Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.75 KB, 6 trang )

GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN
Hành chính:
Tên bài giảng: Gãy thân xương cẳng chân.
Đối tượng: Y 4
Thời gian: 02 tiết
Địa điểm giảng: Giảng đường
Mục tiêu:
1-

Trình bày được các đặc điểm thân xương cẳng chân.

2-

Nêu được giải phẫu bệnh gãy thân xương cẳng chân.

3-

Biết được chẩn đoán gãy thân xương cẳng chân.

4-

Trình bày được các biến chứng gãy thân xương cẳng chân.

5-

Biết được cách điều trị gãy thân xương cẳng chân.
I)Đặc điểm:
-Xương cẳng chân có hai xương là xương chày và xương mác, mặt trước trong của xương
chày chiếm 1/3 chu vi của thân xương và từ đầu trên xuống đầu dưới đều nằm ngay dưới da
nghĩa là phần trước trong của xương chày không có cơ hoặc mô đệm khác che phủ ; Vì vậy
gãy thân xương cẳng chân do cơ chế trực tiếp hay gián tiếp cũng dễ gây nên gãy xương hở.


-Xương chày ở cẳng chân lớn hơn xương mác vừa chịu lực chính cho cẳng chân
nên gãy xương chày xem là chủ yếu về tổn thương, về chức năng và về điều trị cuả gãy thân
xương cẳng chân .Có trường hợp gãy thân xương mác đơn thuần nhất là 1/3 trên và 1/3 giữa
xem như là tổn thương không đáng kể và cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng và
thẩm mỹ của vùng cẳng chân .
-Nuôi dưỡng xương chày kém nhất là 1/3 dưới, ngoài ra ở 1/3 dưới bao quanh phía sau ngoài
cuả xương cẳng chân phần lớn là đoạn cuối của cơ nên vừa nhỏ lại vừa nuôi kémlàm cho ổ
gãy càng lâu liền và ảnh hưởng đến chức năng của cẳng chân
II) Nguyên nhân – Cơ chế – Xuất độ:
-Trong tình hình giao thông phát triển nguyên nhân chính của gãy thân hai xương cẳng chân
là do tai nạn giao thông (60 – 70 %); Ở thành phố Hồ hí Minh gãy xương cẳng chân chiếm 9
% các gãy xương trong cơ thể.


_Xương chày nằm sát da nên với chấn thương mạnh do tai nạn giao thông dễ gây nên gãy
xương hở; Trong những năm 1980-1983 tại BV Bình Dân gãy ở thân xương cẳng chân chiếm
30 % gãy xương cẳng chân , trong năm 1987-1982 tăng lên 40% (TTCTCH Tp HCM)
-Ngoài nguyên nhân do tai nạn giao thông còn các nguyên nhân khác như té cây, cây đè, sụp
lỡ đất cũng gây nên gãy thân xương cẳng chân
Về cơ chế có hai loại là chấn thương trực tiếp như cây đè , bánh xe ô tô cán qua gây nên dập
nát xương nhiều, đặc biệt xương chày nằm ngay dưới da nên khi da toác rộng sẽ thông với ổ
gãy dễ dàng (gãy xương hở) hoặc chấn thương gián tiếp như té cây hoặc cẳng chân bị vặn
xoắn trong tư thế bị kẹp giữ cổ bàn chân. Cơ chế gián tiếp gây nên đường gãy chéo hay xoắn,
cơ chế này ít gây gãy xương hở hơn cơ chế trực tiếp. Trong chấn thương gián tiếp thường gây
nên gãy xương chày ở các điểm yếu là đoạn tròn của xương chày ở 1/3 dưới và đoạn tam giác
ở 1/3 giữa.
III) Giải phẫu bệnh:
31- Đường gãy:
-Khi gãy xương chày không kèm gãy xương mác đường gãy thường ngang
-Khi gãy ngang cả hai xương thì đường gãy thường gần nhau hoặc hơi chéo

-Gãy xoắn ốc: Đường gãy xương mác thường ở trên và nối tiếp với đường gãy của xương
chày
-Gãy nhiều mảnh thường ở xương chày rõ hơn ở xương mác
-Trong các chấn thương trực tiếp mà vật gây chấn thương lớn và mạnh có thể gây gãy thân
xương cẳng chân làm 2-3 đoạn.
3.2- Tổn thương phần mềm: Nhiều và lan rộng do chấn thương trực tiếp nhất là vật nặng đè
lên cẳng chân. Tổn thương phần mềm nhiều là yếu tố thuận lợi gây nên biến chứng chèn ép
khoang, đây là biến chứng hay gặp nhất ở gãy thân xương cẳng chân.
3.3-Di lệch xương gãy:
-Khi chỉ gãy xương chày thường có di lệch sang bên trong hoặc ngoài, trước hoặc sau.
-Khi gãy cả 2 xương thì ngoài di lệch sang bên còn có di lệch chồng ngắn, gập góc và đoạn
dưới xoay ngoài.
-Sự di lệch của gãy xương cẳng chân tuỳ thuộc vào lực chấn thương, tổn thương gân cơ và
đường gãy, gãy xương càng phức tạp thì di lệch càng nhiều, sự di lệch của đoạn gãy cũng góp
phần gây nên biến chứng chèn ép khoang.


IV-Chẩn đoán:
4.1-Lâm sàng:
4.1.1-Gãy 1 xương chày:
-Biến dạng: thường không nhìn thấy được biến dạng gập góc, xoay hoặc ngắn chi.
-Khi vuốt dọc xương chày chúng ta có thể tìm được các dấu hiệu rõ là điểm đau chói chỗ gãy
và có thể sờ thấy biến dạng bậc thang ỡ ỗ gãy, đây là dấu hiệu lâm sàng biểu hiện chắc chắn
có gãy xương.
-Trong trường hợp ít hoặc không di lệch thì dấu hiệu đau chói chỗ gãy là rõ nhất, nếu ta dồn
gõ từ gót chân theo dọc trục lên cẳng chân thì dấu hiệu đau chói càng rõ hơn.
4.1.2-Gãy 2 xương cẳng chân có di lệch:
-Biến dạng: thường là rất rõ các biến dạng như xoay ngoài. chồng ngắn và gập góc mở ra
ngoài. Ngoài ra còn thấy dấu hiệu biến dạng hình bậc thang khi vuốt dọc xương chày, có khi
sờ thấy đầu nhọn của xương gãy ỡ dưới da.

-Chúng ta còn khám thấy dấu hiệu cử động bất thường hay tiếng lạo xạo xương gãy rõ ràng.
-Nếu đến muộn thì ngoài dấu hiệu gãy xương còn có các dấu hiệu của chèn ép như:
+Sưng căng cẳng chân
+Dấu phỏng nước xuất hiện rải rác mặt trước cẳng chân
+Bắp chân căng, khi sờ vào vùng bắp chân cảm giác cơ căng dưới da. Đây là những dấu
hiệu đáng quan tâm vì liên quan đến biến chứng chèn ép khoang, là 1 biến chứng hay xãy ra
khi gãy thân xương cẳng chân nhất là gãy đoạn 1/3 trên hoặc 1/3 giữa.
4.1.3-Gãy 2 xương cẳng chân ít di lệch:
-Gãy càng ít di lệch thì dấu hiệu biến dạng khó xác định trên lâm sàng, chủ yếu dựa vào dấu
hiệu đau chói ở ổ gãy.
-Ngoài ra chúng ta còn tìm được dấu hiệu cử động bất thường
4.2-X quang: Chụp ít nhất là 2 bình diện thẳng và nghiêng, chụp toàn bộ cẳng chân từ gối đến
cổ chân, trên X quang chúng ta xác định được vị trí gãy, đường gãy, các di lệch.
V-Biến chứng:
5.1-Chèn ép khoang:
Đây là biến chứng hay gặp nhất ỡ gãy thân xương cẳng chân nhất là gãy ỡ 2/3 trên giữa. Biểu
hiện lâm sàng bằng dấu hiệu đau tự nhiên ỡ cẳng chân ngày càng tăng, khi khám sẽ thấy các
dấu hiệu sau:


-Xuất hiện các nốt phỏng nước ỡ cẳng chân
-Sờ thấy căng toàn bộ hoặc 1 phần cẳng chân. Các cơ càng căng biểu hiện chèn ép càng nhiều.
-Làm căng cơ thụ động các cơ trong khoang gây nên đau nhiều hơn.
-Tuỳ chèn ép khoang nào thì biểu hiện rõ ỡ khoang đó, nhưng phần lớn là chèn ép cả 4
khoang ỡ cẳng chân.
5.2-Liệt thần kinh hông khoeo ngoài: Hay gặp trong trường hợp có gãy chõm xương mác, do
đó nếu có gãy chõm xương mác thì phải quan tâm đến biến chứng này.
5.3-Tổn thương mạch máu và thần kinh: Biến chứng này ít gặp trong gãy thân xương cẳng
chân.
5.4-Không liền xương hoặc chậm liền: Đây là biến chứng muộn hay gặp ỡ gãy 1/3 dưới

xương cẳng chân, vùng này nuôi dưỡng kém, nếu các tổn thương do vật nặng đè lên gây nên
gãy 2, 3 đoạn thì biến chứng này dễ gặp hơn.
5.5-Gãy xương hở: Vì xương chày nằm ngay dưới da nên đầu xương gãy dễ chọc ra ngoài da
gây nên gãy xương hở nhất là các chấn thương trực tiếp.
5.6-Can lệch: Đây là biến chứng do điều trị không tốt, đôi khi cũng do tổn thương phức tạp
nên thì đầu giải quyết khó hoàn chỉnh và để lại biến chứng can lệch.
Trên đây là 6 biến chứng hay gặp trong gãy thân 2 xương cẳng chân, trên lâm sàng chúng ta
phải khám đầy đủ để xác định các biến chứng càng sớm càng tốt.
VI-Điều trị:
-Điều trị gãy thân xương cẳng chân tập trung vào điều trị gãy xương chày, xương mác ít khi
không lành và khi lành nếu còn di lệch cũng không ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của
cẳng chân.
-Mục đích điều trị gãy thân xương cẳng chân là liền xương, không ngắn chi, không di lệch
xoay và vận động khớp gối và khớp cổ chân bình thường. Trong nắn chỉnh xương cẳng chân
chú ý di lệch gập góc trong ngoài, nếu còn di lệch gập góc trước sau < 10 độ là chấp nhận
được. Các phương pháp điều trị được áp dụng là:
6.1-Điều trị bảo tồn:
Có 2 phương pháp:
6.1.1-Kéo liên tục:
Cách làm: Xuyên đinh STEINMANN qua phần sau của xương gót ỡ chỗ nối giữa mắt cá
trong và đỉnh sau đế gót để kéo liên tục trên khung BRAUN, tạ kéo bắt đầu từ 1/10 trọng


lượng cơ thể, trong khi kéo phải theo dõi chiều dài và di lệch sang bên của xương gãy trên
lâm sàng vàX quang, thời gian kéo khoảng 4-6 tuần, khi có can lâm sàng thì bó bột đùi bàn
chân trong 4-6 tuần tiếp theo.
Chỉ định: Ở những bệnh nhân lớn tuổi. Trong phương pháp này mặc dù tốn thời gian phải
nằm viện nhưng an toàn và nếu được theo dõi tốt thì kết quả thường rất tốt.
6.1.2-Băng bột:Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp gãy thân xương cẳng chân có
xương chày gãy vững (gãy ngang). Sau khi nắn xương thì băng bột đùi cẳng bàn chân 8-10

tuần, trong thời gian băng bột phải được theo dõi chèn ép bột trong những ngày đầu và theo
dõi lỏng bột gây di lệch thứ phát trong những ngày sau (sau 10 ngày). Ngoài ra sau khi băng
bột phải kiểm tra ổ gãy bằng X quang để biết hết di lệch xương gãy hay chưa và sau 3 tuần X
quang lại để kiểm tra có di lệch thứ phát hay không.
Trong thơì gian bó bột hay kéo liên tục phải cho bệnh nhân tập vận động chủ động các khớp
còn lại và gồng cơ trong bột để tránh teo cơ và cứng khớp.
Bệnh nhân tập nhấc chân lên xuống và tập đi nạn sau 10 ngày.
Trong điều trị băng bột tác giả SARMIENTO đã đưa ra cách làm như sau:
-Sau khi nắn chỉnh ổ gãy thì băng bột đùi bàn chân có kê chân cao 3-5 ngày, tập vận động
ngay từ đầu các khớp còn lại và nhấc chân lên xuống thưỡng xuyên. Sau 2 tuần thường là hết
đau ổ gãy, bỏ bột đùi bàn chân thay bằng bột chức năng dưới gối đến cẳng bàn chân (ôm gối:
Sarmiento). Sau khi bó bột chức năng cho tập đi thanh song song, đi nạn và tập vận động các
khớp tích cực, băng bột từ 8-10 tuần.
6.2-Điều trị phẫu thuật: Hiện nay điều trị phẫu thuật áp dụng cho hầu hết các gãy thân xương
cẳng chân ở người lớn, các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng là:
-Đóng đinh MULLER nội tuỷ.
-Đóng đinh có chốt nội tuỷ.
-Nẹp ốc.
-Đóng đinh RUSH.
-Cố định ngoại vi kiểu JUDET, ILIZAROV, VOLKOV.
-Sau khi phẫu thuật kết hợp xương vững chắc, bệnh nhân được tập vận động ngay từ đầu.
-Ưu điểm của phẫu thuật là nắn chỉnh hầu hết các di lệch của xương gãy, kết hợp xương vững
chắc nên bệnh nhân có thể tập luyện ngay từ đầu các khớp vì vậy phục hồi chức năng khớp
sớm. Nguy cơ lớn nhất của phẫu thuật là nhiễm trùng.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×