Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

bài báo cáo về sơn móng tay và mascara

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 37 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
***

BÀI BÁO CÁO

SƠN MÓNG TAY &
MASCARA

Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm SV thực hiện
Lớp

:
:

Nhóm 04

Đà Nẵng, 10/2017
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp và xã hội, nhu cầu thẩm mỹ
làm đẹp ngày càng được đề cao và thu hút sự quan tâm của mọi người. Điều này
đòi hỏi ngành công nghiệp mỹ phẩm không ngừng thay đổi và phát triển. Với sự
thay đổi và phát triển đó người tiêu dùng càng đòi hỏi về các tính năng của sản
phẩm ngày càng cao hơn.Trên thế giới ngành công nghiệp mỹ phẩm đang rất
được chú ý và có sự đầu tư từ nhiều doanh nghiệp để nghiên cứu ra các sản


phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,hai sản phẩm đang được nghiên cứu
và phát triển nhất với rất nhiều sản phẩm có mặt trên thị trường và được sử dụng
thường xuyên là sơn móng tay và Mascara.Ở Việt Nam ngành công nghiệp làm
đẹp cũng đã có sự đầu tư nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào mang tính hệ thống
về hai loại mỹ phẩm này.Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm nghiên cứu
nhằm góp phần xác định được công dụng,ảnh hưởng và sự lựa chọn dòng sản
phẩm phù hợp với người tiêu dùng của sơn móng tay và mascara.Vì các lý do
nêu trên trong bài tiểu luận dưới đây chúng em xin được làm rõ các vấn đề được
đặt ra.

2


SƠN MÓNG TAY
1. Đặc điểm sinh lí móng tay
Móng là biến dạng của da ở các đầu ngón tay, ngón chân. Móng là một
tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng của đầu ngón. Móng có một
bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau và hai bờ bên.
1.1. Cấu tạo
Gồm 3 lớp:
-

-

Đĩa móng (nail plate): cấu tạo bởi lớp sừng, phát triển liên tục suốt đời, có màu
hồng vì nằm trên giường móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
Giường móng (nail bed).
Mầm móng (ventral matrix): tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ
và phát triển móng. Lớp biểu bì eponychium là lớp thượng bì nằm giữa nếp gấp
gần của móng và mặt lưng của đĩa móng.


Tình trạng của một móng tay bình thường: mềm, dẻo, màu hồng, trơn láng.
Vai trò của móng là bảo vệ . Những biểu hiện bất thường của móng có thể cho
thấy các tình trạng bệnh lý tại chỗ hay một số bệnh lý nội khoa tổng quát.
1.2. Tính chất

-

Móng phát triển liên tục (không giống tóc).
Móng tay phải phát triển hơn móng tay trái
Vào mùa hè, móng phát triển nhanh hơn so với mùa đông
Móng giữa dài nhanh nhất, móng ngón út chậm nhất
Tốc độ phát triển móng tay trong một tuần: 0.2-1.5 mm/tuần. Móng tay mọc
nhanh hơn móng chân.
3


2. Thành phần của sơn móng tay
Sơn móng tay thường là dung dịch chứa chất tạo màng và một số chất khác
làm cho lớp màng sau khi sơn lên móng sẽ tạo được độ bóng, làm đẹp móng và
bảo vệ móng.
2.1. Chất tạo màng
Chất tạo màng là các polymer có độ bám dính cao, có khả năng chứa các
loại bột như bột màu, bột độn tốt, có các tính chất như thời gian khô, độ cứng,
độ bóng tốt,... Chất tạo màng có vai trò quan trọng nhất trong sơn, quyết định
hầu hết các tính chất của màng sơn móng tay.
Chất tạo màng thường sử dụng là nitro-cellulose (dinitrocellulose).

-


Đặc điểm của màng nitro cellulose:
Mỏng, không thấm nước, cứng và khó mài mòn.
Dòn, kém bóng và độ bám dính trung bình.
Độ nhớt cao.
Dễ cháy nổ.
2.2. Nhựa
Nhựa giúp cải thiện độ giòn của màng, đồng thời làm tăng độ bóng và độ
bám dính của màng sơn lên móng.
Nhựa thường sử dụng là aryl sulfonamid, formamid, santolid (santolid
MHP cho màng sơn cứng, santolid MS 80 cho màng sơn dẻo).
2.3. Chất hóa dẻo
Chất dẻo giúp cải thiện độ uốn của màng, giúp màng sơn không bị bong ra,
đồng thời cũng làm tăng độ bám dính của màng trên móng.
Chất dẻo thường dùng là dibutyl phtalate (DBP).

4


DBP có tác dụng là chất làm mềm, giúp cho sơn móng tay có độ dẻo và
khả năng kết dính để giữ bền màu trên móng.
2.4. Dung môi
Có tác dụng hòa tan các thành phần có trong hỗn hợp. Loại dung môi và
nồng độ ảnh hưởng nhiều đến độ bóng, độ đục và độ khô của màng sơn.
Các dung môi thường sử dụng trong sơn móng tay:
- Dung môi có nhiệt độ sôi thấp (<100oC): aceton, acetaldehyt.
- Dung môi có nhiệt độ sôi trung bình (100 - 150oC): n-butyl acetat.
- Dung môi có nhiệt độ sôi cao (>150oC): acetat cellulose, butyl
cellulose,...
Tỷ lệ thành phần dung môi được lựa chọn theo đúng tỷ lệ để có được một
lớp màng mỏng, bóng, không bị đục và lớp sơn trên móng tay khô đạt yêu cầu.

2.5. Chất pha loãng
Mục đích của chất pha loãng là pha loãng sơn giúp giảm giá thành, do nitro
cellulose khá đắt tiền.
Chất pha loãng là hỗn hợp của hai dung môi:
- Nhóm rượu: etanol, butanol, isopropanol. Nhóm này pha loãng theo tỷ lệ
9:1 giúp tốc độ bay hơi của sơn vừa phải. Chất thường dùng nhất là isopropanol.
- Nhóm hydrocacbon thơm: toluen, xylen. Tỷ lệ pha loãng là 3:1 giúp tốc
độ bay hơi chậm và có khuynh hướng làm tăng độ nhớt một ít nên làm giảm
tính chay của sơn. Chất thường dùng là toluen.
2.6. Chất tạo màu
Chất tạo màu tạo thêm sự phong phú về màu sắc, tăng độ cảm quan. Các
màu sử dụng phải nằm trong danh sách màu cho phép.
Ngoài màu sắc chính, trên nền sơn có thể sử dụng thêm:
- TiO2 để tạo độ mờ và tăng phông đậm nhạt nếu cần.
- Fe3O4 để tạo màu nâu và màu tối sẫm.
- Guanine tủa có vảy óng ánh để tạo màu óng ánh như kim tuyến.
2.7. Chất tạo huyền phù
Giữ cho sơn luôn luôn ở trạng thái huyền phù không bị lắng.
Bentone 27, bentone 34, bentone 38 là những chất tạo huyền phù bằng hệ
cân bằng thuận nghịch đẳng nhiệt sol-gel.

5


Bentone 38
3. Ảnh hưởng của sơn móng tay đối với con người
3.1. Một số hóa chất độc hại có trong sơn móng tay
-

-


-

-

-

-

Acetone: Nếu hít chất này dễ gây nên khô môi, khô cổ họng, nhức đầu, chóng
mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, nói lướt chữ.Nếu hít nhiều có thể dẫn tới mê
man.Acetone còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung tâm.
Benzyl alcohol: Gây ra chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, hạ huyết áp.Có thể gây ra
sự khó chịu cho bộ phận hô hấp trên thậm chí có thể gây tử vong nếu suy hô
hấp.
Camphor: Gây khó chịu cho mắt, mũi và cổ họng khi tiếp xúc.Chúng tăng kích
thích thần kinh,buồn nôn,co giật, chóng mặt.
Ethanol: Dù cơ thể hít vào với nồng độ thấp cũng đủ gây khó chịu, mệt mỏi ở
mắt và hệ hô hấp.Chất này còn làm cho cơ thể choáng váng, chóng mặt, buồn
ngủ.
Ethyl acetate: Gây thiếu máu và nguy hiểm cho thận và gan.Ngoài ra, chất này
còn làm cho da khô và nứt nẻ.Gây khó chịu cho mắt và cơ quan hô hấp,làm
nhức đầu và mê sảng.
Limonene: Gây khó chịu cho mắt và da đặc biệt có thể gây ung thư.
Formadehyde: Là chất bảo quản được dùng trong các loại mỹ phẩm rẻ
tiền.Trong sơn móng tay, formadehyde còn có tác dụng khác là làm cứng
móng.Nó cũng nằm trong nhóm chất gây ung thư.
DBP(Dibutyl phthalate): Là chất làm mềm, giúp cho sơn móng tay có độ dẻo và
khả năng kết dính để giữ bền màu trên móng và có tác dụng đánh bóng màu
sơn. Khi tiếp xúc nhiều có thể gây rối loạn nội tiết, suy gan, suy thận ở trẻ

em.DBP gây ung thư trên động vật thí nghiệm đồng thời bị nghi ngờ là thủ
phạm gây thiểu năng tuyến sinh dục ở bé trai sơ sinh và ảnh hưởng lâu dài tới
sự sinh sản(làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng) của các em khi đến tuổi
trưởng thành
6


-

Toluene: Vốn là chất phụ gia trong xăng, trong sơn móng tay nó được dùng như
dung môi để tạo độ mượt mà cho móng tay và giữ sơn được lâu. Song chất này
có thể gây nguy hiểm tới thai nhi hoặc các bà mẹ cho con bú vì nó có thể hấp
thụ vào máu và thâm nhập vào sữa mẹ. Ngoài ra khi hít phải chất này có thể gây
buồn ngủ, đau đầu và ảnh hưởng tới đường hô hấp.
Chính vì vậy, những người thường xuyên sơn móng tay và những người
thợ làm móng là 2 đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao nhất. Thời gian và
lượng tiếp xúc càng nhiều thì khả năng sức khỏe bị ảnh hưởng càng lớn. Một số
người cho rằng móng tay, móng chân là chất sừng, cứng và dày hơn da rất nhiều
nên có thể sử dụng hóa chất trên đó mà không có gì nguy hiểm. Nhưng trên thực
tế, móng có khả năng thấm hút rất tốt nên các chất bôi lên móng hoàn toàn có
thể dễ dàng ngấm vào máu và gây ra các bệnh nguy hiểm đặc biệt là ung thư.
3.2. Nguy cơ gây nhiễm trùng móng:

-

-

-

Nhiễm khuẩn, nấm, virut có thể xảy ra khi dùng các sản phẩm làm đẹp móng

không đảm bảo vệ sinh đặc biệt là trong các tiệm nail vì một lọ dung dịch được
sử dụng nhiều lần, cho rất nhiều người.
Nếu sử dụng những sản phẩm không đảm bảo đặc biệt nguy hiểm nếu vùng da
quanh móng bị tổn thương. Tình trạng này có thể do quá trình làm móng quá
mạnh. Nếu lớp biễu bì bị cắt hoặc bung ra khỏi móng thì các tác nhân nhiễm
trùng sẽ dễ dàng xâm nhập gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:
• Đau, đỏ, ngứa và mù ở trong hoặc xung quanh móng.
• Móng ngà màu vàng xanh, xanh đen là các dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn của
vi khuẩn Pseudomonas.
• Móng ngả màu xanh dương, xanh lục là dấu hiệu của sự nhiễm nấm.

3.3. Một số biện pháp làm giảm tác hại của việc sơn móng tay
7


-

-

Giữ cho móng không bị khô: Nếu đã làm sạch móng bằng các chất tẩy rửa nên
bôi lên móng một ít kem dưỡng ẩm để móng không bị khô.
Không làm hư hỏng, rách da: Tia móng từng tí một, không làm xướt, rách móng
và các vùng da xung quanh
Không làm dây sơn móng ra nơi khác : Thợ làm móng nên dùng khẩu trang,
gang tay mỏng khi tiếp xúc với thuốc sơn, không làm dây ra da mình và da
khách hàng. Sau khi làm xong cần lập tức rửa tay ngay.
Khi sơn hoặc tẩy sơn móng nên làm ở những nơi thoáng mát, rộng rãi để hạn
chế phải hít các hợp chất hữu cơ bay hơi. Không nên sơn móng thường xuyên
hay thay đổi màu sơn liên tục để hạn chế thời gian tiếp xúc với các chất độc hại.

4. Yêu cầu sản phẩm

-

Làm đẹp móng hoặc bảo vệ móng
Tạo một lớp màng trên móng, không tan trong nước, chịu được dung dịch tẩy
rửa hằng ngày.
Lớp sơn bóng, kết dính tốt, đủ cứng nhưng không quá giòn.
Thời gian khô sau khi sơn lên móng không quá lâu( khoảng vài phút).
Dễ dàng sử dụng và lưu trữ.
Không độc, đạt tiêu chuẩn theo quy định dành cho sản phẩm.
5. Những loại sơn móng tay phổ biến
5.1. Sơn lì:
Là những loại sơn giúp cho móng tay có hiệu ứng mờ, màu sơn lì không bóng.
Ví dụ: Zoya, OPI, NYX, Orly, BK

5.2. Son bóng:
Là loại sơn móng tay có chất sơn mượt và bóng mờ.

8


Ví dụ: Floozy

5.3. Sơn ngọc trai
Là loại sơn có nhiều màu sắc lấp lánh giống hệt màu sắc phản quang
trong vỏ ngọc trai.
Ví dụ: OPI

9



5.4. Sơn ánh kim loại
Ví dụ: China Glaze, Essie, Butter

5.5. Sơn nhũ
Ví dụ: OPI, China Glaze

10


5.6. Sơn cẩm thạch:
Sự kết hợp từ 2 màu sơn tạo nên những đường vân như đá cẩm thạch
Ví dụ: China Glaze

5.7. Sơn nhũ vàng
Ví dụ: OPI

5.8. Sơn nhũ bạc
Ví dụ: China Glaze, OPI

11


5.9. Sơn nền và sơn phủ móng
Sơn nền giúp móng mịn hơn và dưỡng móng chắc khoẻ. Còn sơn bóng
phủ là bước kết thúc hoàn hảo để màu sơn giữ lâu hơn, bóng đẹp hơn.
Ví dụ: OPI, gelpolish

12



MASCARA
1.

Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất Mascara

Nhu cầu tăng lên đối với mascara dẫn đến sự phát triển của nhiều công
thức trên thị trường hiện nay. Mặc dù có nhiều biến thể, tất cả công thức đều
chứa những yếu tố cơ bản giống nhau: sắc tố, dầu và sáp.
Sắc tố
- Vai trò: tạo màu sắc cho mascara.
Sắc tố mascara cho màu đen tương tự như sắc tố mà người Ai Cập và phụ nữ
thời Victoria sử dụng.
Nguyên liệu sử dụng:màu đen của mascara là do muội than, màu nâu là do sắt
oxit, trong khi màu xanh là nhờ có chất nhuộm màu lam sẫm. Trước đây, nhựa
than đá cũng là thành phần được thêm vào để tạo màu cho Mascara, tuy nhiên
hắc ín và dẫn xuất than đá bị FDA nghiêm cấm. Các thương hiệu khác nhau sẽ
có công thức riêng độc quyền. Trong một số loại mascara, một số sắc tố bổ
sung làm sẫm được thêm vào.
1.2.
Dầu
Vai trò: chống vốn cục, giữ ẩm cho mascara.
Nguyên liệu sử dụng: có rất nhiều các loại dầu được sử dụng như các loại dầu
khoáng, dầu lanh, dầu thầu dầu, dầu khuynh diệp, lanolin và dầu thông khác
nhau có thể thường xuyên tìm ra nhất trong nhiều công thức. Dầu mè cũng
thường được sử dụng.
1.3.
Sáp
Vai trò: là chất nền có tác dụng chứa các khác thêm vào và hòa quyện chúng lại

với nhau để được một thể thống nhất.
Nguyên liệu sử dụng: sáp thường có trong mascara là sáp parafin, sáp
carnauba và sáp ong.
1.4.
Dung môi
Vai trò: hòa tan các chất là nguyên liệu thêm vào mascara
Nguyên liệu sử dụng: Ethyl acetate, propylen glycol, Phthalate,...
1.5.
Chất tạo hương
Vai trò: đóng vai trò là chất che giấu mùi và át đi độ khó chịu do mùi của các
chất thêm vàosản phẩm.
Nguyên liệu sử dụng: được gọi chung là fragrance (tổng hợp, tự nhiên).
Fragrance tổng hợp nằm trong danh sách độc hại khi thêm vào mascara còn
fragrance tự nhiên thì lại có tác động tốt cho người sử dụng. Tuy nhiên về giá
thành thì fragrance tự nhiên lại khá đắt đỏ.
1.6.
Chất bảo quản
Vai trò: giữ sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, sử dụng và
vận chuyển.
Nguyên liệu sử dụng: Diazolidinyl urea, Beta Hydroxy Acid (BHA), Butylated
Hydroxy Toluene (BHT).
1.1.
-

-

-

-


-

13


Chất bôi trơn
Vai trò: có tác dụng làm trôi chảy trong việc chuốt mi mà không bị tắc hay vón
cục.
Nguyên liệu sử dụng: petrolatum, parabens, phenol parabens, ...
1.8.
Chất nhũ hóa
Vai trò: đóng vai trò như chất hoạt động bề mặt do đặc tính tẩy sạch và tạo nhũ.
Nguyên liệu sử dụng: Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Triethanolamine (TEA)
1.7.

-

Hiệu ứng mong muốn của miêu tả mascara cho hầu hết biến thể thành
phần. Tác dụng cơ bản nhất được xem xét là liệu rằng mascara sẽ chịu nước hay
không. Mascara chịu nước có cơ sở chất dịch cự tuyệt nước, như dodecan.
Mascara không thấm nước có thành phần cơ bản hòa tan trong nước. Mascara
được thiết kế để kéo dài hoặc uốn cong lông mi thường chứa vi
sợi nylon hoặc rayon. Ngoài ra, ceresin, chất gôm nhựa dính và methyl
cellulose là thành phần thường xuyên bổ sung vào hoạt động như chất làm cứng.
2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mascara
2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.1.1. Lợi ích của mascara qua từng thời kì lịch sử


Thời Ai Cập cổ đại (năm 3500-2500 trước công nguyên): ở thời kỳ Ai Cập

cổ đại, cả đàn ông và phụ nữ đều thích có một làn mi cong dày. Để chế tạo
mascara, họ dùng bột màu đen hoặc mỡ màu đen rồi thoa đều lên mi để định
hình đường viền mắt. Họ tin rằng đây là cách chăm sóc khiến mi trở nên đen và
dày hơn.



Thời La Mã cổ đại(khoảng 100 năm trước Công nguyên):hàng mi đen và dài
cũng rất có ý nghĩa. Họ tin rằng quan hệ tình dục quá nhiều sẽ dẫn đến rụng
lông mi. Vì thế, sở hữu hàng mi dài và đen chính là cách chứng minh trinh tiết
của một phụ nữ. Và họ đã sử dụng một hỗn hợp mascara gồm tro cánh hoa
hồng, hạt chà là, bồ hóng để đánh lên hàng mi.
14




Thời kỳ Trung cổ (1066 - 1458): Thời kỳ này phụ nữ thích có một vầng trán cao
rộng vì vậy việc trang điểm cũng như để tóc luôn cố gắng phô diễn vầng trán
một cách tối đa. Xu hướng làm đẹp của chị em phụ nữ trong thời kỳ này đó là
cạo trụi lông mày và lông mi của mình. Vì vậy đối với chị em phụ nữ mascara là
dụng cụ làm đẹp thừa thãi nhất.



Thời kỳ Elizabeth (1533 - 1603): Nữ hoàng Elizabeth được coi là chuẩn mực vẻ
đẹp cho phụ nữ thời bà trị vì, nên không ngạc nhiên khi các cô gái tìm mọi cách
áp dụng kiểu trang điểm của bà kể cả lông mi. Nữ hoàng nổi tiếng với mái tóc
đỏ và lông mày cùng màu nên xu hướng khi đó là nhuộm lông mi thành màu
nâu đỏ bằng nước hoa quả berry và muội than.




Thời kỳ Victoria (1837 - 1901): Thời đại Victoria được đánh dấu trong lịch sử là
thời kỳ hưng thịnh của mỹ phẩm và trang điểm. Bất kỳ phụ nữ nào lúc ấy cũng
khao khát có được làn mi dài, dày và đen để có cơ hội trở thành người mẫu
15


trong những bức tranh của nhóm Tiền Raphael (một trào lưu nghệ thuật thiên về
chủ nghĩa hiện thực, chống lại chủ nghĩa kinh viện Victoria thời bấy giờ).
Khoảng 60 năm sau đó, cây mascara hoàn chỉnh được ra đời. Eugene Rimmel
đã sáng chế ra chiếc mascara không độc hại đầu tiên. Rimmel sau đó đã được
biết đến với thương hiệu Rimmel London mà Kate Moss chính là gương mặt đại
diện.



Những năm 1920 và 1930:Phải đến thời kỳ này kẹp mi mới được phát minh để
lông mi được cong và phát huy tối đa công dụng của mascara. Chính vì vậy
hàng mi cong dài bắt đầu trở thành chuẩn mực của đôi mắt phái nữ.



Những năm 1940 và 1950: Bắt đầu những năm này, mascara không trôi được
phát minh ra một cách thần kỳ đồng thời thiết kế của nó cũng có sự tiến triển
16


vượt bậc. Mascara bắt đầu được đựng trong những ống tròn và có cây cọ khá

giống với hình dáng thời hiện đại.


Những năm 1960 và 1970: Trong giai đoạn này, các mỹ nhân đặc biệt ưa
chuộng lông mi dày dài đồng thời mi dưới cũng được chăm chút cho đẹp hơn.
Cũng bắt đầu từ đây, mascara được sản xuất có thêm các màu sắc như nâu, xanh
thay vì chỉ có duy nhất màu đen truyền thống.



Những năm 1980 và 1990: Nhờ có sự lăng xê của các mỹ nhân Hollywood nên
những năm thập niên 80 - 90 xu hướng lông mi dày rậm gây sốt hơn bao giờ
hết. Cũng từ đó các sản phẩm mascara hỗ trợ trang điểm cũng tiến bộ hơn hẳn
với loại mascara trong có sợi nối mi, giúp phái đẹp có hàng mi như ý chỉ trong
vài lần chuốt.

17




Năm 2000 đến nay: Hiện tại, quan điểm làm đẹp đã được mở rộng một cách tối
đa, phái đẹp không còn bị bó hẹp trong bất kỳ xu hướng nào nữa. Bạn có thể tự
do lựa chọn một kiểu lông mi phù hợp với bản thân. Mascara và các dụng cụ
chăm sóc mi hiện tại cũng muôn hình vạn trạng, đủ sức đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.

 Lợi ích của việc sử dụng Mascara: Mascara có thể làm nhuộm màu, tăng bề

dày, kéo dài hoặc định hình hàng lông mi. Mascara kéo dãn lông mi từ mép mắt,

giúp mi dày và tạo ra ảo giác giúp đôi mắt trông lớn hơn, mở to hơn, thường
được sử dụng để làm nổi bật đôi mắt tạo chiều sâu cho đôi mắt thêm cuốn hút.

2.1.2. Các lợi ích khác của Mascara
18


-

Mascara cho lông mày: nhiều chuyên gia trang điểm sử dụng mascara để chuốt
lông mày bởi chải mascara cho lông mày sau khi kẻ lông mày bằng chì hoặc bột
sẽ giúp bạn giữ được những dường kẻ đều và mượt hơn mà không mất đi dáng
vẻ tự nhiên. Hơn thế nữa, chuốt mascara cho lông mày còn là bí quyết giúp lông
mày gọn gàng vào nếp và giữ bột kẻ mày lâu trôi.

-

Mascara cho tóc:Trước đây, để thay đổi những tông màu tóc rực rỡ nhanh,
người ta thường tìm kiếm các loại màu nhuộm tạm thời dạng phấn và dạng keo
xịt trên thị trường. Tuy nhiên, yếu điểm lớn nhất của 2 loại màu này là không có
một nhãn mác hay nguồn gốc rõ ràng, thành phần là gì và hoạt động thế nào trên
tóc. Sản phẩm“mascara màu” dành cho tóc làm tái lại trào lưu nhuộm màu sặc
sỡ và cá tính, mang đến giải pháp tuyệt vời cho những người yêu màu sắc. Sản
phẩm này giúp màu tóc rực rỡ và ấn tượng mà không hề ảnh hưởng đến cấu trúc
của tóc cũng như màu tóc nguyên bản, cho phép bạn dễ dàng thay đổi màu tóc
chỉ trong 5 phút thoa màu và sấy tạo kiểu. Màu sắc rực rỡ dài lâu nhưng cũng có
thể dễ dàng làm sạch sau 2-5 lần gội đầu, giúp bạn có thể thay đổi tạo nên
phong cách riêng của mình ở từng sự kiện và buổi tiệc hay họp mặt bạn bè.

19



2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Không ai có thể phủ nhận hiệu quả mà mascara mang lại tạo độ dày, dài và
cong cho hàng mi, nó trở thành vật vô cùng quan trọng với mọi cô gái.Tuy
nhiên việc sử dụng thường xuyên mascara gây hại cho mắt bạn nên biết:
2.2.1. Các tác nhân gây hại đến từ thành phần có trong Mascara
Quảng cáo hấp dẫn về tác dụng làm dày, dài mi sẽ khiến bạn quên đi các
thành phần độc hại chứa trong mascara.Việc dùng mascara hàng ngày có thể
gây ra một số tác hại về lâu dài bởi chúng có chứa các kim loại độc hại. Bạn nên
đọc kỹ thành phần của mascara trước khi mua và tránh các thành phần độc hại
được ghi dưới đây.


Chất tạo màu:chất tạo màu có chứa kim loại nặng và chất gây ung thư như
thuốc nhuộm nhựa than đá.

Thuốc nhuộm nhựa than đá là một trong những thành phần gây hại trong
mascara bạn nên tránh. Loại thuốc nhuộm này có chứa kim loại nặng và chất
gây ung thư. Ngay cả khi, bạn chỉ áp mascara lên lông mi, nhưng những thành
phần độc hại vẫn có thể hấp thụ vào máu. Vì vậy, khi mua mascara, bạn cần
chọn những sản phẩm không chưa thành phần gây hại này.
Sodium Lauryl Sulfate
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là một hóa chất được tìm thấy nhiều trong
mascara. SLS là một hóa chất gây kích ứng da rất mạnh, có thể khiến da khô rát
và đau đớn. Nghiêm trọng hơn nữa, SLS có thể gây trầm cảm, rối loạn hô hấp,
kích ứng mắt, tổn thương thị giác, gây các bệnh về tim và tăng nguy cơ ung thư.


20



Hương liệu
Hầu hết các sản phẩm làm đẹp đều có chứa một lượng hương liệu tạo mùi
nhất định vì phần lớn hóa chất trong mỹ phẩm đều có mùi không dễ chịu.
Hương liệu thường chỉ được ghi chung chung là "fragrance" trong phần
ingredients. Tác hại mà nó gây ra là làm kích ứng bờ mi, dính vào da sẽ gây dị
ứng da như phát ban, mẩn đỏ, ngứa. Nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên
tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây
chóng mặt, đau đầu hay chứng rối loạn nội tiết. Bạn cũng cần phân biệt với
fragrance tự nhiên (essential oil) có tác dụng tốt trong mỹ phẩm.


Petrolatum
Hay còn gọi là dầu bôi trơn, một chất dạng mỡ làm từ dầu hỏa. Nếu mascara
có chứa petrolatum và dính lên da, sẽ khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh
chóng, viêm da và có khả năng gây ung thư.


Parabens
Parabens, một chất biến thể của dầu hỏa, là tên gọi chung của nhóm chất bảo
quản hóa học. Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, mất cân bằng nội
tiết tố và gây các triệu chứng của sự mãn kinh... Theo các nhà khoa học,
methylparaben là một hóa chất vô cùng độc hại, có thể gây ảnh hưởng lớn đến
não và chức năng của hệ thần kinh. Khi methylparaben dính lên mắt từ mascara
có thể gây kích ứng mắt, dẫn đến sưng, đau nhức và mắt đỏ. Ngoài ra, khi
methylparaben dính lên da sẽ gây kích ứng da nghiêm trọng như mẩn đỏ, phát
ban, ngứa và sưng cục bộ trên da.



Diazolidinyl Urea và Formaldehyde
Diazolidinyl urea là một trong những hóa chất sinh ra khí formaldehyde (ở
điều kiện thường) có mùi hăng mạnh. Nếu sử dụng formaldehyde trong một thời


21


gian dài sẽ dễ bị viêm da. Hít phải formaldehyde có thể gây chứng mất ngủ, gặp
các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, nhịp tim bất thường, chóng mặt, mệt mỏi
trầm trọng và nhức đầu dai dẳng. Ngoài ra, diazolidinyl urea còn chứa các tạp
chất gây ung thư và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm
trùng do virus và vi khuẩn.
• Triethanolamine (TEA)
Việc thường xuyên tiếp xúc với hợp chất hữu cơ triethanolamine có thể gây
ra một số vấn đề sức khỏe không mong muốn như hen suyễn, gây đột biến, làm
tăng nguy cơ ung thư và hình thành các khối u ác tính.
Ethyl acetate
Hóa chất này sẽ khiến cho da và đường hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thậm chí, bạn có thể gặp các vấn đề về tim, gan, thận nếu tiếp xúc với ethyl
acetate thường xuyên.


Propylene glycol
Đây là hóa chất dạng lỏng, trong suốt để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm. Khi
tiếp xúc với da và niêm mạc có thể gây kích ứng nghiêm trọng, làm lão hõa,
thậm chí gây tổn thương gan, não và thận.


Phthalates

Phthalates là những chất hóa học có khả năng làm tổn hại đến thận, phổi, gan
và hệ sinh sản. Đặc biệt, lứa tuổi dậy thì không nên tiếp xúc với chất hóa học
này nhiều. Đối với phụ nữ đang mang thai, sử dụng sản phẩm có chứa
phthalates cũng có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.


Hiện tại, có một số loại Phthalate đang bị cấm sử dụng ở thị trường Mỹ gồm:
-

Butyl benzyl phthalate (BBP)
Dibutyl phthalate (DBP)
Di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP) hay còn gọi là Dioctyl phthalate
Di-n-octyl phthalate (DNOP)
Di-iso-nonyl phthalate (DINP)
Di-iso-decyl phthalate (DIDP)
Dihexyl phthalate (DnHP)
• BHA và BHT
BHA và BHT là chất bảo quản có nguồn gốc từ dầu mỏ. BHA và BHT có
ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết tố và là chất gây ung thư. Loại bỏ BHA và BHT
sẽ tốt hơn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.


Retinyl Acetate
22


Retinyl Acetate là một dạng của vitamin A, điều này khiến nhiều người nghĩ
rằng nó vô hại, nhưng thực tế không phải vậy. Retinyl Acetate là chất có liên
quan đến ung thư và có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản.
Viêm nhiễm vì “ổ vi khuẩn”

Rất nhiều bạn có thói quen chuốt mascara ngay cả khi ở ngoài đường, trên xe
bus hay ở những nơi công cộng khác… Ngoài ra, chúng ta cũng thường sử dụng
chung mascara với người khác mà không hề để ý đến tác hại của nó
Chính những điều này đã tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập và gây
bệnh cho mắt. Không chỉ thế, việc chiếc chổi mascara sử dụng nhiều lần mà
không được vệ sinh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mang nhiều
mầm bệnh nguy hiểm. Nó có thể gây ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, đau rát,
nhiễm khuẩn, viêm bờ mi... Thậm chí còn dẫn đến các căn bệnh về mắt và giác
mạc.
Mặc dù những lọ mascara đều có chứa chất bảo quản nhưng không thể đảm bảo
hoàn toàn tiệt trùng, do đó phải dứt khoát vứt bỏ những lọ mascara đã dùng quá
3 tháng và tuyệt đối không được để nhiều người cùng sử dụng chung mascara.
2.2.2.
-

-

-

Nguy hiểm từ mascara không rõ thành phần
Nhiều loại mascara có chứa paraphenylenediamine (là chất gây dị ứng, chàm,
hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu
ngộ độc nặng) và coal tar (chất than dùng làm thuốc nhuộm) có khả năng gây dị
ứng mạnh và ẩn chứa nguy cơ ung thư. Những chất này có thể làm cho mắt bị
kích ứng, đau mắt, nặng hơn còn có thể gây ra bệnh viêm giác mạc, viêm tụ cầu
dẫn đến hỏng mắt.
2.2.3.

-


23


-

Năm 1933, nhiều phụ nữ bị hư giác mạc vì sử dụng mascara Lash Lure của
Công ty sản xuất mỹ phẩm Los Angeles, Mỹ. Thậm chí, một phụ nữ đã bị mù
hoàn toàn và tử vong vì loại mascara này. Nguyên nhân là do mascara Lash
Lure đã hàm chứa thành phần PPD và coal tar. Người phụ nữ xấu số đó đã bị
viêm tụ cầu khuẩn dẫn đến hỏng mắt. Cơn chấn động này dù được gây ra bởi
Lash Lure nhưng cũng khiến thương hiệu hết sức trong sạch khác bị ảnh hưởng
nặng nề, số lượng mascara bán ra bị sụt giảm nghiêm trọng do tất cả phụ nữ khi
đó đều e ngại. Sau thảm kịch làm đẹp đó, FDA (cơ quan kiểm định dược mỹ
phẩm Hoa Kỳ) đã cải tiến nhiều hạng mục quy định về thành phần được phép sử
dụng trong mỹ phẩm.

2.3.4. Tác hại từ mascara quá hạn
-

Thời hạn sử dụng trung bình của một cây mascara chỉ kéo dài từ 3 đến 5 tháng,
phụ thuộc tuỳ vào tần suất bạn sử dụng nó. Vì vậy, sau khoảng thời gian đó, hãy
thay đổi mascara mà bạn đang sử dụng nếu không muốn bờ mi bị nhiễm khuẩn
và các bệnh về mắt khác.

-

Việc chải mascara cũng có thể gây ra biến dạng lông mi. Khi sử dụng các loại
mascara không đảm bảo hoặc quá hạn sử dụng, nó có thể khiến cho lông mi của
bạn bị xơ cứng, làm rụng lông mi.
Khi mascara quá khô, hàm lượng dung môi chỉ còn bằng 0, vì vậy sẽ làm cho

mi mắt bị kết dính. Mascara khô sẽ làm mi bị cứng, dính bết và không thể rửa
trôi bằng nước lạnh. Nhiều người thường sử dụng dung dịch axeton hoặc cồn để

-

24


rửa nhưng các chất này lại có thể gây hại nếu bị dính vào mắt, gây đỏ mắt, đau
rát và kích ứng.

2.3.5. Dùng chung mascara
-

Những cô bạn ở cùng phòng thường có thói quen sử dụng chung đồ trang điểm,
khi quên thì “mượn” để dùng. Chính thói quen này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ
đối với sức khỏe của đôi mắt. Nguyên nhân là do dùng chung mascara dễ khiến
bạn bị lây nhiễm các bệnh về mắt. Có thể người dùng chung đồ với chúng mình
không mắc bệnh về mắt, nhưng lại có những vi khuẩn gây bệnh. Không chỉ thế,
đây cũng là “con đường” để các yếu tố có hại cho mắt như khói bụi, chất bẩn…
tấn công chúng ta, gây nên sự khó chịu, chảy nước mắt, đỏ mắt, đau nhức…
2.3.6. Chải quá nhiều lớp

-

Nếu bạn nghĩ rằng càng chải nhiều lớp mascara, chúng ta sẽ có hàng mi càng
dày thì đó là một sai lầm."Chỉ hai là đủ" là nguyên tắc dành cho mọi loại
mascara.Nếu chải nhiều hơn hai lớp, mascara sẽ dễ bị khô và vón cục, khiến mi
trở nên nặng nề và kém tự nhiên.
2.3.7. Nhúng cọ nhiều lần


-

Các cô gái thường có thói quen nhúng cọ nhiều lần vào lọ mascara để mực thấm
nhiều vào lông cọ hơn.Tuy nhiên động tác này vô tình đưa các bọt khí vào bên
trong lọ mực. Bọt khí ngoài việc khiến mascara nhanh hỏng hơn còn làm màu
mực không còn mịn mượt.
Để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực cần lưu ý:
Khi lựa chọn mascara, nên chọn sản phẩm của các nhãn hiệu có uy tín.
Tránh dùng mascara không thấm nước thường xuyên: Mascara không thấm
nước thường được lựa chọn trong ngày cưới, hay khi phải tiếp xúc với nước,


-

25


×