Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đề cương ôn tập Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.93 KB, 35 trang )

CÂU 1: PHÂN TÍCH MỘT VÍ DỤ ĐỂ LÀM SÁNG TỎ CÁC KHÁI
NIỆM: PHƯƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP, THỦ PHÁP
 Phương pháp:
Ví dụ: Trong phân môn học vần, GV giúp học sinh nhận biết và viết đúng con chữ
bằng cách hướng dẫn HS viết theo chữ mẫu trên bảng hoặc trong vở tập viết. Đây
gọi là phương pháp luyện theo mẫu. Trong dạy học TV, GV dùng kết hợp nhiều
phương pháp dạy học giúp HS tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực.
Khái niệm: Vậy phương pháp dạy học là cách thức GV dùng để tổ chức, hướng
dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập giúp HS tiếp nhận kiến thức môn học, hình
thành cho HS những kĩ năng, kĩ xảo và năng lực cần thiết. Đặc biệt trong môn TV,
việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng.
 Biện pháp:
Ví dụ: Để rèn kĩ năng nói trước đám đông của trẻ, giáo viên cần có biện pháp “tạo
tình huống” chẳng hạn xây dựng nên câu chuyện có nút thắt để trẻ giải quyết nó
theo nhóm rồi trình bày trước lớp. Hoặc cho những bức tranh chưa được sắp xếp
hợp lý để trẻ sắp xếp lại rồi kể về câu chuyện/ nội dung trong tranh. Từ đó phát
triển tư duy ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ.
Khái niệm: Biện pháp dạy học là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề hay
tình huống cụ thể trong dạy học.
 Thủ pháp:
Ví dụ: Khi dạy vần oe hay vần oa cho trẻ giáo viên có thể so sánh đối chiếu với
những vần khác để trẻ dễ dàng phân biệt và khắc sâu bài học hơn, chẳng hạn so
sánh đối chiếu vần eo với vần oe mới vừa học , chúng đều có 2 âm “e” và “o” tuy
nhiên vị trí khác nhau nên nó là 2 vần có cách đọc khác nhau và ghép với một phụ
âm khác sẽ ra nghĩa khác nhau.
Khái niệm: Thủ pháp dạy học là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó
thuộc một phương pháp nhất định hay nói khác đi, thủ pháp chính là thao tác bộ
phận của một phương pháp. Tuy nhiên thủ pháp có mang yếu tố nghệ thuật.
CÂU 2: Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC. XÁC
ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA 1 BÀI HỌC.
1




 Ý nghĩa:
-

Mục tiêu dạy học định hướng cho các hoạt động dạy học, là cơ sở để lựa chọn nội
dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và đánh giá hiệu quả, giá trị của một bài
giảng.

-

Mục tiêu dạy học định hướng cho việc làm tài liệu học tập.

-

Giúp học sinh tiếp thu tốt, có hiệu quả. Mục tiêu dạy học là cái đích mà người dạy
và người học cần hướng tới. Không có bài giảng nào hiệu quả mà thiếu mục tiêu
dạy học. Một bài học không xác định mục tiêu dạy học giống như một chuyến đi
mà không xác định đích đến.

-

Mục tiêu dạy học sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

-

Mục tiêu là cơ sở để viết được các câu hỏi thi tốt nhất, đúng với trình độ, tri thức
của học sinh.

-


Học sinh nắm được mục tiêu mà giáo viên đề ra sẽ tự đánh giá được trình độ bản
thân, từ đó lựa chọn cách học phù hợp.

 Mục tiêu dạy học của 1 bài học.
VD bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4
tập 1.
 Năng lực:
-

Đọc thành tiếng

 Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
 Phía bắc (PB): cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn,...
 Phía nam (PN): cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bé nhỏ, thui thủi, kẻ yếu,...
 Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
-

Đọc - Hiểu

 Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai
phục,...
 Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác,
sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
 Phẩm chất:
2



-

Giáo dục cho học sinh biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ bênh vực những bạn
yếu.

-

Hình thành thái độ yêu thương, quan tâm….

-

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt.

-

Hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

CÂU 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC
1. Quan hệ giữa mục tiêu với nội dung
a) Mục tiêu chi phối nội dung
-

Mục tiêu định hướng cho nội dung kiến thức: Mục tiêu giáo dục sẽ cụ thể hoá định
hướng cho việc bồi dưỡng kiến thức khoa học, kĩ năng, các phẩm chất đạo đức,
những khả năng trí tuệ cần được rèn luyện v.v

-

Đây chính là sự định hướng cho các nội dung kiến thức đưa vào chương trình học,

tức là lựa chọn và sắp xếp các môn học trong chương trình. Mục tiêu hướng dẫn
lựa chọn nội dung môn học: Mọi nội dung kiến thức phải được lựa chọn theo mục
tiêu giáo dục. Chính các mục tiêu này sẽ quyết định việc lựa chọn các nội dung
kiến thức của môn học, khoá trình hay từng bài học.
b) Nội dung tác động lại mục tiêu

-

Nội dung kiến thức trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vô cùng phong phú và không
có giới hạn. Vì vậy, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, một phạm vi kiến thức
chưa được khai thác lại thể hiện rõ tác động tích cực của nó đối với con người, và
do đó sẽ trở thành một nguồn để mở rộng mục tiêu, hoặc xác định một mục tiêu
giáo dục mới.

2. Quan hệ giữa mục tiêu với phương pháp
a) Mục tiêu chi phối phương pháp
-

Khi định hướng cho chương trình và hướng dẫn lựa chọn kiến thức, mục tiêu
cũng chi phối phương pháp trong quá trình dạy học. Mục tiêu định hướng cho loại
hình tổ chức dạy học: Mục tiêu chỉ có thể được thực hiện thông qua nội dung
cùng với phương pháp. Do đó, cả nội dung lẫn phương pháp đều được coi là các
phương tiện để thực hiện mục tiêu. Vì vậy, mục tiêu giáo dục sẽ định hướng các
yếu tố được coi là phương tiện của mình bằng triết lý mà nó đã tuân theo các loại
hình tổ chức dạy học. Mục tiêu hướng dẫn lựa chọn phương pháp dạy học: Theo

3


sự hướng dẫn của mục tiêu, các nhà giáo dục phải lựa chọn yếu tố nào cần được

ưu tiên giữa nội dung và phương pháp.
b) Phương pháp tác động lại mục tiêu
-

Phương pháp chi phối mục tiêu giáo dục: Các phương tiện hay công cụ là một
khởi nguồn cho phương pháp và tổ chức dạy học, đồng thời có thể tạo nên những
chuyển biến to lớn trong giáo dục, bao gồm cả mục tiêu giáo dục. Cụ thể là
phương tiện hay công cụ mới dẫn tới kiểu chương trình và loại hình dạy học mới
với phương pháp mới rồi tất cả những cái mới này tác động trở lại làm thay đổi
quá trình giáo dục mà trước hết là mục tiêu giáo dục.

-

Phương pháp chuyển thành mục tiêu: Sự chi phối của phương pháp đối với mục
tiêu, đến một mức độ nào đó sẽ dẫn tới việc chuyển phương pháp thành mục tiêu
giáo dục. Chẳng hạn, sự phát triển các khả năng và kĩ năng tư duy cần được thể
hiện trong mục tiêu giáo dục. Mà phát triển khả năng và kĩ năng tư duy chính là
một loại hình tổ chức dạy học, thuộc về yếu tố phương pháp.

3. Quan hệ giữa nội dung với phương pháp
a) Nội dung chi phối phương pháp
-

Các kiểu chương trình học cổ điển và truyền thống luôn luôn có các loại hình dạy
học thích hợp tương ứng với chúng, được thể hiện qua các phương pháp dạy học
cụ thể. Bất kể loại hình dạy học nào được áp dụng cho các chương trình kiểu này,
thì nội dung kiến thức cũng đều chi phối các phương pháp dạy học. Chính nội
dung sẽ là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học. Vì vậy, đối với nội dung đã
được xác định cần phải có những phương pháp dạy học thích hợp để có thể truyền
thụ nội dung đó cho ngời học.

b) Phương pháp chi phối nội dung

-

Đối với các kiểu chương trình học chú trọng phương pháp và các loại hình dạy học
tương ứng với chúng, thì nội dung kiến thức sẽ chịu sự chi phối đồng thời của mục
tiêu và phương pháp. Chính phương pháp được áp dụng sẽ đòi hỏi việc lựa chọn
nội dung thích hợp với nó. Không chỉ lựa chọn nội dung thích hợp, phương pháp
còn đòi hỏi việc tổ chức lại nội dung kiến thức cho phù hợp với nó.

CÂU 4.

VAI TRÒ CỦA BỘ MÔN LLDHTV TRONG TRƯỜNG SƯ
PHẠM?

o Vai trò của bộ môn LLDHTV được quy định bởi vai trò của môn TV trong nhà
trường TH. Trong trường TH môn TV có vị trí trung tâm, số lượng tiết nhiều nhất so
với tất cả các môn học ( 400- 500 tiết). Số lượng tiết cũng đã cho biết vị trí của môn
4


học. Nó có tính trung tâm vì có tính chất đối tượng và công cụ Chính môn TV trong
nhà trường tiểu học quy định vị trí quan trọng của bộ môn LLDHTV trong trường Sư
phạm hiện nay. Số học phần liên quan đến LLDHTV có rất nhiều
o Vai trò, vị trí của tiếng Việt trong trường TH và trong cuộc sống của HS xác định
vai trò, vị trí của bộ môn LLDH TV trong trường sư phạm.
o Với tư cách là một môn học trung tâm trong nhà trường TH, tiếng mẹ đẻ vừa là
đối tượng, vừa là công cụ.
o Bộ môn LLDH TV trong trường SP làm cho SV thấy được vị trí, vai trò của tiếng
Việt trong trường TH và trong cuộc sống của HS, từ đó nâng cao trách nhiệm và tình

cảm nghề nghiệp; những phẩm chất đạo đức, những thói quen cần thiết của người
thầy giáo, rèn những kĩ năng, kĩ xảo để học tốt các bộ môn khác trong trường sư
phạm.
Những học phần môn LLDHTV trong chương trình đào tạo GVTH trình độ cử nhân:
-

Thực hành tiếng việt : 2 tín chỉ

-

Cơ sở tiếng việt ở tiểu học 1 : 3 tín chỉ

-

Cơ sở tiếng việt ở tiểu học 2 : 4 tín chỉ

-

Cơ sở tiếng việt ở tiểu học 3 : 2 tín chỉ

-

LLDH tiếng việt ở tiểu học 1 : 4 tín chỉ

-

LLDH tiếng việt ở tiểu học 2 : 4 tín chỉ

Các học phần tự chọn:
-


Dạy học cho học sinh tiểu học không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng : 2 tín chỉ

-

Sự phát triển ngôn ngữ ở học sinh tiểu học: 2 tín chỉ

-

.Phát triển kĩ năng dạy học văn miêu tả : 2 tín chỉ

-

Phát triển kĩ năng dạy học tiếp nhận tác phẩm văn học : 2 tín chỉ

-

Phương pháp dạy học từ Hán Việt ở tiểu học: 2 tín chỉ

-

Phát triển kĩ năng dạy học tạo lập ngôn bản ở tiểu học : 2 tín chỉ

-

Dạy học văn kể chuyện ở tiểu học: 2 tín chỉ

-

Phương ngữ và dạy học chính tả : 2 tín chỉ


-

Dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: 2 tín chỉ

-

Phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh tiểu học: 2 tín chỉ

-

Phát triển năng lực dạy - học Tiếng Việt ở tiểu học :3 tín chỉ

5


CÂU 5.
-

PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI GV DẠY TV TRONG NHÀ
TRƯỜNG TH?

Có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với nghề.

Tài luôn đi kèm với tật và tôi không phủ nhận điều đó. Tuy nhiên thì đối với một
người GV, đạo đức nghề nghiệp là hết sức quan trọng. Để làm thầy thì trên hết mình
phải là mẫu người gần như hoàn hảo về mọi mặt cho học sinh noi theo. GV phải
chuẩn trong từng tác phong của mình từ cách ăn mặc cho đến lời nói, cử chỉ, sự ân
cần và cách truyền đạt bài học cho các em. Không truyền đạt qua loa trên lớp nhắm
mục đích vu lợi cho cá nhân.

Mỗi lần, khi nghĩ về vấn đề này. Em luôn tự nhủ rằng “Nếu ngày xưa thầy cô làm như
vậy mình cũng rất buồn thì hỏi sao học trò của mình không buồn cơ chứ. Cho nên đã
có cái duyên làm GVCN của bọn nhỏ thì phải làm sao để HS nuối tiếc vì không còn
được học mình nữa chứ không phải vui mừng vì điều đó”.
-

Yêu thương, tôn trọng học sinh.

Mỗi lần quát mắng hơi quá lời hay có hành động không tôn trọng các em thì phải nghĩ
ngay “Nếu ngày xưa mình bị la như thế thì có vui không? Tất nhiên là không rồi vì
chả có ai thích bị la cả.” Do vậy, hãy luôn đặt mình vào tâm thế của các em HS để suy
nghĩ việc nào nên làm và việc nào không nên làm
-

Kiên nhẫn, nhiệt tình.

Dạy học phải dạy bằng cả cái tâm của mình, bởi HS như một tờ giấy trắng nếu ta
nhiệt tình và kiên nhẫn thì các em mới là một trang giấy với những con chữ đúng
chuẩn của Tiểu học được. Tương lai phía trước của các em thế nào phụ thuộc rất lớn
vào công của người GV thời Tiểu học của các em.
Do vậy, mỗi lần hơi tức giận với ai đó thì tôi sẽ nhờ mẹ hoặc bạn thân nhắc nhở rằng
“Nhẫn, hơn ai hết con là GV thì chữ nhẫn phải đặt lên hàng đầu”. Tự nhắc mình rằng
dạy nhiệt tình các em vui, mà các em vui thì mình cũng vui vì mình đã tạo ra niềm vui
cho nhiều người. “Sống là cho đi chứ đâu chỉ nhận cho riêng mình”.
CÂU 6. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TV TH?
+ Mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu môn học nói riêng.
Đây là căn cứ quan trọng nhất. Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường nhằm hình thành
cho HS những kĩ năng, kĩ xảo về ngôn ngữ và các thao tác tư duy.
Môn học Tiếng Việt giáo dục cho HS văn hoá giao tiếp, dạy cho các em biết truyền
đạt tư tưởng, hiểu biết, tình cảm của mình một cách, chính xác và biểu cảm.

6


+ Các thành tựu khoa học liên quan.
Mấy chục năm qua, Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Tâm lý học, Giáo dục học và
phương pháp dạy tiếng đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho việc
xây dựng một chương trình Tiếng Việt tiểu học mới.
Về ngôn ngữ học, việt ngữ học; Các thành tựu nghiên cứu về lý thuyết hội thoại, về
giao tiếp ngôn ngữ… đã mang lại những cơ sở vững chắc cho sự phát triển phương
pháp dạy học tiếng trong giao tiếp và bằng giao tiếp.
Về mặt tâm lý học, giáo dục học; việc xác định vai trò chủ động tích cực của người
học đã dẫn tới sự nhấn mạnh về phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề,
chuyển từ cách học thụ động nặng về ghi nhớ sang cách học chủ động kết hợp ghi nhớ
với hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.
+ Điều kiện dạy học ở TH hiện nay trên phạm vi cả nước.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học … Những điều kiện này ở các vùng khác nhau rất
không đồng đều, có nhiều nơi trường lớp chưa đủ, các thiết bị dạy học Tiếng Việt còn
thiếu, giáo viên trình độ thấp…. Những điều này cần được tính toán đầy đủ khi xây
dựng chương trình.
CÂU 7: SGK KHÁC/GIỐNG CÁC TÀI LIỆU DẠY HỌC? VÍ DỤ MINH
HỌA
Điểm giống:
-

Sgk và tài liệu dạy học đều cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh theo chương
trình đào tạo chung, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường.

Điểm khác:
*SGK:
- Có 2 dạng (1 bộ hoặc nhiều bộ)

- Được thiết kế để bám sát với nội dung của chương trình.
- SGK là tài liệu chính thức dành cho giáo viên và học sinh sử dụng trong trường phổ
thông.
*Tài liệu dạy học:
-

Có tính mở, dùng để hỗ trợ cho SGK, cho học sinh bồi dưỡng thêm kiến thức.
7


-

Thể hiện đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng (bám sát nội dung chương trình hiện hành
của Bộ GD&ĐT) nhưng chỉ thay đổi cách thức tiếp cận với kiến thức ấy cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của học sinh.

-

Giảm bớt tính hàn lâm, lý thuyết, tăng tính thực tiễn, ứng dụng kiến thức vào cuộc
sống.

-

Có thêm nhiều hình ảnh hấp dẫn, cách diễn giải dễ hiểu, ngôn ngữ gần gũi với
người địa phương.

-

Giáo viên được thể hiện sự sáng tạo khi giảng dạy, học sinh thể hiện sự sáng tạo
khi học tập.


-

TLDH có nhiều dạng, nhiều loại, có thể phục vụ để rèn luyện 1 mảng kiến thức,
kỹ năng nhỏ nào đó cho học sinh.
Ví dụ:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 và sách tham khảo “Giúp em học Tiếng Việt 1”.
SGK Tiếng Việt 1 cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh. Và sách tham
tham khảo “Giúp em học Tiếng Việt 1” gồm những bài tập hỗ trợ thêm cho sách
giáo khoa để giúp học sinh nâng cao kiến thức và hiểu bài một cách dễ dàng hơn.

CÂU 8: HÃY LÀM RÕ ƯU/NHƯỢC CỦA CT CÓ NHIỀU BỘ SÁCH VÀ
CT CHỈ CÓ MỘT BỘ SGK.
 CT chỉ có 1 bộ SGK
 Ưu điểm:
- SGK cung cấp một cơ cấu và kế hoạch rõ ràng: giáo viên và học sinh biết là mình
đang học tập cái gì và sắp tới phải học cái gì.
- Chương trình học cụ thể, chi tiết hoạch định một cách hệ thống và nội dung ngôn
ngữ được lựa chọn một cách cân đối và thận trọng.
- Bài khóa và bài tập được trang bị sẵn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian vì không
phải soạn bài cho riêng mình.
- Tiết kiệm: SGK cung cấp tài liệu học tập rẻ nhất cho người học.
- Tiện lợi: Kết cấu chặt chẽ và được sắp xếp trật tự. Nó nhỏ nhẹ dễ mang đi xa và sử
dụng SGK sẽ không bị phụ thuộc vào các phương tiện thiết bị điện hay điện tử.
- Tính hướng dẫn: Đối với giáo viên chưa có kinh nghiệm, SGK có thể cung cấp
những lời hướng dẫn và sự giúp đỡ hữu ích.
- Tự học: người học có thể sử dụng SGK để học tài kiệu mới, ôn tập và tự kiểm tra
mức độ tiến bộ của việc học.
 Nhược điểm:
8



-

Không toàn diện: mỗi lớp học, mỗi người học có nhu cầu học tập riêng mình. Vì
vậy, không một SGK nào có thể đáp ứng những nhu cầu này một cách thỏa đáng.
- Không thích hợp và thiếu hấp dẫn
- Hạn chế: cản trở sự mạnh dạn và sáng tạo của giáo viên dẫn đến sự nhàm chán và
mai một dần động cơ của người học.
- Sự đồng nhất và đơn điệu: các SGK có những thể thức và phương hướng dạy học
của riêng mình. Các sách này khó đáp ứng nhiều loại khả năng và trình độ kiến
thức khác nhau cúng như khó khuyến khích những phong cách hay phương pháp
học tập khác nhau đang tồn tại trong một lớp học cụ thể nào đó.
- Sự lười nhác: giáo viên cảm thấy quá dễ dàng khi dạy. Họ đóng vai trò như người
làm trung gian giữa nhà viết sách với học sinh truyền tải nội dung sgk chứ không
phải là một chủ thể giảng dạy đúng nghĩa của nó.
 CT có nhiều bộ SGK
 Ưu điểm
- SGK trở thành tài liệu tham khảo đa dạng, giúp người học và người dạy có nhiều
sự lựa chọn.
- Khi đó việc dạy học không thể chỉ truyền thụ kiến thức theo một sách giáo khoa cụ
thể nào đó mà phải tập trung vào thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để
phát triển năng lực.
- SGK nào có chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho việc dạy và học tích cực để phát
triển năng lực sẽ có lợi thế, được đông đảo học sinh, giáo viên lựa chọn.
- Giáo viên được thể hiện khả năng sáng tạo trong việc dạy học của mình mà không
theo khuôn mẫu sẵn có.
 Nhược điểm
- Tốn chi phí
- Có nhiều sự lựa chọn dẫn đến tình trạng người học đặc biệt lứa tuổi tiểu học chưa

có khả năng tìm kiếm thông tin cao, gây hoang mang khi lựa chọn sách học.
- Nhiều SGK, nhiều tác giả làm cho kiến thức không được hệ thống rõ ràng.
- Bên cạnh việc giúp giáo viên phát triển năng lực nhưng cũng là một thách thức đối
với người dạy khi phải chuẩn bị kĩ càng, tốn thời gian đặc biệt đối với giáo viên
chưa có kinh nghiệm cả về phương pháp dạy cũng như kiến thức.
CÂU 9: MỤC TIÊU/ NỘI DUNG CỦA CT TV TRONG CT MÔN NGỮ
VĂN 2018.
 Mục tiêu của chương trình TV:
-

Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ
thể:

9


+ Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương
+ Có ý thức đối với cội nguồn
+ Yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh
+ Có hứng thú học tập, ham thích lao động
+ Thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống
+ Có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung
quanh.
-

Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở
tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản:

+ Đọc đúng, trôi chảy văn bản.
+ Hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản.

+ Viết đúng chính tả, ngữ pháp.
+ Viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả). + Phát biểu rõ
ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Phát triển năng lực văn học
+ Phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện.
+ Nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật.
+ Có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con
thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

người và

 Nội dung của chương trình TV
- Kiến thức tiếng việt:
+ Một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp
và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu).
+ Có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và
vận dụng trong giao tiếp.
- Văn học:
+ Một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân
vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, vần thơ, nhịp thơ,
hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại.

Nội dung cụ thể:

10


Lớp
1


2

3

Nội dung
Kiến thức tiếng việt
- Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh
- Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh
- Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên
riêng
- Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc
điểm gần gũi
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết
thúc câu
- Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường
- Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở
trường: chào hỏi,
giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
- Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ)

Kiến thức ngữ văn
- Câu chuyện, bài thơ
- Nhân vật trong truyện

- Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a,
bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...)
- Vốn từ theo chủ điểm
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than:

đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng
chức trong câu
- Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
- Đoạn văn
+ Đoạn văn kể lại một sự việc
+ Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
+ Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân
yêu
+ Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn
thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục
sách, thời khoá biểu, thời gian biểu
+ Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ)

-

-

-

Cách viết nhan đề văn bản.
Vốn từ theo chủ điểm.
Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau
Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất.
Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc
điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và
công dụng của từng kiểu câu.
11

-


-

Đề tài (viết, kể về
điều gì)
Hình dáng, điệu bộ,
lời thoại của nhân
vật
Tình cảm, thái độ
giữa các nhân vật
Vần trong thơ

Bài học rút ra từ văn
bản
Địa điểm và thời
gian.
Suy nghĩ và hành
động của nhân vật


-

Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh
dấu lời nói trực tiếp của nhân vật); dấu ngoặc kép (đánh
dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại); dấu hai
chấm (báo hiệu phần giải thích, liệt kê)
- Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng.
Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn: dấu
hiệu nhận biết
- Sơ giản về lượt lời thể hiện qua trao đổi nhóm.

- Kiểu văn bản và thể loại
+ Đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc một việc đã làm.
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật.
+ Đoạn văn chia sẻ cảm xúc, tình cảm
+ Đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong
câu chuyện
+ Đoạn văn giới thiệu về đồ vật, văn bản thuật lại một hiện
tượng gồm 2– 3 sự việc, thông báo hoặc bản tin ngắn, tờ
khai in sẵn
- Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ) .
4

- Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức.
- Vốn từ theo chủ điểm.
- Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong
từ điển.
- Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu.
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.
- Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt
nghĩa.
- Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng.
- Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng.
- Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng.
- Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng (bổ sung thông
tin).
- Công dụng của dấu gạch ngang ( đặt ở đầu dòng để đánh
dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một
liên danh); dấu ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm,
tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu phần chú thích).

- Biện pháp tu từ nhân hoá: đặc điểm và tác dụng.
- Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng.
- Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản:
đặc điểm và chức năng của mỗi phần.
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài
12

- Chủ đề
- Đặc điểm nhân vật
- Hình ảnh trong thơ
- Lời thoại trong kịch
bản văn học


5

văn kể lại câu truyện có kèm tranh minh hoạ
+ Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối.
+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật +
Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một
sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy.
+ Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc;
giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc.
- Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ)
- Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự
tôn trọng đặc biệt.
- Vốn từ theo chủ điểm.
- Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu

thông tin khác.
- Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng.
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm
khác nghĩa”.
- Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng.
- Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.
- Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng.
- Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng.
- Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh
dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối
(nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng).
- Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng.
- Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện
pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác
dụng.
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể
+ Bài văn tả người, phong cảnh
+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc
hoặc một bài thơ, câu chuyện
+ Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
+ Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới
thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc,
- Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ).

- Chủ đề
- Kết thúc câu chuyện
- Chuyện có thật và
chuyện tưởng tượng

- Chi tiết, thời gian, địa
điểm trong câu chuyện;
hình ảnh trong thơ.
- Nhân vật trong văn
bản kịch và lời thoại.

CÂU 10: PHÂN TÍCH MỘT VÍ DỤ VỀ GPSP TRONG DHTV Ở TH ĐỂ
LÀM RÕ NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA DHTV Ở TH
13


Việc DHTV ở TH:
+

Cho phép dạy nguyên âm đôi như phần vần;

+

Cho phép đọc âm như chữ (/k/: cờ, ca, cu);

+

Chọn "tiếng" làm đơn vị cấu tạo từ;

+
Nội dung dạy Luyện từ và câu lớp 2 chủ trương không dạy các khái niệm danh từ,
động, từ, tính từ,...
+
Luyện từ và câu lớp 4 và 5 mới có lý thuyết còn lớp 2 và 3 tập trung vào bài tập
thôi.

+

Dạy từ:

-

Từ đơn: chỉ gồm 1 tiếng có nghĩa.

-

Từ phức: gồm 2 hay nhiều tiếng. Chia làm 2 loại: từ láy và từ ghép.

Từ láy: phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (cả âm đầu và vần) giống nhau
lại tạo thành từ có nghĩa.
-

Từ ghép: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.

Ví dụ về dạy học từ ở TH :

Khó khăn: nhóm từ: ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, chôm chôm, thuồng
luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích chòe...


Đối với HSTH thì nhóm từ trên được gọi là từ láy.


Đối với học sinh THCS, THPT thì nhóm từ này được gọi là từ đơn đa âm (hoặc từ
láy giả), có chức năng định danh – tức là gọi tên sự vật.


Bản chất thực sự nhóm từ này là các từ láy giả, tức là có hình thức giống nh¬ư từ
láy như¬ng không phải từ láy đích thực. Tuy nhiên với định nghĩa từ láy giả và cách giải
thích nó thì khó để HSTH có thể hiểu và phân biệt vậy nên vẫn chấp nhận gọi nhóm từ
này là từ láy.

Thuận lợi: đặc điểm đặc thù của DHTV ở TH là chúng ta phải làm sao để dạy
chuẩn xác về mặt ngôn ngữ và cho HS dễ hiểu, dễ ghi nhận. Việc dạy chuẩn và dễ nghe
chừng rất mâu thuẫn nhưng khi ta giải quyết được mâu thuẫn này thì sẽ thúc đẩy quá
trình dạy dạy và học phát triển. Giải quyết các mâu thuẫn này bằng các GPSP. Đơn giản
cũng như rút gọn lượng kiến thức truyền đạt đến HS vì khả năng tư duy ở trẻ chưa cao.

14



Giải pháp: kết hợp dạy từ với các phương tiện trực quan như hình ảnh, clip để học
sinh hiểu rõ vấn đề; vừa rút gọn kiến thức vừa kết hợp với đặc điểm của sự vật để trẻ mở
rộng vốn hiểu biết. Thông qua hình ảnh, HS có thể từ những cái mà mình đã biết hoặc đã
thấy để học thêm không những về từ mà còn về những điều liên quan một cách logic, dễ
dàng, khoa học và chủ động hơn. Những điều này chính bản thân các em HS tự khám phá
nên sẽ có sự hứng thú cũng như nhớ lâu hơn là việc giáo viên đưa kiến thức và các em
phải tự học.
CÂU 11: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA DHTH TH
Cơ sở khoa học là triết học Mác- Lênin
*Ngôn ngữ có chức năng quan trọng nhất là làm phương tiện giao tiếp của loài người.
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin)
Kết luận về phương pháp dạy học TV:
- Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường phải nghiên cứu trong sự hành chức của
ngôn ngữ.
- Mục đích cở bản, hàng đầu của việc dạy học TV là hình thành và rèn luyện kĩ năng sử

dụng TV trong giao tiếp.
- HS phải ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ và cần hiểu rõ mình nói, viết không
phải chỉ để cho mình mà để cho người khác. Vì vậy, cần có ý thức viết, nói bằng ngôn
ngữ chính xác, dễ hiểu.
*Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
- “ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác)
- Các kết luận:
+ Kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ phải được xem xét là những yếu tố của sự phát triển tư
duy.
+ Phải bảo đảm mối quan hệ giữa lời nói và tư duy; thường xuyên luyện tập cho HS khả
năng diễn tả tư tưởng bằng nhiều hình thức ngôn ngữ.
+ DH TV không dựa vào sự phát triển tương hỗ giữa lời nói và tư duy thì đó là phương
pháp sai lầm về phương diện triết học.
*Nhận thức luận của CN Mác- Lênin về nhận thức

15


-Con đường nhận thức đi qua 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính: từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
-Kết luận:
+ Trong dạy học TV cần đề ra nguyên tắc trực quan. GV phải chú ý đến những đặc điểm
tiếng mẹ đẻ của HS, những hiện tượng ngôn ngữ cảm tính của trẻ, phải quan sát những
hiện tượng, lời nói của trẻ trong thực tiễn giao tiếp nói năng.
+ Mục đích cuối cùng DH TV là hình thành và rèn luyện các kĩ năng sử dụng TV trong
giao tiếp cho các em.
+ Kết quả của việc DH TV trong nhà trường chính là việc sử dụng TV của HS trong giao
tiếp.
CÂU 12: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC CỦA 1
BT DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

BÀI : Cấu tạo của tiếng (SGK/ LỚP 4/tr.6)
1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trả lời:
(Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng / Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn
⟶ 14 tiếng).
2. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó?
Trả lời:
(bờ - âu - bâu - huyền - bầu).
3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?
Trả lời:
(âm đầu: b, vần: âu và thanh: huyền).
Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng việt gồm 3 bộ phận : âm đầu, vần, thanh
16


- Nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận của tiếng nói chung và
vần trong thơ nói riêng
Cơ sở ngôn ngữ học: xuất phát từ hệ thống âm vị của tiếng việt, xác định hệ thống âm
đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và hệ thống thanh điệu
CÂU 13: YÊU CẦU CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁP PHÂN TÍCH NGÔN
NGỮ.
- Yêu cầu:
+ Phân tích đối tượng ngôn ngữ phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất của đối tượng cần
tìm hiểu.
+ Phân tích đối tượng ngôn ngữ phải đảm bảo phân tích theo một cơ sở nhất quán.
+ Phân tích đối tượng ngôn ngữ phải đảm bảo tính cấp bậc, không nhảy vọt, không cách
quãng.

CÂU 14: NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP LUYỆN THEO
MẪU
+ Ưu điểm:
- Giúp học sinh có nhiều cơ hội luyện tập theo khuôn khổ nhất định.
- Hình thành thói quen dùng ngôn ngữ đúng ngay từ đầu.
- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc về vấn đề theo trình tự: từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng sau đó đến hoạt động thực tiễn. Như vậy sẽ giúp học sinh hình thành và
phát triển ngôn ngữ dễ dàng ngay trong hoạt động giao tiếp với người khác.
+ Nhược điểm:
- Các bài tập luyện theo mẫu thường gò bó, không tạo cho học sinh hứng thú sử dụng
ngôn ngữ.
17


- HS luyện tập máy móc không có sự thay đổi suy nghĩ, không tưởng tượng sáng tạo.
- GV chưa chú trọng việc hình thành cho các em thao tác và quy trình thực hiện kiểu bài
tập/ kĩ năng mà chỉ quan tâm đến kết quả.
- Khó khăn nhất là ở vấn đề tạo mẫu và quá trình phân tích mẫu. Mẫu không những phải
đảm bảo tính tư tưởng, chứa đựng nhiều nội dung lý thuyết cần giảng mà còn phải đảm
bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với tâm lý học sinh.
CÂU 15: NHỮNG HÌNH THỨC/BIỆN PHÁP/THỦ PHÁP DẠY HỌC
KHI SỬ DỤNG PP GIAO TIẾP LÀ PP CHỦ ĐẠO TRONG DHTV Ở TH?
Khái niệm

Là PPDH bằng cách sắp xếp sao cho các
tài liệu ngôn ngữ vừa đảm bảo tính chính
xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ,
vừa phản ánh được đặc điểm chức năng

Cơ sở đề xuất phương pháp


của chúng trong hoạt động giao tiếp.
+Chức năng ngôn ngữ
+Nguyên tắc dạy học ngôn ngữ trong
trường phổ thông
=>Đảm bảo lý thuyết + thực hành; vừa
giao tiếp tốt vừa hình thành hệ thống tri
thức ngôn ngữ học.

Bản chất
Lưu ý khi sử dụng

Phương pháp quy nạp
Tình huống giao tiếpđưa ra phải thỏa mãn
những điều kiện sau:
+ Phải bám sát nội dung bài học, phục
vụ tối đa cho mục tiêu bài học
+ Phải tồn tại một vấn đề à tạo ra ít nhất
một mâu thuẫn giữa tri thức đã biết và
tri thức chưa biết
+ Phải gợi ra nhu cầu nhận thức cho
HS àlàm nảy sinh ở HS sự tò mò, muốn
tìm hiểu, khám phá những hiện tượng mới
lạ à hình thành ở HS tính tích cực, chủ
18


động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu
vấn đề.
+ Phải đảm bảo tính vừa sức trong dạy

học à tình huống đưa ra không quá dễ,
cũng không quá khó đối với HS nhưng đòi
hỏi HS phải nỗ lực, tích cực, chủ động suy
nghĩ để giải quyết tình huống.
Giai đoạn bài học có thể áp dụng

+Tìm hiểu tri thức mới
+ Thiết kế một phần riêng để hướng dẫn
học sinh ứng dụng các tri thức đã học vào
hội thoại.

Các bước thực hiện

Bước 1: Miêu tả tình huống giao tiếp
(làm rõ các nhân tố giao tiếp àHS hiểu và
tạo ra được những câu nói phù hợp)
Bước 2: Dẫn ra những lời nói cần tìm
hiểu, phân tích
Bước 3: Phân tích sự phù hợp giữa lời
nói với hoàn cảnh giao tiếp
Bước 4: Hình thành khái niệm hoặc nội
dung cần nhớ để vận dụng
- Quy trình thực hiện PPGT trong quá
trình luyện tập:
+ Bước 1: Tạo tình huống kích thích
nhu cầu giao tiếp và định hướng
giao tiếp cho HS
+ Bước 2: HS xác định hướng giao
tiếp (Trả lời các câu hỏi: nói (viết) với ai?
Về cái gì? Trong hoàn cảnh nào?)

+ Bước 3: HS căn cứ vào nhiệm vụ giao
tiếp để tạo ra các lời nói cụ thểà Có thể
chia nhóm phân tích tình huống để lựa
chọn hoặc đưa ra những câu nói vừa phù
hợp với nội dung (phản ánh dúng đắn,
chính xác hiện thực được nói tới), vừa phù
hợp với tình huống giao tiếp (đối tượng
giao tiếp, mục đích giao tiếp)
+ Bước 4: Đánh giá, nhận xét, rút kinh
19


nghiệm
Ưu điểm

Phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh
Đảm bảo nguyên tắc hướng vào hoạt động
giao tiếp

Nhược điểm
Đề xuất cách khắc phục nhược điểm

Tốn thời gian
Chọn ngữ liệu ngắn gọn, thể hiện tập
trung nhiều đặc điểm cần khảo sát trong

Chú ý khác

bài học

SỰ THỂ HIỆN PHƯƠNG PHÁP
+ Đưa HS vào những tình huống giao
tiếp giả định
+ Tổ chức, sắp xếp và trình bày ngữ
liệu theo quan điểm chức năng, à Tất cả
các yếu tố ngôn ngữ cần được xem xét,
đánh giá trên cơ sở vị trí tự nhiên của
chúng trong hoạt động lời nói.
+ Nâng cao tính thực hành trong việc
dạy tiếng à Đưa những lí thuyết HS tiếp
nhận được trong giờ học tiếng vào việc
thực hành giao tiếp
+Khi dạy từ ngữ phải đặt chúng trong
những đơn vị lớn hơn (câu) để giảng dạy
(câu là đơn vị giao tiếp tối thiểu)
+ Lựa chọn kiến thức, tài liệu dạy học sao
chophù hợp với thực tiễn(phù hợp với
đối tượng, với lứa tuổi, với thời đại …)
+ Chú ý một cách đầy đủ đến cả bốn dạng
hoạt động ngôn ngữ: nghe, nói, đọc,
viết àChú ý cả tới việc tiếp nhận lời nói
cũng như tạo lập lời nói

16.Trình bày cách làm và hướng dẫn sử dụng 1 phương tiện dạy học TV ở
TH

CHÚ CÔNG MÚA
Dụng cụ:
 1 hủ sữa chua
20








Bìa cứng nhiều màu
5 que kem
Ống hút
Giấy kiếng ép

Cách làm:
Cắt hình chú công, ở thân công là vị trí trống để viết.
Cắt 5 lông đuôi chim công. Đem tất cả các hình vừa cắt ép kiếng
Dán que kem vào lông đuôi công.
Cắt ống hút sao cho chiều dài phù hợp với hủ sữa chua. Dán ống hút vào
một mặt của hủ sữa chua để tạo thành chiếc đuôi chim công. Gắn từng chiếc
đuôi vào ống hút
 Dán hình chú công vào mặt đối diện của chiếc đuôi.





Hướng dẫn sử dụng:
Sử dụng vào hoạt động 2
Khi HS học đến âm, vần, viết âm, vần vào thân chú công. Nhóm đôi thảo
luận tìm những tiếng chứa âm vần vừa học vào từng chiếc đuôi công.
 Một số nhóm sẽ lên trình bày CHÚ CÔNG và các bạn trong lớp nhận xét.



17. Ý nghĩa của việc soạn giáo án
Giáo án là kế hoạch giảng dạy của giáo viên dự định thực hiện cho một bài học, một tiết
học hay một buổi lên lớp. Như vậy, giáo án được xem là một bản kế hoạch và thay đổi
tùy thuộc vào đối tượng, điều kiện dạy học dù cùng một mục tiêu, nội dung.
Nếu GV lên lớp không có giáo án thì việc sử dụng phương pháp diễn giảng dựa
trên nội dung bài giảng (giáo trình) được sử dụng thường xuyên phổ biến là điều
không thể tránh khỏi. GV có thể dùng phương pháp đàm thoại nhưng câu hỏi
không được dự tính trước thì tình trạng câu hỏi tùy tiện, ngẫu hứng, hoặc vụn vặt,
không đúng trọng tâm, không kích thích tư duy, quá dễ hoặc quá khó, không phù
hợp đối tượng... rất dễ xảy ra. Giờ dạy không được tính toán, hoạch định kỹ trước
khi lên lớp thì việc sử dụng đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học cũng sẽ không
hợp lý, hoặc tình trạng thực hiện chậm hoặc quá nhanh tiến độ, lịch trình của học
phần cũng là điều tất yếu.
Đối với GV chưa có kinh nghiệm giảng dạy, chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án giúp GV
hình dung được tiến trình dạy học, tự tin khi giảng dạy, chủ động với giờ học, tiết
học thành công và có hiệu quả. Đối với GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, họ đã
dạy nhuần nhuyễn, thành thạo trong nội dung bài học mà không cần phụ thuộc vào
21


giáo án. Điều này có được qua quá trình soạn giáo án và rèn luyện giảng dạy từ
nhiều năm trước. Tức là giáo án đã được soạn, điều chỉnh, hoàn thiện nhiều đến
mức từ “kỹ năng thành kỹ xảo”.
18. Phân tích vị trí và nhiệm vụ của việc dạy học Học vần.
a. Vị trí của môn học vần
Mục tiêu dạy học vần là dạy tiếng Việt văn hoá cho trẻ em ở độ tuổi đi học trên
khắp các miền, vùng của đất nước với yêu cầu dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát
triển và hoàn thiện các kĩ năng khác (nghe, nói). Chính vì vậy môn học vần chiếm

vị trí rất quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của việc dạy học Tiếng Việt và cũng là
khởi đầu cho việc học tập của một đời người. Từ việc nắm được mặt chữ, biết viết
chữ, biết đọc trơn tiếng, từ, câu, toàn bài... giúp các em có phương tiện để học tốt
môn Tiếng Việt và các môn học khác ở các lớp trên.
b. Nhiệm vụ dạy học vần
- Cung cấp cho học sinh hệ thống chữ cái Tiếng Việt: con chữ đơn, kép thể hiện
nguyên âm, phụ âm, nắm được các dạng chữ ghi âm a, b, c ..., các thanh.
- Giúp HS tổng hợp âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong vần, biết ghép
các phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng, ghép các tiếng tạo thành từ
- Giúp HS đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả, các âm, vần, tiếng, từ, câu
trong từng bài, biết nói hoặc kể theo chủ đề.
- Phát triển vốn từ cho học sinh, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn cho các em.

CÂU 19: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG VIỆT ẢNH HƯỞNG (KHÓ
KHẮN/ THUẬN LỢI) ĐẾN VIỆC DẠY HỌC HỌC VẦN.
 Thuận lợi:
- Hệ thống được vần theo bảng chữ cái giúp học sinh dễ nhớ trong 103 tiết Học vần.
- Tiếng Việt bao gồm hệ thống tiếng nói và hệ thống chữ viết. Ðiểm đặc biệt sự liên
hệ khá chặt chẽ giữa tiếng nói và chữ viết: mỗi âm được ghi bằng một chữ và mỗi chữ chỉ
có một cách phát âm. Do đó việc dạy học vần rất thuận lợi.
 Khó khăn:
- Quy trình đầu tiên của việc dạy đọc, viết là dạy học vần mà đọc, viết có mối quan
hệ với nhau, đọc đúng thì mới viết đúng và ngược lại. Học sinh học phần Học vần không
tốt các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ghép, đọc tiếng, từ mà đặc biệt là những
tiếng, từ có nhiều âm tiết hoặc vần khó.
22


- Do vốn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 còn ít, khả năng giao tiếp và sử dụng Tiếng
Việt còn hạn chế nên gây khó khăn trong việc học vần.

- Trong TV có nhiều vần các em chưa phân biệt được và đọc đúng do yếu tố địa
phương, vùng miền.
- Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái:
+ Âm cờ được ghi bằng 3 chữ c, k và q. Khi dạy, c đọc cờ, k đọc ca và q đọc
cu. Ðặc biệt âm q không bao g iờ đứng một mình mà luôn đi với u thành qu đọc là quờ.
+ Âm i có i ngắn và y dài.
CÂU 20: CƠ CHẾ ĐỌC, VIẾT VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA
VIỆC DẠY HỌC HỌC VẦN.
Quy trình viết:
Ý.... Mã hóa 1.... Lời nói.... Mã hóa 2...... Văn bản viết
(mã 1) (văn bản nói)

(mã 2)

- Mục tiêu cuả quy trình viết: học sinh sau khi mã hóa 2 có thể viết được tiếng, từ,
giai đoạn đầu của viết một câu.
Quy trình đọc:
Văn bản viết.... Giải mã 2.... Lời nói....

Giải mã

(mã 2)

(mã 1)

(văn bản nói)

- Giải mã 2 được tập trung ưu tiên nhất
- Quá tình từ lời nói sang giải mã hai cũng cần được quan tâm nhưng chỉ là thứ yếu,
ở quá trình này chỉ tập trung vào việc giải mã các từ khó.

Mục đích: Vần là một yếu tố quan trọng của âm tiết Tiếng Việt, nhờ học vần mà học sinh
chuyển từ “mù chữ” trở thành “biết chữ”. Học vần là bước đầu cho học sinh biết đến mặt
chữ. Và sau khi được học vần học sinh biết đọc và biết viết
CÂU 21: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP SP TRONG
DẠY HỌC HỌC VẦN.
- Các nguyên âm đôi: /iê/, /uô/, /ươ/ được dạy như vần ở phân môn Học vần trong
TV.
- 3 nguyên âm đôi /iê/, /uô/, /ươ/ được thể hiện bằng các con chữ sau: iê (iê, yê, ia,
ya), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa).
23


- Ở phân môn Học vần lớp 1, nguyên âm /iê/ được dạy như 1 vần, gọi là vần /iê/
gồm 2 âm là âm /i/ và âm /ê/. Tương tự với các nguyên âm đôi khác.
 Thuận lợi:
+ Phù hợp với tư duy của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Nếu
dạy đúng /iê/ gọi là nguyên âm đôi, vậy thì quá khó với học sinh lớp 1, tư duy chưa phát
triển đủ để có thể phân biệt.
 Khó khăn:
+ Dạy /iê/ là một vần sai lệch về mặt ngôn ngữ học.
- Giải pháp: Học sinh sẽ được học lại, điều chỉnh lại kiến thức khi lớn hơn.
Câu 22: Các yêu cầu khi thiết kế SGK dạy học Học vần
-

Đáp ứng mục tiêu giúp học sinh biết đọc và biết viết.
Cung cấp những kiến thức về chữ viết, có phần rèn kỹ năng viết chữ, thực hành viết
chữ.

Gồm các nhóm bài học:


 Làm quen, Âm-vần mới và Ôn tập:
Ngoài việc hình thành cho HS các thói quen và nề nếp học tập ban đầu, giúp các em
làm quen với các chữ cái và dấu thanh, nắm được nguyên tắc ghép các chữ cái và dấu
thanh, nắm được nguyên tắc ghép các chữ cái ghi âm để tạo thành tiếng đơn giản
nhất, các bài học làm quen còn giúp HS hiểu mối liên hệ giữa chữ và tiếng thể hiện
nó, sự khác biệt về hình dáng và tác dụng của dấu thanh.
 Các bài học Âm – vần :
Đươc trình bày theo một cấu trúc thống nhất trên hai trang sách. Nội dung dạy học
được sắp xếp theo tiêu chí vần có cấu tạo đơn giản trước vần có cấu tạo phức tạp, vần
có tần số xuất hiện cao trước vần có tần số xuất hiện thấp, vần không có âm đệm
trước vần có âm đệm…



Nhóm bài Ôn tập :

Mỗi bài được trình bày theo 2 trang sách,có nội dung giúp HS ôn lại một nhóm vần
đã học và nội dung rèn 4 kĩ năng lời nói gắn với các vần được ôn tập.

24


-

Trong các nhóm bài học vần, kênh hình được chú trọng đặc biệt và được sử dụng có

-

dụng ý.
Sách cung cấp vừa đủ lượng con chữ để thể hiện các đơn vị âm thanh và cách ghép


-

các con chữ này thành các tiếng có thực trong Tiếng việt văn hóa.
Những khác biệt thể hiện trên chữ viết đều được lấy làm căn cứ để xây dựng bài học.

-

Ví dụ: dạy vần ung và ưng trong cùng một bài, vần ung dạy trước vần ưng.
Việc dạy chữ lại không thể tách rời khỏi mặt âm thanh mà nó thể hiện. Bằng chứng
với mỗi đơn vị chữ, sách đều giới thiệu kèm theo một tiếng thực làm tiếng khóa của
nó. Qua việc nhận diện tiếng, HS hiểu được âm mà chữ thể hiện, đồng thời cũng học
được cách đọc các âm hay các tiếng đó. Ví dụ: âm S được học qua tiếng sẻ; HS nhận

-

diện tiếng sẻ và hiểu được cách viết chữ S cùng với cách phát âm âm.
Trong CT học vần, cần dùng những từ đều quen thuộc với HS các miền, các đối

-

tượng HS khác nhau, hạn chế các bài tập đọc khá dài.
Bảo đảm giúp HS phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

Câu 23. Mô tả (làm thử) hoạt động dạy âm (vần) mới.
Quy trình dạy học vần
I.

II.


Kiểm tra bài cũ:
- Mời 2-3 HS lên bảng đọc và viết các từ ứng dụng đã được học ở bài trước.
- Các HS còn lại viết các từ ứng dụng vào bảng con, quan sát lắng nghe HS trên
bảng đọc và nhận xét.
- Sau đó, GV nhận xét và cho cả lớp cùng đọc đồng thanh các từ ứng dụng và câu
ứng dụng của bài trước.
Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV dựa vào tranh ảnh trong SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu các
tiếng, các từ có chứa vần mới.
Hoạt động 2: Dạy vần
a.
-

Nhận diện vần – Đánh vần
HS phân tích vần – đánh vần – đọc trơn (cá nhân, nhóm, cả lớp)
HS ghép vần – ghép tiếng – HS đọc tiếng vừa ghép
GV viết bảng
GV yêu cầu HS phân tích tiếng – đánh vần – đọc trơn tiếng (cá nhân, nhóm, cả
lớp)
GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS
*GV giới thiệu vần thứ 2: Tương tự vần thứ nhất

HS so sánh hai vần vừa mới học
25


×