa...................................................21
6.3. Cách bố trí cọc ép, theo dõi độ thẳng đứng của cọc khi ép............21
6.3.1. Cách bố trí cọc ép....................................................................21
6.3.2. Theo dõi độ thẳng đứng của cọc khi ép..................................21
6.4. Nêu cách bố trí mặt bằng công trình ra thực địa(bố trí đài móng).22
6.5. Tính toán bố trí đường cong...........................................................22
6.6. Rút ra kết luận, kinh nghiệm trong công tác bố trí công trình.......22

GVHD:

4


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

CHƯƠNG 1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP
1.1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP
Củng cố và hệ thống lại phần lý thuyết đã học, áp dụng chúng vào thực
tập và thực tế sản xuất.
Bước đầu làm quen với công tác thiết kế lưới trắc địa bằng công nghệ
máy toàn đạc điện tử, biết sử dụng máy đo Toàn Đạc và các phần mềm sử lý số
liệu để tiến hành công tác trắc địa phục vụ cho việc lập lưới khống chế và thi
công các hạng mục công trình.
Trực tiếp đo đạc, tính toán để nắm được quy trình và kỹ năng làm việc.
Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính và trung thực của
người cán bộ trắc địa.

GVHD:


5


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

CHƯƠNG 2. KIỂM NGHIỆM MÁY
2.1. KIỂM NGHIỆM MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ
2.1.1. Kiểm nghiệm lưới chỉ chữ thập
Treo 1 quả dọi nơi lặng gió bằng chỉ mảnh. Ngắm vào chỉ quả dọi, vi
động ngang cho chỉ đứng của máy khớp vào chỉ treo của quả dọi, 2 chỉ phải
trùng nhau. Nếu chỉ đứng của máy lệch quá 1mm thì yêu cầu cán bộ phòng máy
chỉnh lưới chữ thập.
2.1.2. Kiểm nghiệm sai số 2C
Nguyên nhân: Do trục ngắm (CC) và trục quay (HH) của ống kính không
vuông góc với nhau.
Phương pháp kiểm tra: Đặt máy cân bằng cách gương giấy khoảng 10 15m. Điều chỉnh cho chỉ đứng của máy trùng với chỉ đứng của gương giấy ta
được góc ở vị trí bàn độ thuận. Đảo ống kinh rồi làm tương tự như với bàn độ
thuận ta được góc ở vị trí bàn độ đảo. Làm tương tự với bàn độ đảo. Làm 5 lần
với các gương khác nhau.
2C =
- Dấu – khi T > Đ
- Dấu + khi T < Đ
2C đạt yêu cầu nếu không phải đo lại.
2.1.3. Kiểm nghiệm sai số MO
Nguyên nhân: Do vạch đọc số không trùng với đường nằm ngang HH.
Phương pháp kiểm tra: Đặt máy cân bằng cách gương giấy khoảng 10 15m. Điều chỉnh chỉ ngang của máy trùng với chỉ ngang của gương giấy ta được
góc ở vị trí bàn độ thuận. Làm tương tự với bàn độ đảo. Làm 5 lần với các
gương khác nhau.
MO = (T + Đ – 360o)/2

GVHD:

6


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
MO 10’ thì đạt yêu cầu không thì đo lại.
2.1.4. Kiêm nghiệm hằng số mia
Định tâm cân bằng máy toàn đạc. Lấy thức thép đo từ tâm máy một
khoảng cách là 4.8m đánh dấu điểm A. Đặt gương cần bằng gương ở vị trí A.
Đặt hằng số gương lần lượt là 30mm, 0, -30mm. Dùng toàn đạc đo khoảng cách.
Khi nào máy toàn đạc đo được khoảng cách thì đó chính là hằng số gương cần
tìm.
Làm tương tự với gương giấy.
2.2. XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH SAI SỐ TRỤC NGẮM CỦA MÁY THỦY
BÌNH
Lấy thước dây kéo một đoạn 40m. Đánh dấu ở các vị trí 0m, 10m, 20m và
40m.
Đặt 2 mia ở vị trí 0m và 40m.
Lần 1: đặt máy ở vị trí 10m. Đọc thang chính thang phụ của 2 mia.
Lần 2: đặt máy ở vị trí 20m. Đọc thang chính thang phụ của 2 mia.

Hình 2. 1 Bố trí kiểm nghiệm sai số góc i máy thủy bình

Kiểm tra: thang chính + hằng số mia – thang phụ < 70
Và của thang chính trừ đi của thang phụ < 140
GVHD:

7



Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
Ta đọc số thang chính và thang phụ của từng mia. Tính của thang chính
và của thang phụ. bằng trung bình của trừ số đọc thang chính và số đọc thang
phụ. Làm tương tự với lần 2.
Ta tính sai số góc i:
i" 

Với :

h 

h "

2S

1
 h1  h2 
2

= 206265
S là khoảng cách giữa 2 mia tính bằng mm
Nếu i > 20’ thì phải hiệu chỉnh lại ống thủy
Số đọc chính xác trên mia B ở trạm 2 là:
b2'  b2  2h  b2  (h1  h2 )

GVHD:

8



Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

CHƯƠNG 3. THÀNH LẬP LƯỚI KHÔNG CHẾ THI CÔNG
CẦU
3.1. MÁY MÓC SỬ DỤNG
Sử dụng máy toàn đạc DTM 322
3.2. QUY CÁCH CHỌN ĐIỂM CHÔN MỐC
Phải nằm ở các vị trí chắc chắn, ổn định, có khả năng bảo toàn cao, lâu
dài, nằm ngoài vùng ngập nước.
Giữa các điểm thông hướng với nhau lâu dài cũng như thông hướng với
tất cả các tâm trụ cầu về sau.
Các điểm đặt máy phải đặt trực tiếp được trên mặt đất.
Các điểm của lưới phải có khả năng định tâm một cách nhanh chóng với
độ chính xác cao nên tại các điểm này người ta xây dựng theo kiểu định tâm bắt
buộc.
Trong trường hợp các điểm không thể ngắm trực tiếp đến các tiêu ngắm
trên mặt mốc thì phải xây dựng các tiêu cao khoảng 4 6m để đưa bồ ngắm lên
cao. Khi đó trong đo góc nhất thiết phải tiến hành đo quy tâm để hiệu chỉnh giá
trị hướng đo đến điểm đó.
Số liệu gốc. Điểm A(2288414.810,562774.707).
3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC
Trong đợt thực tập này sử dụng phương pháp đo góc cạnh toàn vòng.
Quy trình đo toàn vòng: vì là lưới tứ giác trắc địa đơn nên có 4 điểm mốc
ABCD. Đặt máy tại A rọi tâm cân bằng, dựng các mia ở các mốc BCD. Định
hướng máy về 1 trong 3 mốc còn lại đặt trị số hướng ban đầu theo quy định
18o. i + 1’ . i+30’’
Với i là số vòng đo
GVHD:


9


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
Quay máy thuận chiều kim đồng hồ lần lượt đo các hướng B,C,D và quay
lại về B. Đó là nửa lần đo thuận. Đảo máy tại B và quay ngược chiều kim đồng
hồ về B ta được nửa lần đo đảo.
Đo các vòng tiếp theo bằng cách thay đổi trị số hướng ban đầu theo công
thức.
Trong đợt thực tâp này tiến hành đo 8 vòng.
Cách tính toán:





2C tính theo công thức: T
Trị số hướng trung bình = T – C
Trị số hướng quy về 00: gán hướng ban đầu về 000’0’’
Trị số hướng Bình quân các lần đo: lấy trung bình 8 lần đo.

Đo cạnh: lấy trung bình đo đi đo về
Thời gian đo thực tế trong đợt thực tập: Đo giờ hành chính bởi vì lúc đó trời
dâm mát.
Kết quả đạt được:

Hình 3. 1: Sơ đồ lưới không chế thi công cầu

Góc và cạnh đo:
GVHD:


10


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
Số

Tên đỉnh góc

Góc đo

TT

Đỉnh trái

Đỉnh giữa

Đỉnh phải

(° ' " )

1

B

A

C

54° 59’ 12.65”


2

C

A

D

40° 39’ 36.06”

3

C

B

D

13° 56’ 41.81”

4

D

B

A

50° 8’ 53.91”


5

D

C

A

90°26’ 6.84”

6

A

C

B

60° 55’ 14.19”

7

A

D

B

34° 12’15.69”


8

B

D

C

14° 41’ 59.44”

Bảng 3. 1: Góc đo

Số

Tên đỉnh cạnh

Cạnh đo

TT

Điểm đầu

Điểm cuối

(m)

1

A


B

137.6260

2

B

C

128.9735

3

C

D

122.4675

4

D

A

187.9685

5


A

C

141.6510

6

B

D

243.6380

Bảng 3. 2: Cạnh đo

STT

Tên điểm

X(m)

Y(m)

1

B

2288301.191


562697.043

2

C

2288413.179

562633.064

3

D

2288535.629

562630.721

Bảng 3. 3: Tọa độ các điểm sau bình sai

Kết luận: lưới đạt yêu cầu
Kinh nghiệm đo góc, đo cạnh: khi đo góc để đạt độ chính xác cao cần ngắm vào
chân gương hoặc đầu bút đặt ở điểm mốc. Rồi từ đó mới quay máy lên đo
khoảng cách
GVHD:

11



Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

CHƯƠNG 4.
THÀNH LẬP LƯỚI Ô VUÔNG VÀ HOÀN NGUYÊN LƯỚI Ô
VUÔNG
4.1. DỤNG CỤ MÁY MÓC SỬ DỤNG
Máy toàn đạc DTM 322, gương, thước thép, bút xóa.
4.2. QUY CÁCH CHỌN ĐIỂM CHÔN MỐC
Quy cách chọn điểm:
Chọn điểm phải nằm ở các vị trí chắc chắn, ổn định, có khả năng bảo toàn
cao, lâu dài.
Số liệu gốc đã có:
Điểm gốc

X (m)

Y (m)

I

2288838.0564

562798.2514

II

2288717.4815

562799.1327


Bảng 4. 1: Bảng tọa độ điểm gốc lưới ô vuông

Phương pháp đo đạc:
Đo toàn vòng đặt máy ở A1 định hướng A4 đặt trị số hướng ban đầu theo
công thức:
18o. i + 1’ . i+30’’
Quay máy thuận chiều kim đồng hồ lần lượt đo các hướng A3,A2 và quay
lại về A4. Đó là nửa lần đo thuận. Đảo máy tại A4 và quay ngược chiều kim
đồng hồ về A4 ta được nửa lần đo đảo.
Đo các vòng tiếp theo bằng cách thay đổi trị số hướng ban đầu theo công
thức.
Trong đợt thực tập này tiến hành đo 2 vòng.
Cách tính toán:
GVHD:

12


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình





2C tính theo công thức: T
Trị số hướng trung bình = T – C
Trị số hướng quy về 00: gán hướng ban đầu về 000’0’’
Trị số hướng Bình quân các lần đo: lấy trung bình 8 lần đo.

Đo cạnh: lấy trung bình đo đi đo về

Thời gian đo đạc thực tế trong đợt thực tập: Sáng đo từ 8h đến 10h40, chiều đo
từ 4h đến 5h40.
Lý do chọn giờ đó: Thời tiết dịu mát, kịp giờ ăn cơm.
Kết quả:

Hình 4. 1: Sơ đồ lưới ô vuông

Số

Tên đỉnh góc

Góc đo

TT

Trái

Giữa

Phải

(° ' " )

1

A4

A1

A2


89 42 12

2

A1

A2

A3

90 11 44

3

A2

A3

A4

90 7 36

4

A3

A4

A1


89 58 10

5

A5

A4

A3

90 01 58

GVHD:

13


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
6

A4

A3

A6

89 45 04

7


A3

A6

A5

89 57 50.25

8

A6

A5

A4

90 14 55

9

A8

A5

A6

90 1 26.25

10


A5

A6

A7

90 16 22

11

A6

A7

A8

90 21 21.25

12

A7

A8

A5

89 21 50.25

Bảng 4. 2: Góc đo được


Số

Tên đỉnh cạnh

Cạnh đo

TT

Điểm đầu

Điểm cuối

(m)

1

A1

A2

16.573

2

A2

A3

15.951


3

A3

A4

16.558

4

A4

A1

16.052

5

A3

A6

15.934

6

A6

A5


16.467

7

A5

A4

15.875

8

A6

A7

15.996

9

A7

A8

16.560

10

A8


A5

16.147

Bảng 4. 3: các cạnh đo được

Số

Tên điểm

Tọa độ

TT

X(m)

Y(m)

1

A2

2288758.139

562796.342

2

A3


2288774.094

562796.314

3

A4

2288774.102

562779.770

4

A5

2288789.966

562779.769

5

A6

2288790.039

562796.253

6


A7

2288806.006

562796.258

7

A8

2288806.112

562779.692

Bảng 4. 4: Tọa độ các điểm sau bình sai

GVHD:

14


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
Tính toán các yếu tố hoàn nguyên:
Từ tọa độ thiết kế, tọa độ thực tế và phần mềm autocad. Ta vẽ được các
điểm trên autocad.
Tính khoảng cách hoàn nguyên: dùng lệnh Dal trong autocad đo khoảng
cách từ điểm thực tế đến điểm thiết kế.
Tính góc hoàn nguyên:. Coi A1 là điểm gốc trong lưới ô vuông. Đo góc
A1A2’A2 . làm tương tự với các góc còn lại.

Kết luận:
Hoàn nguyên điểm dễ bị nhầm hướng,
Tọa độ điểm thực tế không cần quá chính xác.
Vì khoảng cách ngắn nên phải đo khoảng cách cực kì cẩn thận.
Đo góc cũng phải chú ý đến sai sô khép vòng.
Kinh nghiệm đo góc:
Đặt đầu bút bi ở điểm lưới ô vuông rồi đo góc để tăng độ chính xác
Kinh nghiệm đo cạnh:
Ngắm chân gương trước rồi quay ống kính lên gương để bắn khoảng cách.
ống gương không quá lệch so với tia ngắm máy toàn đạc.
Hoàn nguyên:
Chú ý đến hướng hoàn nguyên.
Hoàn nguyên xong phải kiểm tra 20% tổng số góc cạnh, kiểm tra các cạnh
tréo nhau.

GVHD:

15


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

CHƯƠNG 5.
QUAN TRẮC LÚN CÔNG TRÌNH
5.1. DỤNG CỤ MÁY MÓC
Máy thủy bình Ni004, bộ chia cực nhỏ, mia inva, sào giữ mia, cóc.
5.2. QUY TRÌNH ĐO THỦY CHUẨN HẠNG I,II
5.2.1. Quy trình đo thủy chuẩn hạng I
Đo đi và đo về theo 2 hàng cọc dựng mia.
Đọc số trên mia theo phương pháp chập vạch.

Đo về thứ tự đọc số sẽ giống trạm chẵn của đo đi.
Số trạm giữa 2 mốc luôn chẵn.
Đo đi đo về trong cùng 1 chặng phải cùng một người đo, cùng máy cùng
mia, cùng cóc,phải đo theo 1 đường.
Khi chuyển từ đo đi sang đo về phải làm theo đúng trình tự: nhấc máy cân
lại. Mia A và mia B đổi chỗ cho nhau.
Chiều dài tiêu chuẩn các tia ngắm là 50 m. Trong những trường hợp đặc
biệt như đường có độ dốc lớn, đo vào mốc, khi sai số hệ thống rõ rệt thì chiều
dài tia ngắm có thể rút ngắn đến 5 m.
Chiều cao tia ngắm so với mặt đất (vật chướng ngại) không được nhỏ hơn
0,8 m. Trường hợp đặc biệt khi chiều dài tia ngắm dưới 25 m thì chiều cao tia
ngắm không được nhỏ hơn 0,5 m. Tuyệt đối không được đóng cọc, dựng mia
trong hố hoặc dưới mương để tăng thêm chiều cao tia ngắm. Chiều cao tia ngắm
không quy định khi mia đặt trên dấu mốc.
Máy được che ô trong khi ngắm.
Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và từ máy đến mia sau
không quá 0.5m. Tổng số chênh khoảng cách một đoạn không quá 1 m.
GVHD:

16


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
Chân của mia sau bằng chân mia trước xoay đi 180o.
Đối với trạm lẻ:
Đường bên phải

Đường bên trái

1. Đọc số trên thang chính mia sau


Các bước 5, 6, 7, 8 thao tác như ở
các bước 1, 2, 3, 4 của đường bên
phải

2. Đọc số trên thang chính mia trước
3. Đọc số trên thang phụ mia trước
4. Đọc số trên thang phụ mia sau
Đối với trạm chẵn:
Đường bên phải

Đường bên trái

1. Đọc số trên thang chính mia trước

Các bước 5, 6, 7, 8 thao tác như ở
các bước 1, 2, 3, 4 của đường bên
phải.

2. Đọc số trên thang chính mia sau
3. Đọc số trên thang phụ mia sau
4. Đọc số trên thang phụ mia trước
5.2.2. Quy trình đo thủy chuẩn hạng II
Giống như đo Thủy chuẩn hạng I
Khác:

Thứ tự ngắm trên các trạm theo chiều đo đi như sau:
Trạm lẻ

Trạm chẵn


1. Số đọc thang chính mia sau

1. Số đọc thang chính mia trước

2. Số đọc thang chính mia trước

2. Số đọc thang chính mia sau

3. Số đọc thang phụ mia trước

3. Số đọc thang phụ mia sau

4. Số đọc thang phụ mia sau

4. Số đọc thang phụ mia trước

Khi đo về thứ tự đọc số của trạm chẵn thực hiện như trạm lẻ đo đi và trạm
lẻ đo về thực hiện như trạm chẵn đo đi.
Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và từ máy đến mia sau
không quá 1m. Tổng số chênh khoảng cách một đoạn không quá 2 m.
Phân tích độ ổn định của các mốc cơ sở: TCVN 9360:2012
GVHD:

17


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
Để kiểm tra độ ổn định của các mốc chuẩn có thể sử dụng các công cụ của
toán thống kê nếu có một tập hợp đủ lớn các dữ liệu đo kiểm tra lưới thuỷ chuẩn

trong nhiều chu kì. Trong trường hợp này có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích hệ số tương quan giữa các chênh cao đo trong
các chu kì (ví dụ tính toán được trình bày ở Phụ lục H).
- Phương pháp phân tích phương sai của các chênh cao đo trong các chu
kì.
Trong trường hợp không có nhiều dữ kiện đo kiểm tra lưới cơ sở thì nên
sử dụng thuật toán bình sai lưới tự do để xử lí số liệu trong lưới. Vì lưới độ cao
cơ sở trong đo độ lún công trình có cấu trúc là lưới tự do, vì Vậy ứng dụng thuật
toán bình sai lưới tự do trong mạng lưới này là cần thiết và phù hợp Với bản
chất của nó (Ví dụ tính toán được trình bày ở Phụ lục I).
Tính toán độ lún công trình:
- Độ lún của công trình ở thời điểm quan trắc thứ j được tính theo công
thức:

hoặc

- Trong đó: , là độ cao công trình ở các thời điểm tương ứng.

GVHD:

18


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

CHƯƠNG 6.
BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH
6.1. DỤNG CỤ MÁY MÓC








Toàn đạc điện tử
Gương
Máy thủy bình
Mia inva
Bật mực
Thước thép

6.2. BỐ TRÍ ĐỘ CAO THIẾT KẾ RA THỰC ĐỊA
Dẫn độ cao từ mốc vào khu vực xây dựng và đánh dấu trên tường, trên
các cọc. Thường đánh dấu cao hơn độ cao thiết kế 1m.
Đặt máy thủy bình cân bằng sao cho dây chỉ ngang của máy thủy bình
trùng với vạch độ cao đã đánh dấu.
Đóng cọc tại 1 số điểm cần xác định độ cao thiết kế.
Đặt mia sát vào cọc khi nào chỉ ngang của máy thủy bình chỉ vào 1m trên
mia thì điểm dưới chân mia chính là điểm độ cao thiết kế.
Thông thường để tránh bị mất dấu độ cao thiết kế trên cọc thường đánh
dấu trên cọc h = htk + 10cm.
6.3. CÁCH BỐ TRÍ CỌC ÉP, THEO DÕI ĐỘ THẲNG ĐỨNG CỦA CỌC KHI
ÉP.
6.3.1. Cách bố trí cọc ép
Dùng các mốc chuẩn thiết kế ra các khung định vị và kết hợp bản vẽ mặt
bằng cọc. Treo dọi để xác định vị trí cọc thực dưới đất. Đánh dấu vị trí này.
6.3.2. Theo dõi độ thẳng đứng của cọc khi ép
Trên cọc có sẵn các dấu hiệu chỉ tâm cọc.
GVHD:


19


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình
Đặt máy kinh vĩ vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc.
Đưa dây chỉ đứng của máy kinh vĩ trùng với tim đỉnh cọc, quay máy
xuống dưới đầu cọc. Nếu lệch thì cọc bị nghiêng
6.4. NÊU CÁCH BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH RA THỰC ĐỊA(BỐ
TRÍ ĐÀI MÓNG)
Xác định vị trí các cọc đơn hay vị trí trung tâm của một cụm cọc
bằng một trong các phương pháp:
Giao hội hướng chuẩn (từ hai máy kinh vĩ đặt trên hai hướng trục vuông
góc với nhau)
Đặt các khoảng cách theo hướng chuẩn,
Phương pháp tọa độ cực (với máy toàn đạc điện tử).
- Sau đó dùng thước thép bố trí các cọc còn lại của một cụm mốc. Vị trí
cọc được đánh dấu bằng cọc gỗ với tâm là đinh sắt.
6.5. TÍNH TOÁN BỐ TRÍ ĐƯỜNG CONG
Từ bản vẽ thiết kế ta trích ra tọa độ các điểm thuộc đường cong. Trong đó
có 3 điểm đầu cuối giữa đường cong
Cách bố trí đường cong:
Dùng toàn đạc giao hội 2 điểm mốc đã biết tọa độ để biết tọa độ điểm đặt
máy. Sau đó tiến hành bắn các điểm thuộc đường cong.
6.6. RÚT RA KẾT LUẬN, KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỐ TRÍ
CÔNG TRÌNH.
Kinh nghiệm: Trong bố trí công trình cần tỷ mỉ cẩn thận chính xác.

GVHD:


20


Báo cáo Thực Tập Trắc Địa Công Trình

KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc với sự cố gắng của bản thân cùng
vốn kiến thức ít ỏi dưới sự giúp đỡ của thầy giáo Th.S Bùi Ngọc An về chuyên
môn đến nay em đã hoàn thành báo cáo môn học thực tập trắc địa công trình.
Đây là báo cáo thực tập nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của mọi người cũng như thầy giáo để em có sự chuẩn bị tốt hơn
cho những báo cáo thực tập tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Bùi Ngọc An

GVHD:

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Công

21



×