Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

thiết kế cấp điện cho nhà máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.24 KB, 7 trang )

PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC ĐẶT NHÀ MÁY
Chương 1

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1. Sơ đồ mặt bằng và diện tích tổng thể
Sơ đồ mặt bằng của nhà máy biểu diễn trên hình vẽ: Bản vẽ 1.1
Nhà máy đặt tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với quỹ đất đã được
quy hoạch trước. Diện tích đất nhà máy có chiều dài 400 m, chiều rộng 300 m.
-

Diện tích tổng thể của khu đất có nhà máy là: 30000 m2

-

Trong đó tổng diện tích sàn xây dựng bao gồm diện tích các khu như:
Bảng 1.1. Diện tích mặt bằng các khu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13
14
15

Tên Khu vực
Khu máy đá
Khu máy sấy 1
Khu máy sấy 2
Khu nghiền liệu 1
Khu nghiền liệu 2
Khu lò nung 1
Khu lò nung 2
Khu máy nghiền xi măng 1
Khu máy nghiền xi măng 2
Khu đóng bao
Kho chứa bao xi măng
Kho chứa than, đất
Khu xưởng sửa chữa cơ điện
Khu nhà điều hành
Khu nhà vận hành

Diện tích (m2)
1500
480
480
420
420
384
384
420

420
280
1200
1400
1728
2800
384


16

Khu vực Trạm

1500

1.2. Vị trí địa lý
Nhà máy xi măng Bút Sơn nằm ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Tiếp giáp:
Phía Đông Bắc giáp xã Châu Sơn
Phía Tây Nam giáp xã Liên Sơn
Nhà máy cách thành phố Phủ Lý 7 km. Gần quốc lộ 1, cách Hà Nội 60 km về phía
Nam, gần các sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ và đường sắt Bắc - Nam rất thuận tiện
cho việc chuyên chở xi măng và nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất.
tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và sự phát
triển.
Trên khu vực địa bàn đặt nhà máy phía Tây Nam có nhiều dãy núi đá vôi thuận lợi
cho việc khai thác đá và sản xuất xi măng
Nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên đã ảnh hưởng không
nhỏ đến các thiết bị, khí cụ điện cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm của
nhà máy. Do đó làm tăng chi phí vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, giảm tuổi thọ các

thiết bị cũng như tăng vốn đầu tư ban đầu.
1.3. Địa hình địa chất
Xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ.
Địa hình bằng phẳng hướng nền dốc thoai thoải từ tây bắc xuống đông nam. Độ cao
trung bình từ +2,5m đến +3,5m so với mực nước biển. Chất đất tại nơi đặt nhà máy là
chất đất thịt. Theo kết quả khảo sát địa chất công trình thì hệ số điện trở suất của đất ở
nhà máy là ρ = 104 (Ώcm).
Với vị trí nằm trên nền đất chắc, bằng phẳng. Phía tây bắc gần nhà máy có nhiều
dãy núi đá vôi, phía đông nam gần trên tuyến đường quốc lộ 1A có nhiều thuận lợi về
mặt giao thông vận tải luân chuyển hàng hoá. Trong tương lai thì với vị trí đó nó còn
có triển vọng mở rộng và khả năng kiên kết với các nhà máy lân cận đó.


1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ trong nhà máy
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà với sự phát
triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì sự phát triển của ngành công nghiệp điện
là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được, bởi vì điện năng được dùng rộng rãi nhất
trong các ngành kinh tế quốc dân. Bất kì một quốc gia nào cũng có những tổ hợp,
những khu công nghiệp, khu chế xuất mà ở đó có những nhà máy sản xuất như: nhà
máy dệt, nhà máy thép, nhà máy sản xuất ô tô, máy kéo...Các nhà máy này đòi hỏi
cung cấp cho chúng một lượng điện năng rất lớn.
Nhà máy xi măng Bút Sơn là nhà máy mà nó phục vụ cho việc xây dựng của nhân
dân, cho các ngành khác của một quốc gia như: xây dựng, giao thông vận tải, nông
nghiệp …do vậy nó tương đối quan trọng trong nền công nghiệp, đặc biệt là xây dựng
cơ bản và cơ sở hạ tầng. Với một quy trình công nghệ chủ yếu là sản xuất xi măng. Do
đó việc cung cấp điện cho nhà máy phải phù hợp với hệ thống điện khu vực và phát
triển dựa theo quy luật chung của nền kinh tế.
Quy trình công nghệ của nhà máy giữ một vị trí tương đối quan trọng trong lĩnh
vực xây dựng cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước. Chính vì điều này mà
mức độ tin cậy cung cấp điện cho nhà máy cũng có tầm quan trọng. Tuy nhiên khi

ngừng cung cấp điện thì chỉ dẫn đến hiện tượng ngừng trệ sản xuất và lãng phí lao
động, thiệt hại đến nền kinh tế và gây hỏng sản phẩm. Do đó nhà máy thuộc hộ tiêu
thụ loại II và loại III .
Công nghệ của nhà máy là công nghệ xi măng Lò quay.
Sơ đồ Quy trình công nghệ của nhà máy



Chương 2

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Các lĩnh vực sản suất kinh doanh
Tỉnh Hà Nam mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình quy hoạch nên ngoài việc
tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn thì nó còn có nhiệm vụ đẩy
mạnh sự phát triển của các khu đô thị, xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
trong đó nông nghiệp hoá nông thôn là điểm tiên quyết. Phát triển cơ sở hạ tầng từ
lưới điện, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, cho đến trường học bệnh viện, xây
dựng các cụm dân cư. Việc bê tông hoá sẽ làm tăng cầu xi măng. Vì vậy nhà máy xi
măng Bút Sơn cần đẩy mạnh việc sản xuất các loại xi măng, đá phục vụ cho việc bê
tông hoá.
Hiện tại nhà máy đã đi vào hoạt động được 15 năm và môi trường đầu tư rất thuận
lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhà máy
đã chiếm được thị phần rất lớn ở tỉnh nhà,các tỉnh trong nước và một số nước láng
giềng lân cận như Trung Quốc,Lào. Sản phẩm xi măng, đá phục vụ xây dựng được
đối tác biết đến và tin dùng.
Tính tới thời điểm hiện nay tỉnh Hà Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công
nghiệp hoá, nông nghiệp hoá nông thôn, phát triển du lịch nên xuất hiện nhiều khu
công nghiệp, bê tông hoá đường nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, các công trình du lịch.
Đặc biệt thành phố Hà Nam đang đi vào phát triển các khu đô thị, cơ sở hạ tầng. Đó
chính là điều kiện thuận lợi cho nhà máy phát triển và mở rộng sản xuất. Ngoài ra khu

vực đặt nhà máy vẫn còn một quỹ đất trống để chờ cho các nhà đầu tư đặt cơ sở sản
xuất.
2.2. Nội quy làm việc trong nhà máy
Điều 1: Đối với cán bộ công nhân viên của nhà máy khi vào cần có thẻ làm việc, mặc
quần áo bảo hộ lao động. Bảo vệ nhà máy có quyền kiểm tra thẻ làm việc.


Điều 2: Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vào nhà máy.
Điều 3: Khách đến liên hệ công tác, tham quan phải được phép của giám đốc, và do
đơn vị trưởng phó hoặc trưởng ca hướng dẫn.
Điều 4: Cán bộ công nhân viên từ đơn vị khác đến làm việc phải xuất trình giấy tờ,
nhiệm vụ công tác phiếu công tác cho trưởng phó đơn vị hoặc trưởng ca. Chỉ được
phép làm việc khi đã hoàn tất thủ tục cho phép, bàn giao thiết bị hiện trường cụ thể
Điều 5: Cán bộ công nhân viên của nhà máy ra vào phải chịu sự kiểm tra của trực ca
vận hành. Tuyệt đối không được làm những việc ảnh hưởng tới vịêc vận hành của thiết
bị.
Điều 6: Xe ôtô vào nhà máy phải báo cho trưởng ca vận hành và tuân thủ theo sự
hướng dẫn của trực ca khi đi và đỗ lại trong nhà máy.
Điều 7: Cán bộ công nhân viên phải thực hiện đúng các quy trình, quy phạm nội quy,
phân cấp quản lý, bảo vệ tài sản đảm bảo thiết bị vận hành an toàn hiệu quả.
Điều 8: Đối với khách và những người khác, bảo vệ có quyền yêu cầu đăng ký tên
người, tên nhà máy vào mục đích cụ thể.
Điều 9: Đối với khách hàng và các nhà máy liên quan khác: khi mang hàng ra khỏi
cổng khu vực nhà máy thì phải có giấy phép của người có trách nhiệm của công ty
như chỉ huy trưởng, giám đốc hoặc người đại diện của họ.
Điều 10: Các phương tiện được phép đi lại như ô tô, xe máy... với tốc độ tối đa là
20km/h.
2.3. Tình hình kinh tế xã hội và phương hướng phát triển trong tương lai
Tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển khu
công nghiệp mới được thành lập nhưng nó có tầm quan trong rất lớn đối với xu hướng

phát triển trong tương lai của cả tỉnh. Đó chính là điều kiện cho nhà máy mở rộng sản
xuất và công nghệ, đáp ứng nhu cầu sản suất của nhà máy, và góp phần vào sự phát
triển chung của tỉnh. Điều đó sẽ mang lại thu nhập đáng kể cho nhà sản xuất và người
lao động.


Tỉnh Hà Nam lấy xi măng, vật liệu xây dựng, và dịch vụ là thế mạnh của tỉnh. Do
vậy tỉnh luôn quan tâm vào phát triển các nhà máy xi măng, khuyến khích và tạo mọi
điều kiện để các thương nhân làm ăn, tìm kiếm thị trường và các đối tác kinh doanh
nước ngoài để xuất khẩu xi măng. Tỉnh chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
trong đó nông nghiệp hoá nông thôn là điểm tiên quyết. Phát triển cơ sở hạ tầng từ
lưới điện, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, cho đến trường học bệnh viện, xây
dựng các cụm dân cư. Việc bê tông hoá sẽ làm tăng cầu xi măng.



×