Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO một số HUYỆN tại TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SINH VIÊN

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO
MỘT SỐ HUYỆN TẠI TỈNH LONG AN

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Trương Đình Bảo
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng

Mã số: CS-SV14CNTY-02
Sinh viên thực hiện:
Trần Văn Tráng
Nguyễn Mạnh Hổ
Kim Thi Sua Sa Đây
Nguyễn Thị Thúy An

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


i

LỜI CÁM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Khoa Chăn Nuôi Thú YTrường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM và Chi cục thú y tỉnh Long An đã ủng
hộ và khuyến khích nghiên cứu này, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi từ
nhân sự đến việc hỗ trợ tìm các hộ chăn nuôi heo để phỏng vấn trực tiếp các
hộ dưới thực địa nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin cảm ơn tổ chức CIRAD và


phòng nghiên cứu khoa học trường đại học Nông Lâm Tp. HCM đã tài trợ
cũng như cung cấp chi phí cho nghiên cứu được thực hiện tốt hơn. Đặc biệt
gửi lời cám ơn đến giảng viên ThS.Trương Đình Bảo đã hướng dẫn chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến các các hộ
chăn nuôi heo đã nhiệt tình chia sẻ thông tin phục vụ cho nghiên cứu khoa
học.


ii

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH SÁCH CHÚ THÍCH CÁC BẢNG BIỂU ............................................ v
TÓM TẮT ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................... 2
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................. 2
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu .............................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................... 3
2.1 Sơ lược về vùng nghiên cứu ................................................................. 3
2.1.1 Sơ lược về Long An ....................................................................... 3
Hình 1: Bản đồ miêu tả các huyện ở tỉnh Long An (www.cafeland.vn) ......... 3
2.1.2 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu .................................................... 4
2.1.3 Sơ lược về con người vùng nghiên cứu: ........................................ 5
2.2 Sơ lược về tình hình chăn nuôi heo ...................................................... 6
2.2.1 Sơ lược về tình hình chăn nuôi heo cả nước .................................. 6
2.2.2 Sơ lược về tình hình chăn nuôi heo vùng nghiên cứu ................... 6
2.3 Giới thiệu về phương pháp điều tra cổ điển ......................................... 7

2.3.1 Phương pháp thực hiện .................................................................. 7
2.3.2 Thiết kế bảng điều tra .................................................................... 7
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................... 8
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu....................................... 8
3.1.1 Thời gian và địa điểm .................................................................... 8
Hình 2: Vùng nghiên cứu (sậm màu) trong bản đồ tỉnh Long An. .................. 8
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 8
3.1.3 Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu ......................................................... 8
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 8
Bảng 1. Số lượng tổng đàn heo và số lượng bảng điều tra .............................. 9
3.2.2 Phỏng vấn bằng bảng điều tra câu hỏi ........................................... 9
3.2.3 Một số chỉ tiêu theo dõi ................................................................. 9
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 10
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................. 11
4.1 Phân loại loại hình chăn nuôi heo theo nhóm..................................... 11
Bảng 2. Quy mô hộ chăn nuôi heo và các chỉ tiêu đánh giá .......................... 11
4.2 Năng suất ............................................................................................ 13
Bảng 3. Một số chỉ tiêu năng suất đàn heo theo quy mô chăn nuôi .............. 14
4.3 Thức ăn ............................................................................................... 15
Biểu đồ 1- Tỉ lệ sử các loại thức ăn được sử dụng (%) ................................. 15
Biểu đồ 2- Tương quan giữ tỉ lệ đàn/tổng đàn của các huyện và tỉ lệ sử dụng
TAHH. ..................................................................................................... 16
Biểu đồ 3- Tương quan giữa quy mô đàn và tỉ lệ sử dụng TAHH ................ 16
Biểu đồ 4: Tỉ lệ các loại thức ăn được sử dụng theo nhóm heo..................... 17
4.4 Thu nhập từ chăn nuôi heo ................................................................. 18


iii


Bảng 4. Trung bình thu nhập từ chăn nuôi heo so với tổng thu nhập của nông
hộ
...................................................................................................... 18
4.5 Một số hạn chế của đề tài ................................................................... 19
Tài liệu tham khảo.......................................................................................... 21
Phụ Lục ...................................................................................................... 22


iv

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
LMLM: Lở Mồm Long Móng
USDA: United State Department of Agriculture: Sở Nông Nghiệp Hoa Kỳ
TY: Thú Y
CCTY: Chi Cục Thú Y
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KTTĐPN: Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
TCTK : Tổng Cục Thống Kê


v

DANH SÁCH CHÚ THÍCH CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1: Bản đồ miêu tả các huyện ở tỉnh Long An
Hình 2: Vùng nghiên cứu (sậm màu) trong bản đồ tỉnh Long An.
Bảng 1. Số lượng tổng đàn heo và số lượng bảng điều tra.
Bảng 2. Quy mô hộ chăn nuôi heo và các chỉ tiêu đánh giá
Bảng 3. Một số chỉ tiêu năng suất đàn heo
Bảng 4. Trung bình thu nhập từ chăn nuôi heo so với tổng thu nhập của

nông hộ
Biểu đồ 1- Tỉ lệ sử các loại thức ăn được sử dụng (%)
Biểu đồ 2- Tương quan giữa tỉ lệ đàn heo trên tổng đàn của các huyện và tỉ
lệ sử dụng TAHH.
Biểu đồ 3- Tương quan giữa quy mô đàn và tỉ lệ sử dụng TAHH
Biểu đồ 4- Tỉ lệ các loại thức ăn được sử dụng theo nhóm heo


1

TÓM TẮT
Nghiên cứu “Điều tra tình hình chăn nuôi heo một số Huyện tại tỉnh Long An”
được tiến hành khảo sát trện địa bàn 30 ấp, thuộc 21 xã của 5 Huyện Đức Hòa, Đức
Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Kiến Tường tại Tỉnh Long An để kháo sát tình hình
chăn nuôi chung của tỉnh Long An.
Với phương pháp tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi điều tra được chuẩn bị
sẵn. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp được 218 hộ chăn nuôi heo tại
địa bàn trên tương ứng với 218 bản điều tra thu thập được làm cơ sở dữ liệu cho
nghiên cứu này. Sau khi có số liệu nhóm nghiên cứu đã chia thành 3 nhóm quy mô
chăn nuôi và một số kết quả như sau:
Nhóm quy mô chăn nuôi rất nhỏ (1-9 con) chiếm 29,3%, trong loại hình sản xuất,
chiếm tỉ lệ cao nhất là loại hình sản xuất heo thịt chiếm 48,3%. Nguồn gốc đàn chủ
yếu là tự sản xuất chiếm 41,4%. Kinh nghiệm chăn nuôi <2 năm chỉ chiếm 3,3%. Về
năng suất đàn gồm một số chỉ tiêu sau: số lứa/nái/năm đạt 2,125 lứa; số heo
con/nái/năm đạt 23,3 con; thời gian cai sữa là 34,19 ngày; trọng lượng lúc cai sữa là
13,03 kg; thời gian cai sữa đến lúc bán là 3,938 tháng và trọng lượng lúc bán là 94,22
kg.
Nhóm quy mô chăn nuôi nhỏ (từ 10-50 con) chiếm 61,5%, trong loại hình sản
xuất, sản xuất heo thịt chiếm tỉ lệ cao (63,5%). Nguồn gốc đàn heo cũng chủ yếu tự
sản xuất chiếm 51,6%. Kinh nghiệm người chăn nuôi <2 năm cũng chiểm chỉ 2,4%.

Về năng suất đàn gồm một số chỉ tiêu sau: số lứa/nái/năm đạt 2,067 lứa; số heo
con/nái/năm đạt 21,8 con, thời gian cai sữa là 34,38 ngày; trọng lượng lúc cai sữa là
13,03 kg; thời gian cai sữa đến lúc bán là 3,938 tháng và trọng lượng lúc bán là 94,22
kg.
Nhóm quy mô chăn nuôi vừa (trên 50 con) chiếm 9,2%, cũng như 2 nhóm quy
mô chăn nuôi trên, sản xuất heo thịt chiếm phần lớn (73,7%) và nguồn gốc đàn heo
cũng thế, chủ yếu là tự sản xuất chiếm 57,9%, cao hơn 2 nhóm quy mô nhỏ và rất nhỏ.
Kinh nghiệm người chăn nuôi thì không có ai có kinh nghiệm dưới 2 năm.
Về phần thức ăn chủ yếu sử dụng thức ăn hỗn hợp chiếm 97% ở heo con, 80,1%
ở heo thịt và 64,7% ở heo sinh sản. Ngoài ra còn có các nguồn thức ăn khác như thực
liệu địa phương, thức ăn đậm đặc thì chiếm tỉ lệ thấp trong khẩu phần ăn của heo tại
tỉnh Long An. Chính vì sự phụ thuộc vào thức ăn hỗn hợp nên giá cả của thức ăn ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất cũng như nguồn vốn của người dân dẫn đến việc
duy trì và nâng đàn heo tại địa phương.
Tóm lại, dù nghiên cứu chưa thể hiện được chi tiết tất cả các vấn đề trong chăn
nuôi heo của người dân tỉnh Long An nhưng nghiên cứu cũng đã tóm lược được một
số vấn đề trong ngành chăn nuôi heo và phân biệt được các nhóm quy mô chăn nuôi
hộ gia đình nhỏ lẻ như hiện nay tại tỉnh Long An. Các vấn đề gặp nhiều khó khăn như
vấn đề con giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn chưa chủ động được cũng như nguồn vốn đã
kìm hãm sự phát triển của ngành. Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy mô loại hình
chăn nuôi rất nhỏ nhiều dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh sẽ trở nên khó khăn cho nhà
quản lý, khả năng lây lan dịch bệnh sẽ diễn ra rất phức tạp và khó khiểm soát. Chính vì
thế cần có những nghiên cứu về việc quản lý, thu thập thông tin dịch bệnh cũng như
tình hình chăn nuôi tại các địa phương chặt chẽ và nhanh chóng hơn. Từ đó việc kiểm
soát cũng như phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng đàn, phát triển ngành chăn
nuôi heo ngày một tốt hơn.


2


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Việt Nam ta là một nước đang phát triển. Trong quá trình hội nhập như hiện nay,
nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện mình, trong đó ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi heo nói riêng ở nước ta đã có nhiều bước phát triển mới, góp phần vào sự
thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, chăn nuôi heo đang ngày càng khẳng
định cơ cấu trong ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất.
Năm 2013, sản lượng thịt heo hơi chiếm 74,2% (Nguyễn Đăng Vang, 2014). Với sự
tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, ngành chăn nuôi heo đang hứa hẹn mở ra rất
nhiều cơ hội cho người nông dân, cho bộ mặt kinh tế nước nhà.
Tại Long An, chăn nuôi heo là nghề truyền thống của nhiều người nông dân,
nhằm cung cấp thịt và con giống cho người tiêu dùng ngay tại địa phương hoặc cho
nơi khác. Tuy nhiên, từ năm 2010-2013, ngành chăn nuôi heo ở Long An đã gặp nhiều
khó khăn về giá cả, dịch bệnh, chi phí thức ăn cũng như một số yếu tố khách quan
khác dẫn đến giảm số lượng đàn heo của Tỉnh. Theo kết quả điều tra của Tổng cục
thống kê hàng năm thì năm 2010, tổng đàn heo của Long An là 274,2 nghìn con, năm
2011 còn 266,9 nghìn con, năm 2012 là 254 nghìn con và năm 2013 còn 253,2 nghìn
con (Nguồn trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê – Tổng Cục Thống kê, 2010). Để
nghề chăn nuôi heo phát triển và đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc đầu tư con giống,
trang thiết bị cơ sở vật chất, cần phải nắm bắt được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
hợp lý và đặc biệt là các biện pháp phòng bệnh, bảo đảm sức khỏe đàn heo.
Để góp phần hiểu biết và đánh giá được tình hình chăn nuôi heo tại tỉnh Long
An, được sự giúp đỡ của Bộ môn Truyền nhiễm và TY cộng đồng, khoa Chăn nuôiThú Y, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự giúp đỡ của thầy ThS.
Trương Đình Bảo cho phép chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu khoa học: “Điều tra
tình hình chăn nuôi heo một số huyện tại tỉnh Long An năm 2014”.
1.1

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi các hộ nuôi heo tại một số huyện tại tỉnh Long An,

nhằm xác định những mặt ưu và nhược điểm của ngành chăn nuôi heo tại địa phương,
từ đó đóng góp phương hướng phát triển cho ngành chăn nuôi heo của tỉnh.
Đồng thời cung cấp nguồn thông tin sơ cấp cho những nghiên cứu sau về phòng
chống dịch bệnh trên heo.
1.2

1.3

Yêu cầu nghiên cứu
Khảo sát qua thực hiện điều tra (bằng phiếu điều tra) phỏng vấn các hộ chăn nuôi
heo về một số phương diện như cơ cấu đàn, quy mô nuôi, nguồn gốc động vật, thức
ăn, thu nhập từ chăn nuôi và năng suất đàn trên heo ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn
của một số huyện thuộc tỉnh Long An.


3

2.1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Sơ lược về vùng nghiên cứu
2.1.1 Sơ lược về Long An

Hình 1: Bản đồ miêu tả các huyện ở tỉnh Long An (www.cafeland.vn)
Vị trí địa lý: Long An là tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam thuộc khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, với diện tích 449,194.49 hecta và dân số khoảng 1.5 triệu người
(Tổng Cục Thống Kê, 2011), tiếp giáp với Cam-pu-chia và tỉnh Tây Ninh ở phía bắc,
Tp. HCM ở phía đông và đông bắc, tỉnh Tiền Giang ở phía nam và tỉnh Đồng Tháp ở
phía tây nam (Hình 1).
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL) song lại thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), là cầu
nối quan trọng giữa khu vực Đông Nam Bộ, khu vực phát triển nhanh ở Tp. HCM và
các tỉnh khu vực ĐBSCL. Có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài
132,977km, gồm hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Với vị trí
địa lý như vậy Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có nhiều tiềm năng
phát triển kinh tế trong tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế khu vực
ĐBSCL, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, và quốc phòng an ninh Việt
Nam.
Địa hình: Dù xếp vào vùng ĐBSCL nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp, giữa tỉnh là vùng
đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng
tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Thời tiết và khí hậu: Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do
tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính
đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt
của vùng miền Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,7 oC. Thường vào tháng 4 có
nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
25,2oC. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình


4

quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Biên độ nhiệt
giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC. Đối với thời tiết mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió
Tây Nam với tần suất 70%. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 –1325mm. Mùa
mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần
từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện
phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở

vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Tỉnh Long An với 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm: Đức
Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành,
Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành
phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn
2.1.2 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Theo nguồn tài liệu bách khoa toàn thư một vài sơ lược về năm huyện Đức Hòa,
Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Kiến Tường được tóm lược như sau:
Vị trí địa lý huyện Đức Hòa: có diện tích là 426 km2 là một huyện thuộc
tỉnh Long An. Đức Hòa là địa bàn phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ học của tỉnh như:
Cái Tháp, Gò Chàm, Bình Tả, An Sơn... là những địa điểm tham quan du lịch và tìm
hiểu lịch sử rất bổ ích. Huyện có vị trí khá thuận lợi khi nằm liền kề Thành phố Hồ Chí
Minh, từ trung tâm huyện đến trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km gần
hơn rất nhiều so với đến trung tâm tỉnh Long An
Đức Hòa có diện tích tự nhiên là 42.169 ha. Huyện Đức Hòa có ranh giới với các
đơn vị hành chính như sau:
Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi, huyện Hóc
Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Phía Đông Nam giáp huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Phía Tây giáp huyện Đức Huệ.
Phía Tây Nam giáp huyện Bến Lức.
Từ Đức Hòa có thể liên hệ thuận lợi với các thị trấn của Thành phố Hồ Chí Minh
nằm trên quốc lộ 22 và quốc lộ 1 thị trấn Củ Chi, thị trấn Hóc Môn) và các phường của
các quận tiếp giáp với huyện Đức Hòa. Tỉnh lộ 8 còn là trục giao thông quan trọng nối
với quốc lộ 22 tạo thành trục giao thông liên hệ trực tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ.
Vị trí địa lý huyện Đức Huệ: là huyện phía bắc tỉnh Long An, giáp vùng "Mỏ
vẹt" của Campuchia. Nằm rìa phía đông bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng
Đông Nam Bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng Sông Cửu

Long. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Huyện có tiềm năng phát
triển thương mại với Campuchia
Huyện Đức Huệ có diện tích tự nhiên là 43.092,4 ha, chia thành 10 đơn vị hành
chính (9 xã và 1 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Đức Huệ tiếp giáp với 4 huyện
của tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Campuchia.
Phía Đông Bắc giáp huyệnĐức Hòa.
Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thủ Thừa và Bến Lức.
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An và Campuchia.


5

Vị trí địa lý huyện Tân Hưng: có diện tích là 497,4km2, nằm ở phía tây tỉnh Long
An thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười, thường bị ngập sâu vào mùa lũ hàng năm.
Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Kinh tế của huyện thì
còn rất khó khăn. Bên cạnh vùng ngập trũng, trên địa bàn huyện có một số gò cao, là
nơi tập trung nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù
Nam như Gò Gòn, Gòn Bún,Gò Pháo...
Phía bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 15,22 km, thuộc địa giới 3 xã
Hưng Điền, hưng Điền B và Hưng Hà.
Phía tây và nam là huyện Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).
Phía đông và đông bắc là huyện Vĩnh Hưng.
Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, Mộc Hoá.
Vị trí địa lý huyện Vĩnh Hưng: có diện tích là 384,52km2, nằm ở phía Tây Bắc
của tỉnh Long An, nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng
nặng nề kinh tế do ảnh hưởng lũ lụt.
Huyện nằm về phía tây tỉnh Long An.
Phía bắc giáp tỉnh Svay Rieng (Mỏ Vẹt) của Campuchia.
Phía tây nam giáp huyện Tân Hưng.
Phía đông là huyện Mộc Hóa

Vĩnh Hưng có tuyến biên giới giáp Campuchia dài 45,62 Km (chiếm 31,1% tổng
chiều dài biên giới của tỉnh Long An) được xem là vô cùng quan trọng trong việc xây
dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng.
Vị trí địa lý thị xã Kiến Tường: là thị xã thuộc tỉnh Long An,Thị xã được thành
lập ngày 18 tháng 3 năm 2013 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của
huyện Mộc Hóa.
Mộc Hóa từng là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường cũ trong giai đoạn 1956-1975 dưới
thời Việt Nam Cộng hòa (tỉnh lỵ có tên là "Mộc Hóa"). Năm 1976, tỉnh Kiến Tường bị
giải thể và sáp nhập vào tỉnh Long An. Sau 37 năm bị mất tên gọi hoàn toàn, vào
năm 2013, địa danh Kiến Tường giờ đây xuất hiện trở lại khi trở thành tên gọi của một
thị xã mới được thành lập của tỉnh Long An: thị xã Kiến Tường.
Phía đông giáp huyện Mộc Hoá.
Phía tây giáp 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng.
Phía bắc giáp huyện Kampong Rou, tỉnh Svay-Rieng, Campuchia.
Phía nam giáp huyện Tân Thạnh.
2.1.3 Sơ lược về con người vùng nghiên cứu:
Người dân Tây Nam Bộ nói chung cũng như người dân tỉnh Long An nói riêng,
đang trải qua quá trình biến đổi sâu sắc dưới tác động của quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu (Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh, 1982) đã đưa ra nhân định rằng tầng lớp trung nông là lực lượng sản xuất cơ
bản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng Bằng Sông Cửu Long về cơ bản là
một xã hội nông nghiệp quy mô nhỏ. Theo một nghiên cứu về người lao động năm
2008, khi khảo sát 768 chủ hộ, người nông dân chiếm đến 55.6% (Bùi Thế Cường,
2010). Cụ thể hơn, người nông dân còn được phân chia thành 3 tầng lớp, trong đó,
nông dân lớp trên chiếm 15.4%, nông dân lớp giữa chiếm 19%, nông dân lớp dưới
chiếm 17.2%.


6


2.2 Sơ lược về tình hình chăn nuôi heo
2.2.1 Sơ lược về tình hình chăn nuôi heo cả nước
Chăn nuôi heo ở Việt nam đã có từ lâu đời. Nghề chăn nuôi heo gắn liền với
nông nghiệp trồng lúa nước. Chăn nuôi heo ngày một phát triển theo thời gian từ số
lượng chất lượng và con giống cũng không ngừng cải thiện (Nguyễn Quang Linh và
ctv, 2011). Các giai đoạn phát triển của chăn nuôi heo tại Việt Nam:
Giai đoạn từ 1960-1969: giai đoạn khởi xướng các qui trình nuôi lợn theo
phương hướng chăn nuôi công nghiệp.
Giai đoạn từ 1970-1980: giai đoạn hình thành nông trường lợn giống quốc doanh
với các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp.
Giai đoạn từ 1986- nay: đây là giai đoạn chuyển đổi kinh tế, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi. Ngoài ra Việt Nam còn tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ
chức Thương Mại thế giới (WTO) là đòn bẩy cho sự phát triển ngành chăn nuôi theo
hướng công nghiệp mạnh mẽ hơn. (Nguyễn Quang Linh, 2005)
Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả
nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn
khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người
chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính
đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước. (TCTK-2014)
Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam vào khoảng 2,245
triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự
kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt
lợn (nguồn: www. agro.gov.vn, 2014).
2.2.2 Sơ lược về tình hình chăn nuôi heo vùng nghiên cứu
Trong kinh tế Long An thì tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn cao, chiếm tới
85,3% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt
chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, đạt 79,9% năm 2005 và 79,2% năm 2010
(theo giá hiện hành), trong khi tỷ trọng giá trị sản suất của ngành chăn nuôi lần lượt là
15,0% năm 2005 và 15,9% năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân
của ngành chăn nuôi trong phạm vi ngành nông nghiệp cũng tăng đáng kể, đạt mức

14,1%/năm giai đoạn 2005 – 2010. Trong số các sản phẩm chăn nuôi, lợn thịt đứng
đầu bảng với sản lượng 43.544 tấn thịt năm 2008, chiếm 74% tổng sản lượng. Do đó,
nuôi lợn là một thế mạnh của tỉnh Long An. Trong quy hoạch phát triển ngành nônglâm-ngư nghiệp sắp tới, cần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm cùng với việc
cải thiện quy trình và công nghệ nuôi phù hợp (Sở NNPTNT). Tốc độ phát triển ngành
chăn nuôi tuy có tăng trưởng trong giai đoạn nêu trên nhưng thực sự chưa ổn định và
chưa xứng tầm với điều kiện sẵn có nơi đây. Các vấn đề trong chăn nuôi của tỉnh còn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vấn đề dịch bệnh LMLM, Tai Xanh. Theo công bố dịch
của Cục Thú Y, dịch heo tai xanh xuất hiện ở Long An từ đầu tháng 2/2013, đã xảy ra
tại 6 xã ở huyện Châu Thành và Tân Trụ, làm 212 con lợn mắc bệnh, tiêu hủy trên 130
con (www.cucthuy.gov.vn). Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi
về giá cả thị trường, về tổng đàn heo trên tỉnh giảm đáng kể, theo kết quả điều tra của
TCTK hàng năm thì năm 2010, tổng đàn heo của Long An là 274,2 nghìn con năm
2013 còn 253,2 con (TCTK). Theo báo cáo của Chi Cục Thúy Y tỉnh Long An tháng
10/2013, Chi Cục Thú Y đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả hơn
với việc tiêm chủng vắc-xin bắt buộc đối với bệnh LMLM và Tai Xanh đồng thời tăng
cường phun xịt sát trùng để đảm bảo dịch bệnh không lây lan và quay trở lại.


7

Giới thiệu về phương pháp điều tra cổ điển
Bảng câu hỏi là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm
lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện
được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người
nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài
và mục tiêu nghiên cứu.
Thông thường, lập một bảng hỏi phải tính đến 2 yêu cầu sau: Phải đáp ứng được
mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với trình độ và tâm lý người được hỏi.
Phương pháp điều tra cổ điển là sử dụng một bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Đây
là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng để thu thập số liệu trong các

nghiên cứu dịch tễ học (Dohoo và ctv, 2003).
2.3.1
Phương pháp thực hiện
Bảng câu hỏi được hoàn thành theo hai 2 đường cơ bản đó là:
 Hoàn thành bảng câu hỏi mà không có sự hiện diện của người phỏng vấn: có
thể gửi bảng điều tra qua e-mail, bưu điện, hỏi qua điện thoại hoặc trả lời trực tuyến
qua website.
 Hoàn thành bảng câu hỏi với sự hiện diện của người phỏng vấn. Người điều tra
sẽ hỏi trực tiếp mặt đối mặt với người tham gia phỏng vấn.
2.3.2
Thiết kế bảng điều tra
Khi thiết kế một bảng điều tra cần lưu ý là đối tượng được điều tra có thể dễ dàng
hiểu được câu hỏi được đặt ra hay không, câu hỏi phải rõ ràng dễ hiễu và hạn chế
những thuật ngữ khoa học.
Trong bảng điều tra thường có 2 loại câu hỏi cơ bản là:
- Câu hỏi đóng: là những câu hỏi với câu trả lời là “có” hoặc “không” hay có đáp
án sẵn người được điều tra chỉ cần đánh dấu vào.
Nguồn gốc đàn heo
Tự sản suất  Mua trong tỉnh  Mua ở tỉnh khác  Khác 

2.3

Anh/chị có hài lòng với sức khỏe đàn heo

Có  .................. Không  ..........

- Câu hỏi mở: là những câu hỏi không có đáp án sẵn phải điền thông tin ở ngoài
vào.
Năng Suất:
- Số lứa đẻ/nái/năm: .............................................................................................

- Số heo con/nái/năm: ..........................................................................................


8

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
3.1.1
Thời gian và địa điểm

Hình 2: Vùng nghiên cứu (sậm màu) trong bản đồ tỉnh Long An.
- Thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong vòng 11 tháng, bắt đầu từ tháng 10/2014
và kết thúc vào tháng 09/2015.
- Địa điểm
Địa điểm được tiến hành điều tra là những vùng có số lượng tập trung đàn gia súc
lớn và có những tuyến đường lớn vận chuyển động vật qua lại giữa các huyện, tỉnh
cũng như nước ngoài (Campuchia).
Năm huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Kiến Tường của tỉnh
Long An là những huyện đáp ứng được yêu cầu trên, sẽ được tiến hành điều tra nghiên
cứu (Hình 2).
3.1.2
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô hộ
gia đình tại tỉnh Long An.
3.1.3
Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu
Bảng câu hỏi điều tra, bút, phương tiện vận chuyển, máy vi tính.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành ở mức độ tỉnh Long An, được lựa chọn dựa
trên khả năng hợp tác với CCTY tỉnh Long An. Nhằm so sánh giữa số liệu về biện


9

pháp phòng chống dịch bệnh LMLM trên trâu bò và heo giữa 2 phương pháp điều tra
cổ điển và phương pháp có sự tham gia của nhiều đối tượng, chúng tôi tính toán số
lượng mẫu dựa trên thông tin về tỉ lệ nhiễm bệnh LMLM. Tỷ lệ nhiễm ước tính ở mức
độ là 15%, sai số 4%, độ tin cậy 95%, tổng đàn 260.000 con, độ nhạy và độ đặc hiệu
của ELISA pris CHECK là 94 và 98%. Suy ra cần khảo sát trên 30 ấp. Mỗi ấp cần
khảo sát ít nhất 10 hộ khác nhau nên sẽ có 300 bảng điều tra trên bò và heo.
Theo tỷ lệ, heo chiếm % trên tổng đàn tương ứng 218 bảng điều tra. Để mang
tính đại diện cho tỉnh, 5 huyện của tỉnh LA được lựa chọn để kiểm sát dựa trên tiêu chí
vùng có nguy cơ cao với bệnh (đặc biệt là bệnh FMD), vùng có chăn nuôi gia súc quan
trọng. Số lượng bảng điều tra của từng huyện so với tổng đàn heo vùng khảo sát (bảng
1). VD: huyện Vĩnh Hưng có tổng đàn là 4570 con tương ứng 7% tổng đàn heo vùng
khảo sát do đó chúng tôi sẽ tiến hành điều tra 15 bảng trên 2 ấp lựa chọn ngẫu nhiên.
Bảng 1. Số lượng tổng đàn heo và số lượng bảng điều tra
Huyện

Số lượng
heo*

TX Kiến
Tường
3.305
Tân Hưng
13.267
Vĩnh Hưng

4.570
Đức Huệ
13.860
Đức Hòa
34.255
Tổng
69.257
* Thống kê CCTY tỉnh Long An

Tỉ lệ %

Số lượng bảng
điều tra

5
19
7
20
49
100

11
42
15
44
106
218

Phỏng vấn bằng bảng điều tra câu hỏi
Sau khi đã có số lượng bảng điều tra và danh sách các hộ chăn nuôi heo thì

nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn. Việc phỏng vấn được hỗ trợ bởi thú y hoặc
trưởng ấp giúp liên lạc đến nhà các hộ chăn nuôi. Bảng câu hỏi được soạn sẵn và in ra
giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi cũng như ghi thông tin. Phỏng vấn được diễn ra nhà
các hộ chăn nuôi theo phương thức mặt đối mặt (face to face) và quan sát trực tiếp.
Buổi phỏng vấn được diễn ra từ 30-60 phút tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như sự
hợp tác chia sẻ thông tin của các hộ dân.
Nội dung chính của bảng điều tra
Thông tin cá nhân và kinh nghiệm chăn nuôi
Khảo sát về cơ cấu đàn heo
Khảo sát về nguồn gốc đàn heo của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
Tìm hiểu về cách thức và các loại thức ăn cho đàn heo
Khảo sát về năng suất đàn heo
Bảng câu hỏi được soạn dựa trên tham khảo và tổng hợp tài liệu của Ian Dohoo
(2003), Phạm Thái Lâm (2013) và một số tài liệu khác.
3.2.2

3.2.3 Một số chỉ tiêu theo dõi
Loại hình sản suất bao gồm sản suất heo thịt, sản suất heo con hoặc tổng hợp.
Cơ cấu đàn heo tại thời điểm điều tra bao gồm số lượng của từng loại heo như
heo con, heo nái, heo thịt, heo nọc.


10

Nguồn gốc động vật là nguồn gốc của đan heo bao gồm tự sản suất, nhập từ trong
cùng tỉn, nhập từ tỉnh khác và không rõ nguồn gốc.
Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi heo gồm các loại thức ăn sử dụng cho từng loại
heo.
Các chỉ tiêu năng suất sinh sản bao gồm số lứa đẻ/nái/năm, số heo con/lứa, số
heo con cai sữa/năm, thời gian cai sữa, trọng lượng lúc cai sữa, thời gian từ lúc cai sữa

đến lúc bán và trọng lượng bán heo.
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi có thông tin từ bảng câu hỏi điều tra, thông tin được số hóa sau đó được
triết xuất, xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và phần mềm R (phiên bản 3.1.2). Các
thuật toán trong phân tích như tính tỉ lệ phần trăm, tuần suất và trung bình cộng.


11

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân loại loại hình chăn nuôi heo theo nhóm
Từ số liệu của phiếu điều tra người chăn nuôi được phân loại theo 3 nhóm: nhóm
quy mô rất nhỏ (1-9 con), nhóm quy mô nhỏ (10-50 con) và nhóm quy mô vừa
(>50con) (Grace D., ctv, 2008) (bảng 2).
4.1

Bảng 2. Quy mô hộ chăn nuôi heo và các chỉ tiêu đánh giá

N=205(%)
TH(n=36)
VH(n=10)
KT(n=12)
DHoa(n=97)
DHue(n=50)
Loại hình sản suất (%)
Heo con
Heo thịt
Hỗn hợp
Nguồn gốc đàn heo (%)
Tự sản suất

Mua trong địa phương
Mua nơi khác địa phương
Không rõ nguồn gốc
Kinh nghiệm chăn nuôi (năm) (%)
<2 năm
2-5 năm
5-10 năm
>10 năm

Nhóm quy
mô rất nhỏ
(1-9)
29,3
36,1
50
41,7
19,6
36
n=60
16,7
48,3
35,0
n=58
41,4
20,7
22,4
15,5
n=60
3,3
25,0

33,3
38,4

Nhóm quy
mô nhỏ (1050)
61,5
50,0
40
58,3
73,2
52
n=126
11,1
63,5
25,4
n= 124
51,6
16,9
22,6
8,9
n=126
2,4
20,6
36,5
40,5

Nhóm quy
mô vừa
>50
9,2

13,9
10
0
7,2
12
n=19
0,0
73,7
26,3
n= 19
57,9
15,9
15,9
10,3
n=19
0,0
15,8
52,6
31,6

Theo kết quả trình bày ở bảng 2, một số chỉ tiêu được ghi nhận và đánh giá như
sau:
Về quy mô đàn, theo số liệu đã phân tích ta thấy, xét chung cho toàn tỉnh Long
An thì các hộ chăn nuôi tập trung chủ yếu ở dạng nhóm quy mô nhỏ (10-50 con)
chiếm 61,5%, ít nhất là nhóm quy mô vừa (>50 con) là 9,2%, còn lại là nhóm quy mô
rất nhỏ (1-9 con) chiếm 29,3%. Ở từng huyện cũng có kết quả tương tự, đối với nhóm
quy mô nhỏ cao nhất là Đức Hòa (73,2%), thấp nhất là Vĩnh Hưng (40%). Cơ cấu chăn
nuôi của Vĩnh Hưng khác các huyện còn lại, nhóm quy mô rất nhỏ chiếm cao nhất
(50%), thấp nhất ở Đức Huệ (36%). Còn lại là nhóm quy mô vừa (>50 con) tập trung
nhiều nhất ở Tân hưng (13,9%), ít nhất ở Đức Hòa (7,2%). Chỉ duy nhất thị xã Kiến

Tường là không có hộ chăn nuôi nào có quy mô đàn thuộc dạng nhóm quy mô vừa


12

(0%) đây có thể do ảnh hưởng điều kiện tự nhiên ngập lụt hàng năm mà các hộ chăn
nuôi không dám nâng cao số lượng đàn heo. Điều này cho thấy quy mô đàn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như điều kiện tự nhiên, kinh tế gia đình,
nhân lực, thói quen chăn nuôi, dịch bệnh, kinh nghiệm chăn nuôi…đã ảnh hưởng đến
tâm lý cũng như khả năng lựa chọn quy mô đàn heo vừa, nhỏ và rất nhỏ phù hợp với
điều kiện của từng hộ gia đình và loại hình sản suất mà họ lựa chọn.
Loại hình sản suất là mục đích chăn nuôi của từng hộ chăn nuôi theo các hướng
khác nhau bao gồm chăn nuôi heo thịt, bán heo con hoặc hỗn hợp cả 2 nhằm tạo sản
phẩm đầu ra cung cấp cho nhu cầu thị trường và phục vụ cho kinh tế gia đình.Nhìn
chung loại hình sản suất heo thịt chiếm tỷ trọng từ cao xuống thấp tương ứng với quy
mô chăn nuôi vừa, nhỏ, rất nhỏ với tỷ lệ tương ứng là 73,7%, 63,5%, 48,3%. Tiếp đến
là loại hình sản suất hỗn hợp chiếm cao nhất ở quy mô rất nhỏ (35%), tiếp đến là ở
nhóm quy mô vừa (26,3%) và thấp nhất ở nhóm quy mô nhỏ (25,4%). Còn lại là loại
hình sản suất heo con chỉ được nuôi ở các hộ chăn nuôi có quy mô rất nhỏ và nhỏ lần
lượt là 16,7% và 11,1%, riêng đối với hộ chăn nuôi vừa không có loại hình sản suất
này vì họ chỉ nuôi nhằm mục đích làm giống và sản suất heo thịt. Ở mỗi loại hình sản
suất cũng phần nào phản ánh được quy mô chăn nuôi, loại hình sản suất heo thịt, hỗn
hợp, heo con cũng sẽ tương ứng với quy mô chăn nuôi vừa, rất nhỏ và nhỏ. Với quy
mô nhóm càng nhỏ dần thì sự phân hóa các loại hình sản suất khác nhau càng lớn và
nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế gia đình, trình độ hiểu biết, chi phí vốn
đầu tư, điều kiện chuồng trại, chấp nhận rủi ro, kinh nghiệm chăn nuôi và cũng như
vấn đề quản lý nguồn gốc con giống cho năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế và lợi
nhuận cho người chăn nuôi.
Nguồn gốc đàn heo là suất xứ của heo gồm nơi heo được sản suất và loại giống.
Theo số liệu điều tra nguồn gốc đàn heo chủ yếu là tự sản suất, còn lại là mua trong

địa phương, khu vực khác và một phần nhỏ không rõ nguồn gốc. Đối với heo tự sản
suất nhìn chung cả 3 nhóm quy mô đều có chỉ số về tự sản suất con giống cao hơn
40%. Ở 4 hình thức này, cao nhất là nhóm quy mô vừa (57,9%), đến nhỏ (51,6%), thấp
nhất là quy mô rất nhỏ (41,4%), nhằm mục đích giảm chi phí con giống. Heo mua
trong địa phương chiếm nhiều ở các nhóm quy mô rất nhỏ (20,7%) và mua từ khu vực
khác ở các nhóm quy mô nhỏ (22,6%). Đối với heo không rõ nguồn gốc chiếm nhiều
nhất ở các nhóm quy mô rất nhỏ (15,5%). Tuy nhiên theo số liệu đã phân tích cũng
như trong quá trình điều tra cho thấy ở tất cả các loại hình trại điều có xuất xứ heo
không rõ nguồn gốc điều này cho thấy việc quản lý nguồn gốc giống chưa được chặt
chẽ, người dân còn chủ quan về vấn đề xuất xứ và nguồn gốc giống heo, đây cũng là
nguyên nhân chính khiến người chăn nuôi không thể kiểm soát được dịch bệnh và sự
xuất hiện lây lan các bệnh dịch gây thiệt hại đến năng suất và tiền bạc của người chăn
nuôi. Theo khảo sát biểu hiện lâm sang và yếu tố nguy cơ chính trong dịch LMLM
trên heo vào đầu năm 2011 tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang thì các yếu tố nguy cơ
chính làm lây lan dịch bệnh LMLM trên diện rộng được sắp xếp từ cao đến thấp như
sau:
 Không tiêm phòng heo,
 Ở gần hộ khác có heo bệnh LMLM,
 Thương nhân đến hộ mua heo,
 Hộ chăn nuôi gần đường giao thông chính,
 Có khách tham quan hoặc thú y viên vào khu vực chăn nuôi trong khoảng thời
gian 21 ngày trước khi xảy ra bệnh.


13

 Ngoài ra thì các yếu tố nguy cơ về trình độ chăn nuôi (kiểm soát xâm nhập
người vào trại, tiêm phòng vacxin) cũng liên quan chặc chẽ đến bệnh LMLM trên đàn
heo (Nguyễn Thanh Liêm và ctv, 2011).
Bên cạnh đó việc tự sản suất con giống trong thời gian dài có thể sẽ ảnh hướng

đến chất lượng cũng như năng suất của đàn heo như giảm đi ưu thế lai, tỷ lệ heo con/
lứa thấp…. Vì việc mua bán dựa vào mối quan hệ thương lái và hình thức mua bán đứt
đoạn cũng dẫn dến các hộ chăn nuôi không minh bạch trong nguồn gốc đàn heo mà họ
nhập về để sản suất. Nguồn gốc giống phản ánh phần nào ý thức, sự hiểu biết còn thấp,
sự chủ quan về suất xứ đàn heo, thói quen để lại 1-2 con heo cái nhằm sản suất thịt
trong đàn làm heo giống của người dân, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi nhưng cũng
đã không hỗ trợ được nhiều trong vấn đề quản lý nguồn gốc đàn giống.
Trong vấn đề kinh nghiệm chăn nuôi, theo số liệu ta thấy được, hầu hết các hộ
chăn nuôi đều có kinh nghiệm hơn 2 năm trong ngành. Trong nhóm quy mô vừa thì số
hộ có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm chiếm 52,6%. Trong nhóm quy mô nhỏ và rất nhỏ
thì tỉ lệ các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm trên 10 năm là lớn hơn lần lượt là 40,5% và
38,3%. Điều này cho thấy người chăn nuôi đa phần thuộc diện hộ chăn nuôi lâu năm
(>5 năm) (Nguyễn Minh Thông và ctv, 2011). Trong quá trình điều tra đã cho biết có
rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi lâu năm, nhưng dịch bệnh xảy ra khiến họ phải ngưng
chăn nuôi một vài năm do bị thiệt hại về kinh tế, hao hụt nguồn vốn đầu tư, nỗi lo sợ
và e ngại dịch bệnh sẽ tiếp tục xảy ra nên họ chỉ bắt đầu lại với đàn heo quy mô nhỏ và
rất nhỏ. Ngoài ra kĩ thuật chăn nuôi, trình độ hiểu biết cũng ảnh hưởng đến chất lượng
của đàn vật nuôi, nhiều năm kinh nghiệm mà không có vốn cũng như không áp dụng
khoa học kĩ thuật, sự hiểu biết còn hạn chế trong chăn nuôi, sẽ khó có thể đạt được kết
quả tốt trong chăn nuôi heo.
Tất cả các yếu tố đã được đề cặp đến như: vốn, kỹ thuật chăn nuôi, trình độ hiểu
biết, dịch bệnh, điều kiện tự nhiên… đã ảnh hưởng rất nhiều đến quy mô đàn, loại hình
sản suất, quản lý con giống và mặc dù có kinh nghiệm nhiều năm nhưng vẫn chủ yếu
lựa chọn quy mô sản suất nhỏ và rất nhỏ. Nên việc nâng cao trình độ cho người chăn
nuôi; quá trình kiểm dịch ở các cửa khẩu với Campuchia, nơi giao thoa giữa các tỉnh
huyện, xã phải chặt chẽ nhằm ngăn chặn triệt để sự xâm nhập, lây lan, bùng phát của
dịch bệnh; hỗ trợ nguồn vốn, chi phí thiệt hại trong chăn nuôi người dân, nhằm tạo cho
người chăn nuôi an tâm hơn, tin tưởng cũng và hợp tác tốt hơn với thú y Nhà nước là
những vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nhằm giúp cho ngành chăn nuôi ngày
càng phát triển và dịch bệnh không còn xảy ra, người chăn nuôi an tâm hơn trong sản

suất.
Năng suất
Một số chỉ tiêu được đánh giá trong phần năng suất như số lứa/nái/năm, số heo
con mới sinh/nái/năm, số heo con cai sữa/nái/năm, thời gian cai sữa, trọng lượng thời
điểm cai sữa, thời gian chăm sóc từ lúc cai sữa tới lúc bán, và trọng lượng lúc bán
được thể hiện trong bảng 3.
4.2


14

Bảng 3. Một số chỉ tiêu năng suất đàn heo theo quy mô chăn nuôi
Nhóm quy Nhóm quy mô
Nhóm quy mô
mô rất nhỏ
nhỏ (n=89)
vừa (n=17)
(n=32)
Mean±SE Mean±SE
Mean±SE
Lứa/nái/năm (lứa)
2,13±0,06
2,07±0,03
2,23±0,11
Heo con/nái/năm (con)
23,03±1,08
21,8±0,45
23,65±0,98
Heo cai sữa/nái/năm (con)
22,62±1,08

21,26±0,47
22,65±1,15
Thời gian cai sữa (ngày)
34,19±1,56
34,38±0,78
31,76±1,84
Trọng lượng cai sữa (kg)
13,03±1,02
12,36±0,51
10,47±0,78
Cai sữa đến bán (tháng)
3,94±0,16
4,29±0,08
4,35±0,23
Trọng lượng lúc bán (kg)
94,22±1,46
97,06±0,88
98,24±1,76
Mean: Trung bình; SE_Standard error: Sai số chuẩn; (n): số mẫu khảo sát
Theo kết quả trình bày ở bảng 3, một số chỉ tiêu được ghi nhận và đánh giá như
sau:
Đối với chỉ tiêu số lứa/nái/năm, nhóm quy mô chăn nuôi >50 con/hộ có chỉ tiêu
trung bình là 2,23±0,11 lứa/năm. Thấp hơn là nhóm quy mô rất nhỏ (1-9 con/hộ)
2,13±1,08 lứa/năm và thấp nhất là nhóm quy mô nhỏ (10-50 con/hộ) chỉ đạt 2,07±0,03
lứa/năm. Theo nghiên cứu về chăn nuôi hộ gia đình, với chỉ tiêu số lứa/nái/năm đạt
chuẩn từ 1.8 lứa trở lên (Nguyễn Quang Linh và ctv, 2011), như vậy hầu hết các nhóm
quy mô chăn nuôi đều đạt vượt chỉ tiêu này.
Với chỉ tiêu số lượng heo cai sữa/nái/năm so với số heo con mới sinh/nái/năm đạt
cao. Và 2 chỉ số này cao nhất ở các hộ chăn nuôi thuộc nhóm quy mô vừa là số heo cai
sữa/nái/năm 22,65 con và số heo con mới sinh/nái/năm 23,65 con. Các hộ chăn nuôi

thuộc nhóm quy mô rất nhỏ có chỉ số heo con mới sinh/nái/năm là 23,03 con và heo
con cai sữa/nái/năm là 22,62 con. Thấp nhất vẫn là chỉ số của các hộ chăn nuôi thuộc
nhóm quy mô nhỏ 21,8 con mới sinh/năm và 21,26 con cai sữa/năm.
Đối với chỉ tiêu thời gian cai sữa, ở nhóm quy mô vừa có thời gian cai sữa trung
bình thấp nhất (31,76 ngày), hai nhóm còn lại có thời gian cai sữa trung bình tương
đương nhau lần lượt là nhóm quy mô nhỏ (34,38 ngày) và nhóm quy mô rất nhỏ (34,19
ngày). Theo Nguyễn Quang Linh và ctv, 2011 thì thời gian cai sữa thông thường của
heo con thường là 21 hoặc 28 ngày. Qua đó ta thấy thời gian cai sữa ở đây đều cao hơn
rất nhiều, điều đó nói lên nhiều hạn chế về chế độ dinh dưỡng, trình độ kĩ thuật và cơ
sở vật chất của chăn nuôi nông hộ nơi đây. Theo Nguyễn Quang Linh và ctv, 2005 để
xác định thời gian cai sữa cho heo con phù hợp chúng ta phải căn cứ vào các điều kiện
chăn nuôi từng nơi, trình độ kĩ thuật của người chăn nuôi và cơ sở vật chất kĩ thuật;
căn cứ vào đàn heo con có độ đồng đều cao hay thấp, khả năng ăn thức ăn bổ sung của
heo con; khả năng nuôi con của heo mẹ, khả năng tiết sữa và chu kì sinh sản tiếp theo.
Do có sự khác nhau về các điều kiện kể trên mà thời gian cai sữa heo con ở các hộ
chăn nuôi thuộc các nhóm quy mô khác nhau cũng khác nhau.
Đối với các chỉ tiêu còn lại, do sự khác nhau về thời gian cai sữa dẫn đến trọng
lượng lúc cai sữa trung bình của các hộ chăn nuôi thuộc nhóm quy mô vừa, nhỏ và rất
nhỏ cũng có sự khác nhau, lần lượt là 10,4 kg, 12,38 kg và 13,03 kg. Với chỉ tiêu thời
gian trung bình chăm sóc từ lúc cai sữa đến lúc bán và trọng lượng trung bình lúc bán
tỉ lệ thuận với nhau và tỉ lệ thuận theo các nhóm. Với các hộ chăn nuôi thuộc nhóm


15

quy mô vừa có thời gian nuôi lâu nhất là 4,35 tháng thì trọng lượng trung bình lúc bán
ra cũng lớn nhất 98,24 kg/con. Với các hộ chăn nuôi thuộc nhóm quy mô rất nhỏ có
thời gian nuôi ít nhất 3,94 tháng thì trọng lượng trung bình bán ra cũng thấp nhất là
94,22 kg/con. Theo một nghiên cứu khác, nuôi heo thịt đến lúc xuất bán thì thể trọng
trung bình đạt khoảng 80-90kg/con (Nguyễn Quang Linh và ctv, 2011). Trọng lượng

heo thịt lúc bán có thể nói là khá cao so với mặt bằng chung của người chăn nuôi.
4.3

Thức ăn
Biểu đồ 1- Tỉ lệ sử các loại thức ăn được sử dụng (%)

Thức ăn liên quan lớn tới năng suất và ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản
phẩm. Trong các nhóm thức ăn được sử dụng cho tất cả các nhóm heo ở đây gồm thức
ăn hỗn hợp (TAHH), thực liệu địa phương (TLDP), thức ăn đậm đặc+thực liệu địa
phương (TADD+TLDP), thức ăn hỗn hợp+thực liệu địa phương (TAHH+TLDP). Kết
quả điều tra cho thấy trung bình ở đây nhóm TAHH được sử dụng nhiều nhất chiếm
tới 80,83% tiếp đó là nhóm TLDP (8,23%) và nhóm TAHH+TLDP (8,13%) và ít nhất
là nhóm TADD+TLDP chỉ 2,81%. Trong đó ở huyện Đức Hòa có tỉ lệ sử dụng TAHH
cao nhất với 92,02%, tiếp đến là huyện Đức Huệ (77,52%) tới Kiến Tường (67,57%)
và Vĩnh Hưng (67,5%), thấp nhất là huyện Tân Hưng với 57,72%. Nhìn chung ta thầy
ở các huyện thì tỉ lệ sử dụng TAHH vẫn chiếm phần lớn, có sự thay đổi nhỏ so với
trung bình giữa các nhóm TLDP, TADD+TLDP và TAHH+TLDP trên từng huyện
nhưng vẫn chiếm phần nhỏ.
Khi mà chăn nuôi heo không còn được coi như là “bỏ ống “ tiết kiệm nữa mà đã
được coi như ngành nghề đóng góp nguồn thu nhập lớn của nhiều người nơi đây thì
việc mạnh dạn đầu tư tăng đàn, tăng quy mô chăn nuôi lên là điều tất yếu. Khi đó nhu
cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng cao kéo theo là sự phát triển của ngành
sản suất thức ăn hỗn hợp, vừa có giá trị phục vụ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi
theo hướng sản suất hàng hóa vừa thúc đẩy cho ngành chăn nuôi nơi đây phát triển
theo hướng công nghiệp hơn nữa. Dưới đây là tương quan giữa tỉ lệ sử dụng TAHH và
tỉ lệ đàn heo trên tổng đàn của 5 huyện điều tra như sau (biểu đồ 2).


16


Biểu đồ 2- Tương quan giữ tỉ lệ đàn/tổng đàn của các huyện và tỉ lệ sử dụng TAHH.

Theo như biểu đồ 2 ta thấy tỉ lệ sử dụng TAHH có xu hướng tỉ lệ thuận theo tổng
đàn tại địa phương, tổng đàn càng nhiều thì tỉ lệ sử dụng TAHH càng cao, điều này
phù hợp với xu hướng chăn nuôi mới và phù hợp với điều kiện quản lý của chăn nuôi
nông hộ khi mà tăng đàn thì nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng của thức ăn đã vượt
quá khỏi khả năng tự cung cấp của người chăn nuôi. Riêng ở Huyện Tân Hưng khác
với xu hướng chung. Sau thời gian khảo sát và thẩm định lại thông tin, kết quả khác
biệt của huyện Tân Hưng là do có sự mâu thuẫn giữa số liệu thống kê tổng đàn của
trạm thú y huyện Tân Hưng và phòng thống kê huyện (có gía trị pháp lý) với sai số
khoảng 10000 con.
Biểu đồ 3- Tương quan giữa quy mô đàn và tỉ lệ sử dụng TAHH

Theo biểu đồ trên (biểu đồ 3) ta cũng thấy có sự tương quan giữa tỉ lệ sử dụng
TAHH ở các huyện với quy mô chăn nuôi ở các huyện. Huyện có tỉ lệ quy mô đàn từ
10 con trở lên chiếm càng cao thì tỉ lệ sử dụng TAHH càng lớn, điều này nói nên sự
ảnh hưởng của xu hướng chăn nuôi theo hướng công nghiệp tới phương thức chăn
nuôi của nông hộ. Cũng như ở trên, huyện Tân Hưng có sự khác biệt với xu hướng
chung của khu vực, khi quy mô đàn >10 con cao mà tỉ lệ sử dụng TAHH thấp điều đó
chứng tỏ ở đây đã có sự khác biệt về phương thức chăn nuôi. Sự khác biệt này có thể
do vấn đề về điều kiện giao thông vùng biên giới có nhiều khó khăn việc vận chuyển


17

TAHH gặp nhiều khó khăn, cũng có thể tập quán chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa
cũng như TLDP nhiều.
Theo Phạm Thi Liên Phương và ctv (2010) cho rằng có khoảng 77% nông hộ sử
dụng TAHH trong chăn nuôi heo thịt ở miền Nam. Ta thấy được việc sử dụng TAHH
cho heo thể hiện sự quan tâm của người chăn nuôi về nhu cầu dinh dưỡng của các loại

heo, và chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập chính và người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu
tư loại thức ăn này, nhưng những vấn đề về giá TAHH và sự giao động của giá TAHH
trên thị trường làm cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và luôn là điều đáng lo
ngại của người chăn nuôi ở đây. Tiếp theo là loại thức ăn là thực liệu địa phương
(TLDP) và sử thức hỗn hợp và bổ sung thêm thực liệu địa phương (TAHH+TLDP),
thực liệu địa phương ở đây là các phụ phẩm nông nghiệp, nhà máy xay xát hay từ các
nguồn khác như: cám gạo (cám chà), hèm rượu, tấm gạo, rau xanh, việc cho ăn trực
tiếp TLDP hay phối trộn với TAHH nhằm mục đích giảm chi phí thức ăn cho heo và
thường được áp dụng trên đối tượng là heo nái. Do đó, với mục đích làm giảm chi phí
thức ăn và tận dụng được nguồn thực liệu từ địa phương đã có nhiều hộ sử dụng
TLDP, TAHH+TLDP nhưng điều này cho kết quả không tốt, đã làm mất cân bằng
dinh dưỡng hoặc làm loãng hoặc giảm chất lượng của thức ăn (Nguyễn Minh Thông
và ctv, 2011).
Thức ăn đậm đặc là loại thức ăn có thành phần dinh dưỡng cao, đậm đặc dùng để
phối trộn với các loại thực liệu lớn như cám bắp, cám gạo, bột khô dầu… theo tỉ lệ mà
nhà sản suất chỉ định. Đây là loại thức ăn giúp cho người chăn nuôi có thể phối hợp
với các thực liệu địa phương (TADD+TLDP) giúp làm giảm chi phí thức ăn, nhưng
đòi hỏi người dân phải có kiến thức về chăn nuôi thì mới sử dụng có hiệu quả.Vệc sử
dụng kiểu thức ăn này không đúng cách cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng gây ảnh
hưởng tới năng suất của heo.
Biểu đồ 4: Tỉ lệ các loại thức ăn được sử dụng theo nhóm heo

Biểu đồ trên cho ta thấy tỉ lệ sử dụng các loại thức ăn trên từng nhóm heo. Trong
nhóm heo con tập ăn, nhóm heo từ lúc sinh tới lúc cai sữa, nhóm này phát triển chủ
yếu nhờ vào sữa heo mẹ và có bổ sung thêm thức ăn để tập ăn khi chuẩn bị tới thời
điểm cai sữa, thức ăn tập ăn cho heo con tập ăn chủ yếu là thức ăn hỗn hợp dành cho
heo tập ăn (97%). Đây là giai đoạn khá quan trọng tạo nền tảng cho các giai đoạn heo
thịt nên dinh dưỡng cho heo phải đặc biệt được chú ý, tập cho heo con ăn thức ăn hỗn
hợp càng sớm càng tốt và rút ngắn thời gian cai sữa cho heo (Nguyễn Quang Linh,
2005).



18

Heo thịt là nhóm heo từ sau cai sữa tới xuất chuồng, đây là nhóm heo đóng góp
phần lớn vào bài toán thu chi của người chăn nuôi và là nhóm có nhu cầu thức ăn cao
nhất, vậy nên việc sử dụng thức ăn như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề đáng lưu
tâm, hiện ở đây chưa có giải pháp gì đặc biệt, TAHH vẫn là loại thức ăn được sử dụng
chính chiếm 80,1%, ở thời điểm cuối của giai đoạn heo thịt một số hộ sử dụng
TAHH+TLDP (9,4%) và số ít đã có hướng tự trộn thức ăn bằng việc sử dụng
TADD+TLDP (7,8%) nhằm giảm chi phí thức ăn.
Nhóm heo sinh sản gồm các nhóm heo nái ở các giai đoạn và heo đực giống,
TAHH vẫn là loại thức ăn được sử dụng chính chiếm 64,7%. Đã có sự thay đổi lớn về
viêc sư dụng thức ăn TLDP được sử dụng nhiều hơn ở nhóm heo này chiếm 19,3% và
TAHH+TLDP chiếm 12,6%. Đặc biệt ở 2 huyện Vĩnh Hưng và Kiến tường, TLDP ở
đây là các loại như cám gạo (cám chà), hèm, bột bắp thường được sử dụng cho heo nái
không lên giống và đầu giai đoạn của quá trình mang thai nhằm mục đích tận dụng các
loại phụ phẩm và giảm chi phí thức ăn.
Thức ăn trong chăn nuôi heo chiếm tới 70% chi phí chăn nuôi (Võ Văn Ninh,
2007), vậy nên giảm chi phí trong chăn nuôi ngoài việc không ngừng nâng cao chất
lượng con giống, năng suất đàn heo, tăng khả năng hấp thụ, khả năng chuyển hóa thức
ăn, mà còn tìm cách giảm chi phí thức ăn sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo dinh
dưỡng cho heo.
4.4

Thu nhập từ chăn nuôi heo
Bảng 4. Trung bình thu nhập từ chăn nuôi heo so với tổng thu nhập của nông hộ
Khu vực
Đức Hòa
Tân Hưng

Đức Huệ
Vĩnh Hưng
Kiến tường
Trung bình tỉnh

Trung bình thu nhập từ chăn nuôi
của hộ nông dân các khu vực (%)
42,68
46,86
41,70
46,00
33,75
42,81

Thu nhập từ chăn nuôi heo của nông hộ trên địa bàn một số huyện tại tỉnh Long
An trung bình là 42.81% và ở các huyện dao động trong khoảng từ 33.75% đến
46.86%. Con số này giữa các huyện khác nhau là không có ý nghĩa về mặt thống kê
(P>0.05). Số liệu chúng tôi ghi nhận đươc cao hơn so với số liệu thống kê ghi nhận
được từ nghiên cứu của Bùi Thế Cường, 2010, tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo
nghiên cứu này, nông dân lớp trên có có tỉ trọng ngành chăn nuôi chiếm 15.4% trong
tổng thu nhập, nông dân lớp giữa và nông dân lớp dưới có tỉ trọng ngành chăn nuôi
chiếm lần lượt là 19.0%, 17.2% trong tổng thu nhập. Sự khác biệt về số liệu có thể
được giải thích bởi ba nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, cơ cấu nguồn thu nhập từ chăn
nuôi cao như vậy phản ảnh một cơ cấu kinh tế có trình độ thấp. Nguyên nhân thứ hai là
do người nông dân có diện tích đất nhỏ, ngành chăn nuôi heo là ngành dễ, chuồng trại
khá đơn giản và phù hợp với diện tích đất mà họ sở hữu. Nguyên nhân thứ ba có thể là
do số liệu này được thu thập dựa vào các bản điều tra được cụ thể tại 5 huyện của
Long An (Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Kiến tường) còn tác giả Bùi
Thế Cường thì khảo sát trên diện rộng (ĐBSCL) nên có sự khác biệt lớn là điều không
tránh khỏi.



19

4.5

Một số hạn chế của đề tài

Hạn chế của đề tài là sản phẩm của đề tài không đạt đủ số lượng mẫu dự tính
như ban đầu, thay vì 218 bản thì chỉ thu thập được số liệu của 205 bản. Ngoài ra số
lượng thông tin phân tích trong mỗi phần có số mẫu khác nhau. Những hạn chế đó do
một số lý do chủ quan và khách quan như sau
Về mặt chủ quan, một số bản điều tra đã bị thất lạc do có xảy ra sơ xuất trong
khâu quản lý.
Về mặt khách quan thì số liệu thống kê được hoàn toàn dựa trên thông tin thu
thập được từ người nông dân, tuy nhiên một số thông tin thu thập được có độ tin cậy
thấp (chiếm 4%), hoặc không rõ ràng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế vừa
được nêu. Thứ nhất, do người dân không nhiệt tình hợp tác và hỗ trợ; thứ hai, có một
bộ phận người nông dân mê tín dị đoan, không cho phép nhắc đến bệnh cũng như
không đồng ý trả lời về tình trạng của đàn heo; thứ ba, một số hộ không cung cấp được
thông tin vì không nhớ hoặc không ước đoán được các vấn đề về số lượng (do không
có sổ ghi chép để đối chứng), và cuối cùng, có những thông tin sai lệch so với lý
thuyết, mặc dù đã tiến hành kiểm tra chéo thông tin nhưng người nông dân có xu
hướng không thay đổi câu trả lời của mình nên chúng tôi vẫn quyết định giữ lại kết
quả câu trả lời của người nông dân. Một số lý do khác như thời tiết, địa hình ở địa bàn
phức tạp, khó khăn ảnh hưởng đến vệc di chuyển cũng như liên lạc với các hộ nông
dân để được phỏng vấn.



×