Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khoá luận tốt nghiệp cái tôi trữ tình trong thơ lâm thị mỹ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.64 KB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG

CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG

CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

GVC. TS - La Nguyệt Anh

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng chân thành của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn các
Thầy Cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các Thầy Cô giáo khoa Ngữ
văn và các Thầy Cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo,GVC.TS - La
Nguyệt Anh - Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ”.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp không ít những khó khăn và hạn
chế về mặt tài liệu, kinh nghiệm, kinh tế... nên đề tài chưa thực sự được như ý
muốn của người thực hiện. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
Thầy Cô giáo và toàn thể các bạn đọc quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Cái tôi trữ tình
trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ” hoàn thành dưới sự hướng dẫn của GVC.TS - La
Nguyệt Anh là công trình nghiên cứu riêng của tôi, đề tài không trùng lặp với
bất cứ một công trình khoa học nào khác. Đề tài của tôi được thực hiện tại
khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG ........................................................ 7
1.1. Cái tôi và cái tôi trữ tình ............................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm cái tôi trong triết học ............................................................. 7
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ ........................................................ 8
1.2. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và quá trình sáng tạo nghệ thuật ..................... 11
1.2.1. Vài nét về tác giả ................................................................................... 11
1.2.2. Quá trình sáng tạo nghệ thuật ............................................................... 13
CHƢƠNG 2: SỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
LÂM THỊ MỸ DẠ ......................................................................................... 18
2.1. Cái tôi công dân ....................................................................................... 18
2.1.1. Cái tôi hòa nhập vào cái ta cộng đồng .................................................. 18
2.1.2. Cái tôi trách nhiệm ................................................................................ 21
2.2. Cái tôi cá nhân .......................................................................................... 28
2.2.1. Cái tôi trong những cung bậc của tình yêu ........................................... 28
2.2.2. Cái tôi trong suy tư về bản thể .............................................................. 34

2.2.3. Cái tôi mang vẻ đẹp mẫu tính ............................................................... 36
3.1. Ngôn ngữ .................................................................................................. 42
3.1.1. Ngôn ngữ cô đọng hàm súc................................................................... 42


3.1.2. Ngôn ngữ giàu sức ám ảnh.................................................................... 44
3.2. Giọng điệu ................................................................................................ 45
3.2.1. Giọng điệu giãi bày, chia sẻ .................................................................. 45
3.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lí ...................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ nữ là một hiện tượng lạ và độc đáo trong lịch sử thơ ca Việt Nam,
tạo thành dòng chảy văn học với những quy luật và diện mạo rất đặc thù.
Trong nền văn học hiện đại, cùng với xu hướng dân chủ hóa, hiện đại hóa, thơ
ca ngày càng được mở mộng và phát triển hơn với phụ nữ, họ tìm đến thơ để
khám phá, bộc lộ cảm xúc của mình. Tuy nhiên, phải đến giai đoạn văn học
chống Mỹ, đội ngũ các nhà thơ nữ mới thực sự phát triển rầm rộ. Thi đàn đã
tập hợp được đông đảo các cây bút nữ trẻ như: Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn,
Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ … Mỗi nhà thơ đều mang một phong cách thơ,
giọng điệu thơ riêng, song họ đều có những đóng góp mới mẻ về nội dung và
những cách tân mới mẻ về nghệ thuật. Nhiều người trong số họ tiếp tục hòa
mình vào thơ ca đương đại để tạo nên phong cách riêng bên cạnh những bứt
phá vượt trội của các nhà thơ nữ thuộc thế hệ 8X, 9X.
Trong đội ngũ các nhà thơ nữ trưởng thành trong văn học chống Mỹ,
Lâm Thị Mỹ Dạ là cây bút tạo nên tiếng vang với những thành tựu văn
chương rực rỡ. Nếu thơ Xuân Quỳnh tài hoa, sôi nổi, Ý Nhi nổi bật với vẻ

trầm lắng, suy tư, Thanh Nhàn mang đậm vẻ nhuần nhị kín đáo thì thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ lại hiện lên với vẻ đẹp của sự tinh tế, đằm thắm, và giọng thơ rất
đỗi ngọt ngào, trong trẻo.
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở
các cấp học, ở Tiểu học với bài Chuyện cổ nước mình, cấp Trung học cơ sở
với bài Khoảng trời hố bom. Vì thế, nghiên cứu thơ Lâm Thị Mỹ Dạ góp phần
vào việc nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Lâm Thị Mỹ Dạ trong nhà
trường.
Nghiên cứu đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ” giúp
chúng tôi nhận ra được mỗi thi nhân là một sáng thế, mở cánh cửa thi ca của
họ ra, ta bước vào một thế giới khác. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là nguồn
tài liệu bổ ích, là nguồn tư liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn nhận diện được những đặc sắc trong

1


thơ của nữ thi sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ, trên cơ sở đó ghi nhận những cống hiến của
bà vào thơ ca đương đại nói chung và thơ ca nữ nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Là cây bút nữ miệt mài, đều đặn và thành công về thơ ca, Lâm Thị Mỹ
Dạ và các tác phẩm của nữ thi sĩ đã thu hút được đông đảo sự chú ý của giới
nghiên cứu, phê bình. Lâm Thị Mỹ Dạ đường hoàng bước vào làng thơ trong
ánh hào quang của Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ - một trong những
giải thưởng minh chứng cho năng lực sáng tạo của người cầm bút mới tập
tễnh vào văn đàn.
Những tác phẩm riêng lẻ của nữ sĩ trong giai đoạn đầu đã thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học. “Tâm hồn thơ”
và “Nghệ thuật thơ” của Mỹ Dạ đã được phát hiện và khẳng định [2, tr.1].
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, dựa vào hai tập thơ đầu tay của nữ

sĩ, nhà nghiên cứu Hồng Diệu trong bài viết Nét riêng của thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ đã chỉ ra những điểm thành công cơ bản của thơ ca Mỹ Dạ: từ sự độc đáo
trong tứ thơ, nét duyên dáng trong cách viết, sự cách tân trong hình ảnh, đến
âm hưởng chính trong thơ nữ sĩ “xuất phát từ những giai điệu trầm, nhẹ, đằm
thắm, không ồn ào” nhưng có lúc lại không kém phần khỏe khoắn [2, tr. 4].
Không những vậy, ông còn góp ý với cây bút trẻ này một cách rất chân thành
về những hạn chế trong thơ của bà dựa theo quan điểm đánh giá thời bấy giờ:
“Chẳng hạn, chị nên đưa vào thơ nhiều hơn nữa cái bộn bề, tươi mới của
hiện thực (Tôi nghĩ đến trường hợp Huy Cận với tập Trời mỗi ngày lại sáng,
và Phạm Tiến Duật với nhiều bài thơ trong những năm chống Mỹ), hay là chị
nên đa dạng hơn nữa trong cách cấu trúc những bài thơ…” [2, tr. 4-5].
Từ năm 1988, khi tập thơ mới Hái tuổi em ra đời, giới nghiên cứu
cũng như công chúng bạn đọc yêu thơ nhận thấy “Những rung cảm mới trong
thơ Mỹ Dạ”.
Cây bút phê bình Hồ Thế Hà đã đặc biệt quan tâm đến hiện tượng thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ, đã chỉ ra hướng đi mới của nữ sĩ: “chính là sự quay về gấp
gáp và quyết liệt hơn với nhu cầu khám phá những giá trị vĩnh hằng của con
người và cuộc sống. Hành trình ấy chân thật, dữ dội nhưng đầy trách nhiệm

2


đến nỗi nhà thơ phải trải lòng mình, trải hết vui buồn, tốt xấu của chính mình
để từ đó nhìn ra tha nhân, tâm tình của tha nhân” [3, tr. 35]. Từ đó ông thẳng
thắn ghi nhận những sáng tạo mới của thơ Mỹ Dạ: “Với hành trình này, Lâm
Thị Mỹ Dạ đã thành công trong cách thể hiện những vấn đề đời tư với một
giọng thơ lạ, cấu trúc nhiều tầng lớp, làm hiện lên những liên tưởng, ý tưởng
sâu sắc” [3, tr. 37].
Vũ Quần Phương từng nhận xét nét độc đáo trong thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ với “tính phụ nữ, nét dịu dàng của cảm xúc, cách khai thác, cách lọc

tìm chất thơ trong đời sống” để tạo nên “một phẩm chất trữ tình khá thuần
khiết” [10, tr.1].
Càng ở những chặng đường thơ sau, xu hướng cách tân của Mỹ Dạ
càng được đón nhận nồng nhiệt và mạnh mẽ, đặc biệt là sự đổi mới thi
pháp: “lấy chính mình làm đối tượng và dám vực dậy những ước mơ tro
vùi” [4, tr. 34].
Hồ Thế Hà đã khẳng định: “Sức hấp dẫn và giá trị của thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ nằm trong đường biên của cái tôi và cái ta, giấc mơ và hiện thực, sự tự
chôn vùi và sự tự nổ tung, giữa những gì đã qua và những gì đang đến; bên
cạnh cái hư ảo mong manh ta bắt gặp cái biếc xanh, bỡ ngỡ. Và vì vậy, đó là
tiếng nói của sự va chạm, sinh thành. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không xa rời thi
pháp truyền thống nhưng luôn phá và thay để làm giàu có cái phần hiện đại
cần thiết của thơ. Thơ chị tự nhiên cứ tưởng thốt ra là thành, không cần sửa
chữa nhiều lắm nhưng đó là cái tự nhiên của một tâm hồn đã chín, của những
tứ thơ câm lặng, lãng quên được đánh thức sau giấc ngủ mặt trời, lúc mà cáitôi-nghệ sĩ được lên ngôi cùng với những giấc mơ phát sáng màu huyền
thoại” [4, tr. 39].
Nhận xét về nét mới trong thơ tình của Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Đăng
Khoa đã chỉ ra rằng: “Nếu Xuân Quỳnh là ánh nắng góc cạnh, cháy bỏng và
dào dạt của vầng mặt trời giữa ngọ, thì Lâm Thị Mỹ Dạ lại là ánh trăng xanh
êm đềm, dịu mát ở khoảng nửa đêm về sáng” [7, tr. 7].
Ngoài những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, cho
đến nay đã có một số luận văn thạc sĩ về thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ở các trường đại

3


học. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đánh giá cao tài năng và sự
đóng góp to lớn của Lâm Thị Mỹ Dạ cho thơ Việt Nam đương đại. Đồng thời
khẳng định nét riêng độc đáo trong thơ của bà. Tuy nhiên vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về thơ của Mỹ Dạ một cách toàn vẹn,

công phu.Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của những người đi trước,
chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề: Cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Ở
đề tài này chúng tôi tìm hiểu những sáng tạo độc đáo của cái tôi trữ tình trong
thơ Mỹ Dạ, đặc biệt chúng tôi tìm hiểu cái tôi riêng của Mỹ Dạ để khai thác,
chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về thơ của Lâm Thị
Mỹ Dạ, của một nữ sĩ đã giành trọn tâm hồn mình cho sáng tạo thơ.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài tìm hiểu Cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
người viết muốn làm rõ những đóng góp của nhà thơ: những sáng tạo về nội
dung và những cách tân mới mẻ về hình thức nghệ thuật của thi sĩ Lâm Thị
Mỹ Dạ.
Nói đến cái tôi trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có một số bài viết đã nói đến
nhưng mới chỉ là đề cập đến chứ chưa khảo sát và tìm hiểu triệt để. Ở khóa
luận này chúng tôi chọn đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, hy
vọng rằng với sự tìm hiểu và khảo sát về vấn đề này chúng tôi sẽ cố gắng
nghiên cứu cụ thể và tường tận hơn, có như vậy chúng ta mới có cái nhìn toàn
diện hơn về thơ nữ sĩ.
Chúng tôi hy vọng khóa luận này là một sự kế thừa, tiếp thu chọn lọc
những bài nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời đây là sự phát
triển và đi sâu hơn vào phương diện cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ,
từ đó thấy và khẳng định được vị trí của nhà thơ đối với nền văn học đương
đại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ cụ thể là:
Giới thiệu chung về thơ. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của
Lâm Thị Mỹ Dạ.
4



Cái tôi trữ tình trong thơ của nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Tìm hiểu sự biểu hiện của cái tôi trữ tình Lâm thị Mỹ Dạ ở nhiều bình
diện như: giọng điệu thơ, hình ảnh thơ, đặc điểm từ ngữ.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng phạm vi: Cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Phạm vi tài liệu: Với đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ, chúng tôi chỉ khảo sát trong Lâm Thị Mỹ Dạ Tuyển Tập - Nhà xuất bản
Hội nhà văn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Ở đề tài này chúng tôi thống kê tất cả các bài
thơ tiêu biểu của Lâm Thị Mỹ Dạ, đặc biệt đó là những bài thơ thể hiện rõ
nhất cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
- Phương pháp so sánh: Đây cũng là một phương pháp không thể thiếu
được trong khóa luận này. Bởi lẽ chúng tôi cần so sánh Lâm Thị Mỹ Dạ với
một số cây bút nữ cùng thời và các sáng tác của họ như: Xuân Quỳnh, Đoàn
Thị Lam Luyến, Ý Nhi… Từ đó để thấy được sự giống và khác nhau của cái
tôi trữ tình giữa các nhà thơ nữ cùng thời, từ đó giúp chúng ta thấy được tài
năng và phong cách thơ độc đáo của Lâm Thị Mỹ Dạ.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa vào một số thi phẩm tiêu biểu
của Lâm Thị Mỹ Dạ, bên cạnh những tập thơ khác, chúng tôi cần phân tích
đánh giá để làm nổi bật được cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đồng
thời thông qua đó để tổng hợp rút ra những đặc điểm cơ bản nhất của thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ, đánh giá về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật là một
phương pháp cần thiết và không thể thiếu khi nghiên cứu đề tài này.
7. Đóng góp của khóa luận
Với đề tài này, khóa luận làm rõ hơn cái tôi trữ tình trong thơ của Lâm
Thị Mỹ Dạ, từ đó cho người đọc thấy được tài năng của nữ thi sĩ. Khóa luận
cũng là một tài liệu thiết thực và có ý nghĩa to lớn trong học tập và giảng
dạy những tác phẩm có liên quan đến Lâm Thị Mỹ Dạ trong nhà trường.


5


8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của khóa luận được chia thành 3 chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Giới thuyết chung.
Chƣơng 2: Sự biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Cái tôi và cái tôi trữ tình
Cái tôi và cái tôi trữ tình là hai phạm phù, hai khái niệm có những nét
tương đồng và những nét khác biệt, đó là hai cách gọi vô cùng phổ biến thông
dụng trong giới nghiên cứu phê bình văn học, nó thuộc phạm trù triết học và
một số lĩnh vực khác, hai khái niệm này với những cách gọi khác nhau và chỉ
những lĩnh vực khác nhau.
1.1.1. Khái niệm cái tôi trong triết học
Đây là một trong những khái niệm triết học cổ nhất, được đánh giá,
đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể của mình. Khái niệm cái
tôi là khái niệm được hình thành trong một quá trình bền bỉ, lâu dài mang
trong mình tính phức tạp nhiều khi tưởng như thần bí. Cái tôi có nội hàm rộng
đến mức thật khó để xác định được toàn bộ ý nghĩa của nó cũng như tìm cho
nó một định nghĩa hoàn chỉnh và thống nhất.
Trong triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao
hàm trong đó những đặc tính, đặc điểm để phân biệt tôi với những cá nhân khác.

Các quan điểm duy tâm về cái tôi đã khẳng định cái tôi là phương diện trung tâm
của tinh thần con người, là cốt lõi của ý thức có khả năng chi phối hoạt động và
đó cũng là sự khẳng định nhân cách con người trong cuộc sống.
Các nhà triết học: Đêcactơ, Phichtê, Hêghen, Phơrơt đã “giải thích cái
tôi như là căn nguyên có tính chất quan niệm”.
Đêcactơ (1595- 1650) - một nhà triết học cổ đã khẳng định: “Tôi tư duy
vậy là tôi tồn tại”. Ông quan niệm cái tôi thể hiện ra như một thực thể biết tư
duy, như là căn nguyên của nhận thức duy lí, do đó khẳng định tính độc lập
của mình.
Hêghen (1770 - 1831) lại coi cái tôi giống như sự tha hóa của “ý niệm
tuyệt đối” đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của cái tôi.

7


Cantơ (1724 - 1804) lại cho rằng: “Cái tôi bao gồm hai phương diện:
Cái tôi với tư cách chủ thể tư duy, chủ thể nhận thức về thế giới, và cái tôi với
tư cách là khách thể của chính nhận thức”.
Hai nhà triết học cổ điển người Đức là Cantơ và Hêghen đã có những
đóng góp to lớn không chỉ cho lĩnh vực triết học mà còn cho cả hoạt động
nghiên cứu văn học nghệ thuật, đặc biệt trong việc khẳng định vai trò to lớn
của chủ thể sáng tạo.
Trong phân tâm học, cái tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan
tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội, cái tôi có vai trò trung
gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân
cách, xã hội.
Tiếp theo các nhà tâm lý học cũng đề cập tới khái niệm cái tôi khi xây
dựng các học thuyết về nhân cách. Tuy có sự khác nhau về lí giải nhân cách
cũng như cấu trúc nhân cách nhưng nhìn chung họ đều coi cái tôi là yếu tố cơ
bản cấu thành phần ý thức của nhân cách con người.

Như vậy, kể từ thời xa xưa, khái niệm cái tôi có những cách thể hiện
khác nhau, cùng một tên gọi nhưng ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có những
cách nhìn nhận không giống nhau, điều đó tùy thuộc vào mỗi con người, mỗi
cá nhân trong sự vận động và phát triển của lịch sử.
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ
Xuất phát từ quan điểm cái tôi trong triết học Mác - Lênin, chúng ta sẽ
nghiên cứu về cái tôi trữ tình với tư cách là một khái niệm vừa mang tính khái
quát vừa mang tính cụ thể.
Khái niệm này gắn liền với thơ trữ tình, mặc dù có nhiều ý kiến khác
nhau thì trong một quan điểm chung nhất, khái niệm trữ tình được xác định
như là: Sự thể hiện một cách trực tiếp những cảm xúc và suy ngẫm của nhà
thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời sống.
Xét về mặt bản chất thơ trữ tình biểu hiện khát vọng của con người
nhằm khám phá và đối diện những trải nghiệm tinh thần của con người
trước mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội, có thể nói cuộc trải nghiệm

8


diễn biến trong lịch sử của nhân loại như một hiện tượng tinh thần đặc thù
của con người.
Cái tôi cá nhân chính là hình tượng của chủ thể trữ tình trong tất cả các
tác phẩm thơ. Thông qua cái tôi cá nhân, nhà thơ có thể giãi bày tâm tư, tình
cảm, thế giới quan, tư tưởng suy ngẫm triết lí của mình. Nhìn từ góc độ phản
ánh luận thì cái tôi chính là đối tượng phản ánh của nhà thơ, là kết quả của sự
miêu tả, sự tự ý thức, tự đánh giá của mỗi nhà thơ. Vũ Tuấn Anh xác định:
“Cái tôi trữ tình vừa là một cách thế nhìn và cảm nhận thế giới của chủ thể,
lại vừa là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể, đồng thời cái tôi trữ tình
cũng đóng vai trò sáng tạo, tổ chức các phương tiện nghệ thuật (thể thơ, hình
tượng, vần, nhịp) để vật chất hóa thế giới tinh thần thành một hình thức văn

bản trữ tình”.
Có thể khẳng định rằng: tiến trình thơ trong lịch sử văn học nói chung
luôn luôn đồng hành với sự vận động của các kiểu cái tôi trữ tình. Cảm hứng
sáng tạo của các tác giả dân gian bắt nguồn từ mong muốn được sẻ chia, giao
hòa và đồng điệu trong những cảnh ngộ tương đồng. Nhân vật trữ tình trong
văn học dân gian chủ yếu là tầng lớp người lao động nghèo, họ có thể là
những người đang dầm mưa dãi nắng: “trên đồng cạn, dưới đồng sâu”. Và
không gian họ xuất hiện cũng gắn liền với không gian lao động sản xuất: đồi
chè, bãi dâu, đồng cỏ.
Sang đến cái tôi trữ tình trong thơ cổ điển, chúng ta thấy có nhiều quan
điểm theo truyền thống bản chất con người bắt nguồn từ mối quan hệ làng xã,
cộng đồng và cá nhân bị cột chặt, không thể tách rời mối quan hệ ấy. Điều
này tạo nên kiểu nhà thơ cổ điển, phi ngã. Ví dụ, mượn hình ảnh của cây tùng,
Nguyễn Trãi thể hiện tấm lòng yêu nước thương đời của mình, cây tùng là
biểu tượng đẹp đẽ của người quân tử, của bậc trượng phu. Trong nền văn học
trung đại, ý thức cá nhân có xuất hiện song nó tồn tại trong những quy tắc luật
lệ khuân mẫu, mà chúng ta gọi đó là tính quy phạm. Cái tôi trữ tình chủ yếu là
cái tôi vũ trụ. Trong thơ lãng mạn, cái tôi trữ tình được thể hiện rõ nét, bản
chất của thơ lãng mạn là tiếng nói của cái tôi cá nhân. Chất lãng mạn trong
thơ lãng mạn nằm ở cách cảm, cách nghĩ, sự thể hiện thế giới và con người
một cách đặc thù. Thơ lãng mạn là thơ của tâm hồn, tâm hồn ấy đã vượt ra
9


khỏi tính quy phạm, đồng thời thơ lãng mạn cũng lấy tâm hồn làm trung tâm.
Khi đất nước bước vào thời kỳ chiến tranh ác liệt để bảo vệ Tổ quốc, chống
lại kẻ thù xâm lược thì cái tôi trữ tình trong thơ lãng mạn lại mang một màu
sắc khác. Gắn liền với yêu cầu lịch sử, hoàn cảnh lịch sử, văn học lúc này đặt
vấn đề dân tộc lên hàng đầu, cái tôi trữ tình lúc này bộc lộ các vấn đề lớn của
dân tộc, cái tôi lúc này mang một vai trò to lớn và kiêu hãnh. Cái tôi khẳng

định sự chung sức, chung lòng cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước.
Bêlinxki đã từng cho rằng: “Toàn bộ hiện thực đều có thể là nội dung
của thơ trữ tình, nhưng với điều kiện nó phải trở thành sở hữu máu thịt của
chủ thể, là bộ phận cảm giác của chủ thể, gắn liền với sự hoàn chỉnh bản chất
của chủ thể”.
Lê Quý Đôn cũng đã từng khẳng định rằng: “một là tình, hai là cảnh,
ba là sự”.
Với Tố Hữu - một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào cách mạng cũng
đã khẳng định: “Thơ chỉ tràn ra trong tim ta cuộc sống đã thật đầy hay Thơ
là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”.
Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã nhận định trong Thi pháp thơ Tố Hữu:
“Ở thơ trữ tình, cá nhân là trung tâm quan niệm và tình cảm nội tại của nó”.
Như vậy cái tôi trữ tình được quan niệm về mặt nội dung không chỉ thể
hiện cái tôi của tác giả, cá tính tác giả, đạo đức tác giả mà nó còn bao gồm cả
gương mặt thời đại. Trong thơ có trường hợp nhà thơ là hình tượng nhân vật,
là tôi, là hình tượng trung tâm. Hay có trường hợp nhân vật trong thơ vẫn là
tôi nhưng không phải là tác giả, cũng có khi nhà thơ hóa thân vào nhân vật trữ
tình và lồng ghép vào với đối tượng miêu tả.
Như vậy, trung tâm của thế giới nghệ thuật thơ là cái tôi trữ tình, “đó là
sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người
thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các
phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần đặc biệt, độc đáo,
mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến người đọc
[1, tr. 33].

10


1.2. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và quá trình sáng tạo nghệ thuật
1.2.1. Vài nét về tác giả

Lâm Thị Mỹ Dạ là tên khai sinh đồng thời là bút danh của bà. Bà sinh
ngày 18 tháng 09 năm 1949 tại Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Lâm Thị Mỹ Dạ có
một tuổi thơ ấu cơ cực và vất vả. Bà đã từng tâm sự rằng: “Tuổi thơ tôi có những
nỗi trắc ẩn” và khi mới lên 10 tôi đã có bài thơ dòng sông đen. Bài thơ rất buồn.
Tuổi thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ là tuổi thơ đầy buồn đau và nước mắt,
Mỹ Dạ lúc nào cũng mang cảm giác trong mình là đứa trẻ “tội lỗi”.
Mọi cơ sự bắt đầu từ chuyện của một thời đã qua. Cha của Mỹ Dạ là ông
Lâm Thanh, một người con gốc Hoa từng tham gia Việt Minh ở huyện đội Lệ
Thủy thời kháng chiến chống Pháp. Cuối năm 1949, Lâm Thanh đưa ba mẹ của
mình vào sinh sống làm ăn tại Sài Gòn. Khi sắp xếp cho bố mẹ ổn định, năm
1954, ông ra đón mẹ con Mỹ Dạ. Ông đã mua vé cho cả ba người, song đến
những giây phút cuối cùng, mẹ của Mỹ Dạ là bà Lý Thị Đấu đã thay đổi quyết
định không đi vì không thể để lại người mẹ già và đứa em gái bơ vơ.
Ông Lâm Thanh quay trở lại Sài Gòn buôn bán làm ăn và cũng đủ để
trang trải cuộc sống và tích cực tham gia giúp đỡ hoạt động cách mạng. Và
may mắn thay, nhờ đất nước thống nhất, ông đã gặp lại đứa con gái Lệ Thủy
của mình. Ông càng bất ngờ và sung sướng hơn khi biết đứa con bé bỏng, đỏ
hỏn ngày nào giờ đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng.
Thế nhưng cha của Mỹ Dạ không hề biết rằng suốt bao nhiêu năm, Lâm
Thị Mỹ Dạ đã phải chịu hai nỗi đau cực kỳ lớn: đó là tuổi thơ thiếu vắng tình
thương của cha và là cháu nội của đại địa chủ, rồi là con của một kẻ “đi Nam
theo địch”. Lí lịch nhơ nhớp ấy khiến cho tuổi thơ của Mỹ Dạ bi thương, dù
đi học, đi chơi Mỹ Dạ luôn bị đám trẻ con trong làng, trong xóm và cả trong
xã ghẻ lạnh, dè bỉu, xa lánh.
May mắn là vào khoảng năm 1970, nhờ vào sự giúp đỡ của nhà thơ Hải
Bằng và nhà thơ Xuân Hoàng, nhà văn Trần Công Tấn đã đưa Mỹ Dạ về cơ
quan Hội Văn nghệ Quảng Bình. Chính nhờ trái tim thương tổn đã đưa Mỹ
Dạ đến với thơ. Mãi đến mười năm sau, năm 1978, khi đất nước thống nhất,
khi đã trở thành nhà thơ Việt Nam, chị được Hội Nhà văn Bình Trị Thiên giới
11



thiệu đi học Trường Viết văn Nguyễn Du và năm 1988, Lâm Thị Mỹ Dạ tốt
nghiệp khóa học ba tháng học viện Gooc-ky (Liên Xô cũ).
Bà tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa khoa viết văn 1979-1983, trở
thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn
Việt Nam khóa III, IV.
Và Mỹ Dạ đã sống trọn với thơ bằng một trái tim thương tổn không
thành sẹo ấy. Nói khác đi, nhịp đập trái tim đã trở thành âm hưởng chủ đạo,
thành nỗi đau đớn khôn nguôi trong hồn thơ của Mỹ Dạ. Viết về sự hy sinh
của mẹ, trong Trái tim sinh nở, Mỹ Dạ đã tâm sự: “Mẹ sinh em ngày này/
Mưa dột bầm mái tóc/ Gió tê buốt hai tay/ Mẹ không có cửa nhà/ Em - đứa
trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa”. Ngay cả khi đến
tuổi nghỉ hưu, mạch thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vẫn không thoát khỏi được sự ám
ảnh về nỗi đau đớn thời niên thiếu: “Em có buồn như tro/ Hoang lạnh cả một
trời thiếu nữ” trong bài thơ Anh đã nhìn thấy em, hay “Em tựa vào em đơn
độc quen rồi/ Em tựa vào em gắng vững giữa đời” bà đã thể hiện trong tác
phẩm Cho anh tựa vào em.
Chính trái tim mang nhiều thương tổn đã cho Lâm Thị Mỹ Dạ độ tinh
tế, nhạy cảm, sự sẻ chia với những thân phận, cuộc đời khốn khổ vì chiến
tranh, nghèo đói và sự bạc bẽo của nhân tình, tạo ra trực cảm thơ lâu bền của
Mỹ Dạ. Bà luôn trân trọng, chăm chút từng biểu hiện nhỏ của tình cảm trong
cuộc sống chẳng hạn như: bạn bè đau ốm mới vô viện đã khiến cho Mỹ Dạ
sốt sắng không yên, con của bạn học xong mà chưa xin được việc ngay cũng
khiến chị thao thức băn khoăn, bà thấy hoàn cảnh ai đau thương cũng khiến
bà rưng rưng nước mắt.
Cái trực cảm thơ ấy, mạch cảm xúc trong thơ ấy chính là do số phận và
sự từng trải trong cuộc đời nhà thơ tạo nên, những rung cảm tự nhiên này
không thể học ở bất kỳ trường lớp hay sách vở nào mà có được. Bởi thế, “trái
tim thương tổn luôn đau đớn” đã trở thành hình tượng đậm nét nhất xuyên

suốt trong sáng tạo thơ của Mỹ Dạ. Trong Trái tim sinh nở chị đã viết: “Dẫu
khi tắt nghỉ cuộc đời/ Trái tim mẹ giữa đất trời con yêu” hay “Hỡi người bán

12


quạt giờ thiên cổ/ Sóng gió trong tôi cứ thổi hoài”. Và bài thơ Nói với trái tim
là tuyên ngôn, là tuyên thệ về trái tim đầy những thương tổn của nữ sĩ:
“Ôi trái tim
Sao em lại mang dáng lưỡi cày
Để suốt đời không bao giờ yên ổn
Để suốt đời cày lên
Cày lên
Đau đớn và hạnh phúc”
Có lẽ bởi vì những tổn thương suốt cả cuộc đời không thành sẹo ấy,
nên dù Lâm Thị Mỹ Dạ đã “Dơ cao lá cờ trắng trước thơ” nghĩa là Mỹ Dạ
xin đầu hàng với thơ song thơ vẫn đến với bà chân chất, nồng nàn, bởi vì thơ
như nước mắt đã lặn sâu vào cuộc đời của bà.
1.2.2. Quá trình sáng tạo nghệ thuật
Cũng giống như các nhà thơ khác cùng thời, con đường thơ của Lâm
Thị Mỹ Dạ gồm hai chặng khá rõ nét. Chặng thứ nhất là trước năm 1975 bao
gồm toàn bộ các sáng tác viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chặng thứ hai là từ 1975 đến nay, bao gồm toàn bộ các sáng tác từ ngày hòa
bình lập lại. Giữa hai chặng đường sáng tác thơ này có nhiều nét khác biệt
khá rõ nét như đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như hình thức nghệ thuật. Tuy
nhiên, cũng cần thấy rằng, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương
đối bởi giữa các chặng đường thơ, giữa các tập thơ có sự tiếp nối lẫn nhau về
mạch cảm xúc.
1.2.2.1. Trước năm 1975
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng hòa

mình vào dàn đồng ca cùng với thế hệ các nhà thơ cùng thời. Họ cất vang lời
ca ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, của dân tộc, cổ vũ chiến đấu trong
cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc, trong hoàn cảnh chung của đất nước, các
nhà thơ trẻ đến với thơ rất tự nhiên với khát vọng của tuổi trẻ với tư cách là
nhà thơ - chiến sĩ.

13


Tuy nhiên, mỗi nhà thơ lại có những các cảm nhận và biểu hiện khác
nhau tạo nên những dòng chảy thơ khác nhau. Phạm Tiến Duật đến với cách
mạng trong tư thế một người lính đã sẵn sàng chiến đấu. Vì thế âm hưởng
trong thơ ông mang âm hưởng lạc quan của người làm chủ hoàn cảnh. Trong
hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, phẩm chất anh hùng của người Việt Nam
hiện lên đẹp, sáng rực hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp ngời sáng ấy khiến nhà thơ
Chế Lan Viên thốt lên: “Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm/ Tổ quốc có
bao giờ đẹp thế này chăng.”
Với Lâm Thị Mỹ Dạ, vẻ đẹp của dân tộc chính là vẻ đẹp của thứ vàng
mười đã được thử lửa, Lâm Thị Mỹ Dạ ngợi ca Bác Hồ, ngợi ca Tổ quốc,
ngợi ca những con người sẵn sàng hy sinh, xả thân vì đất nước với cái nhìn
đầy lạc quan, tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Đó là vẻ đẹp của cảnh lao
động trong chiến tranh được Mỹ Dạ viết trong bài thơ Gặt đêm:
“Đã hiện lên những vành nón trắng
Như khoảng trời trẻ thơ mát êm
Như cánh cò vỗ nhẹ trong đêm
Nón trắng tròn gợi về chân trời rộng”.
Bài thơ viết về hoàn cảnh lao động đầy bất thường trong chiến tranh ác
liệt, dữ dội. Những cánh đồng bị rải bom nổ chậm màu vàng của lúa thế
nhưng cảnh gặt đêm lại hiện lên lãng mạn, thơ mộng. Tuy nhiên, cái nhìn
trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không phải là cái nhìn một chiều. Bà nhìn rõ đau

thương mất mát song Mỹ Dạ nhìn dưới con mắt của sự lạc quan, tin tưởng
vào Cách mạng.
Bằng giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng, Lâm Thị Mỹ Dạ thủ thỉ với người
nghe câu chuyện hy sinh dũng cảm của cô thanh niên xung phong. Cách mở
đầu: “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường”, lối mở đầu giống như cổ tích,
nhà thơ đã đưa người đọc vào thế giới huyền thoại, và Khoảng trời hố bom là
minh chứng rõ nét cho điều này:
“Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

14


Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh”.
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không nghiêng về sự quyết liệt, mạnh mẽ mà
hướng đến sự nhẹ nhàng, sâu lắng. Nhà thơ tìm về phía những giá trị truyền
thống của dân tộc, quê hương, tìm về ký ức, tìm về thiên nhiên như một nhu
cầu tất yếu. Những bài thơ “Hương cau, Nghĩ về mẹ” khá tiêu biểu. Khi đi về
miền ký ức tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ có những câu thơ thật ngọt ngào, tinh tế
trong tác phẩm Nghĩ về mẹ:
“Mẹ thương con như đường kim mũi chỉ
Theo bàn tay mẹ nối ấm lành
Còn một kẻ thù chân con chưa thể nghỉ
Bởi mẹ đêm dài chưa trọn giấc năm canh”.
Với Lâm Thị Mỹ Dạ, người đọc nhận ra quê hương, mẹ luôn gắn bó,
hòa quyện, sóng đôi với nhau, gắn với những kỷ niệm tuổi thơ một thời. Nhờ
có sự đằm sâu vào kỷ niệm tuổi ấu thơ, trở về với thiên nhiên mà cái tôi sử thi
lại có chiều sâu, sự phong phú về tâm hồn, điều này tạo nên tính triết lí sâu
sắc mà cũng rất tự nhiên trong thơ của Mỹ Dạ.

1.2.2.2. Sau năm 1975
Trước năm 1975, văn học sống trong khuynh hướng lãng mạn và đậm
chất sử thi thì sau năm 1975, văn học vận động theo xu hướng dân chủ hóa.
Cùng với xu hướng đó, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chuyển từ giọng điệu ngợi ca
sang giọng điệu suy tư trầm lắng.
Càng về sau, Lâm Thị Mỹ Dạ càng khơi sâu vào cái tôi nội cảm bởi vì
bản chất thơ trữ tình là ý thức về cái tôi, về giá trị bản thân, quyền sống,
quyền làm người. Với Lâm Thị Mỹ Dạ dù có viết tiếp về quê hương đất nước
hay viết về chính bản thân mình thì những hình ảnh về quê hương, về mẹ …
chủ yếu hiện lên trong ký ức, hoài niệm, chờn vờn giữa thực và ảo. Ranh giới
giữa thực và ảo là một trong những nét riêng trong thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ
trong những sáng tác sau 1975. Có lẽ vì thế mà thơ Mỹ Dạ có sự trong trẻo
khó nhầm lẫn, tiêu biểu là Đề tặng một giấc mơ. Tập thơ là chùm các hình
15


ảnh, sự kiện diễn biến đứt nối làm thỏa mãn những ước mơ vô thức của con
người. Nó có nguồn cội từ những gì đã trải qua, đã từng trải, sống qua và dự
cảm của người đang mơ. Từ thế giới của ước mơ ấy, nữ thi sĩ nhìn ra cuộc đời
đầy đam mê, tiếc nuối, đó là sự tiếc nuối về thời gian, sự trôi chảy vô tình của
thời gian cuốn theo tuổi trẻ với bao khát vọng, mộng mơ, và đam mê. Chỉ có
như vậy con người mới khắc phục được cái hữu hạn của đời người nhất là sự
ngắn ngủi của tuổi trẻ mà rất nhiều lần Lâm Thị Mỹ Dạ nhắc đến bằng nhiều
lối nói khác nhau. Trong Hoa Hà Nội, nữ sĩ đã tâm sự rằng:
“Hoa cho tôi thắm lại
Tuổi xuân mình đã phai”
Mỹ Dạ là cây bút trẻ, “Khi nhắc đến thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, ngay từ
những năm đế quốc Mĩ đang ném bom rất dữ dội ở miền Bắc, bạn đọc nghe
tin ở Quảng Bình cất lên những vần thơ của một nhà thơ nữ trẻ, rất trẻ, đó
là Mỹ Dạ, với những bài thơ làm rung động tình cảm của rất nhiều nhà thơ

cũng như bạn đọc [8, tr. 2]. Nhìn chung, Lâm Thị Mỹ Dạ chủ yếu lấy bản
thân mình làm đối tượng phản ánh để nhìn ra cuộc đời. Điều này bộc lộ rõ
trong tập Đề tặng một giấc mơ. Cùng thời, các nhà thơ đều có chung suy
nghĩ như vậy song giữa họ, người đọc vẫn nhận ra sự khác biệt rõ nét. Nếu
như các nhân vật trữ tình của Ý Nhi là kiểu người phức tạp về trạng thái tình
cảm, ở Ý Nhi xuất hiện trạng thái nhiều con người trong một con người thì ở
trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là con người đầy cô đơn, tiếc nuối. Bà đã tự khơi
vào mọi ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn mình một cách đầy chân thực, đó
là nỗi ám ảnh, tiếc nuối trước sự trôi chảy vô hình của thời gian, là nỗi cô
đơn vô tận trong những khoảnh khắc đối diện với bản thân mình, là niềm
khao khát hướng tới một tình yêu tuyệt đích.
Càng về sau, tứ thơ Lâm Thị Mỹ Dạ càng tăng cường tính chất tự sự,
giọng thơ trở nên khắc khoải, khẩn trương hơn và thấm đượm màu sắc triết lí.
Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm cuộc hành trình trở về với chính mình đầy chân thực,
trăn trở. Ẩn chứa sau những câu thơ là dự cảm lớn về khát vọng vĩnh hằng
mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Đi cùng với sự cô đơn chính là ước mơ có

16


đôi, đi hết nỗi buồn thì niềm vui sẽ bừng sáng trên khuôn mặt. Hơn nữa, nỗi
buồn trong thơ bà là nỗi buồn sáng trong, luôn dìu dịu, nhè nhẹ.
Như vậy, sự chuyển biến trong con đường thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ là
một tất yếu cùng với xu hướng chung của dòng chảy văn học dân tộc. Nếu
trước năm 1975, thơ bà mang cái nhìn trữ tình đầy lãng mạn thì sau 1975 thơ
của Mỹ Dạ mang màu sắc của sự hướng nội. Dù vậy, ở mỗi chặng đường thơ,
người đọc luôn nhận ra những nét riêng đáng yêu trong thơ của Mỹ Dạ bởi
những khám phá nghệ thuật đặc sắc, “bởi thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không xa rời
thi pháp truyền thống nhưng luôn phá và thay để làm giàu có cái phần hiện
đại cần thiết của thơ” [9, tr. 64].


17


CHƢƠNG 2: SỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI
TRỮ TÌNH TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ
2.1. Cái tôi công dân
Cái tôi trữ tình là tập hợp của của rất nhiều quan hệ trong mối quan hệ
với chính nó, với cấu trúc của toàn bộ tác phẩm. Mỗi cái tôi là một giới hạn
tiếp xúc với đời sống. Chính vì thế, có nhiều tiêu chí phân loại cái tôi trữ tình,
trong thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, ta thấy nổi bật hơn cả là cái tôi
công dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đem đến cho thơ ca Việt
Nam một âm hưởng mới, trào lưu mới, đặc biệt là thơ của thế hệ trẻ yêu nước.
Ý thức công dân và ý thức trách nhiệm với vận mệnh của Tổ quốc là tư tưởng
nổi bật nhất trong thơ khi đất nước có chiến tranh. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
cũng hòa mình, góp thêm một tiếng nói tha thiết, mang đậm tinh thần nhập
cuộc trong thời kỳ cả đất nước lên đường kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
“nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy” qua hình ảnh cái tôi công dân với những
dạng thức khá đa dạng.
2.1.1. Cái tôi hòa nhập vào cái ta cộng đồng
Trong hai tập thơ đầu tay của nữ thi sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ, cái tôi trữ tình
nhiều khi ở trong tâm thế hướng ngoại. Cá nhân thường chọn cho mình đứng
ở vị trí là một phần của tập thể, là một thành viên của cả cộng đồng. Vì thế,
chúng ta thấy đại từ nhân xưng tôi có khi không tồn tại độc lập như một cá thể
mà nó thường nằm trong những danh từ đại diện cho đoàn thể, cho cộng đồng
như: “vùng chúng tôi, làng chúng tôi, quê chúng tôi, bạn bè tôi, đơn vị tôi, tổ
gặt con gái làng tôi, nhà chúng tôi...”. Điều này được thể hiện rõ nét trong bài
thơ Tin ở bàn tay:
“Đất chúng tôi mùa hè bỏng rát

Ngọn gió mát ban đêm, ngọn gió nóng ban ngày”
Hay
“Quê chúng tôi vùng đất miền Trung”

18


Cái tôi mang đại diện cho cái ta, cá nhân hòa chung vào với tập thể, cái
tôi hãnh diện tự hào và vui mừng khi được đứng trong tập thể, nhân danh tập
thể để tự hào về những chiến công lừng lẫy, vang dội, những thành quả ngọt
ngào của mình. Phát ngôn của cá nhân cũng chính là lời nói của cộng đồng,
dân tộc. Đó chính là lời khẳng định cho một tâm thế bình tĩnh, sẵn sàng,
ngang tàn, đầy bản lĩnh. Trong Gặt đêm, Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện rõ tâm
thế này:
“Màu vàng bom bi lẫn trong màu vàng của lúa
Bom nổ chậm không làm ta sợ nữa
Bao năm chiến tranh lòng đã quen rồi
Nào chị em mình gặt đi thôi”
Nhân vật trữ tình không hiện diện trong tư thế riêng lẻ mà hòa trong
nhịp chung của đám đông cái ta đầy thương mến “chị em mình”, là một cô
gái, là một thành viên của tổ gặt con gái bất chấp đạn bom đang hang say lao
động sản xuất. Bom đạn của chiến tranh, nỗi ám ảnh kinh hoàng ấy “không
làm ta sợ nữa” bởi vì “lòng đã quen rồi”. Sự bạo dạn, gai góc ấy không hẳn
là do kinh nghiệm mà là bởi ý chí được tôi luyện trong hoàn cảnh khó khăn,
trong thử thách. Chính vì thế, không phải là bởi quen tay hay quen mắt, mà
bởi vì “lòng đã quen rồi”. Bom đạn của chiến tranh không thể nào ngăn cản
được không khí sôi nổi, khẩn trương trên cánh đồng hợp tác xã với lời giục
giã tươi vui phấn khởi: “Nào chị em mình gặt đi thôi”. Lối xưng hô mình - ta
thật quen thuộc, gần gũi khi tất cả đã hòa lại làm một. Trước khó khăn thử
thách, gian khổ, cái tôi trong lòng tập thể vẫn vững tâm:

“Nhà chúng tôi mấy lần bom giội cháy, lại xây”
Hay trong Tin ở bàn tay, nữ sĩ đã khẳng định:
“Chúng tôi tin ở hai bàn tay
Phá bom cho thông đường xe chạy”.
Là một thành viên của cộng đồng dân tộc, giai đoạn đầu cái tôi công
dân trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thường mang tâm thế dấn thân, hòa nhập vào
quần chúng cần lao. Dứt khoát rời xa thế giới cá nhân nhỏ hẹp với những vui
19


×