Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Vấn đề Nữ quyền trong truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Thị Thụy Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN
TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN
TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành xin gửi lời cảm ơn đến TS.Thành Đức Bảo Thắng,
người luôn nhiệt tình định hướng, động viên, hướng dẫn và tạo điều kiện để
tôi hoàn thành khóa luận trong thời gian theo đúng quy định.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các
Thầy, Cô trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện
tốt nhất để tôi có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể người thân đã hỗ trợ,
động viên để tôi chuyên tâm hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hướng dẫn của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 7
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................................... 7
7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm Nữ quyền và quan điểm Nữ quyền trong văn hóa Đông - Tây .................................. 9
1.1.1. Khái niệm Nữ quyền ............................................................................................................... 9
1.1.2. Quan điểm Nữ quyền trong văn hóa Đông - Tây ................................................................ 12
1.2. Bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến vấn đề Nữ quyền ................................................................ 16
1.2.1. Bối cảnh xã hội và ảnh hưởng vấn đề Nữ quyền trên thế giới ........................................... 16
1.2.2. Bối cảnh xã hội và sự phát triển tất yếu của văn học Nữ quyền Việt Nam ........................ 19
1.3. Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ và vấn đề Nữ quyền trong Văn học Việt Nam.................. 21
1.3.1. Văn học Nữ quyền và ảnh hưởng sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ ............................... 21
1.3.2. Nguyễn Thị Thụy Vũ - cây bút nữ độc đáo và táo bạo ........................................................ 26
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN QUA ĐIỂM NHÌN CHỦ THỂ NỮ TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ ................................................................................................ 29
2.1. Cái nhìn khách quan về số phận và khát vọng bứt phá của phụ nữ .................................. 29
2.1.1. Thân thể - yếu tính của bản thể nữ ...................................................................................... 29
2.1.1.1. Thân thể - sự ý thức về quyền lực ..................................................................................... 29
2.1.1.2. Tự do tính dục .................................................................................................................... 31

2.1.2. Vẻ đẹp bản tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ ............................................. 33


2.1.3. Sự bứt phá khỏi mẫu hình phụ nữ truyền thống ................................................................. 35
2.2. Nhìn lại định kiến xã hội với phụ nữ ở văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ ............................. 37
2.2.1. Quan niệm thất tiết trong những cú trượt của giới nữ........................................................ 37
2.2.2. Quan niệm sinh con cầu tự và không chồng mà chửa ........................................................ 38
2.2.3. Quan niệm giai cấp, thứ bậc trong xã hội nam quyền ........................................................ 40
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................................ 42
CHƯƠNG 3: CÁI NHÌN TRẦN THUẬT QUA VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ ................................................................................................ 43
3.1. Điểm nhìn trần thuật - điểm nhìn chủ thể nữ ....................................................................... 43
3.1.1. Điểm nhìn tâm lí của nhà văn nữ viết về phụ nữ ................................................................ 43
3.1.2. Điểm nhìn thời gian và không gian...................................................................................... 47
3.1.2.1. Điểm nhìn thời gian ........................................................................................................... 47
3.1.2. Điểm nhìn không gian .......................................................................................................... 48
3.2. Ngôn ngữ - giọng điệu ............................................................................................................. 49
3.2.1. Ngôn ngữ bình dị pha lẫn ngôn ngữ vô thức....................................................................... 49
3.2.1.2. Sự độc đáo và táo bạo trong độc thoại và đối thoại .......................................................... 51
3.2.2. Giọng điệu ............................................................................................................................. 51
3.2.2.3. Hệ thống nhân vật nam - yếu tố làm bật vấn đề Nữ quyền .............................................. 52
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phong trào Nữ quyền đã đi được một quãng thời gian khá dài từ
thế kỉ XVIII cho đến nay. Tuy nhiên, vấn đề Nữ quyền vẫn còn rất nhiều điều

chưa thể giải quyết. Phụ nữ thường xuyên gánh chịu sự tổn thương bởi sự kì
thị về giới tính và định kiến xã hội. Vì thế, đấu tranh cho quyền bình đẳng của
người phụ nữ luôn là một vấn đề nóng được đề cập trong xã hội, đặc biệt là
trong văn học. Trong thực tế, công cuộc đấu tranh bền bỉ đòi bình đẳng cho
phụ nữ cũng đã có những bước tiến triển tích cực trên nhiều lĩnh vực của xã
hội, song lực lượng đảm nhiệm chủ yếu vẫn là phụ nữ. Trong khi đó, cuộc
đấu tranh này cũng cần sự ủng hộ của nam giới để tiến tới bình đẳng. Chúng
ta cần phải thấy rằng đấu tranh cho nữ quyền không có nghĩa là triệt tiêu, hạ
thấp nam giới mà hướng tới bình đẳng giới. Văn học Nữ quyền ở Việt Nam
xét trong bối cảnh văn học thế giới cũng đang trên đà phát triển. Lực lượng
sáng tác và số lượng tác phẩm viết về vấn đề này ngày một tăng. Điều này
góp phần thúc đẩy việc khẳng định giá trị của phụ nữ ở Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung.
1.2. Nửa đầu thế kỉ XX, dù chưa trực tiếp đặt vấn đề “Nữ quyền” song
văn học Việt Nam đã xuất hiện nhiều tác phẩm đề cập đến quyền của người
phụ nữ (sáng tác của Phan Bội Châu, của Tự lực văn đoàn….). Cùng với sự
vận động của xã hội theo hướng hiện đại, ý thức về “Nữ quyền” ngày càng
được khẳng định và đã trở thành tiêu chí quan trọng thể hiện bản chất của một
xã hội ưu việt, bình đẳng và văn minh. Đây là sự vận động mang tính quy
luật. Bước sang nửa cuối thế kỉ XX, Văn học Việt Nam bắt đầu bùng nổ với
những cuộc bàn tán xôn xao về Văn học Nữ quyền. Nguyễn Thị Thụy Vũ có
thể được coi là nhà văn đi tiên phong với cách viết chân thực, táo bạo khi đề
cập tới quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, sau 1980,
các tác phẩm của bà bị quay lưng và có những nhận xét chưa xác đáng từ phía
dư luận. Mãi đến năm 2016, các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ mới được
xuất bản lại và có được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Việc tìm hiểu tác
phẩm của nữ tác giả này sẽ thúc đẩy hướng nghiên cứu vấn đề “Nữ quyền”
trong văn học Việt Nam được đầy đặn và khái quát hơn.
1



1.3. Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ như xé tan bức màn định
kiến của xã hội về phụ nữ Việt Nam giữa thế kỉ XX. Khác với các nhà văn
trước đó và cùng thời, tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ như một đòn búa
giáng xuống chế độ nam quyền mạnh mẽ chưa từng thấy. Người đọc sẽ nhận
ra một thế giới đầy phức tạp, bí ẩn, táo bạo và bức phá của phụ nữ miền Nam
giai đoạn trước 1975. Qua đó, nhà văn thể hiện sự đồng cảm với những số
phận của phụ nữ bị chèn ép trong xã hội. Với một ý nghĩa như vậy, qua khóa
luận này, chúng tôi muốn đi sâu vào phân tích, lí giải những nguyên nhân sâu
xa khiến cho phụ nữ một thời phải chịu cảnh khinh miệt với một cái nhìn thấu
cảm đầy nhân văn của nhà văn để xoa dịu nỗi đau bị khinh miệt ấy.Những
truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã bị bỏ quên một khoảng thời gian dài
cho nên đóng góp của nhà văn cần được nhìn nhận lại và cần có chỗ đứng
xứng đáng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Tìm hiểu về “Nữ quyền”
trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ là một thách thức lớn đối với
người viết. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề “Nữ quyền” trong truyện ngắn
Nguyễn Thị Thụy Vũ sẽ giúp người viết có một cái nhìn đầy đủ về diện mạo
văn học Nữ quyền miền Nam giai đoạn trước 1975 qua một đại diện tiêu biểu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về vấn đề Nữ quyền
Trong dòng chảy của những thiết chế quyền lực nam quyền trên thế
giới tồn tại trong suốt một thời gian dài, phụ nữ vẫn âm thầm vùng dậy đấu
tranh giành quyền lợi chính đáng cho mình nhưng dễ dàng bị dập tắt một cách
tàn nhẫn. Đến thế kỉ XV, vấn đề Nữ quyền bắt đầu được Christine de Pisan đề
cập đến về yếu tố bình đẳng giới. Tuy nhiên, những vấn đề về bình đẳng giới
được nhắc đến chưa thể tạo nên một phong trào đấu tranh cho phụ nữ. Vì vậy,
khát khao khẳng định vị trí của phụ nữ chỉ có thể chảy một cách âm thầm và
chậm chạp suốt hai thế kỉ XVI và XVII. Như một quy luật tất yếu của quá
trình manh nha ngấm ngầm từ trước, thế kỉ XIX bắt đầu dậy sóng dư luận với
hàng loạt các cuộc đấu tranh cho nữ quyền. Sau cuộc Cách mạng Tư sản Pháp

và chiến tranh thế giới thứ nhất thì phong trào Nữ quyền nhận được nhiều sự
ủng hộ cùng lực lượng đấu tranh đông đảo. Phụ nữ ở các nước Pháp, Mĩ đã
được công nhận quyền bầu cử và bình đẳng trong lao động. Cuối cùng, chủ
2


nghĩa Nữ quyền chính thức được ra đời tại Pháp vào năm 1837 bởi triết gia
người Pháp Charles Fourier. Chủ nghĩa Nữ quyền nhanh chóng đẩy nhanh
phạm vi ảnh hưởng của nó đến các nước khác trong suốt ba giai đoạn thể hiện
nổi trội của mình.
Năm 1872, nhà văn Mary Wollstonecraft đã đóng nền tư tưởng nữ
quyền về sự bình đẳng dành cho phụ nữ trong học tập, công việc và những
thứ họ xứng đáng được nhận ở quyển Một biện minh cho người phụ nữ (A
vindication of the right of women). Nối tiếp sau sự vang dội của Mary
Wollstonecraft, hàng loạt các tác phẩm của các nhà văn cùng thời ra đời từ
các quốc gia khác nhau. Ở làn sóng thứ nhất này, phong trào Nữ quyền bước
đầu diễn ra khá thành công khi tiến hành đòi bình đẳng về mặt pháp lý, sự tự
do bỏ phiếu và bình đẳng trước pháp luật, giáo dục, vấn đề nghề nghiệp của
phụ nữ. Xét từ sự lật đổ chế độ mẫu hệ sang chế độ nam quyền thì đây chính
là bước tiến mới cho phụ nữ trong việc vùng dậy để trở lại vị trí bình đẳng của
mình trên thế giới. Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu
thế kỉ XX đã xây dựng một nền móng đầy nội lực để đấu tranh cho nữ quyền.
Đây chính là bệ đỡ giúp cho giai đoạn thứ hai ra đời.
Mặc dù giai đoạn thứ hai chỉ vỏn vẹn từ giữa thế kỉ XX đến 1980,
nhưng nó đem tới âm vang lớn cho thời đại. Phạm vi nữ quyền không chỉ giới
hạn ở châu Âu, châu Mĩ mà đã có sức công phá lớn đến châu Phi, châu Á.
Giai đoạn thứ 2 này nổi bật với tác phẩm nổi tiếng của Betty Friedan mang
tên Bí ẩn nữ tính, xuất bản năm 1963. Ngoài ra, tác phẩm tiêu biểu phải nhắc
đến là quyển Giới thứ hai của nhà văn nổi tiếng người Pháp - Simone de
Beauvoir. Bằng tiếng nói đầy trọng lượng của nữ giới, bà mạnh mẽ lên tiếng

vạch ra những nguyên nhân gây bất bình đẳng giới tính. Đặc biệt, phong trào
Nữ quyền trong giai đoạn thứ hai điểm huyệt vào sự bất bình đẳng về quyền
riêng tư của giới nữ, đồng thời đòi hỏi được chăm sóc vấn đề sức khỏe một
cách công bằng. Các nhà đấu tranh nữ quyền trong giai đoạn thứ hai này chú
trọng nâng cao về mặt tinh thần bởi họ quan niệm người phụ nữ phải tự giải
phóng chính mình chứ không trông chờ sự giải phóng từ bên ngoài. Họ phải
vượt lên trên sự lao động không công trong gia đình và tìm kiếm sự bình đẳng
trong tất cả các mối quan hệ với gia đình, với xã hội.
3


Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ những năm 1980 và thực sự phát triển
mạnh mẽ vào 1990 trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các nhà nữ quyền trong giai
đoạn này luôn tự tin về bản lĩnh của mình và không ngừng kêu gọi sự đấu
tranh mạnh mẽ từ giới nữ trên toàn cầu. Giai đoạn này phát triển rầm rộ khi
các nhà nữ quyền đặc biệt chú trọng vào việc trang bị và nâng cao kiến thức
của chính bản thân mình. Như vậy, hành trình phát triển của vấn đề nữ quyền
đã tạo nên ảnh hưởng lớn đến các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chúng ta thấy rằng, tùy vào hoàn cảnh xã hội cụ thể mà các nước có
cách thức đấu tranh cho nữ quyền khác nhau. Đấu tranh cho nữ quyền về cơ
bản là đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong kinh tế, văn hóa xã hội và tất cả
các mặt trong đời sống mà phụ nữ phải chịu thiệt thòi. Do ảnh hưởng của chế
độ nam quyền thống trị từ lâu đời nên phụ nữ luôn bị chèn ép, đến giai đoạn
văn học Trung đại Việt Nam, một số ít thi sĩ nữ mới tìm được tiếng nói của
mình trong văn học. Đó là những bứt phá của giới nữ trong thời đại nam
quyền thống trị. Tiếng nói của bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm và Hồ
Xuân Hương như những phát súng phá tan bức tường nam quyền vững chắc.
Đặc biệt là Hồ Xuân Hương, bà không những khẳng định giá trị và vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt Nam mà còn công khai chỉ trích đàn ông. Tuy nhiên, thật
đáng tiếc khi những âm thanh ít ỏi ấy của các nữ thi sĩ cất lên lại không đủ để

mở ra phong trào Nữ quyền. Giai đoạn Văn học Trung đại chỉ mới xuất hiện
tiếng nói của nữ thi sĩ, văn xuôi giai đoạn này vẫn chưa tìm được tiếng nói
của nhà văn nữ nào.
Trước năm 1954, vấn đề nữ quyền bắt đầu nổi lên với các tác phẩm văn
xuôi của Phan Thị Bạch Vân, Thụy An, Đoàn Tâm Đan… Dòng văn học này
được các nữ nhà văn miền Nam giai đoạn giữa thế kỉ XX viết rất hay như:
Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy
Vũ… Điều đáng buồn là sau năm 1980, nhiều tác phẩm của một số nhà văn
nữ, trong đó có Nguyễn Thị Thụy Vũ đã bị phê phán, thậm chí bị tịch thu. Đó
là những hạn chế lớn, trong cách nhìn văn học chưa “cởi trói” ở ta trước thời
kì đổi mới (trước 1986). Tiếp theo, Văn học Việt Nam sau 1986 là giai đoạn
bùng nổ như một cuộc chiến về vấn đề nữ quyền. Trong đó xuất hiện những
cây bút nữ đầy sáng tạo, độc đáo chưa từng thấy: Lý Lan, Phạm Thị Hoài, Dạ
4


Ngân, … Có thể nói, ảnh hưởng của giới thuyết Nữ quyền ở phương Tây đã
ảnh hưởng dọc theo quá trình lịch sử đất nước từ thế kỉ XX, cộng hưởng với
sự mở cửa, đổi mới của nước ta nên vấn đề nữ quyền trong văn học càng phát
triển.. Ngày nay, chúng ta phải có cái nhìn lại về văn học nữ trước 1975, đặc
biệt là trường hợp Nguyễn Thị Thụy Vũ để có cái nhìn lại, cái nhìn khái quát
hơn về văn học nữ ở Việt Nam.
2.2. Nghiên cứu vấn đề Nữ quyền trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ nhìn chung vẫn chưa được khai
thác. Vấn đề của nữ giới trong hầu hết các tác phẩm của nhà văn rất tự nhiên.
Chính định kiến về phụ nữ của xã hội Việt Nam trước 1975 đã làm những tác
phẩm của tác gỉa chìm xuống. Tuy nhiên, với giá trị thực mà truyện ngắn
Nguyễn Thị Thụy Vũ mang lại thì giới nghiên cứu Văn học Việt Nam phải
đưa truyện ngắn quay trở lại với Văn học nước nhà. Năm 2017, các tác phẩm
của Nguyễn Thị Thụy Vũ được in lại hàng loạt sau thời gian dài vắng bóng.

Sự vắng bóng suốt gần 50 năm đó đã khiến truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy
Vũ hầu như chưa được nghiên cứu. Nếu chúng ta bỏ sót việc nghiên cứu một
nhà văn nữ đầy táo bạo, mới mẻ như Nguyễn Thị Thụy Vũ thì quả thật đó là
một thiếu sót vô cùng lớn cho văn học Việt Nam.
Nhà văn Tạ Ty từng viết trong Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay
(1973) viết về Thụy Vũ như sau: “Nguyễn Thị Thụy Vũ, nhà văn phái nữ, hiện
diện giữa khung trời văn nghệ với sắc thái đặc thù. Những ý nghĩ bỏng cháy
và rẫy rụa về thân xác trong mỗi tác phẩm, đôi khi vượt qua ý nghĩ của nhiều
người”. Nguyễn Thị Thụy Vũ đề cập đến vấn đề nữ quyền như một sự tự
nhiên vốn có. Tài năng độc đáo ấy là tiếng nói lạ giọng của nhà văn nữ giữa
thời đại nam quyền vẫn còn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Mặc dù truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ đề cập đến nhiều vấn đề về văn hóa, gia đình
của bối cảnh xã hội miền Nam trước năm 1975, nhưng vấn đề về nữ quyền lại
đem đến những sắc` thái riêng. Thụy Vũ dám viết những vấn đề nhạy cảm mà
các nhà văn nam chưa chắc đã dám chạm vào. Ở đó, ta bắt gặp những mầm
đau khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội. Ta còn bắt gặp tinh
thần đấu tranh cho sự bình đẳng giới thật quật cường qua bản lĩnh của nữ giới
Miền Nam giữa thế kỉ XX. Việc nghiên cứu về Nguyễn Thị Thụy Vũ vẫn còn

5


bỏ quên suốt thời gian dài. Đa số các nhà phê bình đề cập đến Nguyễn Thị
Thụy Vũ chỉ dừng lại ở những lời phê bình ngắn như Nguyễn Hiến Lê, Võ
Phiến… Còn lại, Thụy Vũ chỉ xuất hiện gần đây trong các bài viết ngắn như:
“Hai mươi năm Văn học Miền Nam (1954 - 1975): Phẩm tính và ý nghĩa” của
Bùi Vĩnh Phúc viết tại California năm 2014. Thụy Vũ còn được nhắc đến trực
tiếp ở đề tài “Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954 đến
1975” của nhà văn nữ Trịnh Thanh Thủy ở buổi hội thảo 20 năm văn học
Miền Nam 1954 - 1975 diễn ra tại Hà Nội vào năm 2014. Tuy nhiên, những

bài viết này khi nhắc đến Thụy Vũ cũng là nói chung về văn học Miền Nam
hoặc nữ giới miền Nam sáng tác từ 1954 đến 1975 mà thôi. Hầu như chưa có
một công trình nào chuyên nghiên cứu về Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trải qua những thăng trầm trong sáng tác và
đời sống, nhưng những cống hiến hết sức giá trị và độc đáo của tác giả lại
chưa được nghiên cứu rõ ràng và hệ thống. Vậy, chúng ta còn để nhà văn
Thụy Vũ ẩn mình cho đến khi nào? Trên tinh thần nhìn lại và trân trọng
những giá trị văn học đã bị lãng quên, các nhà nghiên cứu cần khám phá và
tìm hiểu lại trường hợp nữ nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Vì thế, khóa luận
mà người viết thực hiện là một thách thức lớn với bản thân người viết nhưng
góp phần tạo nên cái nhìn khách quan và bao quát về nhà văn Nguyễn Thị
Thụy Vũ cũng như vấn đề Nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam của nhà văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề Nữ quyền trong đề tài này, chúng tôi đi sâu khám
phá phát hiện những đóng góp độc đáo của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ
trong việc đấu tranh giải phóng nữ quyền của phụ nữ Miền Nam giữa thế kỉ
XX qua một số tác phẩm tiêu biểu .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề Nữ quyền trong tác phẩm của
Nguyễn Thị Thụy Vũ. Từ đó, người viết cho thấy những quan niệm mới mẻ
của phụ nữ Việt Nam trước 1975 ở miền Nam qua một trường hợp điển hìnhnhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
6


Phạm vi nghiên cứu thể hiện cụ thể trong các tác phẩm: Mèo đêm
(1966), Lao vào lửa (1967), Chiều mênh mông (1968), Ngọn Pháo bông
(1968), Thú Hoang (1968), Khung rêu (1969). Cho trận gió kinh thiên, Nhang
tàn thắp khuya, Như thiên đường lạnh, Đêm tối bao la, Nắng chiều vàng.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để khóa luận được hoàn chỉnh, người viết sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
5.2. Phương pháp hệ thống
5.3. Phương pháp lịch sử
5.4. Phương pháp so sánh
6. Đóng góp của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, khóa luận Vấn đề nữ quyền trong truyện ngắn
Nguyễn Thị Thụy Vũ sẽ giúp mở rộng tìm hiểu về văn học Nữ quyền giai đoạn
từ giữa thế kỉ XX đến năm 1975. Hơn nữa, tìm lại một cách khái quát những
thông tin nhà văn nữ độc đáo trước 1975 - Nguyễn Thị Thụy Vũ. Qua đó, đề
tài khóa luận này đóng góp cho việc khẳng định giá trị của nhà văn Nguyễn
Thị Thụy Vũ trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn, khóa luận không chỉ dừng lại ở việc khai thác tài
năng độc đáo của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ mà còn giúp khai thác hành
trình của Văn học Nữ quyền Việt Nam. Đồng thời, qua khóa luận này sẽ góp
phần nhìn lại một cách khách quan những di sản văn học miền Nam, trong đó
có vấn đề nữ quyền trong văn học.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần chính văn
của khóa luận được sắp xếp thành ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết trong nghiên cứu nữ quyền Nguyễn Thị
Thụy Vũ.
-Chương 2 : Vấn đề nữ quyền qua cái nhìn chủ thể nữ trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ
7


-Chương 3: Cái nhìn trần thuật qua vấn đề nữ quyền trong truyện ngắn

Nguyễn Thị Thụy Vũ.

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm Nữ quyền và quan điểm Nữ quyền trong văn hóa Đông - Tây
1.1.1. Khái niệm Nữ quyền
Trong suốt quá trình hình thành của lý thuyết Nữ quyền, khái niệm Nữ
quyền đã được định nghĩa bởi nhiều nhà nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ mối
quan tâm đối với vấn đề nữ quyền là rất lớn. Để đưa ra một định nghĩa duy
nhất cho lý thuyết Nữ quyền khá khó khăn vì có đến hơn 600 cách định nghĩa
khác nhau về Nữ quyền trên thế giới. Do đó, cách hiểu về “lý thuyết Nữ
quyền” rất phong phú và mang nhiều chiều kích khác nhau. “Feminism” là từ
khóa được tìm kiếm rất nhiều trong những năm gần đây, nhất là khi những
phong trào đòi bình đẳng cho phụ nữ ngày càng được đẩy mạnh. Feminism
được Hồ Khánh Vân nhắc đến trong bài viết “Phê bình văn học Nữ quyền” rất
cụ thể: “Khái niệm (Feminism, Women’s right) gắn liền với hoạt động chính
trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một
cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người
phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi
lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới”.
Từ khóa “Feminism” dịch theo từ điển của Oxford Dictionaries được hiểu là
“niềm tin và mục tiêu của phụ nữ về các quyền và cơ hội như nam giới;
những cuộc đấu tranh đạt được mục tiêu này”.
Mặc dù có nhiều cách tư duy khác nhau để hiểu về từ khóa lý thuyết Nữ
quyền, nhưng tựu chung lại thì những định nghĩa ấy đều hướng tới giá trị
chung nhất. Đó là hệ thống các tư tưởng và hành động về vấn đề bất bình
đẳng giới cùng nỗ lực thay đổi những vấn đề xoay quanh sự bất bình đẳng ấy

để đạt được sự bình đẳng về giới. Lý thuyết Nữ quyền diễn ra góp phần đấu
tranh cho sự công bằng xã hội. Do đó, nó nhanh chóng phát triển và có ảnh
hưởng rộng lớn.
Cùng nhịp phát triển của ba làn sóng Nữ quyền trong quá trình di
chuyển đến tương lai thì Nữ quyền đã có đóng góp lớn về mặt bình đẳng xã
hội. Phong trào Nữ quyền khẳng định tầm quan trọng và sự rộng lớn với
9


nhiều lý thuyết khác nhau. Những lý thuyết Nữ quyền nổi bật cần phải kể đến
đó là: Lý thuyết Nữ quyền Tự do, lý thuyết Nữ quyền Macxit, lý thuyết Nữ
quyền Cấp tiến, lý thuyết Nữ quyền Hậu hiện đại, lý thuyết Nữ quyền Hiện
sinh… Để hiểu rõ hơn về sự phong phú được gây dựng nên bởi nhiều lý
thuyết Nữ quyền khác nhau trên thế giới thì chúng ta cần nắm được sơ lược
một vài lý thuyết Nữ quyền. Quyển Triết học Nữ quyền, Lý thuyết triết học về
công bằng xã hội cho Phụ nữ của Nguyễn Thị Nga đã nêu rất rõ những điểm
cơ bản của hệ thống lý thuyết Nữ quyền.
Đầu tiên là lý thuyết Nữ quyền tự do, lý thuyết này được hình thành từ
thế kỉ XVIII, chủ yếu tập trung đấu tranh bình đẳng về mặt giáo dục, sau đó
tiếp tục đấu tranh về mặt kinh tế và quyền công dân chính đáng cho phụ nữ.
Cho đến thế kỉ XX, lý thuyết này lại mở rộng hơn phạm vi đấu tranh trên các
mặt luật pháp, xã hội… Lý thuyết Nữ quyền Tự do được đánh dấu với tác
phẩm A Vindication of the Rights of Woman của Mary Wollstonecraft và hai
tác phẩm: The Feminine Mystique, The second Stage của Betty Friedan.
Những đóng góp hiện hữu của lý thuyết Nữ quyền Tự do về mặt nào đó đã
đem đến sự tích cực cho phong trào Nữ quyền nhưng vẫn chưa thay đổi triệt
để quan điểm giới để tiến tới bình đẳng.
Lý thuyết Nữ quyền Macxit cũng có những điểm tương đồng với lý
thuyết Nữ quyền Tự do. Lý thuyết này hưởng ứng quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen. Xuất phát từ đất nước Canada - một nơi sớm đấu tranh cho bình

đằng xã hội, lý thuyết này nhấn mạnh sự bất bình đẳng về giai cấp, nhấn
mạnh của cải vật chất ảnh hưởng lớn đến bất bình đẳng về giới. Lý thuyết Nữ
quyền Macxit cho thấy phụ nữ trở thành nô lệ ngay cả trong chính gia đình
của mình và xã hội. Đồng thời đặt ra quan niệm sự bình đẳng mà người phụ
nữ có được trong gia đình Vô sản lớn hơn trong gia đình Tư sản. Lý thuyết
này cũng có những mặt hạn chế nhất định, nhưng sự tác động mạnh mẽ của lý
thuyết Nữ quyền Macxit là không thể phủ nhận khi lý thuyết này mở ra hướng
nhìn cho phụ nữ trên toàn thế giới, dù họ thuộc giai cấp nào đi chăng nữa. Lý
thuyết Nữ quyền Macxit chỉ ra được những gánh nặng mà phụ nữ phải gánh
chịu không chỉ từ bất bình đẳng giai cấp mà còn hứng chịu sự áp bức từ chế độ
nam quyền trong gia đình và ngoài xã hội.

10


Bên cạnh hai lý thuyết trên thì lý thuyết Nữ quyền Cấp tiến cũng có
nhiều đóng góp mạnh mẽ cho sự bình đẳng giới. Từ việc chế độ nam quyền
lấn át làm phá hủy sự bình đẳng về giới thì lý thuyết Nữ quyền Cấp tiến kêu
gọi xóa bỏ chế độ nam quyền một cách triệt để, giúp nữ giới tìm lại vị trí
xứng đáng của mình. Họ đặc biệt chú trọng đến vấn đề sinh học và xã hội của
phụ nữ. Vì chế độ nam quyền đã dựa vào hai yếu tố lớn này đề thống trị giới
nữ nên các nhà nữ quyền cấp tiến khuyến khích việc phụ nữ thoát khỏi sự bó
buộc tình dục với nam giới và tạo ra sự riêng biệt trong tính dục của bản thân
giới nữ. Lý thuyết Nữ quyền Hiện sinh cũng góp mặt vào hành trình đấu tranh
cho sự bình đẳng giới với gương mặt nổi tiếng là S.D.Beauvoir. Nhà nữ
quyền người Pháp nhấn mạnh việc xóa bỏ những định kiến về huyền thoại
giới nữ để tiến hành một cuộc cách mạng triệt để. Phụ nữ là người tự nắm
trong tay số phận của mình vì thế tự bản thân họ phải tìm lối thoát cho mình
chứ không cần phải trông chờ một thế lực giải phóng nào khác ở bên ngoài.
Dựa vào lí thuyết Hiện sinh, các nhà nữ quyền Hiện sinh khẳng định mạnh mẽ

vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội và khẳng định sự tự do của phụ
nữ không lệ thuộc vào nam giới.
Tiếp theo, chúng ta phải nhắc đến lý thuyết nữ quyền Hậu hiện đại.
Xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX, lý thuyết này phát triển mạnh tại
khu vực Bắc Mỹ với những cái tên nổi tiếng: Alice Walker, Grace Paley, Toni
Morrison… Các nhà nữ quyền Hậu hiện đại phủ nhận sự diễn giải theo hướng
bản thể luận và tự nhiên. Thậm chí, họ ủng hộ sự khác biệt trong giới nữ. Họ
tiến tới kêu gọi phụ nữ giải phóng cho chính mình, đem lại sự tự do trong tư
tưởng của nữ giới và thoát khỏi những tư tưởng bóc lột của nam quyền. Họ
yêu cầu xem xét lại phạm trù về giới - một trong những nguyên nhân gây mất
bình đẳng giới. Lý thuyết Nữ quyền Hậu hiện đại vạch trần những nền văn
hóa đậm sắc thái nam quyền, từ đó vạch ra con đường giải phóng tư tưởng
khỏi sự áp bức của nam quyền.
Ngoài những lý thuyết Nữ quyền nêu trên còn có lý thuyết Nữ quyền
Phân tâm học, lý thuyết Nữ quyền Chủ nghĩa Xã hội, lý thuyết Nữ quyền Da
đen…. Hành trình đấu tranh cho sự bình đẳng giới của phong trào Nữ quyền
mang nhiều sắc thái thú vị từ những lý thuyết Nữ quyền khác nhau. Tuy mỗi
lý thuyết Nữ quyền có những điểm khác biệt nhất định nhưng mục đích cuối
11


cùng của phong trào này nhìn chung vẫn hướng đến sự bình đẳng giới và tìm
lại giá trị cho người phụ nữ trong các mặt của đời sống và xã hội. Khái niệm
Nữ quyền đi một đoạn đường khá dài, được định nghĩa trên nhiều loại ngôn
ngữ, nhiều cách nhìn khác nhau như thế đã cho thấy tầm ảnh hưởng rộng lớn
của nó.
Nhìn lại chặng đượng phát triển của cuộc đấu tranh nữ quyền, Trần
Hàn Giang trong bài viết “Lịch sử tư tưởng Nữ quyền” đã nhắc đến việc
“Nhiều tài liệu cho thấy vấn đề Nữ Quyền bắt đầu được đề cập vào thế kỉ XV,
trong công trình khoa học của một phụ nữ Pháp là Christine de Pisan”. Tuy

nhiên, đây mới chỉ là một sự “manh nha” nên chưa đủ sức để khuấy đảo thành
một phong trào rộng lớn. Mặc dù mãi cho đến thế kỉ XVII thì vấn đề Nữ
Quyền mới được đẩy mạnh nhưng có thể nói vấn đề Nữ Quyền dần dần đạt
đến độ chín mùi cả về lý thuyết lẫn phương hướng thực hiện. Ngày nay, lý
thuyết Nữ quyền luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp phù hợp trong cả cách
sáng tác và phê bình để tích cực chạy đua cho sự bình đẳng mà nữ giới đã bị
tước đi. Những hành động nỗ lực này rất đáng ghi nhận và hứa hẹn một sự
thành công cho một quá trình đấu tranh lâu dài.
1.1.2. Quan điểm Nữ quyền trong văn hóa Đông - Tây
Trước khi nói đến sự khác nhau trong quan điểm Nữ quyền Đông - Tây,
chúng ta phải thừa nhận rằng có mẫu số chung cho quan niệm về giới nữ trên
thế giới. Từ thuở xa xưa, loài người đã phải ghi nhận vai trò của người phụ nữ
trong xã hội qua chế độ mẫu hệ. Sau khi chế độ mẫu hệ bị lật đổ, chế độ nam
quyền lên cai trị thì giới nữ đã chịu rất nhiều áp bức ở nhiều khía cạnh khác
nhau trong đời sống xã hội. Nếu Khổng Tử cho rằng nữ nhi là loại tiểu nhi khó
dạy bảo, thì Aristole cũng cho rằng nữ giới thấp kém hơn nam giới. Phụ nữ
trong quan niệm của các tôn giáo khác nhau, của những nền văn hóa khác nhau
hầu như được xem là mầm mống của tội lỗi. Eva chính là ngọn nguồn của sự
cám dỗ khi thành công thuyết phục Adam ăn trái cấm ở vườn Địa đàng trong
Kinh thánh. Ở Thần thoại Hi lạp, Poseidon đã xâm hại Medusa nhưng nữ thần
Athena lại tức giận và biến Medusa với một mái tóc đầy rắn và trở thành quỷ
dữ khi vì dụ dỗ Poseidon. Như vậy, chẳng phải người đàn ông cũng mắc sai

12


lầm nhưng chỉ có phụ nữ trở thành mầm mống của tội lỗi và chịu phạt đấy sao
? Đây cũng là một thành kiến nghiêm trọng dẫn đến sự bất bình đẳng về giới.
Phong trào Nữ quyền cho thấy các mặt đa dạng của một phong trào
rộng lớn. Mặc dù cùng chung một mục đích là đấu tranh cho bình đẳng nam

nữ nhưng cách tiến hành, mức độ, giải pháp và quan điểm của các lý thuyết
Nữ quyền ở những vùng địa lí, văn hóa khác nhau lại có những nét riêng.
Nhiều nhà nghiên cứu lại đồng nhất hoặc đưa một lý thuyết Nữ quyền nào đó
để áp vào tìm hiểu một cách cứng nhắc thì việc nghiên cứu không mang lại
hiệu quả. Bởi xét một cách khách quan thì chúng ta phải nhìn thấy được
những góc độ khác nhau của sự áp bức mà chế độ nam quyền đã đặt ra. Hơn
nữa, chúng ta phải nhìn nhận những nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự bất
bình đẳng giới ở những khu vực khác nhau trên thế giới để có hướng giải
quyết, đấu tranh phù hợp. Chỉ có như vậy thì con đường đấu tranh Nữ quyền
mới đi đúng hướng, phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi trên toàn cầu.
Mặt khác, chúng ta cũng phải công nhận mỗi giá trị mà hệ thống các lý thuyết
Nữ quyền, các cuộc đấu tranh Nữ quyền diễn ra trên thế giới mang lại.
Lý thuyết Nữ quyền Hậu hiện đại ảnh hưởng đến suy nghĩ mở về phong
trào Nữ quyền. Họ nhấn mạnh việc đề cao sự khác biệt giữa những người phụ nữ
khác nhau. Bởi vì, chính phụ nữ cũng có những cách cảm nhận khác nhau tùy
thuộc vào văn hóa hay giai cấp của họ. Do đó, chúng ta phải tôn trọng sự phong
phú của giới nữ trên toàn cầu để tìm kiếm con đường phù hợp, giúp họ giải
phóng khỏi tư tưởng áp bức mà họ gánh chịu từ nền văn hóa, giai cấp và rất
nhiều yếu tố khác. Văn hóa phương Đông và phương Tây vốn đã có nhiều điểm
khác nhau, đặc biệt văn hóa phương Đông vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải đáp. Do
đó, vấn đề Nữ quyền ở phương Đông và Phương Tây cũng có những điểm khác
nhau, dù mục đích chung của phong trào Nữ quyền đều hướng về sự bình đẳng
giới tính và đòi quyền tự do cho giới nữ.
Có thể nói, một trong những sự khác nhau của việc đấu tranh Nữ quyền
ở phương Đông và phương Tây là vấn đề chính trị. Bằng chứng là số lượng
nữ giới gia nhập vào vấn đề chính trị ở phương Tây khá lớn trong khi đó ở
phương Đông ít hơn nhiều. Theo dõi tình hình thế giới, chúng ta phải thừa
nhận nỗ lực của phụ nữ phương Tây khi họ dẫn đầu sự thúc đẩy học vấn và
13



tích cực gia nhập vào các vấn đề xã hội. Sự khác biệt này cũng dễ hiểu vì từ
nhỏ, trẻ em gái ở các nước lớn như: Mĩ, Canada, Phần Lan, Thụy Điển, Anh,
Pháp… được giáo dục hướng đến việc tự lập, trở thành người họ muốn và đặc
biệt có thể thực hiện những việc mà nam giới làm được. Thụy Điển là nước
công nhận quyền bỏ phiếu của phụ nữ từ năm 1921 - cột mốc thời gian khá
sớm. Luật pháp đặt ra để bảo vệ phụ nữ ở các nước Phương Tây cũng ngày
càng đảm bảo và phát triển. Ở Mĩ, phụ nữ chỉ đứng sau trẻ em trong quyền
được bảo vệ, còn đàn ông thì đứng sau trẻ em, phụ nữ và chó. Hình phạt dành
cho tội xâm hại tình dục đối với nữ giới là rất nặng. Nữ giới các nước Phương
Tây tích cực tham gia chính trị và các hoạt động xã hội để tự khẳng định giá
trị của bản thân mình từ sớm và quyết liệt. Trong khi đó, việc chạy đua trong
con đường chính trị của nữ giới Phương Đông lại chậm hơn và diễn ra với số
lượng thấp. Từ nhỏ, phụ nữ phương Đông được nghe bên tai lời thì thầm “đời
con gái chuyện quan trọng là lấy được một người chồng tốt, trở thành một
người vợ ngoan”. Hay “con gái học cao khó lấy chồng”, “đàn bà giữ chuyện
bếp núc, chuyện chính sự để đàn ông giải quyết”… Rất nhiều quan niệm lỗi
thời vẫn luôn thường trực hàng ngày trong các gia đình mang tư tưởng gia
trưởng. Mặc dù chúng ta vẫn biết việc khéo léo trong chuyện bếp núc, chăm
con, nội trợ là một nét đẹp của nữ giới. Những quan niệm cũ này thật tai hại
biết bao. Phụ nữ Ả -rập Xê - út ngày nay khi muốn mở tài khoản riêng, tìm
việc làm, kết hôn, ly hôn, thậm chí ngay cả vấn đề phẫu thuật muốn thực hiện
cũng phải có sự đồng ý của nam giới mang quyền giám hộ cho họ. Đứng
trước Pháp luật, nữ giới chỉ được tính là “một nửa người”, tức pháp luật
không ưu tiên cho phụ nữ. Ở Ấn Độ, mỗi ngày đều xảy ra các vụ xâm hại tình
dục nghiêm trọng nhưng chưa thể giải quyết.
Ngoài ra, Người phương Tây thường có khả năng phân tích tốt, còn
người phương Đông lại có khả năng khái quát cao. Vì thế, người phụ nữ
phương Tây thường nâng tầm cái tôi riêng không hòa lẫn vào bất kì ai. Trong
khi đó, phụ nữ phương Đông lại sống hài hòa với cộng đồng trong nền văn hóa

nông nghiệp nên số lượng nữ giới phương Đông cá tính là không nhiều .Thậm
chí, họ nghĩ hi sinh là một nét đẹp của người phụ nữ Á Đông nên chịu nhẫn
nhịn vì lợi ích chung của cộng đồng mà bỏ qua cái tôi riêng. Phụ nữ Phương

14


Đông thường giỏi sức chịu đựng sẵn sàn tha thứ lỗi lầm của người đàn ông,
cam chịu, nhẫn nhục để giữ mái ấm gia đình, tránh lời đàm tiếu của xã hội. Còn
phụ nữ phương Tây khi bị phản bội thường có thể tự độc lập li dị và sẵn sàng
với hành trình của bà mẹ đơn thân. Điều này ở phương Đông cũng có, nhưng
nó diễn ra yếu hơn rất nhiều. Đa số phụ nữ phương Đông được giáo dục để
phục tùng người chồng, chấp nhận hi sinh sự nghiệp để lùi về làm hậu thuẫn
cho gia đình nên gặp phải cuộc hôn nhân tan vỡ họ dễ dàng đuối sức vì không
tự chủ về tài chính. Mặc dù đây hoàn toàn không phải là sự khác biệt vì có
những trường hợp tương tự giữa phương Đông và phương Tây, nhưng xét về
độ phổ biến thì rõ ràng người phụ nữ Phương Tây vẫn đang độc lập hơn người
phụ nữ ở phương Đông.
Ngoài ra, sự khác biệt rõ nét mà chúng ta nhận thấy còn nằm ở vấn đề
xuất phát. Giới nữ Phương Tây bắt đầu xây dựng lý thuyết Nữ quyền và các
cuộc tiến hành đấu tranh cho nữ giới diễn ra rầm rộ, sớm hơn ở phương Đông.
Điều này được thể hiện rõ trong lịch sử hình thành lý thuyết Nữ quyền trên
thế giới. Trong bài viết “Lý thuyết nữ quyền hậu hiện đại”, Vũ Thị Minh
Thắng đã nhắc đến cái nhìn nữ quyền giữa Đông và Tây như sau:
“Ở các nước phương Tây, công bằng xã hội tập trung vào vấn đề thu
nhập, khả năng thăng tiến sự nghiệp, quyền tự do thiên hướng tình dục và đặc
biệt là tiếp cận các nguồn phúc lợi xã hội. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia
Nam Á, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và đảm bảo chăm sóc y tế cơ bản
lại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu” [tr 132].
Việc nhìn nhận sự khác biệt này dựa trên hiện thực về các khía cạnh

kinh tế, văn hóa, xã hội là rất xác đáng. Đây cũng là một điều đáng ghi nhận
giúp phong trào Nữ quyền ở phương Tây và phương Đông nhanh chóng tìm
ra những yếu tố quan trọng giúp cho việc đấu tranh Nữ quyền đạt được nhiều
kết quả tốt hơn.
Dựa trên những điểm khác nhau mà phong trào Nữ quyền, lý thuyết Nữ
quyền và Văn học Nữ quyền của mỗi vùng văn hóa lại có cách đấu tranh riêng
để có con đường đi ngắn nhất, phù hợp nhất nhằm tiến đến sự công bằng về
giới. Tuy nhiên, những sự khác biệt không làm chia rẽ sự đoàn kết của phong

15


trào đấu tranh Nữ quyền trên toàn cầu mà vẫn có thể giúp kết nối nữ giới lại
với nhau.
1.2. Bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến vấn đề Nữ quyền
1.2.1. Bối cảnh xã hội và ảnh hưởng vấn đề Nữ quyền trên thế giới
Cùng với sự ra đời của chế độ phụ quyền là sự thiết lập quyền thống trị
xã hội của người nam giới. Điều đó đã có tác động không nhỏ đến mọi
phương diện đời sống xã hội. Minh chứng điển hình thể hiện rõ nét nhất trong
đời sống tinh thần tình cảm của của sự bất bình đẳng này qua tôn giáo và văn
hóa. Một trong những tôn giáo có quan niệm rất hà khắc với người phụ nữ là
Hồi giáo. Những người đàn ông đạo Hồi luôn giữ vị trí tối thượng trong gia
đình. Nam giới sẽ nắm mọi quyền hành và có quyền quyết định thân phận của
người phụ nữ, kể cả việc gả hoặc bán họ. Nữ giới phải chịu cảnh đa thê, phục
tùng chồng như một vị chúa và không có quyền tự quyết về số phận của mình.
Cho đến nay, những tập tục hà khắc và tàn nhẫn mà phụ nữ Hồi giáo phải
gánh chịu vẫn còn tồn tại.
Thiên chúa giáo đã lí giải về sự xuất hiện của đàn ông và đàn bà qua
câu chuyện trong kinh thánh phần nào đã thể hiện sự bất bình đẳng. Thiên
Chúa tạo nên người phụ nữ từ chiếc xương sườn của người đàn ông được ghi

rất rõ trong Kinh thánh. Nhiều giả thiết cho rằng người phụ nữ cũng chỉ được
tạo từ người đàn ông và đến sau người đàn ông nên vị thế phải thấp hơn, họ
dựa vào cớ đó để hạ thấp người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ Kinh thánh thì
chúng ta thấy rằng ý nghĩa của câu chuyện khởi tạo người phụ nữ lại ngầm
khẳng định sự quan trọng của họ trong Kinh thánh. Người đàn bà bị Chúa
trách phạt, người đàn ông cũng như thế. Sự lí giải người nữ trong Kinh thánh
có giá trị thấp hơn đàn ông vì được tạo nên từ xương sườn của đàn ông là
không thỏa đáng. Ngược lại, điều đó dường như lại nhấn mạnh thân phận của
người đàn ông cũng như người đàn bà, phải trân trọng và không thể tách rời
nhau. Đa số chúng ta chỉ đọc một chi tiết mà bỏ qua nhiều chi tiết cũng như
cố tình hiểu theo một phía, kéo theo sự hiểu sai về ý nghĩa của người phụ nữ.
Còn Phật giáo lại khá trung lập khi nói đến người phụ nữ trong xã hội, tuy
nhiên vẫn có những quan niệm ngầm coi phụ nữ là mầm mống của tội lỗi,

16


điều này có phần giống với Kitô giáo. Những người tìm kiếm sự giải thoát nơi
Đức Phật là giới nữ cũng phải chịu nhiều quy tắc hơn giới nam.
Mặc dù, ba tôn giáo lớn được nêu trên tuy có những khía cạnh hạ thấp
thân phận người phụ nữ nhưng cũng phần nào khẳng định sự cần thiết của
người phụ nữ trong gia đình. Kitô giáo xem đức mẹ Maria là hình mẫu của
người mẹ chuẩn mực trong gia đình, rất nhiều người tìm đến mẹ Maria để cầu
nguyện. Phật giáo khẳng định vị trí của người mẹ trong gia đình là rất quan
trọng. Tôn giáo này luôn có những bài thuyết giảng về mẹ. Các tín đồ Phật
giáo cũng dành niềm tin nơi Phật bà Quan Âm và sốt sắng cầu nguyện. Ngoài
các tôn giáo lớn trên, còn có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng tôn thờ các vị nữ thần
như: Bà La Môn, Linh Sơn thánh mẫu, Nữ thần Mặt trời và các thánh mẫu
khác nhau của mỗi vùng trên thế giới.
Việt thiết lập chế độ phụ quyền và các thiết chế bảo vệ quyền của người

đàn ông ra đời, đồng nghĩa với việc quyền của người phụ nữ bị xâm phạm
nghiêm trọng. Phụ nữ không được tự quyết vấn đề hôn nhân mà phụ thuộc
vào người đàn ông có quyền trong gia đình. Phụ nữ bị hạn chế đến trường để
nâng tầm trí thức vì nam giới không muốn phụ nữ hơn họ. Phải chăng phụ nữ
ngu ngốc sẽ giúp sự cai trị, thống trị của nam giới diễn ra dễ dàng hơn? Cho
đến thời điểm hiện tại, việc trẻ em dưới tuổi vị thành niên phải kết hôn vẫn
diễn ra hằng ngày ở các nước Trung Đông và nhiều nơi khác. Từ đầu Công
nguyên kéo dài cho đến nay, nữ giới đã chịu rất nhiều thiệt thòi. Vì vậy, phụ
nữ phải tự tìm con đường giải phóng tự do, bình đẳng cho chính mình.
Quá trình bất bình đẳng này kéo dài, người phụ nữ buộc phải đấu tranh
để giành quyền lực trong sự bất bình đẳng ấy. Từ quá trình đấu tranh âm thầm
tự phát trong bóng tối đến sự phản kháng tự vệ một cách tự giác dần dần được
loang rộng. Phụ nữ còn có xu hướng đấu tranh cho những người phụ nữ khác.
Một người cha sẽ sẵn sàng đấu tranh cho con gái của mình nếu đứa con ấy bị
xâm hại v.v… Điều đáng quan tâm là trong cuộc đấu tranh ấy người phụ nữ
không đơn độc lẻ bóng. Những tiếng nói cổ vũ xuất phát từ những nam nhân
làm cho cuộc đấu tranh ấy đã ngay lập tức xác lập sự quan tâm lớn hơn từ
cộng đồng. Số lượng tham gia đấu tranh cho nữ giới từ trước thế kỉ XVII rất
thấp, đấu tranh chỉ mang tính chất cá nhân, nhỏ lẻ và rải rác. Sự đấu tranh ấy
17


chỉ là những cơn bùng phát dữ dội của những cá nhân hoặc tập thể nhỏ mau
chóng bị dập tắt vì thế lực của chế độ Nam quyền trên thế giới quá lớn. Cộng
hưởng với sự tác động của tôn giáo và văn hóa, chế độ Nam quyền đã từng
bước phá vỡ sự bình đẳng về giới.
Đánh dấu bước ngoặc to lớn của phong trào Nữ quyền là sự đấu tranh
chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1 từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX, đây
là một khoảng thời gian đấu tranh tương đối dài, làm dấy lên tinh thần đấu
tranh mạnh mẽ của giới nữ. Nữ quyền được đốt cháy dữ dội nhất ở Pháp, với

sự tham gia của nhiều nhà nữ quyền. Trong đó, bà Marie -Olympe de Rouges
là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất cho giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn 2 không
dài lắm nhưng đem lại nhiều chiều hướng tích cực cho đấu tranh nữ quyền.
Từ giữa thế kỉ XX đến năm 1970, không chỉ ở Pháp mà các khu vực Bắc Mĩ,
Tây Âu cũng đã tham gia đường đua đấu tranh quyết liệt cho phong trào Nữ
quyền. Giai đoạn này đánh dấu thời khắc quan trọng cho sự trở lại của nữ
quyền khi mọi mặt đời sống đều được phơi bày để tìm lại sự tự do, bình đẳng
cho nữ giới. Hai tổ chức Nữ quyền là Phong trào Giải phóng Phụ nữ ở Pháp
và Tổ chức Quốc gia vì Phụ nữ ở Mĩ đã cho thấy thành quả tích cực mà cuộc
đấu tranh nữ quyền đem lại. Giai đoạn 3 từ năm 1980 đến nay càng đẩy mạnh
phong trào Nữ quyền phát triển toàn diện. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều vấn đề
nan giải trong đấu tranh nữ quyền vẫn chưa được tháo gỡ. Những đóng góp to
lớn của ba giai đoạn đấu tranh Nữ quyền đem lại nhiều tích cực, đồng thời
cho thấy đấu tranh Nữ quyền là một cuộc đấu tranh không hề dễ dàng.
Các cuộc đấu tranh Nữ quyền đã ảnh hưởng đến Triết học, Văn học,
Văn hóa và rất nhiều ngành khoa học khác. Văn học với sứ mạng “cải tạo xã
hội” đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ nữ quyền. Sự gia
tăng số lượng tác phẩm viết về đề tài này là một minh chứng cụ thể rõ nét và
hùng hồn nhất cho sự lớn mạnh của cuộc đấu tranh bênh vực người phụ nữ
trong xã hội hiện đại. Điều đó ở một chừng mực nào đó đã thể hiện một sự
dịch chuyển quan trọng trong quan điểm của xã hội về vai trò và vị thế của
người phụ nữ hiện nay. Những giá trị mới được xác lập một cách đầy đủ và
toàn vẹn hơn về người phụ nữ đã thực sự trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

18


Khoảng trống bỏ ngỏ suốt một thời gian dài đã được bồi lấp ngày một dầy dặn
hơn là minh chứng cho sự vận động xã hội theo diễn tiến bình quyền hai giới.
1.2.2. Bối cảnh xã hội và sự phát triển tất yếu của văn học Nữ quyền Việt

Nam
Cội rễ của nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa được hình thành từ
nền nông nghiệp lúa nước. Tính chất đặc thù trong sản xuất lúa nước đã sớm
định hình vai trò quan trọng của người phụ nữ. Điều này thể hiện rõ nét trong
văn hóa tín ngưỡng dân gian cổ xưa. Tập tục thờ mẫu ở Việt Nam chính là
một biểu hiện rõ nét nhất cho tâm lí trọng phụ nữ của người Việt cổ từ thời
hồng hoang của dân tộc. Thực tế lịch sử cũng cho thấy, nhiều bậc nữ lưu hào
kiệt là nữ nhân đã có đóng góp to lớn với lịch sử dân tộc từ rất sớm như tấm
gương của “hai thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Mê Linh” là Trưng Trắc, Trưng Nhị
v.v...
Tư duy “trọng cái” được thể hiện rõ nét trong tâm thức người Việt qua
việc sử dụng lời ăn tiếng nói hàng này. Tất cả những vật dụng gắn liền với
“cái” đều mang hàm nghĩa về sự to lớn vĩ đại. Thậm chí tâm thức ấy còn thể
hiện rõ nét qua việc sử dụng “cái hóa” dành cho những danh từ trừu tượng
đến cụ thể là một nét văn hóa rất riêng của người Việt thể hiện sự tôn trọng
phụ nữ. Hay thậm chí, cuộc sống thường ngày của con người Việt Nam,
người dân luôn tìm đến nguồn sức mạnh siêu nhiên mang hình hài của giới nữ
như “mẹ thiên nhiên”, “bà chúa đất”, « bà mẹ Việt Nam anh hùng » …Trong
khi đó, đời sống sản xuất nông nghiệp của người dân Việt Nam lại dựa chủ
yếu vào thiên nhiên. Vì vậy, việc thờ “Mẫu” với ý nghĩa người mẹ siêu nhiên
với sứ mệnh chở che là một việc được đánh giá vô cùng thiêng liêng. Người
Việt Nam còn thờ các thánh mẫu để bày tỏ lòng thành kính. Trong sách Triết
học Nữ quyền, Lý thuyết Triết học về công bằng xã hội cho Phụ nữ của
Nguyễn Thị Nga có nhắc đến tấm lòng thành dành cho tục thờ Mẫu:
“Thờ các thánh mẫu được xem như một chỗ dựa tinh thần của người
Việt Nam, thường mang đậm màu sắc tín ngưỡng của các vùng thuần nông
nghiệp. Việc thờ các nữ thần nông nghiệp như bà Dâu (chùa Dâu), bà Đậu
(chùa Bà Đậu), đến các nghi lễ thờ cúng Mẹ Lúa của nhiều dân tộc ở Việt

19



×