Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Câu cảm thán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.16 KB, 14 trang )


Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của
câu cầu khiến. Cho ví dụ.

Môn Ngữ văn lớp 8
Bài 21. Tiết 86: Câu cảm thán.
I) Đặc điểm hình thức và chức năng
1) Tìm hiểu ví dụ:
a) Hỡi ơi lão Hạc!
b) Than ôi!
Có chứa từ cảm thán, cuối câu có dấu chấm than (!)
Để bộc lộ cảm xúc .
Câu cảm thán

2)Ghi nhớ: Câu cảm thán là câu:
- Đặc điểm hình thức:
+ Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi,
chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,...
+ Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

- Chức năng:
+ Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói
(người viết).
+ Thường được dùng trong ngôn ngữ nói hằng ngày
hay ngôn ngữ văn chương.

* Bài tập củng cố:
Trong những ví dụ sau, ví dụ nào là câu cảm thán?
a) Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ - Vũ Đình Liên)


b) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân
thuộc nhất vẫn là tre nứa. (Cây tre – Thép Mới)
c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo
chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại
của mình thôi. (Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài)
d) Đê vỡ rồi! ... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày,
thời ông bỏ tù chúng mày!
(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)

II) Luyện tập
Bài tập1: Thảo luận nhóm

Tìm các câu cảm thán có trong đoạn trích sau , giải thích
vì sao đó là câu cảm thán?
a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời!
Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay!
Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
Đoạn trích trên chỉ có 3 câu cảm thán sau:
Than ôi!
Lo thay!
Nguy thay!

Có từ cảm thán, cuối câu có dấu chấm than, bộc lộ
cảm xúc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×