Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hiện tượng chuyển thể tác phẩm văn học bến không chồng (dương hướng) thành tác phẩm điện ảnh thương nhớ ở ai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.52 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

PHAN THỊ HỒNG NGỌC

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM
VĂN HỌC BẾN KHÔNG CHỒNG (DƯƠNG
HƯỚNG) THÀNH TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
THƯƠNG NHỚ Ở AI
(LƯU TRỌNG NINH, BÙI THỌ THỊNH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

PHAN THỊ HỒNG NGỌC

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM
VĂN HỌC BẾN KHÔNG CHỒNG (DƯƠNG
HƯỚNG) THÀNH TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
THƯƠNG NHỚ Ở AI
(LƯU TRỌNG NINH, BÙI THỌ THỊNH)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học


Người hướng dẫn khoa học

TS. Mai Thị Hồng Tuyết

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Ngữ Văn, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong quá trình
giảng dạy giúp em có những kiến thức quý giá phục vụ cho quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Mai Thị Hồng Tuyết đã tận tình
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận, giúp em tiếp cận và có nhiều
tư liệu để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh Viên

Phan Thị Hồng Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp “Hiện tượng chuyển thể tác phẩm văn học Bến
không chồng (Dương Hướng) thành tác phẩm điện ảnh Thương nhớ ở ai (Lưu
Trọng Ninh, Bùi Thọ Thịnh) được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của TS. Mai Thị Hồng Tuyết. Em xin cam đoan rằng:
Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực và có
xuất xứ rõ ràng.


Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Sinh Viên

Phan Thị Hồng Ngọc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH ...................... 5
1.1. Văn học ...................................................................................................... 5
1.1.1. Thuật ngữ văn học................................................................................... 5
1.1.2. Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ ........................................................... 6
1.2. Điện ảnh ..................................................................................................... 9
1.2.1. Thuật ngữ điện ảnh.................................................................................. 9
1.2.2. Đặc trưng của điện ảnh ......................................................................... 10
1.3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh .................................................... 11
1.3.1. Văn học - nguồn nguyên liệu dồi dào của điện ảnh.............................. 11
1.3.2. Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa văn học và điện ảnh..... 12
1.4. Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam .................................. 13

1.5. Giới thiệu tác phẩm văn học và phim chuyển thể.................................... 14
1.5.1. Tác phẩm “Bến không chồng” - Dương Hướng ................................... 14
1.5.2. Phim chuyển thể “Thương nhớ ở ai” - Lưu Trọng Ninh ...................... 16
CHƯƠNG 2. NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TIỂU
THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG VÀ PHIM CHUYỂN THỂ THƯƠNG
NHỚ Ở AI ....................................................................................................... 18
2.1. Sự tương đồng giữa tiểu thuyết Bến không chồng và phim chuyển thể
Thương nhớ ở ai .............................................................................................. 18


2.1.1. Tương đồng ở đề tài, chủ đề, tư tưởng.................................................. 18
2.1.2. Tương đồng trong cách xây dựng một số nhân vật chính..................... 19
2.2. Sự khác biệt giữa tiểu thuyết Bến không chồng và phim chuyển thể
Thương nhớ ở ai .............................................................................................. 25
2.2.1. Sự khác biệt về cốt truyện..................................................................... 25
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thương nhớ ở ai......................... 28
2.2.3. Sự chuyển đổi ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh .................. 30
2.2.4. Sự thay đổi số phận nhân vật trong phim so với tác phẩm văn học ..... 34
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học và điện ảnh từ xưa cho đến nay luôn có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Được coi là “nghệ thuật thứ bảy” - điện ảnh tiếp thu được những
tinh hoa và thành tựu của các loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, hội
họa, âm nhạc, múa… Trong các loại hình nghệ thuật đó, văn học cung cấp
cho điện ảnh nhiều đề tài, cốt truyện, nhân vật từ đó các đạo diễn khai thác để
tạo nên những tác phẩm điện ảnh để đời. Trên thế giới nói chung và Việt Nam

nói riêng, đã có rất nhiều đạo diễn đã chuyển thể thành công như: phim Làng
Vũ Đại ngày ấy - nghệ sĩ nhân dân (NSND) Phạm Văn Khoa (1982) trong ba
tác phẩm Sống mòn - Chí Phèo - Lão Hạc của nhà văn Nam Cao; Cánh đồng
bất tận của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình (2010) dựa trên tác phẩm
cùng tên cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh do Victor Vũ đạo diễn chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh…
Bản thân điện ảnh từ trước tới nay luôn mang tới sự hấp dẫn cho khán
giả, sự kết hợp cùng với văn học lại làm cho điện ảnh có sức hút hơn. Điện
ảnh có một chất quý giá để làm phim và văn chương có thêm một phương
diện khác để tiếp cận độc giả. Những tác phẩm văn học nổi tiếng sẽ nhanh
chóng tạo một cơn sốt cho người xem khi được chuyển thể. Mặc dù cả hai đều
có nhiều điểm tương đồng nhưng để so sánh và đối chiếu các tác phẩm văn
học sang tác phẩm điện ảnh thì không ít những điểm khác biệt vì phương thức
và chất liệu của hai loại hình này khác nhau. Đó chính là điểm độc đáo mà
mỗi loại hình nghệ thuật mang tới cho người đọc, người xem.
Thời gian gần đây, xu hướng chuyển thể tác phẩm thành phim truyền
hình, phim điện ảnh được các đạo diễn thường xuyên sử dụng và thu hút
lượng
người xem lớn. Ngay trong tác phẩm Bến không chồng đã từng được chuyển
thể thành phim điện ảnh cùng tên Bến không chồng của đạo diễn Lưu Trọng
Ninh sản xuất năm 2016. Tác phẩm đã tạo thành cơn sốt vào thời điểm đó.
Vào năm 2018, cũng cùng một tác phẩm tiểu thuyết ấy, đạo diễn Lưu Trọng
Ninh và Bùi Thọ Thịnh lại kết hợp làm ra một bộ phim truyền hình dài tập
1


Thương nhớ ở ai. Cùng một đạo diễn, cùng một tác phẩm nhưng lại có cách
truyền tải nội dung phim khác nhau. Qua đó việc nghiên cứu hiện tượng
chuyển thể giúp độc giả và khán giả có cái nhìn sâu hơn, đa dạng hơn, thấy

được sự giống và khác nhau giữa hai thể loại. Đó là lí do chúng tôi chọn đề
tài: Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh: Từ tác phẩm văn
học Bến không chồng thành tác phẩm điện ảnh Thương nhớ ở ai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Điện ảnh ra đời và phát triện từ cuối thế kỉ XIX cho đến nay, Auguste
và Louis Lumière là "cha đẻ" của nền điện ảnh. Sau hơn 100 năm hình thành
và phát triển nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một loại hình giải trí mới lạ
đơn thuần trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng, giải trí
quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại. Chuyển thể văn học đã mang một sức
sống mới cho nền điện ảnh.
Ở Việt Nam, điện ảnh Cách mạng ra đời từ năm 1953, khi điện ảnh thế
giới đạt đến trình độ phát triển mạnh Các công trình nghiên cứu lí luận của
các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Đặng Thai Mai, Trần Đình Sử đã giúp cho
sinh viên có cái nhìn thiết thực và rõ nét hơn về các phương pháp chuyển thể
này.
Hiện tượng chuyển thể văn học sang điện ảnh đã và đang là hiện
tượng thu hút đông đảo đối với các nhà nghiên cứu, sinh viên làm khóa luận tốt
nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay chưa có thống kê cụ thể về những con số khổng
lồ về những tác phẩm văn học chuyển thể thành phim. Từ khi điện ảnh xuất
hiện, năm nào cũng có các tác phẩm chuyển thể ra đời như một số bộ phim
nổi tiếng như: Chị Dậu, Làng Vũ Đại ngày ấy, Đất rừng phương Nam, Tướng
về hưu…
Về bản thân tiểu thuyết Bến không chồng đã có rất nhiều những bài
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, chuyển
thể sang điện ảnh... Dưới đây là một số bài nghiên cứu tiêu biểu:
Luận văn thạc sĩ: tiểu thuyết Dương Hướng từ “Bến không chồng” đến
dưới chín tầng trời đã có cái nhìn khái quát về bối cảnh của đời sống văn học
và diện mạo mới của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986. Đồng thời cho thấy



Bến không chồng là một khởi động quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của
Dương Hướng [9].


Nghệ thuật xung đột trong Bến không chồng của Dương Hướng: đây là
luận văn thạc sĩ của Nguyễn Sỹ Sơn. Công trình này đã nhìn nhận và đánh giá
quá trình sáng tác của tác giả và vị trí của Bến không chồng trong tiến trình
tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, từ đó phân tích xung đột nghệ thuật của tác
phẩm nhìn từ góc độ phản ánh xung đột xã hội [6].
Luận văn tìm hiểu về những nhân vật và những thủ pháp xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng được
nghiên cứu bởi Đoàn Tuấn Phượng [5].
Tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng và bộ phim
cùng tên của đạo diễn Lưu Trọng Ninh từ góc nhìn liên văn bản [10].
Tháng 7/2017, Thương nhớ ở ai bắt đầu công chiếu trên sóng VTV3,
đây là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn
Dương Hướng. Thông qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề chuyển thể tiểu thuyết Bến
không chồng thành bộ phim Thương nhớ ở ai. Hiện nay cũng chỉ có các bài
báo giới thiệu, phỏng vấn đạo diễn và diễn viên của bộ phim. Vì vậy để có
được cái nhìn tương đối và đầy đủ về chuyển thể tiểu thuyết của Dương
Hướng sang bộ phim Thương nhớ ở ai là một điều tương đối khó khăn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Văn học và điện ảnh từ xa xưa đã có mối liên quan mật thiết với nhau.
Từ lâu văn học là nguồn cung cấp tư liệu quý giá cho điện ảnh. Điện ảnh lại
tiếp thu của văn học các yếu tố như: cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện, hệ
thống tu từ... Thông qua việc phân tích những đặc trưng của văn học và điện
ảnh từ đó tìm hiểu sự chuyển thể của nguyên tác văn học sang phim truyền
hình. Vì vậy chúng tôi đã chọn nghiên cứu: hiện tượng chuyển thể tiểu thuyết

Bến không chồng thể sang bộ phim Thương nhớ ở ai để làm rõ sự tương đồng
và khác biệt giữa văn học và điện ảnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hiện nay chuyển thể phim là một trong những xu hướng thịnh hành của
giới điện ảnh Việt Nam, nhiều các tác phẩm điện ảnh ra đời nhận được sự


đồng tình của tác giả nhưng cũng có những ý kiến trái chiều. Muốn thấy được
sự độc đáo của chuyển thể văn học sang điện ảnh, ta phải có cái nhìn khái
quát về văn học và điện ảnh để hiểu rõ những đặc trưng cơ bản của từng loại.
Từ đó đối chiếu để làm sang tỏ sự tương đồng và khác biệt khi nguyên tác văn
học được chuyển thể thành phim. Đây cũng chính là nhiệm vụ nghiên cứu của
“Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh: Từ tác phẩm văn học
Bến không chồng thành tác phẩm điện ảnh Thương nhớ ở ai đồng thời cho
thấy được những ưu điểm và hạn chế khi chuyển thể từ tác phẩm văn học
sang điện ảnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận bắt đầu khảo sát từ văn bản văn học đến phim chuyển thể.
Đối tượng chính là sự tương đồng và khác biệt khi tiểu thuyết Bến không
chồng của nhà văn Dương Hướng chuyển thể sang phim Thương nhớ ở ai của
đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngoài các tài liệu về lí luận, khóa luận chủ yếu nghiên cứu những tác
phẩm văn học và phim chuyển thể Việt Nam qua các thời kỳ hình thành và
phát triển của văn học và điện ảnh Việt Nam. Trong đó tác phẩm chính là tiểu
thuyết Bến không chồng, phim chuyển thể Thương nhớ ở ai. Đồng thời chúng
tôi có sử dụng thêm một số tác phẩm văn học, phim truyện Việt Nam và nước
ngoài, để dẫn chứng, bổ sung và làm rõ các luận điểm nêu ra trong khóa luận.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp liên ngành: kết hợp kiến thức văn học, điện ảnh, lịch sử.
- Phương pháp loại hình và so sánh: để so sánh các góc độ để tìm ra sự
giống và khác nhau.
6. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Khái quát về văn học và điện ảnh
Chương 2: Những tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết Bến không
chồng và phim chuyển thể Thương nhớ ở ai


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
Nếu văn học lấy ngôn từ làm chất liệu thì âm thanh và hình ảnh lại
phục vụ cho điện ảnh. Tưởng chừng như hai lĩnh vực đó hoàn toàn khác nhau,
nhưng từ rất nhiều năm nay, văn học được coi như là “mỏ vàng” của điện ảnh.
Dựa vào cốt truyện, nội dung của những tác phẩm văn học mà những nhà đạo
diễn đã đặt cả cái “tâm” của mình để sản xuất ra những bộ phim điện ảnh để
đời. Vậy bản chất của văn học và điện ảnh là gì? Sau đây trong chương 1,
chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề này.
1.1. Văn học
1.1.1. Thuật ngữ văn học
Có rất nhiều khái niệm về văn học khác nhau, sau đây là một vài nhận
định: Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Văn học là sự kết tinh sáng
tạo của
nhà văn, nhà thơ bằng hình thức ngôn từ; được coi như một hình thức nghệ
thuật. “Nghệ thuật đó là một hình thái ý thức đặc thù thuộc thượng tầng kiến
trúc, liên hệ mật thiết với các hình thái ý thức xã hội khác nhau như chính trị,
triết học, tôn giáo… Về phương diện này, văn học là phản ánh của đời sống
xã hội thể hiện sự nhận thức sáng tạo của con người” [7,341].
Trong Giáo trình lí luận văn học, Tập I Bản chất và đặc trưng văn học

cho rằng văn học được hiểu theo 2 nghĩa:
Văn học theo nghĩa rộng là “thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ
nói, viết và tác phẩm ngôn ngữ, bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể
xếp vào loại chính trị, lịch sử, triết học, tôn giáo” [8,81].
Văn học theo nghĩa hẹp - đây là khái niệm quan trọng nhất “chỉ khái
niệm văn học nghệ thuật mà ta quen dùng hiện nay, bao gồm các tác phẩm
ngôn từ biểu hiện tình cảm và sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng” [8,82].
Văn học được hiểu theo hai nghĩa:
Từ xa xưa, khi văn, sử, triết bất phân, văn học được hiểu theo nghĩa
rộng. Tuy nhiên các hình thái ý thức lại không tồn tại tách rời nhau mà ảnh


hưởng lẫn nhau, không thể hiểu vai trò, vị trí của văn học trong xã hội mà bỏ
qua các mối quan hệ đó.
Ví dụ: Nam quốc sơn hà là tác phẩm văn - triết bất phân, bốn câu thơ là
bốn ý được diễn đạt bằng tư duy lí luận. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc
lập dầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền dân tộc của nước ta.
Hiện nay, văn học được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các tác phẩm
ngôn từ biểu hiện tình cảm và sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng.
Văn học được đặt trong nhiều mối quan hệ: trong mối quan hệ với xã
hội, văn học được xem là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh đời sống
xã hội. Và trong mối quan hệ với các loại hình nghệ thuật khác, văn học được
xem là một loại hình nghệ thuật có những đặc thù riêng về chất liệu.
Vậy văn học chính là một bộ môn nghệ thuật, hình thái ý thức xã hội,
con người làm đối tượng nhận thức, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt
nội dung, đặc biệt là dùng ngôn từ làm chất liệu. Sự khác biệt rõ rệt nhất đối
với các thể loại khác đó chính là ngôn từ.
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một
vài kiểu mẫu chưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,
biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo cái gì chưa có.” (Nam

Cao). Trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao, Hộ - một nhà văn
có hoài bão lớn. Đối với văn chương anh có thể hi sinh tất cả, anh mong ước
sẽ tạo ra một tác phẩm có giá trị khác với mọi người, nhưng nỗi khổ về vật
chất đã đè nén anh. Trong mỗi tác phẩm, nhà văn không chỉ tái hiện những
con người, xã hội thực tại; mà khiến cho độc giả phải nghiền ngẫm về những
điều mà tác giả gửi gắm trong đó.
1.1.2. Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ
Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát
vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc
sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ
đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh
hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả,
cái đẹp của thiên nhiên và con người.


1.1.2.1. Tính phi vật thể của hình tượng văn học
Mỗi một loại hình loại có từng cách truyền đạt đến với khán giả theo
mỗi cách riêng. Âm nhạc tác động vào thính giác qua âm nhạc, nhạc điệu; hội
họa dùng đường nét, màu sắc để thể hiện; hay điêu khắc dùng các mảng khối
để phác họa. Những loại hình này ta có thể cảm nhận bằng các giác quan khác
nhau, tuy nhiên văn học lại có những nét riêng. Khác với mọi loại hình, văn
học lại dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt. “Xây dựng bằng chất liệu
ngôn từ, hình tượng văn học tác động vào trí tuệ, tưởng tượng và liên tưởng
của người đọc. Không ai nhìn thấy hình tượng văn học bằng mắt thường”
[8,97]. Ngôn từ là một hình thức không thể nghe, nhìn và sờ thấy được, mà ta
chỉ có thể cảm nhận được. Chính vì vậy, nhà văn và bạn đọc phải “hòa mình”
vào cùng tác phẩm để hiểu được hết ý nghĩa của một tác phẩm. Khi đọc tác
phẩm, độc giả phải “hóa thân” vào chính các nhân vật thì mới có thể cảm
nhận được những gì tác giả viết ra. Chẳng hạn như hai câu thơ của Hàn Mặc
Tử:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
“Nhân ảnh” ở đây chính là bóng người, bóng hình cô gái giờ đây đã trở
nên mờ nhạt. Câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?”, “ai” là đại từ phiếm chỉ để
nhà thơ bày tỏ lòng mình. Đó có thể là cô gái, người dân thôn Vĩ hay chính
Hàn Mặc Tử đang thắc mắc về người em xa xôi có nhớ mình, vừa khẳng định
tình cảm của chính nhà thơ.
1.1.2.2. Tính vô tận và toàn vẹn của văn học trong việc chiếm lĩnh không gian
và thời gian
Đối với khả năng chiếm lĩnh không gian và thời gian trong văn học:
“Văn học thuộc loại nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng của nó mở dần
ra trong thời gian, khác hẳn với nghệ thuật tạo hình khác” [8,99]. Sử dụng
chất liệu ngôn từ nên thời gian và không gian trong văn học không bị khống
chế, ở đây chỉ mang tính hình tượng. Về thời gian, văn học có thể “kéo căng”
thời gian bằng cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ những sự kiện quan trọng của nhân
vật đồng thời cũng có thể “dồn nén” thời gian bằng cách tái hiện một khoảng


thời gian dài trong vài câu chữ. Nhà văn sử dụng ngôn từ đa dạng, phong phú,
có thể thuận chiều từ quá khứ - hiện tại - tương lai hoặc ngược lại. Ngoài ra
thời gian trong văn học có thể mang tính quan niệm ví dụ như hoàng hôn
thường gắn với nỗi buồn, mùa xuân gắn với sự sinh sôi. “Không thể tái hiện
đời sống mà không dựng lại địa điểm, nơi nhân vật sống, hành động, hoặc
những chân trời mà nhân vật mơ ước. Văn học không thể cho người ta thấy
được sự tương quan các vật thể trong không gian như hội họa, điêu khắc;
nhưng nó tạo ra những giới hạn khác của không gian như không gian tâm
tưởng (thế giới suy tư và mơ ước của con người), không gian lịch sử”
[12,100]. Không gian trong văn học không bị một hạn chế nào. Trong thơ
văn, con mắt tác gả có thể dễ dàng di chuyển từ không gian này sang không
gian khác. Đặc điểm này giúp cho văn học có thể phản ánh hiện thực trong cái

toàn vẹn đầy đặn của nó.
1.1.2.3. Tính trực tiếp trong việc phản ánh ngôn ngữ và tư tưởng
Văn bản tác phẩm văn học là một hệ thống gồm nhiều lời phát ngôn
của người trần thuật, nhân vật, nhân vật trữ tình, người kể chuyện. Như vậy
ngôn từ không chỉ là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng miêu tả của văn
học. Phạm vi miêu tả của nó thuộc phạm vi lời nói “Qua văn học ta có thể
nghe thấy tiếng nói của mọi tầng lớp người ở các thời đại khác nhau, các
giọng điệu khác nhau. Văn học còn giữ lại những lời nói, từ vựng, ngữ điệu,
cách nói gắn liền với văn hóa, phong tục, đời sống tình cảm, tư tưởng của một
thời” [8,102]. Ngoài gắn liền với hoạt động lời nói, văn học còn gắn với hoạt
động tư duy. Nếu các nghệ thuật khác chỉ có thể biểu hiện được con người tư
duy chứ không thể biểu hiện được quá trình tư duy thì văn học làm được điều
đó: những quyết định lớn, những tính toán hay mơ hồ, những do dự.
Ngoài việc phản ánh qua ngôn ngữ thì văn học còn được thể hiện ở tư
tưởng. Văn học không chỉ bộc lộ tư tưởng mà còn miêu tả tư tưởng. Tác giả
khắc họa tư tưởng nhân vật qua địa vị, hoàn cảnh, số phận qua đó mỗi ý nghĩ
của họ đều phán ánh thực trạng xã hội. Không những thế, văn học còn thể
hiện những con người của thời đại qua nhiều lình vực khác nhau. Điều này,
làm cho tính tư tưởng trở nên nổi bật hơn.


1.1.2.4. Tính phổ thông trong việc truyền bá và tiếp nhận
Lấy ngôn từ làm chất liệu văn học có thể phản ánh bất kì một lĩnh vực
nào trong đời sống. Văn học có khả năng tái hiện đời sống đồng thời thực
hiện chức năng nhận thức một cách trọn vẹn. “Việc lấy ngôn từ - phương diện
giao tiếp phổ thông của mọi người làm chất liệu cũng mang lại cho văn học
một tính chất phổ thông trên các mặt sáng tác, truyền bá và tiếp nhận”
[8,104]. Ngoài ra, văn học có thể xuất bản với số lượng lớn mà vẫn giữ
nguyên được bản chính, người đọc có thể tùy ý chọn đọc nhịp độ nhanh hay
chậm và đặc biệt có thể học thuộc những đoạn thơ, đoạn văn để vận dụng

trong cuộc sống.
1.2. Điện ảnh
1.2.1. Thuật ngữ điện ảnh
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ, ra đời nhờ rất nhiều những tìm tòi
và phát triển kĩ thuật vào cuối thế kỉ thứ XIX và liên tục có sự thay đổi để
thích ứng với thời đại. Văn học, hội họa, âm nhạc… là nguồn tài nguyên dồi
dào để điện ảnh khai thác triệt để. Vậy điện ảnh là gì? Có nhiều ý kiến khác
nhau:
Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng cho rằng: “nghệ thuật
phản ánh hiện thực bằng những hình ảnh liên tục, thu vào phim (nhựa, video)
để chiếu các cử động lên màn ảnh” [1,905].
Để hiểu bao quát hơn, trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt: “Có nhiều
quan niệm khác nhau về đặc trưng điện ảnh. Song hiện nay quan niệm phổ
biến nhất cho rằng điện ảnh có 8 thuộc tính cơ bản: điện ảnh là một nghệ thuật
tổng hợp, có tính chất quần chúng, tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí,
tính kinh tế thương mại và mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Điện ảnh là con đẻ
của khoa học kỹ thuật - công nghệ và nằm trong cấu trúc văn hóa, truyền
thông đại chúng” [12,16].
Như vậy, điện ảnh tiếp thu các ngành nghệ thuật khác nhưng vẫn mang
màu sắc riêng:
Điện ảnh là loại hình “sinh sau đẻ muộn” nên đã có được rất nhiều sự hỗ
trợ của các loại hình nghệ thuật khác đặc biệt là văn học. Kịch bản văn học


chính là nền tảng để xây dựng nên kịch bản điện ảnh. Dùng hình ảnh, âm
thanh, bố cục, diễn xuất của diễn viên để thể hiện những lời kể trong tác phẩm
văn học. Đồng thời dùng ngoại hình ngôn ngữ, hành động và thế giới nội tâm
của nhân vật được thể hiện qua cách diễn xuất của diễn viên và đặc điểm phù
hợp với từng vai diễn. Để có một bộ phim hay, cốt truyện là yếu tố cần và đủ,
mượn cốt truyện văn học là cách tiếp cận nhanh nhất của điện ảnh. Có rất

nhiều tác phẩm đã được chuyển thể như: Chiến tranh và hòa bình (18651869), Tam quốc diễn nghĩa (thế kỷ XIV), Đất rừng phương Nam (1957), Số
Đỏ (1936)…
Nếu hội họa và các loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, kiến trúc
đã góp phần tạo nên nhiều bối cảnh khác nhau, mỗi một cảnh quay sẽ có một
khung cảnh phù hợp; màu sắc sẽ làm cho khán giả hiểu đó là cảnh buồn hay
cảnh vui mà đạo diễn gửi gắm thì âm nhạc làm tăng chất trữ tình, cảm xúc
cho người xem. Ví dụ như trong Thương nhớ ở ai, Lưu Trọng Ninh đã tạo
hình nhân vật Hơn hát Bèo dạt mây trôi khi chồng phải xử bắn. Đó là tiếng
hát của người vợ an ủi chồng, là tiếng khóc của chính lòng mình khi chồng
phải chịu oan.
1.2.2. Đặc trưng của điện ảnh
Nghệ thuật điện ảnh nảy sinh từ mọi mặt hoạt động của cuộc sống con
người, có khả năng quay lại tích cực tác động vào các khía cạnh của cuộc
sống, trở thành nhân tố góp phần cốt yếu làm đẹp, làm hưng thịnh cuộc sống nhất là cuộc sống tinh thần, tạo nên những bộ mặt và những “chất giọng” đặc
trưng khác nhau đối với tiến trình lịch sử đất nước, cũng như đối với đời sống
con người. Mọi hoạt động có mục đích của con người đều hàm giữ những nội
dung định sẵn, tư tưởng chủ đạo nhất định. Tư tưởng là yếu tố hoạch định nội
hàm cũng như khuynh hướng tư duy, dẫn dắt hành động của cá thể cùng cộng
đồng con người. Vậy nên, tư tưởng là khởi điểm của mọi hành động, mọi kiểu
sống. Điện ảnh là hoạt động tinh thần cao cấp, mang đậm yếu tố xã hội sâu
rộng. Tác phẩm điện ảnh là kết quả tinh thần và vật chất do hoạt động nghệ
thuật hữu hiệu đem lại, cũng đồng thời là sản phẩm của tư tưởng. Nếu tư
tưởng là công cụ của nhận thức và là khởi nguồn của hành động, thì tư tưởng
trong tác phẩm điện ảnh là linh hồn của tác phẩm đó, có vai trò chủ định trong
quá trình tác nhiễm vào tư duy cũng như cảm nhận của con người, tạo cảm


hứng đẹp và nhận thức sáng cho con người, hướng con người đi lên bằng
những bước chân tự giác và sáng tạo. Điều đó có nghĩa là, khi tác phẩm điện
ảnh không rỗng tuếch, không vô vị, mà bao gồm chân - thiện - mỹ thì có

nghĩa là nó đã đạt tới một trình độ tư tưởng cao. Tư tưởng tiến bộ có nhu cầu
và cần được biểu đạt, quảng bá tới cộng đồng đông đảo thông qua nhiều con
đường khác nhau. Điện ảnh từ lâu đã vừa là phương tiện, vừa là hình thức lý
tưởng chuyển tải, giao lưu tư tưởng giữa đông đảo công chúng.
Điện ảnh bao gồm các thể loại: phim nghệ thuật trong điện ảnh và phim
truyền hình, phim họa hình, phim tài liệu, phim thời sự. Ta có thể thâu tóm
bản chất của điện ảnh vào một hệ thống ba thành tố sau: “Tất cả các nghệ
thuật + Kỹ thuật + Hình tượng thị giác chuyển động, nhằm khắc học tính cách
số phận con người chuyển động” [3,233].
Tất cả các nghệ thuật khác đều góp phần hỗ trợ điện ảnh. Văn học giúp
xây dựng kịch bản để quá trình ghi hình thuận lợi, hội họa giúp ta cảm giác
như các bức tranh đang chuyển động linh hoạ còn âm nhạc được đưa vào các
cảnh quay gợi cảm xúc cho người xem về sự việc vui hay buồn… Đặc biệt
nghệ thuật dựng phim (Montage) là quan trọng nhất trọng điện ảnh, đây là cấu
trúc tác phẩm khi xét nó từ quá trình kịch bản văn học sang kịch bản phim và
kịch bản phân cảnh. Nhà quay phim là người chịu trách nhiệm về các khía
cạnh kĩ thuật của hình ảnh như ánh sáng, chọn lựa thấu kính, lọc sắc, độ mở...
Họ phải hợp tác chặt chẽ với đạo diễn để đưa ra những lựa chọn chính xác
nhất về mặt nghệ thuật cho cảnh quay. Chính vì vậy bản thân các nhà quay
phim cũng góp phần sáng tạo lớn vào quá trình tạo nên bộ phim.Thông qua
từng cảnh, từng phân đoạn đã quay ghép thành một tác phẩm điện ảnh chỉnh
thể. Từ đó người ta gọi điện ảnh chính là sự tổng hợp tất cả những gì tinh túy
nhất của các loại hình nghệ thuật khác nhưng lại mang một màu sắc riêng
biệt, mới mẻ và sinh động.
1.3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
1.3.1. Văn học - nguồn nguyên liệu dồi dào của điện ảnh
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều các bộ phim chuyển thể đã trở
thành những tượng đài của nền công nghiệp điện ảnh. Có thể kể đến Gone
with



the Wind (Cuốn theo chiều gió) của đạo diễn Victor Fleming công chiếu vào
năm 1939 chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn Margaret
Mitchell với nội dung về nội chiến nước Mỹ và tình yêu của Scarlett O’Hara
với Rhett Butler. Giới văn học không ai không biết đến Những người khốn
khổ của Victor Hugo (1862). Tác phẩm được coi như cuốn tiểu thuyết kinh
điển đã lột tẩy những mặt trái của xã hội đồng thời cách mạng Pháp đầu thể
kỷ XIX, thế nhưng nó cũng là minh chứng của khát vọng được sống, được yêu
và hạnh phúc. Đã có rất nhiều các tác phẩm chuyển thể tiểu thuyết này,
nhưng nhạc kịch cùng tên năm 2012 (LesMis) đã xuất sắc giành được 8 đề cử
của Oscar…
Điện ảnh đã tiếp cận qua các góc độ như đề tài, cốt truyện nhân vật,
diễn biến, mẫu thuẫn… trong các tác phẩm văn học. “Kịch bản văn học làm
cơ sở để xây dựng tác phẩm điện ảnh và truyền hình, khác với kịch bản phân
cảnh của đạo diễn” [7,144]. Đối với điện ảnh sẽ trình bày được nhiều mặt
phong phú hơn, đặc biệt là thời gian và không gian.
Cùng đều là loại hình tổng hợp các bộ môn nghệ thuật, trong văn học
sử dụng ngôn từ làm chất liệu, thể hiện lời nói tự do của con người, sử dụng
đa dạng các yêu tố hình ảnh, sắc màu… tổng hợp gián tiếp; còn đối với điện
ảnh lại mang tính tổng hợp trực tiếp. Qua âm thanh, ánh sáng, hình ảnh… đã
tác động đến thị giác của khán giả đồng thời cũng thể hiện được nội tâm mỗi
nhân vật trong từng diễn viên.
1.3.2. Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa văn học và điện ảnh
Văn học và điện ảnh có một mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Những tác
phẩm chưa được nhiều độc giả biết đến nhưng nhờ sự tài tình của đạo diễn mà
khán giả khám phá những cái hay trong cả bộ phim và tác phẩm văn học.
Tương tự tác phẩm lại là nguồn đề tài vô tận để các nhà làm phim khai thác,
những tác phẩm nổi tiếng sẽ là có một lượng người đọc lớn để ủng hộ cho
phim. Ngoài ra điện ảnh còn tiếp thu của văn học các yếu tố cốt truyện, nghệ
thuật kể chuyện, hệ thống tu từ kết hợp với sự trẻ trung, mới mẻ của điện ảnh

đã tạo nên nhiều bộ phim đặc sắc.
Từ văn học chuyển thể sang điện ảnh có nhiều phương thức và cách
thức khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, người ta chia thành hai loại chính:


Loại hình thứ nhất, chuyển thể sát nguyên bản văn học: đạo diễn dựa từ
tên tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, nội dung ý tưởng, ngôn ngữ… trong tác
phẩm. Hiểu đơn giản là dựa hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu văn học mà
không thêm bớt cái gì để khai thác. Những tác phẩm chuyển thể như này,
thường có cốt truyện hấp dẫn và đã có tính chọn lọc. Tuy nhiên nó cũng chỉ
mang tính chất tương đối thôi.
Loại hình thứ hai, chuyển thể không sát nguyên bản: đạo diễn có thể
thêm bớt cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ… để phù hợp với tư tưởng bộ phim.
Đây là hình thức phổ biến hiện nay.
1.4. Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam
Ngành công nghiệp sản xuất phim Việt Nam ra đời từ khá sớm và đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Kim Vân Kiều là bộ phim đầu tiên sản xuất
năm 1923 do người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Về sau nhiều bộ phim
đã ghi lại dấu ấn như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Ván bài lật
ngửa, Cánh đồng hoang…
Đối với nền văn học của dân tộc Việt Nam, những tác phẩm chuyển thể
là sự lựa chọn ưu tiên cho những nhà sản xuất phim. Ngành phim chuyển thể
đã có một chỗ đứng vững chắc và đang dần trở thành đề tài “hot” thu hút khán
giả.
Nói đến phim chuyển thể Việt Nam phải kể đến những tác phẩm như:
1. Mẹ vắng nhà (1979)
Biên kịch, đạo diễn: NSND Nguyễn Khánh Dư
Mẹ vắng nhà được chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn
Nguyễn Thi có tên Người mẹ cầm súng. Bộ phim kể về cuộc sống đời thường
của chị Út Tịch trong vai trò người mẹ lẫn vai trò người anh hùng của mặt

trận giải phóng miền Nam. Khi người mẹ thường xuyên phải vắng nhà đi tải
đạn, tải lương cho bộ đội thì bốn đứa trẻ ở nhà tự chăm lo, yêu thương nhau.
Niềm mơ ước của bọn trẻ thật giản dị, đó là mong có mẹ về, mong được đi
học thật chứ không phải chỉ là trò chơi dạy học với bảng đen và mẹt rách. Bộ
phim phản ánh những hi sinh, thiệt thòi nhưng vô cùng lớn lao của tâm hồn
con trẻ trong cuộc chiến đấu cam go của dân tộc.


2.Vợ chồng A Phủ (2016)
Biên kịch: Tô Hoài.
Đạo diễn: NSND Mai Lộc, Hoàng Thái.
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc của
nhà văn Tô Hoài và được chính nhà văn chuyển thể thành kịch bản điện ảnh.
Hai nhân vật chính là A Phủ và Mỵ, một đôi nam nữ nghèo bị thống lý Pá Tra
áp bức đến cùng cực. Cùng trong cảnh đọa đày, A Phủ và Mỵ đã tìm đến với
nhau trong sự cảm thông và tự đấu tranh để giải phóng mình. Đây là một
trong những bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh cách mạng Việt Nam thời
bấy giờ.
3. Chuyện của Pao (2006)
Đạo diễn: Ngô Quang Hải
Phim kể về người H’Mông vùng núi phía Bắc, mỗi người có một uẩn
khúc và bí mật riêng. Chuyện của Pao đã giành 4 giải tại lễ trao giải Cánh
Diều Vàng.
4. Hương Ga (2014)
Đạo diễn: Cường Ngô
Dưới sự diễn xuất của diễn viên Trương Ngọc Ánh - bà trùm Dung Hà,
Hương Ga đã xuất sắc giành giải Cánh diều Vàng năm 2014. Bộ phim được
chuyển thể từ tiểu thuyết Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú và gây
được tiếng vang lớn, tạo nên một cơn sốt vé tại các rạp chiếu phim.
1.5. Giới thiệu tác phẩm văn học và phim chuyển thể

1.5.1. Tác phẩm “Bến không chồng” - Dương Hướng
Nhà văn Dương Hướng (1949) là một nhà văn có tiếng trong thời kì đổi
mới. Ông có một số những tác phẩm để đời như: Bến không chồng (1990),
Trần gian đời người (1991), Dưới chín tầng trời (2007)… Trong đó tiêu biểu
nhất là tiểu thuyết Bến không chồng đã được chuyển thể thành phim.
Bến không chồng là một tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng, một
trong ba văn xuôi được giải thưởng Văn học của hội nhà văn Việt Nam năm


1991, được dựng thành phim truyện cùng tên vào năm 1999 của đạo diễn Lưu
Trọng Ninh đã tạo được tiếng vang lớn. Năm 2018, đạo diễn lại tiếp tục cho
ra một bản phim truyền hình dài tập Thương nhớ ở ai chuyển thể qua tác
phẩm Bến không chồng.
Tiểu thuyết được Dương Hướng đặt mình trong bối cảnh của làng
Đông, là khoảng thời gian miền Bắc đang trong thời kì xây dựng nông thôn
với những khẩu hiệu “Đả đảo cường hào ác bá… Đem lại ruộng đất cho dân
cày”, vừa phải làm hậu phương cho chiến trường miền Nam. Mở đầu tác
phẩm với hình ảnh Nguyễn Vạn, chiến sĩ Điện Biên với đầy huy chương và
được cả làng kính trọng. Sợ bị điều tiếng, anh sống chuẩn mực với tư cách
của người lính mà không dám sống thật với chính mình. Điều đó tạo nên
những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong của nhân vật. Mặc dù hết lòng yêu
chị Nhân, nhưng Vạn lại không dám vượt khỏi điều tiếng của dân làng. Chị
Nhân cũng vậy, mặc dù yêu anh Vạn nhưng không dám thoát khỏi hình bóng
vợ liệt sỹ, lời nguyền không được lấy nhau của hai dòng họ Vũ - Nguyễn.
Không chỉ có vậy, chiến tranh đã cướp đi những trai tráng trong làng,
để lại những giọt nước mắt cho Hạnh, Cúc, Thắm, Dâu… Một đám cưới
không có sự chúc phúc của gia đình và dân làng đã khiến Hạnh phải chịu nỗi
tủi nhục. Thắm - lại chấp nhận lấy một người “thọt chân” Tùng Nghi làm thợ
ảnh vì điều kiện kinh tế. Mặc dù là gái đã có chồng nhưng cô đã “phải lòng”
với Thấu - người lính hành quân qua làng, Thắm quyết định bỏ trốn theo anh

vào chiến trường miền Nam bỏ mặc Tùng Nghi ở lại một mình.
Tưởng chừng khi hết chiến tranh, những cô gái đó sẽ có được hạnh
phúc khi cánh đàn ông về làng. Thế nhưng mọi đau buồn dường như tăng lên,
đặc biệt là nhân vật Hạnh. Khi đất nước kết thúc chiến tranh, Nghĩa trở về
làng với những vinh quang khi lập được nhiều chiến công. Tưởng chừng hạnh
phúc sẽ đến với Hạnh nhưng cô đã phải chịu sự khinh miệt của dòng họ
Nguyễn vì không thể sinh con được. Hạnh đã chấp nhận ly hôn để Nghĩa đi
lấy vợ mới. Nhưng thực chất do hậu quả của chiến tranh, người không thể có
con được lại là Nghĩa. Quá đau buồn, Hạnh dường như hóa điên, cô đã trao
thân cho Vạn rời bỏ làng Đông lên thành phố. Thế rồi Hạnh có thai với Vạn,
mấy năm sau cô đã dẫn con về làng và sống với Vạn. Mặc cho Hạnh ra sức


bảo vệ ngôi nhà nhỏ bé của mình, muốn cho con mình có một gia đình hạnh
phúc thế nhưng người làng Đông lại chẳng để yên cho mối quan hệ “tình mẹ
duyên con” này. Mặc dù vậy, không thể bảo vệ gia đình nhỏ của mình dưới
con mắt của dân làng, anh đã nhảy xuống sông tự vẫn.
Những suy nghĩ lạc hậu, những thói quen cổ hủ đã khiến cho người dân
làng Đông đã chính mình làm mất đi hạnh phúc của cá nhân. Đồng thời tiểu
thuyết đã mang đến cho người đọc cái nhìn mới về cuộc sống của nhân dân
sau thời hậu chiến.
1.5.2. Phim chuyển thể “Thương nhớ ở ai” - Lưu Trọng Ninh
Lưu Trọng Ninh (1956) là một nhà đạo diễn phim tài ba của làng điện
ảnh Việt Nam. Ông đã được nhận giải thưởng cao quý: Đề cử Liên hoan phim
ba châu lục 1993 với phim Hãy tha thứ cho em, Giải thưởng Liên hoan phim
Việt Nam cho Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh 1993, Giải Liên hoan
phim quốc tế Berlin 2001 cho phim Bến không chồng, Giải Cánh diều vàng
cho Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh 2010. Nhắc đến Lưu Trọng Ninh,
khán giả thường nhớ đến các phim như: Bến không chồng (2001), Dốc tình
(2005), Khát vọng Thăng Long (2010), Thương nhớ ở ai (2018)…

Theo Wikipedia: Thương nhớ ở ai là một phim truyền hình của đạo
diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh, trình chiếu lần đầu ngày 4 tháng 11
năm 2018. Đây là phim truyền hình cuối cùng của VFC phát sóng trên khung
giờ Rubic 8 (14h20 Thứ 7, Chủ Nhật). Bộ phim bấm máy từ 2016, tuy nhiên
lúc đó đạo diễn Lưu Trọng Ninh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe vì mắc bệnh
tim. Do đó ông đã chọn đạo diễn Bùi Thọ Thịnh là người đồng hành cùng ông
trong dự án này.
Với sự tham gia của các diễn viên:
Thanh Hương - Nương
Hồng Kim Hạnh - Hơn
Ngọc Anh - Nhân
Thiện Tùng - Quất
Lâm Vissay - Vạn


Và một số các diễn viên khác
Được chuyển thể từ cùng một cuốn tiểu thuyết, tuy nhiên giữa hai tác
phẩm Bến không chồng và Thương nhớ ở ai lại được nhìn ở những khía cạnh
khác nhau, tạo nên những nét riêng trong từng bộ phim. Nếu như phim Bến
không chồng đạo diễn dựa vào toàn bộ cốt truyện của tiểu thuyết thì Thương
nhớ ở ai lại có những nét mới được Lưu Trọng Ninh đưa vào trong phim.


CHƯƠNG 2
NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TIỂU THUYẾT BẾN
KHÔNG CHỒNG VÀ PHIM CHUYỂN THỂ THƯƠNG NHỚ Ở AI
2.1. Sự tương đồng giữa tiểu thuyết Bến không chồng và phim chuyển thể
Thương nhớ ở ai
Khi đưa tiểu thuyết chuyển thể sang phim điện ảnh, đạo diễn hầu như
trung thành với nhiều phương diện của tác phẩm văn học. Đó có thể là cốt

truyện, sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ… hay chính cái tên của tác phẩm. Sự
tương đồng này làm cho tác phẩm điện ảnh vừa gần gũi lại vừa mới lạ.
2.1.1. Tương đồng ở đề tài, chủ đề, tư tưởng
Nội dung tư tưởng có vai trò hết sức quan trọng đối với toàn bộ cơ cấu
của tác phẩm. Mỗi một nhà văn sẽ có những nhận thức nông - sâu khác nhau,
tùy vào cách cảm thụ từng vấn đề. Tất cả phụ thuộc vào sự lĩnh hội nghệ thuật
của mỗi người. Trong từng tác phẩm, nội dung tư tưởng chính là cái đích mà
tác giả và người đọc hướng đến và khám phá. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã
giữ lại những yếu tố cốt lõi của tiểu thuyết Bến không chồng qua những
phương diện như nội dung, giá trị nhân văn để làm nên bộ phim.
Nhà văn Dương Hướng đã chọn đề tài nông thôn Bắc Bộ trong hai cuộc
chiến tranh chống Pháp - Mỹ và bối cảnh phim Thương nhớ ở ai cũng vậy,
đồng thời tái hiện cuộc đời những con người làng Đông (Nguyệt Hạ) với bao
trắc trở, bi thương, đổ vỡ trong chiến tranh và thời hậu chiến.
Đặc biệt cả nguyên tác tác phẩm và bộ phim đều tương đồng về mặt nội
dung tư tưởng. Đầu tiên, ta thấy Lưu Trọng Ninh đã bám sát cốt truyện, lấy
tên nhân vật, những hình ảnh sự kiện chi tiết đều tương đồng với tiểu thuyết.
Từ tiểu thuyết và khi được chuyển thể, cả hai đều khắc họa đời sống
làng quê Bắc Bộ giai đoạn 1955 - 1975. Ở đó người dân không những chịu sự
đạu thương từ chiến tranh mà còn phải chịu bao hủ tục, định kiến xã hội đã
chôn vùi hạnh phúc cá nhân vì định kiến của làng xã. Đó là những hình ảnh
những người phụ nữ cô đơn, mất chồng, mất con mà chiến tranh đã cướp mất


×