Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LUẬT dân sự PHẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.11 KB, 7 trang )

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ PHẦN 2
Câu 1: Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở mà khiến chi phí tăng lên thì
bên nào phải chịu chi phí đó?
A. Phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
B. Chính bên có quyền phải chịu chi phí tăng lên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
C. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ cùng chịu.
D. Bên có nghĩa vụ chịu.
Câu 2: Anh M cho chị N vay 50 triệu đồng. Một thời gian sau M và N kết hôn. Hỏi
nghĩa vụ trả nợ của N được xử lý như thế nào?
A. Nghĩa vụ trả nợ của N chấm dứt do bên có quyền miễn việc trả nợ cho bên có nghĩa vụ.
B. Nghĩa vụ trả nợ của N chấm dứt do bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một.
C. Nghĩa vụ trả nợ của N không chấm dứt.
D. Nghĩa vụ trả nợ của N chấm dứt do được thay thế bằng nghĩa vụ khác.
Câu 3: A vay B 10 triệu. A đã trả cho B được 5 triệu, 5 triệu còn lại do A không còn
tiền nên B miễn cho A không phải trả. Vậy nghĩa vụ trả nợ của A chấm dứt do:
A. Nghĩa vụ trả nợ của A được coi là hoàn thành.
B. Đương nhiên.
C. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ thỏa thuận.
D. Bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ.
Câu 4: A bán cho B chiếc tủ lạnh, B đã thanh toán tiền đầy đủ cho A nhưng A chưa
kịp thực hiện nghĩa vụ giao tài sản cho B thì A chết. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Hợp đồng mua bán của A và B bị vô hiệu.
B. Hợp đồng mua bán của A và B bị hủy bỏ.
C. Nghĩa vụ chuyển giao tủ lạnh chấm dứt.
D. Nghĩa vụ chuyển giao tủ lạnh không chấm dứt.
Câu 5: Nghĩa vụ riêng rẽ là:
A. Nghĩa vụ thuộc nhiều người thực hiện, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất
định và riêng rẽ.
B. Nghĩa vụ thực hiện được theo từng phần.


C. Nghĩa vụ mà một cá nhân, pháp nhân có trách nhiệm phải thực hiện.
D. Nghĩa vụ độc lập.
Câu 6: Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì:
A. Biện pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt.
B. Các bên phải thỏa thuận cụ thể về hiệu lực của biện pháp bảo đảm.
January 9, 2019

1


BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ

C. Việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
D. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
Câu 7: Trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì địa
điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định:
A. Là nơi có tài sản giao dịch.
B. Là nơi phải thực hiện công việc.
C. Là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có nghĩa vụ.
D. Là nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản.
Câu 8: Đối tượng của nghĩa vụ bao gồm:
A. Tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
B. Tài sản và công việc phải thực hiện.
C. Tài sản và công việc không được thực hiện.
D. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Câu 9: Loại nghĩa vụ nào sau đây có thể được bù trừ cho nghĩa vụ khác?
A. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng.
B. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản.
C. Nghĩa vụ cấp dưỡng.
D. Nghĩa vụ đang có tranh chấp.

Câu 10: Nghĩa vụ chuyển giao vật chấm dứt khi:
A. Vật chuyển giao là vật cùng loại không còn.
B. Vật chuyển giao không còn.
C. Vật chuyển giao bị hư hỏng.
D. Vật chuyển giao là vật đặc định không còn.
Câu 11: Tài sản thế chấp do:
A. Bên nhận thế chấp giữ.
B. Bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ.
C. Bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ.
D. Bên thứ ba giữ.
Câu 12: Chủ thể tham gia quan hệ kí quỹ bao gồm:
A. Bên có nghĩa vụ, bên có quyền và tổ chức tín dụng.
B. Bên kí quỹ và bên nhận kí quỹ.
C. Bên kí quỹ và ngân hàng.
D. Bên nhận kí quỹ và ngân hàng.
Câu 13: Bên thế chấp phải:

January 9, 2019

2


BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ

A. Giao tài sản thế chấp cho người thứ ba giữ.
B. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp giữ.
C. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp hoặc không giao theo sự thỏa thuận giữa các bên.
D. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
Câu 14: Việc cầm cố tài sản KHÔNG bị chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
A. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

B. Tài sản cầm cố đã được xử lí.
C. Theo thỏa thuận của các bên.
D. Bên cầm cố chết.
Câu 15: Giá trị của tài sản bảo đảm:
A. Có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
B. Luôn phải bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
C. Luôn phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
D. Luôn phải lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Câu 16: ảo lãnh KHÔNG chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
A. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
B. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
C. Bên bảo lãnh chết.
D. Theo thỏa thuận của các bên.
Câu 17: Bên cầm giữ không có quyền nào sau đây?
A. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài
sản cầm giữ.
B. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
C. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
D. Được cho thuê, cho mượn tài sản cầm giữ.
Câu 18: Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị
hoặc mất toàn bộ giá trị thì:
A. Bên bảo đảm có quyền xử lí ngay.
B. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lí ngay.
C. Bên bảo đảm phải thay tài sản bảo đảm khác.
D. Bên nhận bảo đảm trở thành chủ sở hữu đối với tài sản.
Câu 19: Đối tượng của giao dịch bảo đảm bao gồm:
A. Tài sản, công việc hoặc uy tín (đối với biện pháp tín chấp).
B. Tài sản.

January 9, 2019


3


BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ

C. Tài sản và công việc.
D. Công việc.
Câu 20: Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có
giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm:
A. Bằng tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
B. Có thể nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
C. Lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
D. Lớn hơn hoặc bằng tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
Câu 21: Nghĩa vụ được bảo đảm không bao gồm:
A. Nghĩa vụ hiện tại.
B. Nghĩa vụ vô điều kiện.
C. Nghĩa vụ có điều kiện.
D. Nghĩa vụ trong tương lai.
Câu 22: Bảo lưu quyền sở hữu không chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
A. Bên mua tài sản chết.
B. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
C. Theo thỏa thuận của các bên.
D. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
Câu 23: Nếu các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo
đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm:
A. Toàn bộ, kể cả nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
B. Một nửa nghĩa vụ.
C. Toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi.
D. Toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Câu 24: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì:
A. Phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc.
B. Phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt
cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
C. Phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
D. Bị phạt tiền.
Câu 25: Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì:
A. Mỗi người có nghĩa vụ riêng rẽ với nhau trong việc bảo lãnh.
B. Phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ khi có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
C. Mỗi người có nghĩa vụ độc lập với nhau trong việc bảo lãnh.

January 9, 2019

4


BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ

D. Nghĩa vụ bảo lãnh luôn là nghĩa vụ liên đới.
Câu 26: Thế chấp chỉ áp dụng với đối tượng là:
A. Tài sản phải đăng kí quyền sở hữu.
B. Mọi tài sản đáp ứng đủ các điều kiện luật định.
C. Động sản.
D. Bất động sản.
Câu 27: Chủ thể nào sau đây KHÔNG được trở thành bên bảo đảm trong biện pháp
tín chấp?
A. Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Doanh nghiệp nhà nước.
C. Hội phụ nữ.
D. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Câu 28: Việc cầm cố tài sản KHÔNG bị chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
A. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
B. Tài sản cầm cố đã được xử lí.
C. Bên cầm cố chết.
D. Theo thỏa thuận của các bên.
Câu 29: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho chủ thể nào?
A. Hộ gia đình giàu có.
B. Cá nhân, hộ gia đình nghèo, cận nghèo.
C. Cá nhân giàu có.
D. Cá nhân, hộ gia đình nghèo.
Câu 30: Xử lí tài sản bảo đảm vào thời điểm nào?
A. Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo mà bên có nghĩa vụ không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
B. Sau khi thông báo cho bên có nghĩa vụ.
C. Khi tài sản đảm bảo bị hỏng.
D. Bất cứ lúc nào.
Câu 31: Bên cầm cố có quyền:
A. Bán tài sản cầm cố.
B. Tặng cho tài sản cầm cố.
C. Trao đổi tài sản cầm cố.
D. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.

January 9, 2019

5


BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ

Câu 32: Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lí tài sản cầm cố, thế

chấp thì:
A. Tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
B. Bên nhận bảo đảm trở thành chủ sở hữu đối với tài sản.
C. Bên nhận bảo đảm được quyền định đoạt tài sản.
D. bên bảo đảm được quyền bán tài sản theo giá thị trường.
Câu 33: Đối tượng của thế chấp bao gồm:
A. Tài sản hiện có.
B. Tài sản hình thành trong tương lai.
C. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
D. Tài sản là vật và tiền.
Câu 34: Tài sản bảo đảm phải:
A. Phải thuộc sở hữu riêng hay sở hữu chung của bên bảo đảm.
B. Phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
C. Phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm và bên bảo đảm đã làm thủ tục đăng kí sở hữu.
D. Có thể không thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
Câu 35: Nghĩa vụ được hoàn thành được hiểu là:
A. Bên có nghĩa vụ đã thực hiện một phần nghĩa vụ.
B. Bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ.
C. Bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ hoặc đã thực hiện được một phần
nghĩa vụ; phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện.
D. Bên có nghĩa vụ không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Câu 36: Vi phạm nghĩa vụ là việc:
A. Bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nội
dung của nghĩa vụ.
B. Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
C. Bên có nghĩa vụ thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với bên có quyền.
D. Bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ với bên có quyền.
Câu 37: Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm:
A. Ít nhất 2/3 nghĩa vụ.
B. Một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

C. Một phần nghĩa vụ.
D. Toàn bộ nghĩa vụ.
Câu 38: Bên được bảo lãnh có bắt buộc phải biết về việc mình được bảo lãnh hay không?

January 9, 2019

6


BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ

A. Bắt buộc phải biết về việc mình đang được bảo lãnh nếu giá trị nghĩa vụ lớn.
B. Có thể không biết về việc họ đang được bảo lãnh.
C. Bắt buộc phải biết.
D. Không bắt buộc phải biết trong mọi trường hợp.
Câu 39: Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ khi:
A. Xử lí giao dịch bảo đảm.
B. Giao kết giao dịch bảo đảm.
C. Đăng kí biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
D. Công chứng giao dịch bảo đảm.
Câu 40: Hợp đồng không đương nhiên chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
A. Cá nhân giao kết hợp đồng chết.
B. Hợp đồng đã được hoàn thành.
C. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn.
D. Theo thỏa thuận của các bên.

ĐÁP ÁN
Câu 1

Câu 2


Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

C

A

D

A

C

D


A

B

D

câu

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

A


C

D

A

C

D

B

A

C

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27


Câu 28

Câu 29

Câu 30

B

A

D

C

A

B

C

D

B

B

Câu 33

Câu 34


Câu 35

Câu 36

Câu 37

Câu 38

Câu 39

Câu 40

C

B

C

A

B

D

C

A

Câu 31 Câu 32

D

A

January 9, 2019

7



×