Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN NGOẠI Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.5 KB, 10 trang )



ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN NGOẠI
Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
Hoàng Nghĩa Duyệt
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Kết quả khảo sát trên 5 nhóm nái ngoại (Yorkshire, Landrace, F1
(Yorkshire x Landrace) và các nái lai 3 máu giữa Y x L x D và D xL x Y) nuôi ở
trại chăn nuôi Bình Nam và lợn nuôi thịt ở trại giống Bình Trung, Thăng Bình,
Quảng Nam cho thấy các nhóm lợn ngoại nuôi nái cũng như nuôi thịt ở đây đều
cho năng suất sản xuất khá cao. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được như
sau: Đối với lợn nái: tuổi đẻ lứa đầu sớm (< 1 năm tuổi), số con đẻ ra cao (trung
bình 10 con/ ổ), tỷ lệ nuôi sống cao (số con cai sữa trung bình 9 con/ ổ), khối
lượng sơ sinh và cai sữa cao (trung bình đạt 1,4 - 1,5 kg/ con lúc sơ sinh và 5,6
kg/ con lúc cai sữa 25 - 26 ngày), lợn mẹ tiết sữa tốt (khối lượng toàn ổ lúc 21
ngày tuổi >40 kg/ ổ), số lứa đẻ/ năm cao (2,3 - 2,4 lứa). Đối với lợn thịt: tăng
trọng trung bình đạt 715 g/ ngày, tiêu tốn thức ăn thấp (trung bình 2,47 kg thức
ăn/ kg thịt tăng trọng), hiệu quả kinh tế tốt (trung bình 1 chuồng nuôi 177 lợn thịt
trong 93 ngày, lợi nhuận đạt gần 14 triệu đồng).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây do nhu cầu thịt lợn trên thị trường trong nước và
khu vực đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng (tỷ lệ nạc cao, mỡ thấp, thịt có
màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon, không bị tồn dư các chất kháng sinh và các
chất kích thích khác). Để đáp ứng nhu cầu ấy, trong những năm gần đây Đảng và
Chính phủ đã đề ra chủ trương nạc hóa đàn lợn thịt ở nước ta. Nhiều tỉnh đã nhập


các giống lợn ngoại và nuôi theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đã thu được nhiều
kết quả khả quan. Để đánh giá thực trạng và hiệu quả tình hình chăn nuôi lợn
ngoại ở khu vực miền Trung là vùng có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mức đầu tư


còn hạn chế, nhiều năm trước đây nuôi lợn ngoại ở khu vực này không thành công.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt giống
ngoại ở trại chăn nuôi lợn Bình Nam và Xí nghiệp lợn giống Bình Trung, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với các chỉ tiêu năng suất sản xuất, tiêu tốn thức ăn
và hiệu quả kinh tế.
Mục đích của đề tài là nhằm rút ra bài học cho các trang trại chăn nuôi lợn
quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo tính bền vững trong chăn nuôi lợn đang phát triển
mạnh ở khu vực này.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Đối với lợn nái:
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 5 nhóm nái ngoại: Yorkshire (Y),
Landrace (L), nái lai Yorkshire x Landrace (YxL), nái lai 3 máu Landrace x
(Yorkshire x Duroc) và nái Duroc x (Yorkshire x Landrace) tại trại chăn nuôi xã
Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam với các chỉ tiêu: Tuổi đẻ lứa đầu, số
con và khối lượng lúc sơ sinh (KLSS), số con và khối lượng lúc cai sữa (KLCS),
sức tiết sữa của lợn mẹ, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa, chu kỳ
sinh sản, hệ số quay vòng lứa đẻ/ năm của lợn mẹ và hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn nái ngoại ở đây. Sử dụng thức ăn của hãng Cargill: giai đoạn chửa cho ăn
cám 10A (giá trị dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn là 2900 Kcal ME, 13% CP, 0,7%
lysine, trung bình cho ăn 2,5 kg thức ăn/ ngày). Giai đoạn nuôi con cho ăn cám
10C (giá trị dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn là 3000 Kcal ME, 15% CP, 1% lysine),
ăn mức tự do sau nuôi con từ ngày thứ 5 trở đi.
+ Đối với lợn nuôi thịt:


Chúng tôi tiến hành khảo sát trên nhóm lợn lai 3 máu Duroc x (Landrace x
Yorkshire) nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng
Nam, với các chỉ tiêu: tăng trọng (g/ ngày), tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg
tăng trọng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ngoại. Sử dụng thức ăn của
hãng CP ở các giai đoạn như sau: Giai đoạn lợn con dùng cám BELFEED 8650S

(giá trị dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn là 3300 Kcal ME, 21% CP); Giai đoạn lợn
choai sử dụng cám BELFEED 8651 S (giá trị dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn là
3300 Kcal ME và 20% CP); Giai đoạn nuôi kết thúc sử dụng cám NOVO 8652S
(giá trị dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn là 3050 Kcal ME và 16% CP). Tất cả các
giai đoạn nuôi lợn thịt đều cho ăn tự do.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào sổ sách ghi chép của các trang trại để thu thập số liệu và một số
chỉ tiêu mà trại không ghi chép thì chúng tôi trực tiếp theo dõi trên các cá thể lợn
nái và lợn nuôi thịt ở các trại này để thu thập. Số liệu thu được, được xử lý theo
phương pháp thống kê sinh vật học với phần mềm Minitab version 13, 14.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3. 1. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của các nhóm lợn nái ngoại nuôi ở
trại Bình Nam, được trình bày ở bảng 1.


Bảng 1: Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại trại Bình Nam
Chỉ tiêu Đơn vị

Giống (n = 15 cho mỗi giống) (X ± SE) P
Y L Y x L LxYxD DxYxL
T. đẻ L
1
ngày 361,2±0,1
a

357,7±0,9
a

355,8±1,0

b

359,0±0,8
a

357,8±0,6
a

0,01

Scon SS con/ổ 10,3±0,25
a

10,0±0,26
a

9,67±0,25
b

9,27±0,23
c

10,4±0,12
a

0,02

KLSS kg/con

1,44±0,01

a

1,38±0,02
b

1,41±0,01
a

1,42±0,01
a

1,57±0,08
c

0,01

Scon CS con/ổ 9,5±0,15
a

9,33±0,16
a

9,0±0,25
b

8,6±0,16
c

9,7±0,13
a


0,01

KLCS kg/con

5,6±0,08 5,5±0,06 5,5±0,06

5,6±0,07 5,7±0,07 0,08

TGCS ngày 26,1±0,5
a

27,1±0,6
a

27,1±0,27
a

27,7±0,55
a

24,5±0,27
b

0,01

P
21
ngày kg/ổ 45,0±0,1
a


43,8±0,9
a

42,1±1,3
b

39,9±0,7
c

47,3±0,7
d

0,01

TTTA kg TA 6,3±0,16
a

6,5±0,13
a

6,8±0,21
b

6,9±0,20
b

6,0±0,10
c


0,01



Phối lại ngày 7,1±0,56
a

6,9±0,30
a

6,9±0,24
a

6,5±0,32
b

7,1 0,16
a
0,44

S.lứa đẻ lứa/năm

2,42±0,01
a

2,40±0,01
a

2,41±0,01
a


2,31±0,01
b

2,44±0,01
a

0,01

Ghi chú:Y: lợn nái Yorkshire; L: lợn nái Landrace; D: lợn nái Duroc; L
1
:
lứa đầu; KLSS: khối lượng sơ sinh, KLCS: Khối lượng cai sữa; TGCS: thời gian
cai sữa; TTTA: tiêu tốn thức ăn; Chữ cái số mũ khác nhau biểu thị sự sai khác có
ý nghĩa (P<0,05)
Bảng 1 cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của các giống lợn ngoại nuôi ở đây là khá
sớm (gần 1 năm tuổi). Năng suất sinh sản khá tốt thể hiện ở các chỉ tiêu: số con sơ
sinh cao (trung bình đạt 10 con/ ổ). Trong đó cao nhất ở nái lai 3 máu DxYxL
(10,4 con/ ổ), thấp nhất ở nái lai LxYxD (9,27 con/ ổ), sự sai khác giữa các nhóm
nái lai này là khá rõ rệt (P< 0,05); KLSS của lợn con lớn (trung bình đạt 1,45 kg/
con). Trong đó đạt cao nhất là con của nái lai DxYxL (đạt trung bình 1,57 kg/
con), thấp nhất là ở nái Landrace (trung bình đạt 1,38 kg/ con), sai khác có ý nghĩa
giữa các nhóm giống (P<0,05); Số con cai sữa cao nhất ở nái DxYxL (trung bình
đạt 9,7 con/ ổ), thấp nhất ở nái LxYxD (trung bình chỉ đạt 8,6 con/ ổ), sai khác có
ý nghĩa giữa các nhóm nái lai này (P< 0,05); Các chỉ tiêu khác: KLCS, sức tiết sữa
của lợn mẹ, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa, thời gian phối
giống lại sau cai con và hệ số quay vòng lứa đẻ/ năm cũng đạt cao nhất ở nái lai
(DxYxL) và thấp nhất ở nái lai (LxYxD), sai khác giữa các nhóm nái này là có ý
nghĩa (P< 0,05). Nhưng nhìn chung tất cả các chỉ tiêu trên đều thể hiện đạt khá cao
ở cả 5 nhóm nái giống khảo sát ở đây, không thấp hơn so với khi nuôi chúng ở các

nước chăn nuôi tiên tiến. Điều đó chứng tỏ lợn nái ngoại nuôi ở khu vực miền
Trung nước ta tuy là vùng có khí hậu thời tiết khắc nghiệt (quá nóng về mùa hè,
quá ẩm ướt về mùa đông). Nhưng nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc đúng quy trình


kỹ thuật thì vẫn phát huy được năng suất sinh sản của chúng. Các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật của lợn nái đạt được khá tốt, tương tự như khi nuôi chúng ở nơi nguyên
chủng.
3. 2. Khả năng sinh trưởng của con lai nuôi thịt
Để đánh giá tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn nuôi thịt, chúng
tôi cân vào sáng sớm trước khi chưa cho ăn khối lượng đầu kỳ, cuối kỳ và xác
định lượng thức ăn ăn vào hàng ngày từ nhỏ tới lúc xuất chuồng. Kết quả được
trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Khả năng sinh trưởng của lợn thịt ngoại 3 máu Dx(LxY) nuôi tại Xí
nghiệp
Lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam (n = 177)
Chỉ tiêu Đơn vị X ± SE Cv%
Khối lượng bắt đầu kg 22,1 ± 0,21 2,5
Khối lượng kết thúc kg 88,7 ± 0,45 1,34
Thời gian nuôi ngày 93,1 ± 0,46 1,23
Tăng trọng g/ ngày 714,8 ± 4,95 1,83
Lượng thức ăn ăn kg 164,1 ± 1,00 1,62


vào
Tiêu tốn thức ăn kg TA 2,47 ± 0,02 2,04
Ghi chú:Y: lợn nái Yorkshire; L: lợn nái Landrace; D: lợn nái Duroc.
Bảng 2 cho thấy khả năng sinh trưởng của con lai 3 máu giữa các giống lợn
ngoại khi đưa vào nuôi thịt ở đây là rất tốt, trung bình đạt 715g/ ngày, tiêu tốn 2,47
kg thức ăn/ 1 kg tăng trọng. Các chỉ tiêu này không thua kém gì so với các kết quả

công bố của các tác giả ở các nước chăn nuôi tiên tiến (Úc, Hà Lan, Bỉ ). Điều đó
chứng tỏ khu vực miền Trung cũng có thể nuôi được lợn ngoại với kết quả tốt nếu
lợn được nuôi dưỡng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Chúng tôi cũng tiến hành theo dõi hiệu quả kinh tế của lợn thịt giống ngoại
nuôi ở đây. Để xác định hiệu quả kinh tế, chúng tôi đã xác định đầu vào (tiền mua
giống, thức ăn, thuốc thú y, công lao động, khấu hao chuồng trại, chi phí điện
nước, vật rẻ tiền mau hỏng) và đầu ra (tiền thu khi xuất bán lợn). Kết quả được
trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của lợn thịt ngoại 3 máu D x (L x Y) nuôi tại
trại Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam (n = 177)
Chỉ tiêu Đơn vị X ± SE Cv%
Tiền giống triệu đồng 97,93 ± 3,05 8,23
Tiền thức ăn triệu đồng 171,29 ± 6,11 9,44


Tiền công lao động triệu đồng 2,80 ± 0,95 9,05
Khấu hao chuồng trại triệu đồng 1,19 ± 0,91 7,50
Vật rẻ tiền mau hỏng triệu đồng 0,35 ± 0,03 9,05
Thuốc thú y triệu đồng 0,85 ± 0,05 8,06
Tổng thu bán lợn triệu đồng 288,33 ± 9,74 8,94
Lợi nhuận triệu đồng 13,86 ± 0,79 9,25
Ghi chú:Y: lợn nái Yorkshire; L: lợn nái Landrace; D: lợn nái Duroc.
Bảng 3 cho thấy mặc dầu trong những năm gần đây do tình hình bệnh tật
của lợn diễn biến hết sức phức tạp, đầu ra, giá lợn hơi xuất chuồng biến động lớn,
nhưng nếu có kỹ thuật tốt, có vốn đầu tư phù hợp thì việc nuôi lợn ngoại cũng sẽ
có hiệu quả kinh tế tốt. Trong một đợt nuôi 3 tháng lợi nhuận trung bình thu được
là 13,9 triệu đồng. Nếu tính toàn trại trong một năm nuôi 7 đợt như vậy thì lợi
nhuận sẽ thu được khoảng 100 triệu đồng/ năm.
IV. KẾT LUẬN
Qua những kết quả thu được của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Mặc dầu điều kiện khí hậu ở khu vực miền Trung nước ta rất khắc nghiệt,
nhưng nếu được đầu tư về cơ sở vật chất: chuồng trại tốt, thức ăn đảm bảo về
lượng và chất phù hợp cho từng giai đoạn sản xuất của chúng thì năng suất sinh


sản của các giống lợn ngoại nuôi nái cũng như tốc độ sinh trưởng của lợn nuôi thịt
đều cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế tốt, không thua kém gì so với khi nuôi
chúng ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến.
- Trong 5 nhóm nái nuôi ở trại Bình Nam thì nái lai 3 máu DxYxL có năng
suất sinh sản cao nhất.

EVALUATION OF REPRODUCTIVE PERFORMANCE AND GROWTH
RATE OF EXOTIC PIG BREEDS KEPT IN THANG BINH DISTRICT,
QUANG NAM PROVINCE
Hoang Nghia Duyet
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
5 exotic sows breeds (Y, L, LxY, LxYxD and DxYxL) which had been kept at
the famer's farms of Binh Nam village (Thang Binh district) were evaluated in
terms of reporductive performance. Results have shown that all of them are giving
very good reproductive performance (large litter size at birth and at weaning,
high weaning weight, low FCR for produce 1 kg of piglet at weaning, early re-
mating, high the number of litters per sow per year.
We also evalutaed the growth rate of and benefit from growing Dx(LxY)
pigs. Results have shown that they have very good growth rate (750g/ day and
low FCR (2,47 kg feeds) and bring in high benefit.


It has been concluded that even in very harsh climate in the Central
Vietnams, if we improve the feeding systems for the Exotic sows and growing pigs,

we can get high benefit.

×