Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Mẫu thuyết minh sản phẩm dự thi đồ dùng dạy học (by Thạch Trần)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.29 KB, 2 trang )

SỞ GD&ĐT TRÀ VINH
TRƯỜNG …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔ CM: HÓA-CN-QP

Đôn Châu, ngày……tháng 4 năm 2017

BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM DỰ THI
Tên sản phẩm: MÔ HÌNH LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
Tên tác giả (nhóm tác giả):.............
Đơn vị: Trường THPT
I. Thông tin chung:
Chương nguyên tử trong hóa học 10 là một chương rất khó vì , học sinh
không được nhìn thấy nguyên tử thực sự. Tất cả nội dung điều được truyền tải
thông qua mô hình hoặc hình vẽ.
Với mong muốn truyền thụ kiến thức một cách khoa học , và đặc biệt là
giảm được sức lao động trong giảng dạy nên tôi làm mô hình với tên gọi LỚP
VÀ PHÂN LỚP ELECTRON. Nhằm giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức dễ
dàng, gây hứng thú học tập của học sinh
Tình trạng sản phẩm : Sản phẩm được làm mới ( có tham khảo thêm một số
hình ảnh trên internet ).Chưa được công bố lần nào
II. Công dụng (chức năng) của ĐDDH tự làm:
Sản phẩm sử dụng cho nhiều bài học ở chương nguyên tử:
Điển hình nhất là khi dạy bài CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ, ở bài này
học sinh phải xác định được số electron tối đa trong các lớp và phân lớp vì nó
là nền tảng căn bản để các em viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên
tố
Sau học xong bài cấu tạo vỏ nguyên tử, có thể sử dụng để dạy bài CẤU


HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ. và bài LUYỆN TẬP
III. Quy trình thiết kế ĐDDH tự làm
1. Nguyên tắc và cấu tạo
-Nguyên tắc hoạt động: Đây là bảng mô hình, dung để xem trực quan
-Gồm 3 chi tiết chính : Lớp, phân lớp và electron
2. Nguyên vật liệu
Giấy catông: 1 tấm lớn
Giấy xốp màu: 10 tấm
Bóng bàn: 60 trái. Kéo, dao rọc, keo, sung bắn keo………..


3. Cách làm
Bước 1: Cắt giấy catông thành một tấm 1,15m×1,1m
Bước 2: Cắt giấy xốp màu thành những vòng tròn đồng tâm bán kính từ
nhỏ đến lớn. Sau đó chỉnh sữa lại ( chỉ lấy ¼ vòng tròn)
Bước 3: Dán những vòng tròn lên tấm catong ( vòng nhỏ nhất là nhân, rồi
đến lớp thứ nhất, lớp thứ 2…..)
Bước 4: Dùng súng dán keo, dán những trái bóng bàn vào các “lớp” và
các “phân lớp”
Bước 5: Làm khung cho bảng . chỉnh sữa lại cho phù hợp
4. Lắp ráp và bố trí sản phẩm tự làm
Đây là mô hình đã được cố định sẵn nên chỉ cần treo lên bảng hoặc giá đỡ
là có thể sử dụng
IV. Hướng dẫn khai thác và sử dụng
Cách sử dụng rất đơn giản và tiện ích:
Gần hết nội dụng SGK ở mục II và III bài CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
được cô đọng lại trong bảng phụ này. Giáo viên chỉ cần treo bảng lên cho học
sinh xem hình, và chú thich các chi tiết trên bảng .Sau đó đặt câu hỏi gợi mở
học sinh nhìn bảng phụ sẽ có thể trả lời được các câu hỏi và tự rút ra nội dung
bài học

Ví dụ
? Cấu tạo vỏ nguyên tử ra sao?
? Thế nào là lớp, phân lớp electron?
? Mỗi lớp, phân lớp có tối đa bao nhiêu electron?
V. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản
Do 90% bảng được làm từ giấy và có dán keo, nên cần tránh tiếp xúc với
nước
Bảng có sử dụng giấy màu, nên cần tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp
Xác nhận của Tổ trưởng
Người viết thuyết minh
(Ký, ghi rõ họ và tên)



×