Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

HÓA DƯỢC VÀ THUỐC CHỮA BỆNH THUỐC BỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.6 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HOÁ HỌC
----

HÓA DƯỢC VÀ THUỐC CHỮA BỆNH
THUỐC BỔ
Sinh viên thực hiện:
Lớp: 14CHD

Năm học 2016 – 2017


1. Lời mở đầu:
Mỗi khi trong cơ thể bị mệt mỏi hoặc đau ốm, người ta thường tìm đến các
thầy lang để cắt dăm ba chén thuốc bổ để sắc uống hoặc giả thời nay khi mức
sống trở nên khấm khá hơn, dù không có bệnh tật gì nhiều người vẫn sính dùng
thuốc bổ của y học cổ truyền những mong sẽ được “bách niên giai lão”. Nghĩ
cho cùng thì đó cũng là nguyện vọng chính đáng. Nhưng, điều đáng nói ở đây là,
không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là thuốc bổ của y học cổ truyền cho nên
cứ hễ nghe thấy tiếng “bổ” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy thuốc bắt
mạch, cũng chẳng cần biết tình trạng sinh lý, bệnh lý của cơ thể mình như thế
nào để rồi chuốc lấy những hậu quả không lường được hoặc tốn tiền một cách
vô ích.
Y thư cổ nói: “Hư thì bổ, thực thì tả”, “hư” ở đây là để chỉ tình trạng suy
nhược của chính khí hay có thể hiểu một cách đơn giản là sự giảm sút sức đề
kháng của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, là sự thiếu hụt một hay nhiều
mặt trong nhân thể. Điều cần nhấn mạnh là, trong y học cổ truyền không có khái
niệm “hư” một cách chung chung mà tùy theo các mặt như âm hư, dương hư,
khí hư, huyết hư hay can hư, tỳ hư, phế hư, thận hư…, từ đó mà định ra nguyên
tắc trị liệu và lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc bổ khác nhau để bù đắp phần hư


thiếu, điều hòa sự thiên thắng hay thiên suy, lập lại sự cân bằng trong cơ thể.
Như vậy, việc dùng thuốc bổ trong y học cổ truyền trước hết phải có căn cứ
lý luận khoa học biện chứng, quyết không thể sử dụng một cách chung chung,
tùy tiện. Thiếu gì thì bồi bổ cái đó và ngay cả khi bồi bổ đã đúng chỗ cũng
không được quá thiên lệch mà làm tổn hại đến cân bằng động giữa âm và dương
trong nhân thế. Âm hư thì phải bổ phần âm chứ không phải phần dương nhất là
khi âm hư hỏa vượng. Nhưng, tuy là âm hư nếu cứ bổ âm quá mức thì làm hại
đến khí dương khiến cho âm hàn ngưng trệ mà xuất hiện tình trạng âm thịnh
dương suy. Đó là chưa kể đến việc khi dùng thuốc bổ còn phải căn cứ vào lứa
tuổi cao thấp, thể trạng gầy béo, thời tiết nóng lạnh… để xây dựng bài thuốc cho
phù hợp và đạt hiệu quả cao.
2. Nội dung:
2.1. Đại cương về thuốc bổ trong y học cổ truyền:
2.1.1. Định nghĩa:
Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính
khí cơ thể do nguyên nhân bẩm sinh, do dinh dưỡng kém hay do hậu quả bệnh
tật gây ra.
2.1.2. Phân loại:
Chính khí của cơ thể gồm bốn mặt chính: âm, dương, khí, huyết nên thuốc
bổ được chia làm bốn loại:
- Thuốc bổ âm
- Thuốc bổ dương


- Thuốc bổ khí
- Thuốc bổ huyết
2.1.3. Tác dụng dược lý:
- Ảnh hưởng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể:
Các thuốc bổ y học cổ truyền có khả năng tăng cường và điều tiết chức năng
miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Điều này là cơ sở để giải thích tác dụng

“phù chính khứ tà” của chúng theo quan điểm của y học cổ truyền, nghĩa là, phù
chính là để tăng cường thể chất, nâng cao năng lực chống đỡ bệnh tật của cơ thể,
từ đó mà góp phần tiêu trừ bệnh tà, khứ tà là sử dụng các biện pháp tác động
trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, phòng ngừa và xử lý các biến chứng, ngăn
chặn quá trình phát triển của bệnh, giúp cơ thể dần dần phục hồi sức đề kháng,
phù chính khứ tà là căn cứ vào thực tế tranh đấu giữa “chính” và “tà”, vào tình
hình biến hóa thịnh suy của quá trình bệnh lý khách quan mà phân rõ tiêu (ngọn)
và bản (gốc), hư và thực, chủ và thứ, trước và sau… để từ đó vận dụng các biện
pháp trị liệu cho phù hợp.
Ảnh hưởng đối với miễn dịch không đặc hiệu thể hiện trên hai phương diện:
 Tăng cường số lượng bạch cầu ngoại vi.
 Cải thiện công năng của hệ thống võng mạc nội mô cũng như chức năng của
đại thực bào.
Ảnh hưởng đối với miễn dịch đặc hiệu:
 Tăng cường chức năng của tế bào có thẩm quyền miễn dịch như lympho T.
 Nâng cao tác dụng của hệ thống đáp ứng miễn dịch dịch thể như làm tăng
nồng độ gamma globulin, lg và AMP vòng trong huyết thanh.
- Tác dụng kiện não ích trí:
Rất nhiều thuốc bổ y học cổ truyền có tác dụng cải thiện tình trạng vi tuần
hoàn, làm tăng lưu huyết não, tăng lượng oxy cung cấp, từ đó thúc đẩy quá trình
phát triển cũng như hạn chế sự lão hóa của não, cải thiện trí nhớ và sức chú ý.
- Ảnh hưởng đối với chuyển hóa vật chất:
Nhiều loại có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và acid nhân, làm
tăng nồng độ albumin và globulin trong máu. Đối với chuyển hóa đường, nếu
đường máu tăng cao thì sẽ làm hạ xuống, nếu đường máu giảm thấp thì lại làm
tăng lên. Điều này là cơ sở để giải thích tác dụng “kiện tỳ ích khí” của thuốc bổ
y học cổ truyền.
- Ảnh hưởng đối với hệ thống nội tiết:
Nhìn chung, các loại thuốc y học cổ truyền đều có tác dụng tăng cường hoạt
động của cả ba hệ thống nội tiết:

 dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận
 dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục


 dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp
Ảnh hưởng đối với hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa và tạo huyết. Nhiều loại có
tác dụng tăng cường sức co bóp tim, cải thiện tình trạng vi tuần hoàn, chống
loạn nhịp và thiểu năng động mạch vành tim. Đối với hệ thống tiêu hóa, thuốc
bổ tỳ có tác dụng điều chỉnh sức co bóp, tăng cường chức năng tiết dịch và hấp
thu, điều tiết thần kinh thực vật, từ đó cải thiện tình trạng giảm tiết nước bọt,
làm giảm hung phấn thần kinh giao cảm, nâng cao trương lực dây thần kinh X,
thúc đẩy hoạt động bài tiết dịch tiêu hóa ở các bệnh nhân có hội chứng âm hư.
2.1.4. Khả năng kháng khuẩn của nhóm thuốc bổ:
Nhìn chung, thuốc bổ phần nhiều không có khả năng diệt khuẩn thực
nghiệm. Riêng bạch thượng (thuốc bổ huyết), thiên môn, mạch môn (thuốc bổ
âm) có tác dụng kháng trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn bạch
hầu; thiên môn đông có tác dụng cả với liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn
hoại thư và phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, thuốc bổ có vai trò quan trọng trong nâng
cao chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường kháng thể, tăng quá
trình chuyển hóa: nhân sâm, đẳng sâm làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và bạch
cầu; hoàng kỳ gây cường tim, lợi niệu, tăng hưng phấn thần kinh trung ương cải
thiện tuần hoàn máu ngoại vi; bạch truật làm tăng thải Na + tại ống lượn xa gây
lợi niệu; hoài sơn làm tăng cường quá trình tiêu hóa, kích thích tăng men
amylaza; cam thảo được sử dụng như andosteron trên động vật thực nghiệm, có
tác dụng gần giống nội tiết tố tuyến thượng thận làm tăng hấp thu Na + tại ống
lượng xa của tiểu cầu thận gây phù và tăng huyết áp. Một số vị thuốc bổ dương
có tác dụng kích thích các tuyến nội tiết: tuyến yên, thượng thận, giáp trạng và
các tuyến sinh dục theo cơ chế tự điều chỉnh. Ví dụ: tử hà sa, lộc giác và đại bộ
phận thuốc bổ khí – huyết, bổ âm , bổ dương có tác dụng tăng cường miễn dịch
dịch thể, miễn dịch tế bào và điều tiết miễn dịch.

2.1.5. Những điều cần chú ý khi dùng thuốc bổ:
- Khi dùng thuốc trước hết phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị hồi phục thì mới phát
huy được kết quả thuốc bổ.
- Đối với người có chứng hư lâu ngày phải dùng thuốc từ từ (liều nhỏ : 6-12
gam/24 giờ)
Nếu âm dương khí huyết mất đột ngột thì phải dùng liều dùng mạnh (40 gam/
24 giờ)
- Thuốc bổ khí hay được phối hợp với thuốc hành khí.
Thuốc bổ huyết hay được phối hợp với thuốc hành huyết.
Thuốc bổ khí hay được phối hợp với thuốc bổ huyết.
Thuốc bổ phối hợp với thuốc chữa bệnh tùy theo tình trạng của người bệnh
và giai đoạn tiến triển của bệnh.
Nhằm giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn.
- Thuốc bổ phải sắc lâu, nhỏ lửa cho ra hết hoạt chất.
2.1.6. Cấm kỵ:


- Những người dương hư, tỳ vị hư không nên dùng các thuốc bổ âm, tính nê
trệ. Khi cần thiết phải dùng cần phối hợp với các thuốc kiện tỳ, hành khí.
- Những người âm hư không nên dùng thuốc bổ dương sẽ làm mất thêm tân
dịch.
2.2. Thuốc bổ âm:
2.2.1. Định nghĩa:
Thuốc bổ âm là thuốc chữa các bệnh do phần âm của cơ thể giảm sút (âm
hư), tân dịch không đầy đủ, hư hỏa đi xuống gây nước tiểu đỏ, táo bón. Phần âm
của cơ thể bao gồm: phế âm, vị âm, thận âm, can âm, tâm âm, huyết và tân dịch.
Khi bị suy kém có các triệu chứng âm hư sinh nội nhiệt và các triệu chứng của
tạng phủ bị bệnh kèm theo, ví dụ:
- Thận âm hư: nhức trong xương; đau lưng; ù tai; di tinh, di niệu; sốt hâm hấp;
lòng bàn tay, bàn chân nóng.

- Phế âm hư: miệng khát, môi khô, lưỡi khô, hôi miệng, lở loét chân răng, chảy
máu chân răng.
- Tâm âm hư: hồi hộp trống ngực, ngủ hay mê, hay quên, dễ kinh sợ và kèm
theo hội chứng âm hư.
- Can âm hư: hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, kinh nguyệt ít,
móng tya, móng chân khô, dễ gẫy, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi đỏ, không
rêu, mạch nhỏ (tề sác).
- Tân dịch giảm: da khô, lưỡi đỏ, không có rêu, mạch nhanh, nhỏ (tề sác), triều
nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, môi khô, họng khát...
Thuốc bổ âm đa số có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng làm tăng tân dịch, khi
uống dễ gây nê trệ, dẫn đến tiêu hóa kém nên thường phối hợp với thuốc lý khí,
kiện tỳ, có thể phối hợp thuốc bổ huyết, hoạt huyết, trừ ho, hóa đờm... Căn cứ
vào sự quy kinh của thuốc mà lựa chọn thuốc cho phù hợp với bệnh của phế âm
hư, thận âm hư hay vị âm hư.
2.2.2. Tác dụng chữa bệnh:
- Chữa bệnh do rối loạn quá trình ức chế thần kinh như cao huyết áp, mất ngủ,
tâm căn suy nhược thể ức chế giảm, trẻ em đái dầm, ra mồ hôi trộm, tình
trạng dị ứng nhiễm trùng...
- Chữa các chứng bệnh rối loạn thực vật do lao như hâm hấp sốt về chiều, gò
má đỏ, ra mồ hôi trộm, ho, ho ra máu.
- Rối loạn các chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, nhức trong xương, khát
nước, các trường hợp sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, thời kỳ phục hồi của
một số bệnh nhiễm khuẩn do sốt kéo dài gây hiện tượng mất nước, mất tân
dịch, y học cổ truyền cho là hư âm.
2.2.3. Chống chỉ định:
Không dùng thuốc bổ âm cho những người rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy kéo dài,
chậm tiêu, viêm loét dạ dày do tỳ vị hư.
2.2.4. Các vị thuốc và tác dụng riêng:



2.2.4.1. Sa sâm: (Radix Glehniae)

Rễ cây bắc sa sâm (Glehnia littoralis Fr. Schemidt et Miquel), họ hoa tán
(Apiaceae), hiện có bán trên thị trường Việt Nam.
Tính vi quy kinh: ngọt, hơi đắng, lạnh vào kinh phế, vị.
Tác dụng: chữa sốt gây mất nước, chữa ho do viêm phế quản, viêm họng,
viêm amidan, họng khô, miệng khát, nhuận tràng thông tiện, chữa viêm dạ dày
cấp mãn tính.
Dưỡng âm thanh phế: trị chức năng của phế âm suy kiệt, lúc sốt, lúc nóng,
ho khan, ho có đờm khó khạc ra, thường phối hợp với mạch môn, thiên môn; có
thể dùng sa sâm phối hợp với một số vị thuốc khác để dưỡng âm thanh phế,
trong thời kì đầu của thủy đậu đã xẹp: sa sâm, sinh địa, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen,
bạch biển, đậu mỗi thứ 12 gam, hoàng tinh, lá dâu, mạch môn, cam thảo dây mỗi
thứ 10 gam.
Dưỡng vị, sinh tân dịch: dùng trị các bệnh của dạ dày do tổn thương phần
âm dẫn đến biểu hiện họng khô ráo, lưỡi đỏ, thường phối hợp với sinh địa, mạch
môn đông.
Nhuận tràng thông tiện: dùng rễ phơi khô, sao vàng sắc uống.
Liều dùng: 12-20 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ:
- Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng.


- Sa sâm tương tác với lê lô.
- Một số bệnh nhân viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng sa
sâm.
Bảo quản: cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.
Chú ý: cần phân biệt với các cây cũng gọi là sa sâm như cây Adenophora
verticillata Fisch, thuộc họ hoa chuông (còn gọi là tử diệp sa sâm), và cây tế
diệp sa sâm Campanula vincaeflora Vent.

2.2.4.2. Mạch môn:

Rễ phơi hay sấy khô của cây mạch môn đông (Ophiopogon jafonicus Wall),
họ hành (Liliaceae).
Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, hơi lạnh vào kinh phế, vị.
Tác dụng: chữa ho, nhuận tràng, lợi niệu chữa phù thủng, chữa sốt cao gây
mất nước, sốt cao gây rối loạn thành mạch.
Liều dùng : 6-12 gam/24 giờ.
2.2.4.3. Kỷ tử (câu kỷ tử): (Fructus Lycii)

Quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử, cây chủ khởi (Lycium chinense
Mill.), họ cà (Solanaceae).


Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc vào kinh phế, thận
kiêm can, tỳ.
Tác dụng chữa bệnh: bổ thận, chữa đau lưng, giảm thị lực, quáng gà, chữa
ho do âm hư, hạ sốt, đau lưng người già, trị bệnh đái tháo đường di tinh hoạt
mộng tinh, xuất tinh sớm, bổ huyết.
Bổ can thận dưỡng huyết sáng mắt: dùng để điều trị can thận âm hư và huyết
hư, dẫn đến lưng đau mỏi gối, tai ù, chóng mặt, mắt mờ, có thể dùng câu kỷ tử,
hoàng tinh lượng bằng nhau, nghiền bột, luyện với mật ong, làm hoàn, ngày
uống 2 lần, mỗi lần 12 gam. Hoặc dùng câu kỷ tử ngâm rượu từ 3-7 ngày, dùng
trị bệnh do can hư sinh ra đau mắt hoặc ra gió, nước mắt chảy giàn giụa.
Bổ phế âm: dùng trị bệnh lao, ho khan.
Liều dùng: 8-16 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ: những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không dùng, khi dùng cần trích
với nước cam thảo.
Chú ý: Tác dụng dược lý: câu kỷ tử có tác dụng hạ đường huyết. Khi dùng
có thể tẩm với mật ong, sao phồng.

2.2.4.4. Quy bản (yếm rùa): (Carapax Testudinis)

Là mai và yếm rùa phơi khô (Chinemys (Geoclemys) reevesii (Gray)), họ
rùa (Testudinidae), thường dùng rùa núi (sơn quy), có nơi dùng rùa nước (thủy
quy).
Tính vị quy kinh: ngọt, mặn, tính bình vào kinh thận, tâm, can, tỳ.
Tác dụng: chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt do tăng huyết áp, rối loạn
thần kinh thực vật, hội chứng tiền đình, hạ sốt, làm khỏe mạnh gân xương, chữa
lao hạch, rong kinh, rong huyết kéo dài, cầm di tinh xuất tinh sớm.


Tâm âm tiền dương, giáng hỏa: trị thận âm kém mà sinh ho lâu ngày; sốt
nóng âm ỉ trong xương. Còn dùng để bổ xương cốt, ra mồ hôi trộm, di tinh lưng
cốt đau mỏi, dùng cao quy bản 100 gam, hoài sơn (sao) 120 gam, phá cố chỉ
(sao rượu) 80 gam, vỏ rễ cây bông trang (sao) 60 gam, thục địa 160 gam, hạt tơ
hồng (sao) 80 gam, khiếm thực 60 gam, rau má 80 gam, ngày dùng 20 gam hoặc
phối hợp với hoàng bá, thục địa, tri mẫu.
Sinh tân dịch: dùng trong các trường hợp tân dịch bị hao tổn, phối hợp với
mẫu lệ, miết giáp, sinh địa.
Ích khí: dùng bổ sau khi ốm dậy, phối hợp với đảng sâm, bạch truật, đương
quy, thục địa.
Cố tinh chỉ huyết: dùng để trị các bệnh âm hư huyết nhiệt dẫn đến tăng
đường huyết, thường phối hợp với mẫu đơn bì, sinh địa.
Sát khuẩn: trị sốt rét lâu ngày không khỏi, trị lỵ, kinh niên. Ngoài ra còn
dùng với các bệnh trĩ.
Liều dùng: 16-40 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ: những người âm hư không có nhiệt, phụ nữ có thai không nên
dùng, khi dùng có thể trích giấm, rượu hoặc mỡ lợn.
2.2.4.5. Miết giáp (mai ba ba): (Carapax Trionycis)


Mai đã phơi hay sấy khô của con ba ba (Trionyx sinensis Wiegmann), họ ba
ba (Trionychidae).
Tính vị quy kinh : mặn, tính hàn (lạnh) vào kinh can, phế, tỳ.
Tác dụng : trị âm hư hay suy nhược, viêm đại tràng mãn tính, chữa lách to,
tiêu khối u, chữa sốt cao co giật, thiếu canxi huyết, chữa sốt rét, trị sỏi thận,
chữa nhức trong xương, bế kinh.
Tâm âm tiềm dương, ích can : trị âm hư sinh nhiệt, ra mồ hôi trộm thường
phối hợp với địa cốt bì.


Nhuyễn kiên : tán các u kết rắn, tiêu máu ứ đọng thành các hòn cục. Ngoài
ra còn dùng để chữa 5 loại trĩ (ngũ trĩ), kể cả trĩ nội và trĩ ngoại ; dùng mai ba ba
cùng với da nhím, tổ ong, xác rắn, móng chân lợn, các vị lượng bằng nhau, đốt
tồn tính, tán nhỏ trộn đều, ngày uống 8 gam. Ngoài ra còn dùng chữa bế kinh và
các bệnh ho lao, nhức xương, lao lực quá độ.
Sát khuẩn : trị bệnh sốt rét sinh ra báng bĩ, gan và tỳ sưng to dùng miết giáp
tẩm giấm, nướng vàng, tán bột mà uống.
Giải kinh : trị kinh phong ở trẻ em (đem miết giáp nướng vàng, tán nhỏ
thành bột hòa với sữa mẹ cho uống).
Lợi tiểu tiêu phù thũng : miết giáp nướng vàng, tán bột uống với rượu ngày
3 lần để chữa đi tiểu ra sỏi sạn.
Liều dùng : 12-20 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ : những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, phụ nữ có thai không nên
dùng. Khi dùng miết giáp, cần xử lý cho sạch thịt bằng ngâm ủ với tro, rửa sạch,
sau đó phơi khô rang với cát cho vàng, rồi tôi vào giấm.
Chú ý : Ngoài vị miết giáp, cũng có thể dùng vị miết huyết (máu ba ba) cho
vào tờ giấy bản, phơi khô, tán mịn rắc vào chỗ lở loét ở lòng bàn tay (gọi là sâu
thớt) hoặc cho tiết ba ba vào rượu mà uống để chữa hen ; dùng máu ba ba tẩm
vào thuốc khác (tẩm miết huyết). Vì máu ba ba đông y quan niệm là rất lạnh
(cực hàn) dùng máu ba ba để tẩm vào thanh cao và sài hồ. Thanh cao tác dụng

giảm hư nhiệt, sài hồ chữa hàn nhiệt vãng lai, sốt kéo dài. Miết giáp tư âm :
dùng máu của 100 con ba ba, hòa với nước rồi tẩm vào 100 kilogam thanh cao
hoặc sài hồ, sau đem phơi khô. Ngoài ra con dùng trứng ba ba (ba ba ở dưới
nước, nhưng thường lên bờ ao, vườn gần nước, đào lỗ đẻ trứng) để chữa phù
thận hoặc chữa lỵ lâu ngày.
2.2.4.6. Hoàng tinh : (Rhizoma Polygonati)


Dùng củ của cây hoàng tinh (Polygonatum kingianum Coll et Hemsl). Họ
tóc tiên (Convallariaceae)
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình vào kinh tỳ, phế, vị.
Tác dụng: chữa ho lâu ngày, ho khan, ho lao, đái đường, thiếu máu, dùng
làm đồ ăn, bệnh lao, viêm quản mạn tính, sau ốm dậy, suy nhược cơ thể tuổi già,
thuốc bổ âm điển hình, nâng cao khả năng ức chế do âm hư : xuất tinh sớm.
Nhuận phế, sinh tân dịch: dùng cho các trường hợp phế háo, các chứng ho
khan, bệnh ho lao. Bệnh lao ở thời kỳ đầu có thể dùng hoàng tinh 20 gam, sa
sâm 8 gam, ý dĩ 12 gam dưới dạng thuốc sắc. Khi đã ho ra máu: hoàng tinh,
bách bộ, bạch cập mỗi thứ 250 gam tán bột mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần 8 gam.
Đối với bệnh tiêu khát, tân dịch hao tổn nặng thì dùng hoàng tinh phối hợp với
sinh địa, hoài sơn, tang diệp.
Bổ tỳ, kiện vị: dùng trong các bệnh mà tỳ vị hư yếu, tân dịch thiếu.
Bổ máu: dùng trong các bệnh thiếu máu, các trường hợp sau ốm dậy, da còn
xanh xao, gầy còm, hoặc dùng cho người già huyết dịch khô kiệt, có thể phối
hợp với hoàng tinh, câu kỷ tử, thục địa, hà thủ ô.
Liều dùng: 8-12 gam/24 giờ.
Chú ý: sau khi thu hoạch, hoàng tinh cần phải nấu nhiều lần để loại các chất
kích thích, các chất gây tê ngứa và sau đó cần qua chế biến để có hoàng tinh


màu đen như thục địa. Còn dùng cây ngọc trúc (hoàng tinh ngọc trúc)

Polygonatum officinale, dùng họ làm thuốc bổ âm, cơ thể suy nhược ra nhiều
mồ hôi. Hoàng tinh có tác dụng hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm đã gây mê.
Có tác dụng ức chế đường huyết quá cao, tiêm liều lớn tê liệt trung khu thần
kinh. Hoàng tinh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn.
2.2.4.7. Thạch hộc : (Caulis Dendrobii)

Dùng phần thân tươi hay khô của cây thạch hộc Dendrobium loddigesii rolfe
hoặc các Dendrobium khác.
Tính vị quy kinh : ngọt, nhạt, tính hơi hàn vào kinh phế, vị, thận.
Tác dụng : hạ sốt, chữa khát nước, họng khô, miệng khô, họng đau, táo bón
do sốt cao, sốt kéo dài, chữa ho lâu ngày do viêm phế quản mạn, do lao, chữa
đau khớp.
Thanh nhiệt sinh tân dịch, chỉ khát : dùng trị các bệnh nhiệt, làm tổn thương
đến tân dịch, biểu hiện miệng khô, lưỡi hồng, có thể dùng thạch hộc 12 gam,
thục địa 16 gam, bổ chính sâm 16 gam, bá tử nhân, thiên môn đông, mạch môn
đông, huyền sâm, táo nhân, hạt sen mỗi thứ 12 gam.


Tư âm dưỡng vị : trị phần âm của vị không đủ, ăn uống không tiêu, lợi sưng
phù loét, nôn khan. Có thể dùng bài sau để trị ăn uống buồn nôn, biếng ăn, sau
khi lên sởi : thạch hộc, phục linh, bạch biển đậu, mẫu đơn bì, xích thược, mỗi
thứ 12 gam, trần bì, chỉ xác, hoắc hương, mỗi thứ 8 gam, cam thảo 4 gam (dạng
thuốc sắc).
Trừ phong thấp : dùng với bệnh chân và đầu gối đau nhức, dùng thạch hộc,
tẩm rượu, đồ chín thái phiến, phơi khô, hãm uống thay nước chè.
Liều dùng : 8-16 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ : những người tỳ vị dương hư, thấp trệ, rêu lưỡi dầy nhờn không
nên dùng.
Chú ý : Tác dụng dược lý : liều nhỏ có tác dụng tăng co bóp hành tá tràng cô
lập, liều cao lại ức chế, làm tăng lượng glucose trong máu, làm giảm huyết áp,

gây khó thở, làm co tử cung của chuột bạch.
2.2.4.8. Bạch thược :

Rễ cạo bỏ vỏ ngoài của cây thược dược (Pacomia lactiphora), họ hoàng liên
(Ranunculaceae).
Tính vị quy kinh : đắng, chua, lạnh vào kinh can, tỳ, phế
Tác dụng : chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, cầm máu, các chứng
đau do can gây ra như đau dạ dày, đau mạng sườn, đau bụng, ỉa chảy do thần
kinh, lợi niệu.
Liều dùng : 6-12 gam/24 giờ.
2.2.4.9. Thiên môn đông : (Radix Asparagi)


Dùng củ của cây thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour) Merr).
Họ thiên môn đông (Asparagaceae).
Tính vị quy kinh : vị ngọt, đắng, tính hơi hàn vào kinh phế và thận.
Tác dụng : trị ho hư lao, phế táo, nhiệt bệnh thương tâm, tiêu khát, hầu họng
sưng đau, đại tiện táo bón.
Thanh nhiệt hóa đờm, dưỡng âm, thanh phế : dùng trị phế âm, khi chức năng
bị suy nhược, ho lâu ngày, ho khan, hoặc ho có đờm khó khạc ra. Dùng để trị
viêm phổi hoặc ho gà : dùng thiên môn, mạch môn mỗi thứ 20 gam, bách bộ 12
gam, trần bì 8 gam, cam thảo 8 gam, để chữa ho gà có hiệu quả.
Dưỡng vị sinh tân : dùng cho các trường hợp sau khi ốm dậy, tân dịch hao
tổn, miệng khát, dùng thiên môn đông để tư âm nhuận táo. Có thể dùng bài
thuốc mang tên cao tam tài gồm 3 vị : nhân sâm 4 gam, thiên môn đông 10 gam,
thục địa 10 gam để bồi bổ cơ thể, bổ phế và bổ thận âm.
Dưỡng tâm âm : dùng trị bệnh tâm trong trường hợp tâm huyết không đủ,
tim đập loạn nhịp, hồi hộp, ngắn hơi, vô lực, lưỡi miệng sinh mụn nhọt, mồ hôi
nhiều có thể bổ tâm huyết, an thần : dùng thiên môn đông 16 gam, liên tâm 8
gam, liên nhục 12 gam, sinh địa 20 gam, thục địa 20 gam, đạm trúc diệp 30 gam,

đăng tâm thảo 8 gam, thảo quyết minh 12 gam, bá tử nhân 12 gam. Chữa lở
miệng dùng thiên môn, mạch môn, huyền sâm bằng lượng. Sắc uống.
Nhuận tràng, dùng trong các trường hợp cơ thể háo khát, dẫn đến đại tiện bí
táo.
Liều dùng : 4-12 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ : những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.
Chú ý : Ngoài thiên môn đông, còn có vị thuốc mạch môn đông là rễ của cây
Ophiogopon japonicus Wall. Tính vị ngọt, bình có tác dụng ích vị, sinh tân,
dưỡng âm, thoái nhiệt, xúc tiến âm bình dương bế, uống lâu làm cơ thể hoạt bát,
nhuận phế, trị ho. Dịch sắc mạch môn đông có tác dụng chỉ ho. Mạch môn đông


có tác dụng ức chế B.subtilis còn thiên môn đông có tác dụng ức chế B.subtilis,
Escherichia coli, Sal.Typhi và trực khuẩn lỵ.
2.2.4.10. Bách hợp : (Bullus Lilii brownii)

Lá già phơi khô của cây bách hợp (Lilium brownie F.E.Brow.ex Mill). Họ
hành (Liliaceae).
Tính vị quy kinh: vị ngọt, nhạt, tính mát vào 3 kinh tâm, phế, tỳ.
Tác dụng:
Dưỡng âm nhuận phế: dùng chữa ho, ho ra máu, nôn ra máu, trong đờm có
máu, viêm khí quản cấp, mạn tính.
Dưỡng tâm an thần: dùng khi tâm hồi hộp, tâm phiền; nhất là sau khi ốm dậy
có thể phối hợp bách hợp 24 gam, tri mẫu 12 gam, sắc uống.
Bổ trung ích khí, kiện vị, trừ trướng khí, chữa đau tim.
Nhuận tràng, lợi đại tiểu tiện: dùng khi phế nhiệt dẫn đến đại tiện bí kết, tiểu
tiện ngắn đỏ.
Giải độc chống viêm: dùng chữa mụn nhọt sung đau. Ngoài ra còn chữa
viêm dạ dày, ợ chua, bách hợp 40 gam, ô dược 12 gam. Liều dùng 8-16 gam nếu
ho do phong hàn không nên dùng; tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không dùng.

Liều dùng: 6-12 gam/24 giờ.
2.3. Thuốc bổ dương :
2.3.1. Định nghĩa :
Thuốc bổ dương là thuốc dùng để chữa trị các tình trạng bệnh do phần
dương của cơ thể bị suy kém (dương hư). Phần dương trong cơ thể gồm : tâm
dương, tỳ dương, thận dương. Tâm tỳ dương hư gây các chứng chân tay mỏi
mệt, da lạnh, chân tay lạnh, ăn chậm tiêu, ỉa chảy mạn tính…Dùng kết hợp với
các thuốc trừ hàn để chữa như can khương, nhục quế…Thận dương hư gây các
chứng liệt dương, di tính, tiểu tiện nhiều lần, đau lưng, đau mỏi gối, mạch trầm


tế, dùng các thuốc ôn thận hay bổ thận dương. Thực chất thuốc bổ dương nêu ở
phần này là thuốc bổ thận dương.
2.3.2. Tác dụng chữa bệnh :
- Chữa các bệnh gây ra do hưng phấn thần kinh bị suy giảm như tâm căn suy
nhược thể hưng phấn và ức chế đều giảm, với các triệu chứng liệt dương, di
tinh, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh, mạch trầm nhược, mệt mỏi, buồn ngủ, hạ
huyết áp.
- Trẻ em chậm phát dục : chậm biết đi, chậm mọc răng, thóp chậm liền, trí tuệ
kém phát triển.
- Một số người mắc bệnh đau khớp, thoái khớp lâu ngày, hen phế quản mạn
tính do địa tạng…
- Người lão suy : đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần.
- Đái dầm thế hư hàn (không phải là hư âm sinh nội nhiệt).
- Bệnh do thở kém vì trở ngại thông khí ở phổi (do giãn phế quản, hen, xơ
phổi...) gọi là khí hư.
- Bệnh do thiếu vận động tiêu hóa làm kén ăn, chậm tiêu, đầy bụng, tiêu chảy
mãn tính, trương lực cơ giảm làm sa dạ dày, sa trực tràng, sa sinh dục,..., gọi
là tỳ dương hư.
2.3.3. Cách sử dụng thuốc:

- Dùng dưới dạng: thuốc tể, thuốc sắc.
- Không nên nhầm lẫn với các thuốc trừ hàn.
- Không nên dùng thuốc bổ dương cho những người âm hư sinh nội nhiệt, tân
dịch giảm sút.
2.3.4. Các vị thuốc và tác dụng riêng:
2.3.4.1. Lộc nhung: (Cornu Cervi pantotrichum)

Là sừng non của hươu sao đực Cervus Nippon Temminck, hoặc hươu ngựa
đực Cervus elaphus Linnaeus. Họ hươu Cervidae. Mọc lúc mùa xuân, dài từ 5-


20cm, ngoài phủ một lớp lông, đầu mùa hạ phát triển thành gạc, đến mùa thu
đông sẽ rụng.
Tính vị quy kinh: ngọt, ấm vào kinh can, thận, tâm bào.
Tác dụng: chữa liệt dương, di tinh, hoa mắt, ù tai, chân tay lạnh, làm khỏe
mạnh gân xương, tăng cường sự phát dục ở trẻ em, chữa hen suyễn mạn tính,
chữa băng huyết, rong kinh kéo dài, tiểu tiện nhiều lần.
Bổ và làm ấm thận dương (ôn bổ thận dương): dùng trong các trường hợp
thận dương hư nhược, phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng lậu, đới hạ, tắc tia
sữa; nam giới liệt dương, hoạt tinh, đau lưng, chân lạnh, đái dắt. Phối hợp với
nhân sâm.
Sinh tinh tủy, mạnh gân xương, ích huyết: dùng cho người gầy yếu, xanh
xao, trẻ em thì phát dục kém, chậm mọc răng.
Liều dùng: 1-4 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ: người âm hư hỏa vượng không được dùng.
Chú ý: tác dụng dược lý: lộc nhung xúc tiến sự sinh trưởng của động vật,
thúc đẩy quá trình tái sinh của tổ chức, tăng hồng cầu và tiểu cầu, tăng nhu động
ruột và dạ dày, lợi tiểu. Liều lớn gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng,
tim đập nhanh hơn.
2.3.4.2. Cẩu tích: (Rhizoma Cibotii)


Thân rễ (thường gọi là củ) đã chế biến và làm khô của cây lông cu li (cây
cẩu tích) (Cibotium barametz (L).J.Sm), họ kim mao (cẩu tích) (Dicksoniaceae)
mọc hoang ở vùng núi nước ta và tháng 4-6 hoặc tháng 10-12. Đào lấy củ phơi
khô. Khi dùng đốt trên ngọn lửa cho cháy sạch lông, sau đó ngâm nước 1-2
ngày, đồ cho mềm, thái lát phơi khô, tẩm rượu hoặc muối ăn, sao qua.
Tính vị quy kinh: đắng, ngọt, ấm, hơi cay vào kinh can, thận.
Tác dụng:
Bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp, dùng điều trị các bệnh do gan
thận yếu, đau lưng, đau khớp, suy tủy, hai chân tay tê mỏi, nhức trong xương, vô


lực dùng bài thuốc sau để chữa đau khớp do lạnh: cẩu tích 16 gam, phụ tử chế,
tỳ giải 12 gam, tô mộc 8 gam, làm viên hoàn, ngày 2 lần mỗi lần 8 gam.
Cố thận: dùng trị bệnh đái tháo, đái nhiều không cầm lại được, phụ nữ bang
lậu, đới hạ, hoặc các bệnh di tinh, hoạt tinh.
Liều dùng: 4-12 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ: những người thận hư có nhiệt không dùng, âm hư có nhiệt, tiểu
tiện không thông, miệng đắng lưỡi khô, khùng dùng. Lông cu li, lớp long vàng
óng min, phủ bên ngoài củ cẩu tích, dùng để cầm máu vết thương.
Chú ý: Khi dùng cẩu tích, ngâm cho mềm, thái mỏng, sao với cát để bỏ lông.
2.3.4.3. Ba kích: (Radix Morindae officianlis)

Dùng rễ của cây ba kích (Morinda offcinalis How), họ cà phê (Rubiaceae).
Ba kích là một vị thuốc bổ đã được nhân dân ta dùng và ưa chuộng từ lâu. Ba
kích có mọc ở một số tỉnh như Bắc Thái, Quảng Ninh, Yên Bái; hiện nay đã
được một số nơi tiến hành trồng bán tự nhiên cây này.
Tính vị quy kinh: cay, ngọt, ấm vào kinh thận.
Tác dụng: cầm di tinh, tiểu tiện nhiều lần, đái dầm, chữa hen mạn tính, làm
khỏe mạnh gân xương, chữa đau lưng, chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương do thận

dương hư.
Bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt
dương, xuất tinh sớm, phụ nữ đau bụng dưới, không có con, người già lưng đau,
gối mỏi. Có thể dùng bài thuốc sau: ba kích 80 gam, sừng hươu 200 gam, tiểu
hồi 60 gam, phụ tử chế 16 gam, thục địa 160 gam, hoài sơn (sao) 160 gam, quế
nhục 30 gam, mật ong vừa đủ làm hoàn, ngày uống 3 lần mỗi lần 16-20 gam.
Bổ tỳ vị, ích tinh tủy, điều huyết mạch, phối hợp với đương quy, hoài sơn,
đan sâm…
Trị cao huyết áp của phụ nữ, phối hợp với ích mẫu thảo, sung úy tử, câu
đằng.
Liều dùng: 4-12 gam/24 giờ.


Kiêng kỵ: những người âm hư hỏa thịnh, đại tiện bí táo không nên dùng. Khi
dùng cần ủ mềm, bỏ lõi, thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao.
Chú ý: tác dụng dược lý: vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, tăng sự co bóp
của ruột.
2.3.4.4. Ích trí nhân:

Quả già đã phơi hoặc sấy khô của cây ích trí (Zingiber nigrum), họ gừng
(Zingiberaceae).
Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh tâm, tỳ, thận.
Tác dụng: chữa di tinh, ỉa chảy mạn tính do tỳ hư hàn, tiểu tiện nhiều lần do
thận hư, chữa đái dầm, chữa chứng chảy nước bọt nhiều do vị hư hàn.
Liều dùng: 6-12 gam/24 giờ.
2.3.4.5. Tắc kè (cáp giới): (Gekko)

Con tắc kè (Gekko gekko L.), họ tắc kè (Gekkonidae).
Tính vị quy kinh: ấm, mặn vào kinh phế, thận.



Tác dụng: chữa di tinh, liệt dương, hoạt tinh, chữa ho, hen phế quản mạn
tính.
Bổ phế dùng để trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, dùng bột tắc kè hoặc rượu
tắc kè còn dùng cho bệnh ho lao, ho ra máu, khác ra máu mủ.
Bổ thận ích tinh: dùng để trị các bệnh lưng đau gối mỏi, ù tai, liệt dương, di
tinh, bệnh của mệnh môn hỏa suy, chức năng sinh dục kém; chữa bệnh tiêu khát
(đái đường, đái tháo).
Bổ toàn thân và bổ thần kinh: dùng trong bệnh suy nhược thần kinh, tinh
thần mệt mỏi hoặc lao động trí óc căng thẳng, dùng bồi bổ khi cơ thể suy yếu
gầy còm.
Liều dùng: 3-6 gam/24 giờ. Rượu thuốc 10-15ml.
Chú ý:
Cần tránh nhầm với con hút gió, con rồng đất, về kích thước gần bằng tắc
kè, mới nhìn hao hao giống tắc kè nhưng khác ở chỗ trên sống lưng con hút gió
có một hàng gai nhọn, vẩy của nó khô và nháp hơn con tắc kè.
Trước khi dùng, nếu dùng tươi, cần rửa sạch bên ngoài, rồi vứt bỏ phủ tạng,
chặt bỏ từ u mắt và 4 bàn chân, lau sạch máu, có thể dùng nấu cháo hoặc tẩm
nước gừng có rượu, nướng vàng giòn, rồi tán bột hoặc ngâm rượu. Nếu là tắc kè
khô thì cần chặt bỏ 4 bàn chân, u mắt, lấy dao cạo tróc các vảy khô, sau đó sấy
giòn hoặc tán bột.
Cần dùng quả xuyên tiêu để bảo quản tắc kè khô, sẽ chống được sâu mọt phá
hoại.
Tác dung dược lý: tắc kè có tác dụng tăng hồng cầu và huyết sắc tố. Làm
tăng nhu động ruột của thỏ. Hạ huyết áp đối với chó thực nghiệm, làm tim ếch
cô lập đập chậm lại.
Tác dụng kháng khuẩn: thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn gram âm và
dương.
2.3.4.6. Tục đoạn: (Radix Dipsaci)



Rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq), họ tục
đoạn (Dipsacaceae).
Tính vị quy kinh: đắng, tính hơi hàn vào kinh can, thận.
Tác dụng:
Bổ gan, thận, mạnh gân cốt, thông huyết mạch: dùng trị các trường hợp can,
thận bất túc, lưng đau gối mỏi, di tinh.
Chỉ thống: trị phong thấp, chấn thương sưng đau, gẫy xương bong gân, đứt
gân.
An thai, cầm máu, lợi sữa: dùng trị bệnh bang lậu, bạch đới hoặc động thai
chảy máu, phối hợp với a giao, hoàng cầm, ngải diệp, tông lư; hoặc phối hợp với
đỗ trọng bằng lượng.
Giải độc trị mụn nhọt thường là mụn nhọt ở vú. Phối hợp với bồ công anh,
liên kiều.
Liều dùng: 6-12 gam/24 giờ.
Chú ý: Vị thuốc có chứa nhiều sinh tố E, do đó những trường hợp thiếu
vitamin E dùng rất tốt. Khi dùng có thể dùng sống hoặc tẩm rượu hoặc tẩm muối
(sao). Tác dụng dược lý: nước sắc tục đoạn có tác dụng làm tăng huyết áp của
chó, mèo, nhịp tim tăng, hơi thở sâu và mau.
2.3.4.7. Đỗ trọng: (Cortexx Eucommiae)


Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv),
họ đỗ trọng (Eucomiaceae). Hiện đã di thực vào nước ta, ngoài cây này chúng ta
còn dùng đỗ trọng nam.
Tính vị quy kinh: ngọt, hơi cay, ấm vào kinh can, thận.
Tác dụng: chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương, làm khỏe mạnh gân xương,
chữa đau lưng do thận hư, đau khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, sẩy thai, đẻ
non, chữa tăng huyết áp, nhũn não, bệnh lão suy, là liền vết thương gãy xương.
Bổ can thận, mạnh gân cốt: dùng để trị can thận hư, đau lưng, gối mỏi, hai

chân mỏi, đau nhức trong xương, vô lực, chóng mặt, liệt dương, tảo tiết, xuất
tinh sớm, thường phối hợp với tang ký sinh, thục địa.
An thai: dùng trị động thai ra máu, có thể phối hợp với tục đoạn, ngải diệp
thán, hoàng cầm, trư ma căn.
Bình can hạ áp: chữa tăng huyết áp phối hợp với câu đằng, thiên ma, ba
kích.
Liều dùng: 6-18 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ: những người thận hỏa vượng thịnh không nên dùng.
Chú ý: đỗ trọng có thể dùng sống hoặc qua sao tẩm, nếu đem sao thì tác
dụng hạ huyết áp tốt hơn để sống. Dùng sống để bổ gan, tẩm muối bổ thận, trị
đau lưng, đau xương, tẩm rượu trị phong thấp, tê ngứa, sao đen trị động thai
hoặc chữa rong kinh.
2.3.4.8. Phá cố chỉ (bổ cốt chỉ, đậu miêu):


Hạt đã phơi hay sấy khô của cây đậu miêu (Psoralea corylifolia L), họ đậu
(Fabaceae).
Tính vị quy kinh: cay, ấm, đắng vào kinh tỳ, thận, tâm bào lạc.
Tác dụng: chữa di tinh, liệt dương, ỉa chảy mạn tính do tỳ thận dương hư với
triệu chứng ỉa chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả), chữa tiểu tiện nhiều lần do bàng
quang hư hàn ở người già, làm khỏe mạnh gân xương, chữa đau lưng ở người
già hay gặp lưng gối lạnh, đau.
Liều dùng: 6-12 gam/24 giờ.
2.3.4.9. Hải mã (cá ngựa): (Hippocampus)

Hải mã được thu bắt từ loài cá Hippocampus kelloggi jordan et Snyder, hoặc
H.hystrix Kaup. Họ hải long Syngnathidae.
Tính vị quy kinh: ngọt, tính ôn vào 2 kinh can, thận.
Tác dụng:
Ôn thận tráng dương: dùng cho nam, nữ thận dương suy kém dẫn đến liệt

dương hoặc vô sinh ở nữ. Lấy một đôi cá ngựa (một con đực, một con cái), sấy
khô vàng, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gam. Có thể dùng nước hay rượu
trắng mà chiêu thuốc. Ngoài ra còn dùng cho cả trường hợp sinh lý kém, không
bền. Có thể dùng một đôi cá ngựa dưới dạng ngâm rượu. Có thể phối hợp với
một số vị thuốc khác như nhục thung dung, dâm dương hoắc, thỏ ty sử, sà sàng
tử, câu kỷ tử… thì tác dụng tăng lên nhiều.
Tán kết tiêu thũng, dùng cho các trường hợp nhọt độc, ung thũng hoặc chấn
thương, dùng dưới dạng bột, hoặc nấu cao đắp ngoài.
Liều dùng: 4-12 gam/24 giờ.
2.3.4.10. Cốt toái bổ: (Rhizoma Drynariae)


Dùng thân rễ của cây cốt toái bổ Drynaria fortune (Mett) hoặc Drynaria
bonii H.christ. Họ rang Polypodiaceae.
Tính vị quy kinh: vị đắng, tính ấm vào 2 kinh can, thận.
Tác dụng:
Bổ thận, bổ gân cốt: dùng trong các trường hợp thận hư, ù tai, răng đau, phối
hợp với cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, răng chảy máu, răng lung lay, dùng cốt toái
bổ thái mỏng, sao đen, xát vào răng lợi để chữa các bệnh răng đau, răng có mủ
còn dùng cốt toái bổ trong trường hợp gẫy xương, bong gân, sung cơ, ứ huyết,
đau đớn, kết hợp lá sen, lá trắc bách, bồ kết, các vị bằng nhau, nghiền bột, ngày
2 lần mỗi lần 12 gam.
Cầm máu, sát khuẩn, dùng chữa các trường hợp chảy máu bên trong, chảy
máu lợi, chữa ngứa, lấy rễ tươi, cắt lát mỏng xát vào chỗ ngứa. Ngoài ra còn
dùng cốt toái bổ để chữa viêm ruột thừa.
Liều dùng: 8-20 gam/24 giờ.
Kiêng kỵ: những người thực nhiệt không dùng được. Dùng sau khi gọt bỏ
lông, thái phiến, giã dập, có thể tẩm với nước đậu đen, hoặc tẩm với rượu. Cốt
toái bổ sau chế biến trở nên xốp, để lâu không bị mốc. Có tác dụng giảm đau tốt
trên động vật thực nghiệm.

2.3.4.11. Thỏ ty tử: (Semen Cuscutae)


Là hạt của dây tơ hồng Cuscuta chinensis Lamk. Họ tơ hồng Cuscutaceae.
Tính vị quy kinh : ngọt, cay, tính hơi ấm vào 2 can, thận, kiêm nhập tỳ.
Tác dụng :
Làm ấm thận tráng dương : dùng với trường hợp thận hư yếu dẫn tới liệt
dương, di tinh, đau lưng, đi giải nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi, có thể phối
hợp với ngũ vị tử, hoài sơn, hạt sen ; hoặc dùng bài sau : thỏ ty tử (sao) 16 gam,
cẩu tích (sao vàng), hoài sơn mỗi thứ 20 gam, rễ cây gối hạc (sao vàng), rễ cỏ
xước, dây đau xương (sao vàng), mỗi thứ 12 gam, cốt toái bổ, tỳ giải (sao vàng),
đỗ trọng mỗi thứ 16 gam.
Bổ can sáng mắt : dùng khi chức năng thận, can kém, sức lực yếu kiệt,
chóng mặt, mắt hoa, tai ù, gối mỏi, phối hợp với thục địa, xa tiền tử, cúc hoa…
Nếu là trường hợp đẻ non với tính chất thường xuyên, nên dùng thỏ ty tử
phối hợp với tục đoạn, tang ký sinh, bạch truật, đỗ trọng.
Lợi niệu : dùng chữa đái ra máu, đái buốt, dùng thỏ ty tử, mạch môn bằng
lượng, làm hoàn mỗi lần 12 gam.
Giây tơ hồng : dùng nước sắc rửa ngoài có thể chữa được bệnh mụn nhọt,
sưng lở ở trẻ em.
Liều dùng : 6-12 gam (hạt)/24 giờ.
Kiêng kỵ : những người thận dương cường, đại tiện bí táo không nên dùng.
Chú ý :
Tác dụng dược lý : dịch chiết bằng cồn của thỏ ty tử có tác dụng tăng cường
sự co bóp của tim cóc cô lập. Nước sắc 0,1g/kg, tiêm tĩnh mạch cho chó đã gây
mê làm cho huyết áp của nó giảm và dung tích của lách thu nhỏ lại, ức chế sự
vận động của ruột. Đối với tử cung của thỏ có chứa hay không có chứa đều có
tác dụng hưng phấn.
Tác dụng kháng khuẩn : nước sắc 100% của thỏ ty tử có tác dụng ức chế tụ
cầu vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn. Ngoài ra tơ hồng còn có tác

dụng ức chế đối với B.subtilis.
2.3.4.12. Nhục thung dung : (Herba Cistanches)


×