Tải bản đầy đủ (.pptx) (59 trang)

HÓA DƯỢC VÀ THUỐC CHỮA BỆNH THUỐC BỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 59 trang )

Chào mừng cô và các bạn đến
với bài thuyết trình!


HÓA DƯỢC VÀ THUỐC CHỮA BỆNH
THUỐC BỔ

Nhóm

: 21

Sinh viên: Trần Thị Đức Ý
Võ Thị Phương An
Trần Nguyễn Xuân Trinh


MỞ ĐẦU

- Nhân dân thường dùng thuốc bổ khi cơ thể mỏi mệt, đau ốm. Hoặc dùng
thuốc bổ để phòng bệnh, tăng cường sức khỏe.

- Việc dùng thuốc bổ phải có căn cứ lý luận khoa học.


ĐẠI CƯƠNG

1)

Định nghĩa:

Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính khí cơ thể do nguyên nhân bẩm sinh,


do dinh dưỡng kém hay do hậu quả bệnh tật gây ra.
2) Phân loại:

•)Thuốc bổ âm
•)Thuốc bổ dương
•)Thuốc bổ khí
•)Thuốc bổ huyết


ĐẠI CƯƠNG

3) Tác dụng dược lý:

• Ảnh hưởng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể.
• Tác dụng kiện não ích trí.
• Ảnh hưởng đối với chuyển hóa vật chất.
• Ảnh hưởng đối với hệ thống nội tiết.
4) Khả năng kháng khuẩn:

• Thuốc bổ phần nhiều không có khả năng diệt khuẩn thực nghiệm.
• Tuy nhiên có một vài thuốc bổ có khả năng kháng khuẩn: bạch thượng, thiên môn, mạch môn…
• Có vai trò nâng cao chính khí, sức đề kháng, tăng kháng thể, chuyển hóa, kích thích tuyến nội tiết.


ĐẠI CƯƠNG
5) Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc bổ:

• Chú ý tỳ vị.
• Chứng hư lâu ngày phải dùng thuốc từ từ.
• Âm dương khí huyết mất đột ngột phải dùng liều mạnh.

• Bổ khí phối hợp hành khí.
• Bổ huyết phối hợp hành huyết.
• Bổ khí phổi hợp bổ huyết.
• Thuốc bổ sắc lâu, nhỏ lửa cho ra hết hoạt chất.
6) Cấm kỵ:

• Người dương hư, tỳ vị hư không dùng bổ âm,tính nê trệ. Khi cần thiết phải phối hợp thuốc kiện tỳ, hành khí.
• Người âm hư không dùng bổ dương làm mất tân dịch.


THUỐC BỔ ÂM
1) Định nghĩa:

-

Dùng để bổ phần âm trong cơ thể, chủ yếu vào một số tạng như: phế, can, tâm, thận âm… và phủ kỳ hằng: huyết, tân dịch.
Có tính hàn, vị ngọt, thể chất nhiều dịch nhầy, nhớt khi uống gây nê trệ, tiêu hóa kém => phối hợp thuốc lý khí, kiện tỳ.

2) Tác dụng chữa bệnh:

-

Chữa bệnh do rối loạn ức chế thần kinh: cao huyết áp, mất ngủ, trẻ đái dầm, ra mồ hôi trộm…
Chữa chứng rối loạn thực vật do lao: sốt về chiều, má đỏ, ho, ho ra máu…
Chữa rối loạn chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, nhức trong xương, khát nước, sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân…

3) Kiêng kỵ: Tỳ vị hư nhược.
4) Phối hợp: thuốc bổ huyết, hoạt huyết, thuốc chỉ ho, hóa đờm.
5) Các vị thuốc và tác dụng riêng:



THUỐC BỔ ÂM
SA SÂM (Radix Glehniae)






-

Rễ cây bắc sâm, họ hoa tán.
Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, lạnh vào kinh phế, vị.
Tác dụng:
Dưỡng âm thanh phế: trị phế âm suy kiệt, lúc sốt, lúc nóng, ho khan có đờm.
Dưỡng vị, sinh tân dịch: trị bệnh dạ dày dẫn đến khô họng, lưỡi đỏ.
Nhuận tràng thông tiện.
Liều dùng: 12-20 gam.
Kiêng kỵ:
Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn.
Tương tác với lê lô, một số bệnh nhân viêm gan C có biểu hiện tức vùng gan.
Bảo quản: sấy qua diêm sinh rồi cất giữ.
Chú ý: tránh nhầm với cây sa sâm thuộc họ hoa chuông, cây tế diệp sa sâm.


THUỐC BỔ ÂM

MẠCH MÔN
- Rễ phơi hay sấy khô của cây mạch môn đông, họ hành.


- Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, lạnh vào kinh phế, vị.
- Tác dụng:
• Chữa ho.
• Nhuận tràng, lợi niệu chữa phù thủng, sốt cao do mất nước, sốt gây rối loạn thành mạch.
- Liều dùng: 6-12 gam.


THUỐC BỔ ÂM
KỶ TỬ (CÂU KỶ TỬ) (Fructus lycii)

- Quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử, cây chủ khởi. Họ cà.
- Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc vào kinh phế, thận kiêm can, tỳ.
- Tác dụng:
• Bổ can thận dưỡng huyết sáng mắt.
• Bổ phế âm: trị lao, ho khan.
- Liều dùng: 8-16 gam.
- Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, ỉa chảy.
- Chú ý: khi dùng cần trích với nước cam thảo, có thể tẩm mật ong, sao phồng.
- Tác dụng dược lý: hạ đường huyết.


THUỐC BỔ ÂM
HOÀNG TINH (Rhizoma Polygonati)

- Dùng củ của cây hoàng tinh. Họ tóc tiên.
- Tính vị quy kinh: ngọt, tính bình vào kinh tỳ, phế, vị.
- Tác dụng:
• Nhuận phế sinh tân dịch: trị ho khan, ho lao, tiêu khát, tân dịch hao tổn nặng.
• Bổ tỳ, kiện vị: trị tỳ vị hư yếu, tân dịch thiếu.
• Bổ máu.

- Liều dùng: 8-12 gam.
- Chú ý: nấu nhiều lần loại bỏ chất kích thích, gây tê ngứa sau khi thu hoạch để có hoàng tinh màu đen như thục địa.


THUỐC BỔ ÂM

THẠCH HỘC (Caulis Dendrobii)

-

Dùng thân tươi hay khô của cây thạch hộc.

-

Tính vị quy kinh: ngọt, nhạt, tính hơi hàn vào kinh phế, vị, thận.

-

Tác dụng:

• Thanh nhiệt tân sinh dịch, chỉ khát: trị bệnh nhiệt gây khô

miệng, lưỡi hồng.

• Tâm âm dưỡng vị: ăn uống không tiêu, lợi sưng phù loét, nôn khan.
• Trừ phong thấp.
-

Liều dùng: 8-16 gam.


-

Kiêng ky: tỳ vị dương hư, thấp trệ, rêu lưỡi dầy nhờn.

-

Tác dụng dược lý: tăng co bóp tá tràng, giảm huyết áp, gây khó thở, co tử cung.


THUỐC BỔ ÂM

BẠCH THƯỢC
- Rễ cạo bỏ vỏ ngoài của cây thược dược. Họ hoàng liên.

- Tính vị quy kinh: đắng, chua, lạnh vào kinh can, tỳ, phế.
- Tác dụng:
• Chữa kinh không đều, thống kinh, cầm máu.
• Chữa đau dạ dày, mạng sườn, đau bụng, ỉa chảy do thần kinh, lợi niệu.
- Liều dùng: 6-12 gam.


THUỐC BỔ ÂM

THIÊN MÔN ĐÔNG (Radix Asparagi)

- Dùng củ cây thiên môn đông. Họ thiên môn đông.
- Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, tính hơi hàn vào kinh phế, thận.
- Tác dụng:
• Thanh nhiệt hóa đờm, dưỡng âm, thanh phế.
• Dưỡng vị sinh tân: sau ốm dậy, tân dịch hao tổn, miệng khát.

• Dưỡng tâm âm: trị huyết không đủ, tim đập loạn.
• Nhuận tràng.
- Liều dùng: 4-12 gam.


THUỐC BỔ ÂM

BÁCH HỢP (Bullus Lilii brownii)

- Lá già phơi khô của cây bách hợp. Họ hành.
- Tính vị quy kinh: ngọt, nhạt, tính mát vào kinh tâm, phế, tỳ.
- Tác dụng:
• Dưỡng âm nhuận phế.
• Dưỡng tâm an thần.
• Bổ trung ích khí, kiện vị, trừ trướng khí, chữa đau tim.
• Nhuận tràng, lợi tiểu.
• Giải độc chống viêm.
- Liều dùng: 6-12 gam.


THUỐC BỔ ÂM
QUY BẢN (YẾM RÙA) (Carapax Testudinis)

- Là mai và yếm rùa phơi khô. Họ rùa.
- Tính vị quy kinh: ngọt, mặn, tính bình vào kinh thận, tâm, can, tỳ.
- Tác dụng:
• Tâm âm tiền dương, giáng hỏa: trị thận âm kém sinh ho lâu ngày, sốt trong xương. Bổ xương, ra mồ hôi trộm, di tinh lưng cốt
đau mỏi.

• Sinh tân dịch.

• Ích khí: bổ sau khi ốm.
• Cố tinh chỉ huyết: trị bệnh âm hư huyết nhiệt làm tăng đường huyết.
• Sát khuẩn: trị sốt rét lâu ngày, lỵ, trĩ.
- Liều dùng: 16-40 gam.
- Kiêng kỵ: âm hư không có nhiệt, phụ nữ mang thai.
- Chú ý: khi dùng trích với giấm, rượu hoặc mỡ lợn.


THUỐC BỔ ÂM
MIẾT GIÁP (MAI BA BA ) (Carapax Trionycis)

- Mai đã phơi hay sấy khô của con ba ba. Họ ba ba.
- Tính vị quy kinh: mặn, hàn vào kinh can, phế, tỳ.
- Tác dụng:
• Tâm âm tiềm dương, ích can: trị âm hư sinh nhiệt, ra mồ hôi trộm.
• Nhuyễn kiên: tán các u kết rắn, tiêu máu đọng, ho lao, nhức xương, bế kinh, lao lực.
• Sát khuẩn: trị sốt rét ra bang bĩ, gan và tỳ sưng to.
• Giải kinh: trị phong kinh ở trẻ em.
• Lợi tiểu tiêu phù thũng.
- Liều dùng: 12-20 gam.
- Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, phụ nữ mang thai.
- Chú ý: Xử lý sạch thịt, rồi phơi khô


THUỐC BỔ DƯƠNG
1) Định nghĩa:
Dùng để bổ phần dương: xương cốt và một số phủ kỳ hằng (tủy, tử cung…).
2) Tác dụng chữa bệnh:

• Bệnh gây ra do hung phấn thần kinh.

• Trẻ em chậm phát dục.
• Đau khớp, thoái khớp lâu ngày, hen.
• Người lão suy.
• Khó thở.
• Thiếu vận động tiêu hóa làm kén ăn, chậm tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…
3) Cách sử dụng thuốc:

• Dùng dưới dạng: thuốc tể, thuốc sắc.
4) Kiêng kỵ: người âm hư sinh nội nhiệt, tân dịch giảm sút.
5) Phối hợp: thuốc bổ khí, thuốc ôn trung…
6) Chú ý: không nhầm lẫn với thuốc trừ hàn.
7) Các vị thuốc và tác dụng riêng:


THUỐC BỔ DƯƠNG

CẨU TÍCH (Rhizoma Cibotii)

-

Thân rễ đã chế biến và làm khô của cây lông cu li. Họ kim mao.

-

Tính vị quy kinh: đắng, ngọt, ấm, hơi cay vào kinh can, thận.

- Tác dụng:
• Bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
• Cố thận: trị đái tháo, đái nhiều không cầm được, phụ nữ bang lậu, đới hạ, di tinh, hoạt tinh.
-


Liều dùng: 4-12 gam.

-

Kiêng kỵ: thận hư có nhiệt, âm hư có nhiệt, tiểu tiện không thông, miệng đắng lưỡi khô

-

Chú ý: lông vàng phủ ngoài củ dùng để cầm máu. Khi dùng cẩu tích, ngâm cho mềm, thái mỏng, sao với cát để bỏ lông.


THUỐC BỔ DƯƠNG
BA KÍCH (Radix Morindae officianlis)

- Rễ của cây ba kích. Họ cà phê.
- Tính vị quy kinh: cay, ngọt, ấm vào kinh thận.
- Tác dụng:
• Bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ đau bụng dưới, không
có con, người già đau lưng mỏi gối.

• Bổ tỳ vị, ích tinh tủy, điều huyết mạch.
• Trị cao huyết áp của phụ nữ.
- Liều dùng: 4-12 gam.
- Kiêng kỵ: âm hư hỏa thịnh, đại tiện bí táo.
- Tác dụng dược lý: hạ huyết áp, tăng co bóp ruột.
- Chú ý: Khi dùng cần ủ mềm, bỏ lõi, thái monr, phơi khô hoặc tẩm rượu sao.


THUỐC BỔ DƯƠNG


ÍCH TRÍ NHÂN

- Quả già hoặc phơi khô của cây ích trí nhân. Họ gừng.
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh tâm, tỳ, thận.
- Tác dụng: chữa di tinh, ỉa chảy mạn tính do tỳ hư hàn, tiểu tiện nhiều lần do thận hư,
chữa đái dầm, chữa chứng chảy nước bọt nhiều do vị hàn hư.

- Liều dùng: 6-12 gam.


THUỐC BỔ DƯƠNG
TỤC ĐOẠN (Radix Dipsaci)

- Rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn. Họ tục đoạn.
- Tính vị quy kinh: đắng, hơi hàn vào kinh can, thận.
- Tác dụng:
• Bổ gan, thận, mạnh gân cốt, thông huyết mạch.
• Chỉ thống: trị phong thấp, chấn thương sưng đau, gẫy xương bong gân, đứt gân.
• An thai, cầm máu, lợi sữa.
• Giải độc trị mụn, thường là mụn ở vú.
- Liều dùng: 6-12 gam.
- Tác dụng dược lý: tăng huyết áp, nhịp tim, hơi thở sâu và mau.
- Chú ý: Tốt cho người thiếu vitamin E. Có thể dùng sống hoặc tẩm rượu, muối.


THUỐC BỔ DƯƠNG
ĐỖ TRỌNG (Cortexx Eucommiae)

-


Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây đỗ trọng. Họ đỗ trọng.

-

Tính vị quy kinh: ngọt, hơi cay, ấm vao kinh can, thận.

- Tác dụng:
• Bổ can thận, mạnh gân cốt.
• An thai.
• Bình can hạ áp: chữa tăng huyết áp.
-

Liều dùng: 6-18 gam.

-

Kiêng kỵ: thận hỏa vượng thịnh.

-

Chú ý: có thể dùng sống hoặc sao tẩm, đem sao thì hạ huyết áp tốt hơn. Dùng sống bổ gan; tẩm muối bổ thận, trị đau lưng, đau
xương; tẩm rượu trị phong thấp, tê ngứa; sao đen trị động thai, rong kinh.


THUỐC BỔ DƯƠNG

PHÁ CỐ CHỈ (BỔ CỐT CHỈ, ĐẬU MIÊU)

- Hạt đã phơi hay sấy khô của cây đậu miêu. Họ đậu.

- Tính vị quy kinh: cay, ấm, đắng vào kinh, tỳ, thận, tâm bào lạc.
- Tác dụng: chữa di tinh, liệt dương, ỉa chảy mạn tính do tỳ thận dương hư triệu chứng ỉa
chảy lúc sáng sớm, chữa tiểu tiện nhiều lần, khỏe mạnh gân xương, đau lưng, gối lạnh.

- Liều dùng: 6-12 gam.


THUỐC BỔ DƯƠNG

CỐT TOÁI BỔ (Rhizoma Drynariae)

- Dùng thân, rễ của cây cốt toái bổ. Họ rang.
- Tính vị quy kinh: đắng, ấm vào kinh can, thận.
- Tác dụng:
• Bổ thận, bổ gân cốt.
• Cầm máu, sát khuẩn.
- Liều dùng: 8-20 gam.
- Kiêng kỵ: người thực nhiệt không dùng.
- Chú ý: Sau khi gọt lông, thái phiến, giã dập có thể tẩm với nước đậu đen, hoặc rượu. Sau khi chế biến trở nên xốp, để lâu
không mốc.


×