Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

bài thuyết trình về khái niệm, phân loại bệnh ho và các phương pháp chữa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 22 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA



Bài tiểu luận: Thuốc chữa ho y học cổ truyền
Sinh viên thực hiện:
Lớp

: 14CHD

Năm học 2017-2018`


Mục lục
1 Đại cương về ho…………………………………………………………………..

3

1.1 Khái niệm về ho………………………………………………………....

3

1.2 Nguyên nhân gây ho……………………………………………………..

3

1.3 Những biện pháp chữa ho………………………………………………..

5



1.3.1 Sử dụng thuốc kháng sinh……………………………………....
1.3.2 Điều trị ho bằng phương pháp dân gian………………...

5

...........6

1.3.3 Điều trị ho bằng phương pháp đông y……………………….....

6

2 Thuốc chữa ho…………………………………………………………………....

6

2.1 Định nghĩa thuốc chữa ho……………………………………………......

6

2.2 Tác dụng chung………………………………………………………......

6

2.3 Phân loại……………………………………………………………........

6

2.4 Chú ý khi sử dụng…………………………………………………..........


7

2.5 Cấm kỵ……………………………………………………………

........... 7

3 Thuốc ôn phế chỉ khái……………………………………………………...........7
3.1 Định nghĩa…………………………………………………………….....

7

3.2 Các vị thuốc ôn phế chỉ khái…………………………………………......

7

3.2.1 Hạnh nhân………………………………………………….......

7

3.2.2 La bạc tử……………………………………………………......

9

3.2.3 Bách bộ………………………………………………………....

10

3.2.4 Khoản đông hoa………………………………………………..

11


3.2.5 Cát cánh………………………………………………………...

12

3.2.6 Bạch quả………………………………………………………..

13

3.2.7 Tử uyển………………………………………………………....

14

4 Thuốc thanh phế chỉ khái………………………………………………………..

15

4.1 Định nghĩa…………………………………………………………….....

15

4.2 Các vị thuốc thanh phế chỉ khái……………………………………….....

15

4.2.1 Tiền hồ……………………………………………………….....

15

4.2.2 Tang bạch bì…………………………………………………....


16

4.2.3 Tỳ bà điệp……………………………………………………....

17

4.2.4 Bạch tiền……………………………………………………......

18

4.2.5 Mã đậu linh……………………………………..........................

19


1 Đại cương về ho
1.1 Khái niệm
Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tống đẩy các chất bài tiết
hoặc dị vật ra ngoài đường hô hấp. Tuy nhiên ho nhiều làm cho người
bệnh mất ngủ, mất sự yên tĩnh của người sống cùng. Ho kéo dài làm
người bệnh suy nhược, mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc các bệnh về
đường hô hấp khác.
1.2 Nguyên nhân gây ho
Ho thường do những bệnh của đường hô hấp gây nên như: viêm phế quản, hen
phế quản, viêm họng, viêm amidan… nhưng cũng có khi ho do bệnh ở ngoài
đường hô hấp. Việc phân biệt được ho do nguyên nhân nào có ý nghĩa rất quan
trọng giúp cho bệnh nhân và gia đình có thái độ xử lý kịp thời, tránh tình trạng
bệnh để lâu ngày dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm khác cho người
bệnh. Có thể phân biệt các bệnh gây ho dựa vào tính chất ho và các biểu hiện cụ

thể kèm theo như sau:
- Ho do viêm họng cấp:
Biểu hiện ho có đườm hoặc ho khan, có thể có sốt cao nhưng cũng có khi không
sốt. Khi nuốt cảm thấy vướng víu, có cảm giác rát họng. Nhìn thấy họng sưng
đỏ, có hạt hoặc có mủ, tuyến amiđan có thể sưng gây đau rát khó chịu, hơi thở
có mùi hôi khó chịu.
- Ho do viêm thanh quản:
Biểu hiện thường có ho khan; tiếng nói khàn hoặc mất tiếng. Nếu bị bệnh bạch
hầu thanh quản thì tiếng ho ông ổng. Bệnh nhân trong thể trạng nhiễm khuẩn
nhiễm độc nặng. Soi họng thấy có màng trắng ở họng, gây khó thở, nhiều khi
phải mở khí quản để thở. Do đó cơ thể thường bị suy nhược có thể sốt cao.
- Ho do viêm khí quản, phế quản:
Biểu hiện của ho do viêm phế quản cấp là: ở giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn
sau ho có đờm, đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng, có sốt cao, nếu được
phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ mau khỏi.


- Ho do viêm phế quản mãn tính:
Thường gặp ở người hút thuốc lá nhiều. Biểu hiện ho có nhiều đờm, mỗi năm ho
khạc khoảng 3 tháng, đã diễn ra trong vòng 2 năm liền. Bệnh hay tái phát do
những đợt bội nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm như không khí
lạnh mùa đông, độ ẩm cao, hít phải hơi độc, bụi bẩn, cũng có thể tái phát ho do
thay đổi thời tiết…vv
- Ho do giãn phế quản:
Biểu hiện thường là ho nhiều về buổi sáng, có rất nhiều đờm, nếu để đờm vào
cốc, thấy lắng thành 3 lớp, dưới là mủ, giữa là chất nhày, lớp trên cùng là bọt lẫn
dịch đục. Bệnh giãn phế quản có khi còn ho ra máu; hay tái phát do từng đợt bội
nhiễm.
- Ho do hen phế quản:
Bệnh này gặp nhiều ở lứa tuổi trẻ và trung niên. Biểu hiện hen phế quản là:

người bệnh không sốt, nhưng khó thở từng cơn, hay gặp cơn hen về ban đêm,
trong lúc khó thở thấy tiếng rít cò cử. Sau mỗi cơn hen, bệnh nhân có ho và khạc
ra nhiều đờm trắng, loãng. Bệnh hay tái phát nhiều lần do bội nhiễm, nếu tái
phát do bội nhiễm thì ho có đờm có màu vàng.
- Bệnh ho gà:
Bệnh ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ, kèm theo ho có sốt. Tính chất ho từng cơn,
cuối cơn ho có tiếng rít như tiếng rít của gà gáy. Nếu không được điều trị, vì ho
nhiều có thể gây vỡ phế nang, gây tràn khí màng phổi rất nguy hiểm.
- Ho do dị vật đường hô hấp:
Ngay sau khi mắc dị vật, bệnh nhân ho sặc sụa, mặt tím tái, có tiếng thở rít,
người ngột ngạt như sắp chết khó thở. Nếu dị vật xuống sâu và ổn định thì đỡ
ho, đỡ khó thở. Trường hợp dị vật gây viêm nhiễm thì ho có đờm hoặc có máu,
ho dai dẳng, sốt cao, đau ngực.
Một số nguyên nhân gây ho khác:
1.Ho do viêm phổi.
2.Ho do lao phổi, áp-xe phổi.


3.Ho do ung thư phế quản.
4.Ho do các bệnh tim mạch.
5.Ho do áp-xe gan.
1.3 Những phương pháp chữa ho
Do vị trí địa lý Việt Nam là nước năm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên các
chứng bệnh về đường hô hấp tướng đối phổ biến, nhất là trong mua thu – đông.
Theo quan sát thì hiện nay ý thức của đại bộ phận người dân vẫn xem nhẹ vấn
đề bệnh ho, chỉ coi đây là một bệnh vặt do thay đổi thời tiết và không cần thiết
phải điều trị hoặc tìm cách tự điều trị bằng các phương pháp sau:
1.3.1 Sử dụng thuốc kháng sinh
Đây là thói quen của rất nhiều người vì thuốc kháng sinh có thể giúp giảm ho
trong thời gian gắn. Tuy nhiên bạn có biết việc thường xuyên sử dụng các

thuốc kháng sinh trị ho có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, gây
ra khó khăn cho những lần điều trị tiếp theo. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc
kháng sinh bừa bải có có thể gây ra các phản ứng phụ như: tiêu chảy, ói, dị ứng,
sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến
đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng
kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì không còn tác dụng nữa, người
bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn.
Chúng ta không phủ nhận vai trò của thuốc kháng sinh trong điều trị, tuy nhiên
người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo
chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không tự ý mua thuốc và điều trị ho cho trẻ.
1.3.2 Điều trị ho bằng phương pháp dân gian
Không giống như thuốc kháng sinh, các bài thuốc chữa trị ho từ dân gian
như: chanh đào ngâm mật ong, trị ho bằng quả quất, trị ho bằng quả lê… đều rất
an toàn, bởi vì các thành phần của bài thuốc đều là những nguyên liệu từ thiên
nhiên nên không để lại các tác động phụ. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ
áp dụng được đối với những chứng ho thông thường, ho do thay đổi thời tiết.
Còn các chứng do các bệnh về hô hấp thì không mấy có tác dụng. Ngược lại, khi


người bệnh kiên trì áp dụng những cách này còn có thể dẫn đến tình trạng bệnh
để lâu sẽ nặng hơn và gây nhiều khó khăn cho điều trị về sau.
1.3.3 Điều trị ho bằng phương pháp đông y
Có thể nói thuốc đông y là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính hiệu quả của thuốc tây
y và tính an toàn của các bài thuốc dân gian. Trong những năm gần đây, ngày
càng có nhiều người tìm đến những bài thuốc đông y để điều trị các chứng bệnh
mãn tính đã cho thấy vai trò không thể thiếu của thuốc đông y trong điều trị các
chứng bệnh mạn tính về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, hen phế
quản mạn tính…vv.
2 Thuốc chữa ho
2.1 Định nghĩa

Thuốc chữa ho là những thuốc làm hết hay làm giảm cơn ho, nguyên nhân gây
ra ho có nhiều nhưng chủ yếu đều thuộc phế, vì vậy khi chữa ho phải lấy chữa
phế là chính.
2.2 Tác dụng chung
Chữa ho do đàm ẩm hay nhiệt tà, phong tà phạm vào phế khí bị trở ngại gây ho.
Chữa hen suyển khó thở, trừ đờm.
2.3 Phân loại
Do nhuyên nhân gây ra ho có tính chất hàn, nhiệt khác nhau nên thuốc ho được
chia làm 2 loại:
- Ôn phế chỉ khái : ho do lạnh,dùng các vị thuốc tính ôn để chữa…
- Thanh phế chỉ khái : ho do sốt dùng các thuốc mát lạnh để chữa.
Thành phần hóa học chung :
+Alcaloid: có tác dụng làm giảm sự hưng phấn của trung khu hô hấp làm
giảm ho (alcaloid của Bách bộ, Bối mẫu).
+Saponin: có tác dụng xúc tiến sự phân tiết của khí quản, làm giảm sức
căng bề mặt của đờm nên làm đờm loãng ra do đó có tác dụng long đờm.
+Tinh dầu: sát trùng, chống viêm nhiễm đường hô hấp.
2.4 Chú ý khi sử dụng


-Các loại thuốc ho hay gây cảm giác chán ăn nên chỉ sử dụng khi cần thiết.
-Thuốc điều trị triệu chứng, khi sử dụng tùy theo nguyên nhân gây
ho mà cần phối hợp thuốc, như: ho do ngoại cảm phối hợp thuốc trị
cảm sốt; ho do âm hư gây phế táo phối hợp thuốc bổ âm...
-Thuốc chỉ khái lọai hạt (Hạnh nhân, La bạc tử, Tô tử,...) nên giã nhỏ
trước khi sắc, thuốc có nhiều lông mịn (Tỳ bà diệp) cần phải lau sạch
lông và bọc trong túi vải khi sắc.
2.5 Cấm kỵ
Bệnh sởi lúc bắt đầu mọc hoặc đang mọc ban không được sử dụng thuốc chữa
ho nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc mọc ban và dễ thành biến chứng.

Những người bị tiêu chảy không dùng vị hạnh nhân.
3 Thuốc ôn phế chỉ khái
3.1 Định nghĩa
- Thuốc ôn phế chỉ khái để chữa các chứng ho mà đờm lỏng,dễ khạc mặt hơi
nề,sợ gió rêu lưỡi trắng trơn,tự ra mồ hôi.
- Nguyên nhân gây ra do ngoại cảm phong hàn hay kèm theo ngạt mũi khản
tiếng,do nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém thấy chứng ho ngày
nặng đêm nhẹ,trời ấm thì đỡ trời lạnh thì lại phát.
3.2 Các vị thuốc ôn phế chỉ khái:
3.2.1 Hạnh nhân ( Khổ hạnh nhân )


- Bộ phận sử dụng: Dùng nhân hạt quả mơ.
- Tính vị: vị đắng, tính hơi ấm.
- Quy kinh: vào phế, đại trường.
- Công năng: giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện.
- Chủ trị:
+ Chữa ho đàm, đàm trắng, loãng.
+ Chữa viêm khí quãn, ho, khí quản suyễn tức, đàm nhiều.
+ Nhuận tràng, chữa táo bón do tân dịch không đủ.
- Liều dùng: 4-12g/ ngày.
- Kiêng kỵ: Những người bị tiêu chảy không nên dùng.
- Chú ý:
+ Do có chất độc ( HCN ) cho nên không dùng quá liều, không dùng cho
trẻ em.
+ Khi phối hợp thuốc các thuốc khác, sắc các thuốc gần được mới cho
hạnh nhân vào.
- Ứng dụng lâm sàng: Trị viêm phế quản mạn tính:



+Dùng nhân có vỏ với cùng lượng đường phèn trộn làm thành Hạnh nhân
đường. Sáng tối mỗi lần uống 10g; 10 ngày là một liệu trình. 23 ca, đối với ho
đàm suyễn đều có tác dụng, thường sau 3 - 4 ngày thấy có kết quả .
+Hạnh nhân tiễn: Hạnh nhân ngọt (Điềm hạnh nhân) 100g, nước gừng
tươi 150g, Tang bì, Bối mẫu, Mộc thông đều 40g, Tử uyển, Ngũ vị tử đều 30g,
sắc cô thêm mật ong thành cao, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần. Trị ho lâu
ngày khàn giọng.
+Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện) : Khổ hạnh nhân 6g, Tô diệp, Cát cánh,
Chỉ xác, Quất bì, Pháp Bán hạ, Sinh khương đều 6g, Phục linh, Tiền hồ đều 10g,
Đại táo 2 quả, sắc uống.

3.2.2 La bạc tử ( Hạt củ cải )

- Bộ phận sử dụng: Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây cải củ
- Tính vị: vị cay, ngọt, tính bình.
- Quy kinh: vào phế, tỳ, vị.
- Công năng: giáng khí, hòa đàm, tiêu thực trừ trướng.
- Chủ trị: Chữa hen suyễn, ho do lạnh, nhiều đàm.


- Liều dùng: 6-12g/ ngày.
- Kiêng kỵ: những người khí hư không có thực tích, đàm trệ không nên dùng
- Ứng dụng lâm sàng:
Trị viêm phế quản mạn tính, ho khó thở nhiều đờm:
+ La bạc tử Tô tử đều 10g sắc uống.
+ La bạc tử, Hạnh nhân đều 10g, Sinh Cam thảo 6g, sắc nước uống.
Trị viêm phế quản mạn tính ho nhiều đờm.
+Bài Tam tử dưỡng thân thang: La bạc tử 10g, Tô tử 10g, Bạch giới tử 3g.
Tất cả tán nhỏ cho vào túi vải thêm 500ml nước sắc còn 200ml, chia làm 3 lần
uống trong ngày .

3.2.3 Bách bộ

- Bộ phận sử dụng: Dùng rễ đã phơi sấy khô của cây bách bộ.
- Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ấm.
- Quy kinh: vào phế.
- Công năng: nhuận phế, chỉ khái, sát trùng.
- Chủ trị:
+ Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, người già bị ho.
+ Chữa viêm họng, ho nhiều.
- Liều dùng: 8-16g/ ngày.


- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị lao phổi: dùng Bách bộ 20g, Hoàng cầm, Đơn bì, Đào nhân đều 10g,
sắc đặc còn 60ml, ngày 1 thang, 1 liệu trình 3 tháng.
+ Trị ho gà: dùng Sirô Ho gà (1ml tương đương 1,5g thuốc sống), mỗi lần
uống 15 ml, ngày 3 lần. Đã điều trị 95 ca, tỷ lệ kết quả 85,2%. Đối với số trẻ có
tiếp xúc 103 cháu, mỗi tuần cho uống 2 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml,
trong 2 tuần, tỷ lệ phòng bệnh 97%
+ Trị các loại ho (bao gồm ho do viêm họng, viêm phế quản, ho lao, ho
gà.)



Bách bộ 12g, Kinh giới 10g, Bạch tiền, Cát cánh đều 10g sắc

nước uống, trị ho ngoại cảm.
 Bách bộ 10 - 15g sắc uống trị ho gà.



Bách bộ, Sa sâm đều 2 cân, cho nước 10 cân sắc cô bỏ xác gia

mật đường 2 cân, lửa nhỏ nấu thành cao, mỗi lần 1 thìa canh ngày 2 lần. Trị ho
nhiệt và lao.


Bách bộ 20g, sắc 2 lần được 60ml, chia 3 lần uống trong ngày, có

thể cho đường mật..
3.2.4 Khoản đông hoa


- Thành phần hoá học: Chất khoáng, tinh dầu, flavonoid, tanin.
- Tính vị: vị cay, tính ôn.
- Quy kinh: vào phế.
- Công năng: nhuận phế giáng khí, chỉ khái hóa đàm.
- Chủ trị: ho do phế hàn, phế nhiệt, phế hư lao.
- Liều dùng: 5-10g.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị hen suyễn: dùng rượu thuốc, mỗi lần uống 5ml, ngày 3 lần.
+ Trị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, lao phổi, âm hư ho khan:
Bách hoa hoàn: Khoản đông hoa, Bách hợp đều 120g tán bột mịn làm hoàn, mỗi
lần 10g, ngày 3 lần.
3.2.5 Cát cánh


- Bộ phận sử dụng: Dùng rễ phơi sấy khô của cây cát cánh.
- Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi ấm.
- Quy kinh: vào phế.
- Công năng: ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm, trừ mủ.

- Chủ trị:
+ Tuyên phế do cảm phong hàn gây phế khí bị ngưng trệ thành các chứng
ho, ngạt mũi, khản tiếng, đau họng, tức ngực.
+ Chữa ho, long đàm.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị phế ung (ápxe phổi):


Cát cánh 120g, Hồng đằng 500g, Ý dĩ nhân 24g, Ngư tinh thảo 500g, Tử

hoa địa đinh 24g, chế thành tictura 450ml. Mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần.


Cát cánh 3g, Bạch mao căn 30g, Ngư tinh thảo 6g, Sinh Cam thảo 3g, Ý

dĩ nhân 15g, Đông qua nhân 20g, Bối mẫu 6g, Ngân hoa đằng 10g, sắc uống.
+ Trị ho nhiều đàm đặc:


Cát cánh 6g, Tỳ bà diệp 10g, Tang diệp 10g, Cam thảo 3g, sắc uống, trị

nhiệt khái.


Cát cánh 6g, Hạnh nhân, Tử tô đều 10g, Bạc hà 3g, sắc uống. Uống liên

tục 2 - 4 ngày. Trị hàn đàm lỏng.


+ Trị viêm họng amidale:



Cát cánh thang: Cát cánh 6g, Cam thảo 3g, sắc uống hoặc tán bột uống



Cát cánh 6g, Kim ngân hoa, Liên kiều đều 10g, Sinh Cam thảo 3g sắc

uống. Trị viêm amidale ngậm thuốc nuốt dần.
3.2.6 Bạch quả

- Bộ phận sử dung: hạt chín già của cây bạch quả
- Thành phần hóa học: Các hợp chất favonoic và tecpen.
- Tính vị: ngọt, hơi đắng.
- Quy kinh: vào phế,
- Công năng: ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được

chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Chữa cơn hen suyễn: Bạch quả (đập vỡ) 16g, khoản đông hoa 12g, bán
hạ chế 12 g, ma hoàng 8g, hoàng cầm 8g, vỏ rễ dâu 12g, tô tử 12g, hạnh nhân
12g, cam thảo sống 8 . Tất cả đem sắc uống.
+ Chữa lao phổi: Bạch quả thu hoạch vào mùa thu, ngâm trong dầu thảo
mộc 100 ngày. Ngày ăn 3 lần, mỗi lần một quả, liên tục từ một đến 3 tháng.
+ Viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng: Bạch
quả (bỏ mầm hạt) 15g, ngọc trúc 15g, mạch môn đông 9g, bắc sa sâm 1 g, hạnh
nhân 15g, thịt lợn nạc 60g, gia vị liều lượng thích hợp. Ngọc trúc, mạch đông, sa


sâm sắc lấy nước, bỏ bã, nấu với hạnh nhân, bạch quả và thịt lợn; 2-3 ngày ăn

một lần.
+ Hen phế quản, lao phổi có ho suyễn: Bạch quả 10 hạt bóc bỏ vỏ cứng,
thêm nước nấu chín, thêm mật ong khuấy đều. Mỗi tối ăn một lần.
3.2.7 Tử uyển

- Bộ phận sử dụng: Rễ hoặc thân rễ được đào vào mùa thu hoặc mùa xuân, rửa
sạch, phơi nắng và thái thành lát mỏng.
- Tính vị: Vị đắng, tính ôn.
- Quy kinh: Vào kinh Phế.
- Công năng: Hóa đàm khí chỉ khái.
- Chủ trị: các chứng ho do phong hàn, do phế nhiệt, ho do phế hư lao.
- Liều dùng: 5-10g
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông
hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống
ngày 1 thang.
+ Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu
16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.


+ Chữa lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi
12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g,
sắc uống ngày 1 thang.
4 Thuốc thanh phế chỉ khái
4.1 Định nghĩa
Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng đàm nhiệt chứng nhiệt do táo nhiệt làm tổn
thương phế khí gây ra ho, đờm dính, ho khan,mặt đỏ miện khát,đại tiện táo
người sốt,người sốt, khó thở, lưỡi vàng dầy,mạch phù sắc. Hay gặp ở bệnh viêm
họng viêm phế quản cấp, viêm phổi…
4.2 Các vị thuốc thanh phế chỉ khái

4.2.1 Tiền hồ

- Bộ phận sử dụng: Dùng rễ phơi khô cảu cây bạch hoan tiền hồ.
- Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn.
- Quy kinh: vào phế, tỳ.
- Công năng: tán phong, thanh nhiệt, giáng khí, trừ đàm.
- Chủ trị:
+Chữa cảm mạo phong nhiệt, dẫn dến đau đầu, sốt, ho.
+Chữa ho, nhiều đàm, suyễn, đàm vàng., đàm dính.
- Liều dùng: 6-12g / ngày.
- Kiêng kỵ: không dùng cho thể âm hư dẫn đến ho khan hoặc ho đàm hàn, loãng.
- Ứng dụng lâm sàng:


+ Trị viêm phế quản thể nhiệt:ho đàm nhiều màu vàng, tức ngực khó thở:


Tiền hồ tán : Tiền hồ 10g, Tang bì 10g, Bối mẫu 6g, Mạch môn 10g, Hạnh

nhân 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
+ Trị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidale .) thể phong
nhiệt:


Tiền hồ, Bạc hà, Cát cánh đều 6g, Ngưu bàng tử, Hạnh nhân đều 10g, sắc
uống.



Tiền hồ, Kinh giới, Bạch chỉ đều 10g sắc uống trị cảm mạo đau đầu.


Ngoài ra có người dùng Tiền hồ tươi giã đắp, trị nhọt đang sưng.
4.2.2 Tang bạch bì (vỏ rễ dâu )

- Bộ phận sử dụng: Dùng vỏ rễ đã cạo lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô của nhiều
cây dâu tằm.
- Thành phần hóa học: Vỏ rễ dâu có chứa đường, acid hữu cơ, tanin, pectin.
- Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
- Quy kinh: vào phế.
- Công năng: thanh phế, bình suyễn, lợi thủy, tiêu thũng.
- Chủ trị:
+ Chữa ho, hen, đàm nhiều do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.
+ lợi tiểu, trừ phù thũng, tiểu tiện khó khăn.


- Liều dùng: 6-12g/ ngày.
- Chú ý: dùng sống hoặc tẩm mật sao.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị ho do nhiệt đàm: Tang bạch bì 12g, Đại cốt bì 12g, Cam thảo 4g sắc
uống.
+ Trị viêm phế quản mạn tính:Tang bạch bì, Tỳ bà diệp đều 10g, sắc uống.
4.2.3 Tỳ bà điệp

- Bộ phận sử dụng: Dùng lá phơi hoặc sấy khô của cây tỳ bà.
- Thành phần hóa học: Trong lá có một chất saponin, vitamin B.
- Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn.
- Quy kinh: vào phế, vị.
- Công năng: thanh phế chỉ ho, giáng nghịch, trừ nôn.
- Chủ trị:
+ Chữa ho do phế nhiệt, khó thở, tức ngực, đàm khó khạc.

+ Chữa nôn, nấc do nhiệt.
+ Chỉ khát, chữa nóng bứt rứt, chữa khát do nhiệt gây mất tân dịch.
- Liều dùng: 6-12g/ ngày.
- Kiêng kỵ: ho do hàn không nên dùng.
- Chú ý: khi dùng tỳ bà điệp phải chải sạch các lông mịn ở mặt lá.


- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị ho hen: Tỳ bà diệp chích mật 12g, Tang bạch bì 14g, Bạch tiền 12g,
Cát cánh 8g. Sắc uống ngày một thang.
+ Chữa ho, viêm họng: Tỳ bà diệp 20g, khoản đông hoa10g, Cam thảo 5g,
Nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày.
+Chữa phổi nóng, ho khan lâu ngày: tỳ bà diệp 2g, Mạch môn, vỏ rễ dây,
thiên môn, sinh địa. Mỗi vị 10g. Sắc uống.
4.2.4 Bạch tiền

- Bộ phận sử dụng: Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch phơi cho khô.
- Thành phần hóa học: saponin.
- Tính vị: Vị cay, đắng, tính hơi ấm.
- Quy kinh :vào kinh phế.
- Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp.
- Chủ trị:
+ Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp.
+ Trị trẻ nhỏ tâm và phế có phong nhiệt ứ trệ, ngực đầy.
+ Trị tạng phế phong tà, da khô, nghẹt mũi, mũi khô, mũi đau.
+ Trị mắt có màng mộng, mắt nhìn không rõ.
+ Trị sinh xong bị trúng phong, cơ thể hư yếu.


+ Chữa phong thấp nhiệt, vết thương chảy nước vàng, lở loét.

- Liều dùng: 4- 16g/ ngày.
- Kiêng kỵ :
+ Tạng phủ hư hàn, ho khan do phế âm hư không dùng.
+ Không kết hợp với các vị Ô đầu, Phụ tử.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị trẻ nhỏ tâm và Phế có phong nhiệt ủng trệ, ngực đầy: Bạch tiên bì
20g, Chích thảo 40g, Hoàng cầm 20g, Phòng phong 20g, Sa sâm 20g, Tê giác
20g, Tri mẫu 20g. Tán bột mỗi lần dùng 4g ngày 2-3 lần, hoặc sắc uống.
+ Trị tạng Phế cảm phong tà, da khô, mũi nghẹt, mũi khô, mũi đau: Bạch
chỉ 60g, Bạch phục linh 60g, Bạch tiên bì 60g, Hạnh nhân 60g, Mạch môn 60g,
Tang bạch bì 80g, Tế tân 60g, Thạch cao 80g. sắc uống.
4.2.6 Mã đậu linh

- Bộ phận sử dụng: Mã đâu linh dùng quả, rễ. Nên chọn loại quả già chín, phơi
khô dùng dần.
- Thành phần hóa học: acid aristolochic.
- Tính vị: Vị đắng, cay, tính hàn.
- Quy kinh: vào phế và đại tràng.
- Công năng: Thanh Phế, trừ đờm, chỉ khái, bình suyễn.
- Chủ trị : Ho suyễn do Phế nhiệt, khan tiếng, ho khạc ra máu.


- Kiêng kỵ ; Không dùng trong trường hợp ho thuộc hư hàn hoặc hàn đờm.
- Ứng dụng lâm sàng:
+Chữa chứng ho ra máu, thuộc chứng Phế âm hư: A giao 60g, Mã đậu
linh 20g, Ngưu bàng tử 10g, Chích thảo 10g, Hạnh nhân 6g, Gạo nếp sao 40g.
Các vị tán mịn, mỗi lần uống 8g, hoặc sắc uống. Tác dụng: Dưỡng âm bổ Phế,
chỉ khái huyết.
+Phế nhiệt biểu hiện như ho, hen nhiều đờm vàng: Mã đậu linh 12g, Tỳ
bà diệp 12g, Tiền hồ 110g, Tang bạch bì 12g, Hoàng cầm 12g. Sắc uống.

+Phế hư biểu hiện như ho có ít đờm hoặc đờm có máu và thở nông: Mã
đậu linh 12g, Sa sâm 12g, Mạch đông 12g, Tử uyển 12g, A giao 12g, Can thảo
6g. Sắc uống.
+Chữa Phế nhiệt, ho khan, mũi chảy máu: Tang bạch bì 12g, Mã đậu linh
12g, Cam thảo 8g, Địa cốt bì 12g, Ngạnh mễ 20g, Các vị tán bột làm hoàn hoặc
có thể dùng thuốc thang theo liều lượng trên gia giảm. Tác dụng: Thanh tả Phế
nhiệt, bình suyễn chỉ khá.
+Chữa ho Phế hư khí yếu, ho khạc ra máu: Mã đậu linh 12g, Sa sâm 12g,
Khoản đông hoa 12g, Cát cánh 12g, Tang bạch bì 12g, Ngũ Vị tử 12g, A giao
12g, Bối mẫu 12g, Ô mai 3qủa. Sắc uống ngày 1 thang chia ba lần trong ngày.
Công dụng: Ích khí, liễm Phế, chỉ khái.

Kết luận:
Mỗi phương pháp điều trị đều có cái ưu và nhược điểm riêng, thuốc tây y
thường có tác dụng trị ho nhanh, hiệu quả khi sử dụng điều trị các chứng bệnh
cấp tính, nhưng khi không được sử dụng đúng cách sẽ rất nguy hiểm và dễ để lại
các phản ứng phụ. Trong khi đó thuốc đông y lại cho thấy tính hiệu quả khi sử
dụng điều trị các chứng bệnh mạn tính như: viêm họng mạn tính, viêm phế quản
mạn tính, hen phế quản mạn tính… Tuy nhiên, thuốc đông y cũng có những hạn


chế nhất định, như thời gian điều trị thường kéo dài có khi lên đến 1 – 2 tháng
gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và công việc. Mặt khác thực
tế hiện nay, nhiều phòng khám Đông y đang lạm dụng việc quảng cáo khiến cho
nhiều bệnh nhân lầm tưởng về tác dụng của thuốc, như trị khỏi bệnh trong thời
gian ngắn hay khỏi bệnh và đảm bảo không tái bệnh,… Giữa rừng thông tin như
hiện nay, không dễ dàng gì cho người bệnh để có thể lựa chọn được một địa
điểm khám điều trị bệnh đáng tin cậy.




×