Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài báo cáo về biến đổi khí hậu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.16 KB, 8 trang )

Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt : Bài báo cáo chỉ đề cập sơ lược bối cảnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng với
những biểu hiện của biến đổi khí hậu như sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng, lượng mưa thay
đổi cực đoan…trong thời gian qua và thời gian sắp tới của thế kỉ XXI và tác động của các hiện
tượng trên đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông nhiệp, cơ sở hạ tầng,
các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội khác. Nguy cơ trên đang đe dọa đến sự phát triển bền
vững cho vùng đồng bằng – là vựa lúa lớn nhất cả nước, nếu ngay bây giờ chúng ta không có
những đối sách và biện pháp hợp lí để thích ứng với các tác động này, thì hậu quả sẽ khôn lường.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Các hoạt động của con người trong thời gian vừa qua đặc biệt là thập niên cuối thế kỉ XX và
thập niên đầu thế kỉ XXI đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ
khí thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số và cả những hiện tượng tự nhiên
như cháy rừng, núi lửa phun trào …), làm cho trái đất của chúng ta đang nóng dần lên, từ đó kéo
theo hàng loạt sự thay đổi bất lợi của môi trường tự nhiên mà chúng ta không thể nào đảo ngược
hay khôi phục lại được. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế và
giảm thiểu, cũng như là thích nghi thì hậu quả mang lại sẽ vô cùng nặng nề đối với sự phát triển
của xã hội loài người chúng ta.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt nam nằm trong số 5 nước chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, xu thế biến đổi khí hậu đang kéo theo những sự thay đổi của
nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau như nhiệt độ không khí tăng, độ ẩm giảm, mực nước biển dâng
cao…tất cả những yếu tố đó đều ảnh hưởng trục tiếp đến con người, tới môi trường tự nhiên và
toàn bộ những hoạt động sản xuất nông- lâm-nghiệp, hoạt động văn hóa- xã hội .
Theo dự báo của Uỷ ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn
cầu sẽ tăng thêm từ 1,4
0
C – 5,8
0
C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng ở hai chỏng cực
và những vùng núi cao tan ra , làm cho mực nước biển dâng cao thêm 90cm với mức dâng như


thế thì nhiều vùng đất thấp đồng bằng ven biển và các đảo của nhiều quốc gia sẽ bi nhấm chìm
dưới mực nước biển.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
1
Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Meekong trước khi đổ ra biển
Đông, đây là vùng đồng bằng nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, địa hình thấp ( cao hơn mực
nước biển từ 30-40 cm), có hệ thống kênh rạch và kênh mương chằng chịt, hệ sinh tháo ngập
nước rất đa dạng và nhạy cảm với. Đây cũng chính là vùng đồng bằng thủy văn phức tạp nhất cả
nước : hằng năm phải chịu lũ lụt vào cuối và giữa mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa
khô, chất lượng nguồn nước ở đây bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm nhập nặm từ biển do thủy
triều dâng và bị nhiễm phèn về mùa khô. Vì vậy vùng đồng bằng này rất dễ bị tác động trước
những biến đổi bất lợi của tình trạng biến đổi khí hậu. Như thế để đảm bảo điều kiện phát triển
bền vững nền sản xuất nông nghiệp của đồng bằng – là vực lúa lớn nhất cả nước có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia, thì chúng ta cần phải xem xét đầy đủ
những tác động bất lợi của hiện tượng để từ đó có những giải pháp phòng tránh, giảm thiểu và
thích ứng kịp thời.
II- BỐI CẢNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là vựa lúa của cả nước, đóng góp trên 50% sản
lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 58% sản lượng thủy sản; chiếm 90% tổng lượng gạo xuất
khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, do địa hình thấp so với mực
nước biển, nằm hạ lưu sông Mêkông, tiếp giáp với biển nên đồng bằng sông Cửu Long phải đối
mặt với nhiều thách thức từ tự nhiên, đặc biệt là tác động của BĐKH toàn cầu và sự thay đổi lưu
lượng dòng chảy của con sông Mêkông.
Đồng bằng sông Cửu Long là hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi đổ vào
Biển Đông . Đồng bằng có diện tích tự nhiên vào khoảng 39.734 km
2

, chiếm khoảng 4% diện

tích toàn lưu vực sông Mekong. Đoạn sông Mekong khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam ra đến biển
dài 225 km, chỉ chiếm 5,17% tổng chiều dài sông chính. Địa hình của đồng bằng khá thấp và
phẳng, độ dốc trung bình là 1cm/km có những vùng trũng thấp hơn so với mực nước biển như
vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở U
Minh. Đồng bằng có 2 mặt giáp biển dài hơn 600km, chịu tác động của cả hai loại triều khác
nhau từ Biển Đông ( bán nhật triều không đều) và triều Biển Tây ( nhật triều không đều ), tạo nên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
2
Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
sự phức tạp về thủy văn: phân phối dòng chảy thay đổi theo mùa và kỳ triều, đồng thời có sự xáo
trộn chất lượng nước do sự xâm nhập mặn.
Đồng bằng nằm trọn trong khu vực Châu Á gió mùa, mỗi năm chỉ có hai mùa là mùa nắng và
mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Mỗi năm đồng bằng nhận được một lượng mưa khoảng từ 1600mm-2200mm, nước
mưa chiếm 90% tổng lượng mưa vào mùa mưa.
Từ giữa đến cuối mùa mưa, khu vực phía Tây và phía Bắc Đồng bằng bị ngập lũ từ sông
Mekong, ước tính có khoảng 1.2 – 1.9 triệu ha bị ngập lũ, chủ yếu là vùng Tứ giác Long Xuyên,
vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Nước mặn xâm nhập từ biển làm ảnh
hưởng trên 50% diện tích canh tác, đặc biệt là vào mùa khô. Ngoài ra, vấn đề đất phèn – nước
phèn luôn là một thử thách cho canh tác nông nghiệp ở đây.
Lưu vực sông Mekong được xem là một nơi có hệ sinh thái và đa dạng sinh học lớn thứ hai trên
thế giới, chỉ sau lưu vực sông Amazone. Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng đất ngập
nước lớn nhất Việt Nam . Đồng bằng có khoảng 280.000 đất rừng, bao gồm cả rừng ngập mặn
ven biển và hệ rừng tràm nội địa. Tính đa dạng sinh học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất
cao, phong phú cả về lượng và loài thực và động vật. Hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu
Long được đánh giá là nhạy cảm với các biến động thời tiết và động thái, cũng như chất lượng
nguồn nước. Các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân đang đe dọa sự suy
giảm diện tích rừng và sinh vật hoang dã.
Đồng bằng có hơn 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và 700.000 ha nuôi trồng thủy sản. Là

nơi cư trú của trên 18 triệu người dân, hầu hết sống tập trung dọc theo hai bên bờ sông rạch và
kênh mương. Mức gia tăng dân số ước tính 2,3%, cả tự nhiên lẫn tăng cơ học. Dân ở đây sống
phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồn nước tự nhiên. Sự gia tăng dân số
nhanh,đa số người dân thuộc nhóm nghèo, cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, và phần lớn là
hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy đây là một thử thách lớn cho sự phát triển bền
vững về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm các điều kiện cần và đủ để tiếp tục phát
triển trong tương lai xa và đặc biệt hơn khi đồng bằng sông Cửu Long là nơi bị tác động nghiêm
trọng nhất do biến đổi khí hậu ở nước ta.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
3
Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

III- TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN HỆ SINH THÁI VÀ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng dễ tổn thương nhất trên trái đất do biến
đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề
lên toàn bộ hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm của đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn có thể dẫn
đến các nguy cơ lớn như : giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết
cực đoan gia tăng và bệnh tật gia tăng. Trên thực tế, biểu hiện của nó đã và đang diễn ra khá rõ
nét như mưa lũ bất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt hơn gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng đến sản xuất nông nghiệp.
Trong mùa khô, mực nước ở hệ thống sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc thường giảm
xuống còn khoảng + 1m. Tuy nhiên, trong mùa khô năm 1998, mực nước tại các điểm trên hạ
thấp tới mức – 0,3 đến – 0,4 m. Nước mặn với độ mặn 4% tràn vào đất liền, có nơi vào sâu tới 45
km, làm cho hai phần ba diện tích bán đảo Cà Mau bị nhiễm mặn. Đợt hạn này đã làm cho
khoảng 216.000 ha lúa hè - thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó 32.000 ha bị mất trắng.
Trong tất cả các vụ cháy rừng, vụ cháy rừng U Minh Thượng năm 2002 là vụ cháy rừng nghiêm
trọng nhất, đã phá huỷ trên 5.000 ha rừng ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học cao, gây thiệt hại
hàng chục tỷ đồng.

- Gần đây nhất là đợt hán hán kéo dài 9 tháng liền năm 2004-2005 đã gây tổn thất nhiều cho
sản xuất nông lâm nghiệp. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong mùa khô độ ẩm của
đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng một phần ba so với độ ẩm của đất ở những
nơi có rừng che phủ. Tại một số nơi không có rừng che phủ, nhiệt độ trên mặt đất có thể
tăng cao tới 50 – 60
0
C vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ
liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể,
đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp cho trồng trọt. Hàng triệu ha đất trống,
đồi trọc đã mất rừng lâu năm, đất mặt bị biến đổi cấu tượng và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói
mòn, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết von và đá ong hóa, đã hoàn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
4
Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
toàn mất sức sản xuất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc diện tích canh tác bị thu hẹp,
ảnh hưởng đến năng suất sản xuất nông nghiệp.
Theo dự báo thì hệ sinh thái và nền sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng khi mực nước biển dâng cao trong thời gian tới như sau :
- Khi mực nước biển dâng, hậu quả dễ thấy nhất là nhiều vùng sẽ bị ngập. Nhưng hậu quả của
biển dâng không phải chỉ có ngập tĩnh. Động lực biển vùng ven bờ và cửa sông, sóng vỡ khi tiếp
cận bờ sẽ tác động mạnh hơn lên đường bờ, bãi triều. Bờ biển bị xâm thực và cơ sở hạ tầng ven
biển bị đe dọa lớn hơn.
- Theo Kịch bản biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở đồng bằng sông Cửu
Long bị xâm nhập mặn, mất khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa. Hàng loạt địa phương bị chìm trong
nước. Cụ thể: Bến Tre sẽ mất 1.131km
2
( 50% diện tích ), Long An sẽ mất 2.169km
2

(gần 50%),
Trà Vinh mất 1.021km
2
(gần 46%), Sóc Trăng mất 1.425km
2
(gần 44%), Vĩnh Long mất 606km
2
(gần 40%)…đồng thời 6 tỉnh có trên 400 ngàn người/ tỉnh sẽ bị ảnh hưởng… Sẽ có rất nhiều
người dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long bị mất nhà đất và ruộng vườn trong thời gian
không xa. Biến đổi khí hậu và ngập mặn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực của quốc gia. Với mật độ dân số cao
và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông ngư nghiệp các tác động của biến đổi khí hậu đối
với sự đa dạng sinh học, điều kiện cư trú, sức khỏe, tài sản của người dân, các ngành kinh tế và
cơ sở hạ tầng kỹ thuật… ở đồng bằng sông Cửu Long là hết sức nghiêm trọng.
- Nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen,
Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng sẽ bị đe dọa ảnh hưởng, sự bền
vững trở nên mong manh hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, nhưng cũng sẽ có một số côn
trùng (như muỗi) sẽ gia tăng số lượng.
- Diện tích canh tác nông nghiệp như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp,
năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Điều này có thể đe dọa an ninh lương thực quốc gia.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
5
Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
IV- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Những thay đổi, tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long là quá
trình lâu dài, có thể dự báo trước nhưng ứng phó có kịp thời, hiệu quả hay không còn tùy vào
động thái của cả cộng đồng. vì vậy chúng ta cần phải có những giải pháp để hành động góp
phần giảm thiểu và thích ứng với chúng.

- Chuyển đổi thời vụ thích hợp để tránh thời kỳ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn; xây dựng
củng cố các tuyến đê biển và đê cửa sông để kiểm soát mặn và giảm thất thoát nguồn nước…
được xem là giải pháp cấp bách.
- Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn là giải pháp được nhiều nhà khoa học quan
tâm. Sự đa dạng sinh học với nguồn tài nguyên sinh vật giàu có, hệ thống rừng đặc dụng không
chỉ góp phần rất lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái, giảm nhẹ thiên tai mà còn là nền tảng
phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy nhiêm vụ cấp bách hàng đầu là phải hết sức quan
tâm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển- hệ sinh thái đặc trưng của vùng.
- Cần phải có một chiến lược dài hơn, trong một tầm nhìn dài hạn, cần một quyết tâm lớn và
có thể thực hiện một số giải pháp khả thi như: Làm đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm
ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay tại vùng Đồng bằng
sông Cửu Long trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước, tránh tình trạng thiếu nước ngọt
cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp Đặc biệt là tìm các biện pháp sản xuất thích
nghi cho người nông dân, những người chịu tác động nhiều nhất thích ứng với điều kiện biến
đổi khí hậu.
- Nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu cho mọi người trong cộng đồng để họ có thái
độ và hành vi đúng đắn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu là một việc làm cần rất cần
thiết . cùng với việc nâng cao nhận thức là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt đối với
cộng đồng dễ bị tổn thương nên được quan tâm nhiều hơn. Đồng thời, nhận thức phải đi liền
với hành động, chính quyền, đoàn thể địa phương cần chỉ ra cho người dân thực hiện từ những
thói quen, những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày để thích ứng và ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
6
Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
V – KẾT LUẬN
Tóm lại, hiện tượng khí hậu thời tiết, thiên tai đã và đang diễn ra thất thường, phức tạp, đã và
đang gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng xảy ra thường xuyên, và nghiêm trọng

hơn cả về cường độ và quy mô. Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao
gồm cả nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại,
chúng ta cần chủ động phối hợp, đề ra những giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực
để đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam – Lê Thông (chủ biên) –Tập 5 .
2. Địa Lí tự nhiên Việt Nam – Vũ Tự Lập .
3. Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn, của
T.S Lê Anh Tuấn –Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên – Đại học Cần Thơ.
4. www.google .vn / bien doi khi hau o dong bang song cuu long .
5. giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL - thiennhien.net
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
7
Hội thảo khoa học - Năm 2011
Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú – Khoa Địa Lí – Trường ĐHSP- ĐHĐN
8

×