Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Chan dung cac tac gia ngu van lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 24 trang )



Phòng giáo dục và đào tạo Văn giang
Trường THCS Long Hưng
Tổ khoa học Xã hội

Mục lục
stt Tác giả stt Tác giả
1 Huy Cận 11 Nguyễn Quang Sáng
2 Nguyễn Minh Châu 12 Viễn Phương
3 Phạm Tiến Duật 13 Y Phương
4 Nguyễn Duy 14 Nguyễn Đình Thi
5 Nguyễn Khoa Điềm 15 Hữu thỉnh
6 Chính Hữu 16 Nguyễn Huy Tưởng
7 Vũ Khoan 17 Chế Lan Viên
8 Lê Minh Khuê 18 Bằng Việt
9 Kim Lân 19 Lưu Quang Vũ
10 Nguyễn Thành Long 20 Thanh Hải

huy cận - Nhà thơ
* Tên khai sinh: Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919
*Quê: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nơi ở hiện nay: Hà Nội, Đảng viên Đảng cộng
sản Việt Nam. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957).
* Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận đã hoạt động văn học. Từ đầu năm 1942 đến
nay, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền nhà nước ta, và có nhiều đóng
góp cho nền văn học nước nhà . Hiện là Phó chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội
văn học nghệ thuật Việt Nam.
* Tác phẩm chính: Lửa thiêng (thơ, 1940); Vũ trụ ca (thơ, 1942); Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942);
Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958); Đất nở hoa (thơ, 1960); bài thơ cuộc đời (thơ, 1963);
Những người mẹ, những người vợ (thơ, 1974); Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (thơ, 1975
- Nhà thơ Huy Cận đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật (đợt 1


1996).

nguyễn minh châu - Nhà văn (1930 1989)
Tên khai sinh: Nguyễn Minh Châu cũng là bút danh, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930.Ông tạ
thế ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội.
Quê: Làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Tốt nghiệp Thành chung. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
(1972). Tháng 1 năm 1950 ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh) sau đó
gia nhập quân đội theo học trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956 ông công
tác tại Ban tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 302. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông
là trợ lý văn hoá trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 302. Năm 1961 ông theo học trường Văn hoá
Lạng Sơn. Năm 1962 về công tác tại phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang tạp chí
Văn nghệ quân đội. *
Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1987); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972); Miền
cháy (tiểu thuyết, 1977); Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977); Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983); Bến quê (truyện ngắn, 1985); Những người đi từ trong rừng
ra (tiểu thuyết, 1982); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987); Cỏ lau (truyện vừa, 1989).

Phạm tiến duật - Nhà thơ
Tên khai sinh: Phạm Tiến Duật, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941.
Quê: thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay ở Hà Nội.
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học sư phạm Văn. Hội viên Hội nhà
văn Việt Nam (1970).
Cha là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp. Mẹ làm ruộng, không biết chữ. Từ bé Phạm
Tiến Duật đã đi học xa nhà. Qua bậc phổ thông đến hết đại học ông gia nhập quân đội.
Sống và viết trong chiến tranh trên đường mòn Hồ Chí Minh (8 năm trong tổng số 14 năm
quân ngũ). Hiện nay ông là Phó trưởng ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam.
Các tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971);
ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Thơ một chặng đư
ờng (tuyển tập, 1994); Nhóm lửa (thơ, 1996).

- Phạm Tiến Duật đã được nhận giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969 1970.

Nguyễn Duy - Nhà thơ
*Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948.
* Quê: Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Hiện ở tại 264 M Lê Văn Sĩ, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh.
* Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học Ngữ văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam.Tham gia công tác từ 1965, làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực Hàm Rồng-
Thanh Hóa. Năm 1966, nhập ngũ tại Bộ Tư lệnh Thông tin, tham gia chiến đấu tại các chiến trư
ờng: Khe Sanh - Đường 9 Nam Lào; Mặt trận phía Nam và phía Bắc (1979). Từ 1976 chuyển
khỏi quân đội về làm báo Văn Nghệ tại các tỉnh phía Nam; Bí thư chi bộ khối Liên hiệp Văn
học Nghệ thuật Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm chính: 10 tập thơ, 3 tập bút ký, 1 tiểu thuyết Trong đó có các tập: cát trắng (thơ,
1973); ánh trăng (thơ, 1984); nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1985); khoảng cách (tiểu thuyết,
1985); Mẹ và em (thơ, 1987); Đường xa (thơ, 1989); Quà tặng (thơ, 1990); Về (thơ, 1994).
* Nhà thơ đã được nhận: Giải nhất thơ tuần báo Văn nghệ (1973); Tặng thưởng loại A về thơ
của Hội nhà văn Việt Nam (1985).

Nguyễn Khoa Điềm - Nhà thơ
* Sinh ngày 15-4-1943, tại Thừa Thiên- Huế.
* Quê: làng An Cựu,xã Thủy An, thành phố Huế.
* Thuở nhỏ, học ở quê, sau năm 1954, tập kết ra Bắc. Năm 1964, tốt nghiệp Đại học Sư
phạm, ông về Huế hoạt động cách mạng. Sau ngày đất nước thống nhất, ông làm công
tác Đoàn, chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên...Năm 1995, được bầu làm Tổng thư ký Hội
nhà văn. Năm 1996, được bầu vào ban chấp hành TƯ Đảng, đại biểu Quốc hội. Năm 2001,
được cử làm Uỷ viên Bộ chính trị, Ban bí thư, trưởng ban tư tưởng- Văn hoá Trung ương.
* Thơ Nguyễn Khoa Điềm: Giàu tính nhân đạo.
* Tác phẩm chính: Cửa thép (ký,1972); Mặt đường khát vọng( trường ca, 1974); Ngôi nhà có
ngọn lửa( thơ, 1986)...


chính hữu - Nhà thơ
* Tên khai sinh: Trần Đình Đắc, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926, tại Thành Phố Vinh, tỉnh
Nghệ an. Quê gốc: huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Nơi ở hiện nay: 34 A Lý Nam Đế, Hà Nội.Đảng
viên Đảng cộng sản việt nam. Học xong tú tài triết học trước cách mạng. Hội viên hội nhà
văn Việt Nam (1957).
* Chính Hữu xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản, học thành chung ở Vinh và học tú tài
ở Hà Nội. Năm 1945 tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 12 năm 1946, tham gia quân
đội tại trung đoàn thủ đô. Đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó trưởng ban văn nghệ Quân
đội(1949-1952): tham gia chiến đấu tại sư đoàn 308, Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chuyển
ngành ra làm phó tổng thơ ký Hội nhà văn Việt Nam khoá 3, uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt
Nam khoá 4.
*Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo(1966,1972,1984); thơ Chính Hữu(1997)

×