Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Logistics toàn cầu tổ chức thực hiện xuất khẩu một lô hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.26 KB, 40 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu
(XNK), thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được công nghệ khoa học tiên tiến,
những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường
thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng biệt. Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự
sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nước, đặc biệt trong xu thế
ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường, thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu.
Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa rất nhiều về lợi thế so sánh, ở đó
mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu đi các quốc gia khác.
Trong thực tế không có quốc gia nào là có lợi thế về tất cả các mặt hàng, các
lĩnh vực, sự bổ sung hàng hóa giữa các quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu. Những quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu rất nhiều
và ngược lại những nước kém phát triển thì kim nghạch nhập khẩu lớn hơn xuất
khẩu.
Trước kia, ở Việt Nam nền kinh tế xuất phát điểm rất kém, trước kia lại vận
hành trong cơ chế quan liêu bao cấp, nền kinh tế chỉ là tự cung, tự cấp, công nghệ
trang thiết bị lại lạc hậu, quan hệ kinh tế lại không phát triển. Vận hành trong nền
kinh tế như thế sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu diễn
ra với kim ngạch nhỏ bé, bó hẹp trong một vài quốc gia cùng chế độ.
Trong khi trên khu vực và trên thế giới nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, linh
hoạt và đem lại hiệu quả cao. Xu thế tất yếu ấy đã đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi để
phù hợp với nền kinh tế trên thế giới, những tư tưởng lạc hậu ấy cần được cải tiến
và xóa bỏ thay thế vào đó là những cái mới tiến bộ hơn, linh hoạt hơn.
Việt Nam là quốc gia giáp biển thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi hàng hóa
với quốc tế. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đi lên, phát triển mạnh mẽ về
mảng xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan


trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công
nghiệp hóa đất nước. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận
lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển, tạo
điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản
xuất trong nước. Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ


2

sản xuất. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cả
thiện đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan
hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Có thể nói, xuất khẩu không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển
kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp
tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như vốn, kĩ
thuật, lao động, nguồn tiêu thụ thị trường.
Để tìm hiểu về quy trình xuất khẩu hàng chúng em đã chọn đề tài bài tập lớn
là :”Tổ chức thực hiện xuất khẩu một lô hàng”. Kết quả tìm hiểu, nghiên cứu về đề
tài trên được tổng hợp trong bài tập lớn sau gồm 2 chương:
Chương I: Khái quát chung về hoạt động xuất khấu hàng hóa
Chương II: Thực hiện xuất khẩu lô hàng Thiết bị điện tử.


3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA
1.1.


Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc

gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi
nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc
gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong
phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi
thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương . Nó đã
xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh
mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao
đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới
nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá
thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích
cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất của hoạt
động thương mại quốc tế. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và
thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng
năm, có thể đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Cơ sở hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa
trong nước. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi chuyên môn hoá
ngày càng cao nên số sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người ngày một
dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Nói cách
khác, chuyên môn hoá thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngược lại, một quốc gia không
thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động mua bán trao đổi với các


4


nước khác. Chính chuyên môn hoá quốc tế là biểu hiện sinh động của quy luật lợi
thế so sánh. Quy luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất- coi đó là
chìa khoá của phương thức thương mại.
Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi
nhuận lớn, là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển. Thúc đẩy xuất khẩu là đi
đôi với việc tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng tiềm lực kinh tế, quân sự.
Bởi thế hoạt động xuất khẩu nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là việc
làm hết sức có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài.
1.2.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.2.1.

Đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, xuất khẩu có

vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng
như trên toàn thế giới.
Do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực
này nhưng lại yếu về những lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được những lợi thế,
giảm thiểu bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình phát triển, các quốc gia phải
tiến hành trao đổi với nhau, bán những sản phẩm mà mình sản xuất thuận lợi và
mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu
không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực
khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân
công, tiềm năng kinh tế … thông qua hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện phát
triển kinh tế nội địa.
Nói cách khác một quốc gia dù ở một tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm

có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào
sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng
không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi
quốc gia khai thác được lợi thế tương đối của mình một cách tốt nhất để tiết kiệm
được những nguồn nhân lực như : vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên … Trong
quá trình sản xuất hàng hoá. Và vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm
cũng sẽ được gia tăng.


5

1.2.2.

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát

triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nuớc. Vai trò của xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:
-

Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước.
Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận
phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập
khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn
vốn huy động chính như sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ
+ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước
+ Thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được,
song việc huy động chúng không phải rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi
vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.
Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất.
Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng
của hoạt động nhập khẩu. ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở
bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ
thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu
– nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và
đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia
từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.


6

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội
địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản
chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu
chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không
có cơ hội phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm

này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể
hiện:
+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có
thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành
khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phầnổn định
sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có
rthể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn
khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không
có khả năng sản xuất được.
+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả
về chiều rộng và chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu
hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở
nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước
thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở
mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại
của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.
Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh
toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các


7

nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được
nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn
định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
-


Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân.

Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua
việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu
hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
-

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại.

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua
lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây
dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ
khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại
sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở
hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ
dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng
hai cách:
+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản
xuất ra.
+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động
của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
1.2.3. Đối với các doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường
quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất
khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế

hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.


8

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp
không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường
nước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng
cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như
các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất
khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công
tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu
kỳ sống của một sản phẩm.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các
doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết
kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều
lao động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng
thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi
nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn
bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
1.3.


Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có các chức năng cơ bản sau:
• Tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước.
• Thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm có lợi cho quá trình sản xuất trong
nước.
• Tăng hiệu quả sản xuất.


9

Từ những chức năng trên hoạt động xuất khẩu tự đặt ra cho mình một số
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu chiến lược, chính sách và công cụ nhằm phát triển TMQT
nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng, hướng tiềm năng, khả năng
kinh tế nói chung và sản xuất hàng hoá dịch vụ của nước ta nói riêng
vào sự phân công lao động quốc tế . Ra sức khai thác có hiệu quả mọi
nguồn lực cua đất nước, không đánh giá mình quá cao, quá lạc quan
cũng như không tự ti đánh giá mình quá thấp, từ đó bỏ lỡ cơ hội làm ăn
-

với nước ngoài, liên kết và đan xen vào chương trình kinh tế thế giới.
Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng chứa
đựng nhiều hàm lượng chất xám, kỹ thuật và công nghệ để tăng nhanh

-

khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị
lớn đáp ứng những đòi hỏi cuả thị trường thế giới và của khách hàng về


-

chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Mở rộng thị trường và đa phương hoá đối tác.
Hình thành các vùng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo các chân

-

hàng vững chắc, phát triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu.
Xây dựng các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược, từ đó có kế
hoạch phát triển và mở rộng mặt hàng chủ lực.

1.4.

Các loại hình xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào

số lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương thức có đặc điểm
riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng. Thông thường có các loại hình xuất khẩu chủ yếu
sau:
-

Xuất khẩu trực tiếp:

Giống như các hoạt động mua bán thông thường trực tiếp ở trong nước,
phương thức xuất khẩu trực tiếp trong kinh doanh TMQT có thể được thực hiện ở
mọi lúc, mọi nơi trong đó người mua và người bán trực tiếp gặp mặt ( hoặc thông
qua thư từ, điện tín...) để bàn bạc và thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả, điều
kiện giao dịch, phương thức thanh toán... mà không qua người trung gian. Những



10

nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện, việc mua không nhất thiết gắn
liền với việc bán.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán theo phương thức này khác với hoạt động nội
thương ở chỗ: bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở các quốc gia khác
nhau, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên, hàng hoá là
đối tượng của giao dịch được di chuyển qua khỏi biên giới của một nước.
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp thường có những ưu điểm sau:
+ Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất, ít xảy ra

những hiểu lầm đáng tiếc.
+ Giảm được chi phí trung gian.
+ Có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách

hàng, khắc phục thiếu sót
+ Chủ động trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá

Tuy nhiên hoạt động này cũng gặp phải một số hạn chế đó là:
+ Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán
+ Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí:
-

giấy tờ, đi lại, điều tra tìm hiểu thị trường.
Xuất khẩu gián tiếp:
Nếu trong xuất khẩu trực tiếp người bán tìm đến người mua, người mua tìm

đến người bán và họ trực tiếp thoả thuận quy định những điều kiện mua bán, thì

trong xuất khẩu gián tiếp, một hình thức giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập
quan hệ giữa người bán và người mua và việc quy định các điều kiện mua bán đều
phải thông qua người thứ ba. Người thứ ba này gọi là người trung gian buôn bán.
Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường thế giới là đại lý và môi giới.
+ Đại lý: là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành
vi theo sự uỷ thác của người uỷ thác (principal). Quan hệ giữa người
uỷ thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.
+ Môi giới: là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người
bán, được người bán hoặc người mua uỷ thác tiến hành bán hoặc mua
hàng hoá hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới không
được đứng tên của chính mình mà đứng tên của người uỷ thác, không
chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người


11

uỷ thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Người môi giới
không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp được uỷ
quyền. Quan hệ giữa người uỷ thác với người môi giới dựa trên sự uỷ
thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn.
Việc sử dụng những người trung gian thương mại (đại lý và môi giới) có
những lợi ích như:
+ Những người trung gian thường có hiểu biết rõ tình hình thị trường,

pháp luật và tập quán địa phương, do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc
buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người uỷ thác.
+ Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất

nhất định, do đó, khi sử dụng họ, người uỷ thác đỡ phải đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài.

+ Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói,

người uỷ thác có thể giảm bớt chi phí vận tải.
+ Tuy nhiên việc sử dụng trung gian có khuyết điểm như:
+ Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị
trường. Công ty cũng thường phải đáp ứng những yêu sách của đại lý
hoặc môi giới.
+ Lợi nhuận bị chia sẻ

Trước sự phân tích lợi hại như vậy, người ta chỉ thường sử dụng trung gian
trong những trường hợp cần thiết như: khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi
mới đưa vào thị trường mới một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng
qua trung gian, khi mặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống chẳng
hạn.
-

Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu (counter- trade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng

hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là
người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây
mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu
về một hàng hoá khác có giá trị tương đương.


12

Buôn bán đối lưu đã ra đời lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá- tiền tệ, trong
đó sớm nhất là “ hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay, ngoài hai hình
thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình mới ra đời từ sau Chiến tranh thế giới

thứ hai.
Các loại hình buôn bán đối lưu phải kể đến như:
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi trực
tiếp với nhau những hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra gần
như đồng thời.
Nghiệp vụ bù trừ (compensation): đây là hình thức phát triển nhanh nhất của
buôn bán đối lưu. Trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ
sỏ giá trị hàng giao và hàng nhận đến cuối kỳ hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, so
sánh giữa giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như
thế, mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ
về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.
Nghiệp vụ mua đối lưu (counter- purchase): trong nghiệp vụ này một bên giao
thiết bị cho khách hàng của mình và để đổi lại mua sản phẩm của công nghiệp chế
biến, bán thành phẩm, nguyên vật liệu...
Giao dịch bồi hoàn (offset): người ta đổi hàng hoá và/hoặc dịch vụ lấy những
dịch vụ và ưu huệ ( như ưu huệ trong đầu tư và giúp đỡ bán sản phẩm).
Nghiệp vụ mua lại sản phẩm (buy- backs): trong nghiệp vụ này một bên cung
cấp thiết bị toàn bộ và/hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên
khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí
quyết kỹ thuật đó chế tạo ra.
-

Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó một bên

(gọi là bên đặt gia công) giao (hoặc bán) nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho một
bên khác (gọi là bên nhận gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại (hoặc bán
lại) cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy trong gia
công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.



13

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của
nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ tận dụng được giá
rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia
công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động
trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây
dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng
được phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại như
Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo...
-

Giao dịch tái xuất
Là hoạt động xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu

chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
-

Xuất khẩu theo nghị định thư.
Là hình thức xuât khẩu hàng hoá (hay trả nợ) được kí theo nghị định thư của

chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm: khả năng thanh toán chắc
chắn (do nhà nước trả cho đối tác xuất khẩu), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận.


14

1.5.


Quy trình chung về hoạt động xuất khẩu
Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết quan trọng mà doanh

nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết. Căn cứ vào
điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công
việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp
thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thông tin phản
hồi từ phía đối tác.
Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:
 Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá
Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cả các
doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài. Nhưng theo
quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng kí kinh doanh trong
nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ thương
mại. Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ
chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quý, tác
phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).
Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp
ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở cửa khẩu,
cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.
 Bước 2: Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến
hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã
kí.
-

Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu.

Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Vì thế

chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng.
-

Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá.

Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình
chuẩn bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản.


15

Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững được yêu cầu loại
bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có
hiệu quả kinh tế cao.
+ Loại bao bì: thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng…
+ Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở
mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao
nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng. Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng
sủa, rõ ràng, dễ nhận biết.
 Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng hoá
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm
chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu
là động vật, thực vật phải kiểm tra lây lan bệnh dịch (tức kiểm dịch động vật, kiểm
dịch thực vật).
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa
khẩu. trong đó việc kiểm tra ở cơ sở) tức ở đơn vị sản xuất, thu mua chế biến, như
các nước xí nghiệp ...) có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Còn
việc kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở
và thực hiện thủ tục quốc tế.
Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức kiểm tra "chất lượng sản phẩm"

(KCS) tiến hành. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm về
phẩm chất hàng hoá. Vì vậy trên giấy chứng nhận phẩm chất, bên cạnh những chữ
ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.
Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của huyện, quận,
hoặc ở nông trường tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở là phòng (hoặc
trạm) thú y (của huyện, quận hoặc của nông trường) tiến hành.
Cục thú y và Cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu (như cảng,
ga quốc tế). Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đặt ở các trạm và các
chi nhánh công ty. Do đó nếu có yêu cầu kiểm tra hàng hoá ở các cửa khẩu trước
khi gửi hàng xuất khẩu, chủ cửa hàng phải đề nghị các cơ quan chứng nhận (về


16

phẩm chất hoặc về sự kiểm dịch) đối với hàng hoá trong thời hạn chậm nhất là 7
ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu.
 Bước 4: Thuê tàu lưu cước
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở
hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản của hợp đồng
mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải.
Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình
hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều
trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho
một công ty hàng hải như: công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfracht), công
ty đại lý tàu biển (VOSA)...
Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa hai bên uỷ thác thuê tàu với bên nhận
uỷ thác thuê tàu là hợp đồng uỷ thác. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu:
- Hợp đồng uỷ thác thuê tàu cả năm.
- Hợp đồng uỷ thác chuyến
Chủ hàng xuất nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hoá để

lựa chọn loại hình hợp đồng cho thích hợp.
 Bước 5: Mua bảo hiểm hàng hoá
Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy
việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn
cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo
hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm.
- Ký hợp đồng bảo hiểm bao.
Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểm ngay
từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó. Khi có hàng xuất khẩu doanh
nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp hoá đơn bảo
hiểm.
- Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến:
Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu
cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểm ký kết hợp


17

đồng bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm
sau:
+ Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm ruỉ ro.
+ Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng.
+ Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng.
Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau: Điều khoản ghi
trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại
tàu chuyên chở.
 Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu
đều phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây:
-


Khai báo hải quan

Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration)
để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung
thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như: Loại hàng, (hàng
mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất...), tên hàng, số,
khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước
nào... tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ
yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
-

Xuất trình hàng hoá

Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm
soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu
cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Ðể thực hiện
thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan.
-

Thực hiện các quyết định của hải quan

Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như:
Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách
có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại...) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng
đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse) hàng không được xuất (hoặc


18


nhập) khẩu... nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó.
Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự.
 Bước 7: Giao nhận hàng
Hàng xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản, bằng đường biển và đường sắt.
Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau:
- Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở
cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc Công ty đại
lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan).
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
- Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
- Lấy biên lai thuyền phó (Mates receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận
đơn đường biển.
Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng lên tàu (Clean on
board B/L) và phải chuyển nhượng được (Negotiable).
Nếu hàng hoá được giao bằng container khi chiếm đủ một container (FCL),
chủ hàng phải đăng lý thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng
trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm hết một container
(LCL), chủ hàng phải lập "bản đăng ký hàng chuyên chở" (cargo list). Sau khi đăng
ký được chấp thuận, chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải.
Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với
cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng
hàng hoá. Khi đã dược cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp
chì làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.
 Bước 8: Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch
kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay có ba phương thức sau được sử dụng rộng rãi.
-

Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)


Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanh nghiệp
xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn


19

đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc
thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó.
+ Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc
người mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng.
+ Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác
phù hợp với L/C về nội dung và hình thức.
-

Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.

Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngay
sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất
trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác.
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng mà
hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn.
-

Thanh toán bằng điện chuyển tiền (Telex Transfer)

Trong trường hợp thanh toán bằng điện chuyển tiền nhả xuất khẩu thường
quan tâm tới thời điểm thanh toán.
Nếu được thanh toán trước nhà xuất khẩu chỉ cần kiểm tra bản fax, điện
chuyển tiền của đối tác để đối chiếu với tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng.
Trên thực tế nếu nhận được giấy báo có của ngân hàng thì nhà xuất khẩu mới

thực sự an tâm xuất hàng hóa và đảm bảo thanh toán tiền hàng.
Chú ý : Để đảm bảo nhà xuất khẩu chắc chắn nhận được tiền từ đối tác thì nhà
xuất khẩu phải làm hai nghiệp vụ sau :
+ Phải yêu cầu nhà nhập khẩu có bản sao lệnh chuyển tiền.
+ Liên hệ trưc tiếp với ngân hàng xem tiền có thực sự ở trong tài
khoản ngoại tệ của mình hay không.
 Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đỗ vỡ
thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời gian khiếu
nại.


20

Ðối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng
không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi
phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn...
Ðối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình
chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi cuả người vận tải gây nên.
Ðối tượng khiếu nại là công ty bảo hiẻm nếu hàng hoá – đối tượng của bảo
hiểm bị tổn thất do thiên tai, tại nạn bất ngò hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên,
khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm.
Ðơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản
giám định, COR, ROROC hay CSC v.v...), hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo
hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm) v.v...
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nại đòi
bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu
của khách hàng (người nhập khẩu). Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời có
tình có lý.
Nếu khiếu nại của khách hàng là cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyết

bằng một trong những phương pháp như:
- Giao hàng thiếu.
- Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
- Sữa chữa hàng hỏng;
Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá giao vào
thời gian sau đó.
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau
tại hội đồng trọng tài (nếu thoả thuận trọng tài) hoặc tại Toà án.


21

CHƯƠNG II: THỰC HIỆN XUẤT KHẨU LÔ HÀNG THIẾT BỊ
ĐIỆN TỬ
2.1.

Nhiệm vụ của người xuất khẩu

Sơ đồ 2.1. Quy trình xuất khẩu lô hàng
 Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu
Công ty TNHH RORZE ROBOTECH chuyên về thiết kế, sản xuất và lắp ráp
rô bốt, các thiết bị, phần mềm điều khiển tự động… phải được sự cho phép của cơ
quan chủ quản hoặc cán bộ chuyên ngành nên cần phải xin giấy phép xuất khẩu.
 Bước 2: Chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá.
 Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Trước khi giao hàng, kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao
bì (tức kiểm nghiệm).
 Bước 4: Book tàu và lấy container rỗng

• Book tàu
Một số hãng tàu cùng lịch trình tàu từ cảng Hải Phòng đi cảng Fukuyama,
Nhật Bản, trong tháng 12 như : ONE, CMA CGM, YANG MING,....


22

 ONE

Theo như lịch, hành trình của tàu sẽ như sau:
-

Ngày 01/12/2018- 07/12/2018 tàu đi từ cảng Hải Phòng đến cảng Singapore.
Chuyển tàu, ngày 10/12/2018- 18/12/2018 tàu đi từ cảng Singapore đến cảng

-

Busan.
Chuyển tàu, ngày 20/12/2018- 20/12/2018 tàu đi từ cảng Busan đến cảng
Fukuyama.
Tổng cuộc hành trình tàu đi 20 ngày.

 CMA CGM


23

Theo như lịch, hành trình của tàu sẽ như sau:
-


Ngày 14/12/2018- 16/12/2018 tàu đi từ cảng Hải Phòng đến cảng Hongkong.
Chuyển tàu, ngày 17/12/2018- 20/12/2018 tàu đi từ cảng Hongkong đến cảng

-

Busan.
Chuyển tàu, ngày 22/12/2018- 25/12/2018 tàu đi từ cảng Busan đến cảng


24

Fukuyama.
Tổng cuộc hành trình tàu đi 11 ngày.
 YANG MING MARINE TRANSPORT

Theo như lịch, hành trình của tàu sẽ như sau:
-

Ngày 02/12/2018- 05/12/2018 tàu đi từ cảng Hải Phòng đến cảng Kaohsiung.
Chuyển tàu, ngày 12/12/2018- 18/12/2018 tàu đi từ cảng Kaohsiung đến cảng

-

Busan.
Chuyển tàu, ngày 22/12/2018- 25/12/2018 tàu đi từ cảng Busan đến cảng
Fukuyama.
Tổng cuộc hành trình tàu đi 23 ngày.
Chọn lịch trình tàu : Từ lịch trình của 3 hãng tàu tìm được, chúng ta
quyết định chọn hãng tàu One . Thời gian tàu chạy từ 01/12 đến ngày 20/12 tổng
thời gian chạy là 20 ngày. Mặc dù hãng tàu CMA CGM tổng thời gian chạy ngắn

hơn (11 ngày), giá sẽ cao hơn. Hãng tàu CMA CGM và Yang Ming đến cảng
Fukuyama chậm hơn One 5 ngày, bởi vì cuối năm là mùa cao điểm làm hàng, nên
chọn hãng tàu ONE đi tới Fukuyama sớm thực hiện hợp đồng sẽ thuận hơn.
Ngoài ra, lựa chọn hãng tàu ONE bởi vì: Lịch trình linh hoạt, rõ ràng, chi
tiết. Thời gian nhận và trả hàng đúng hẹn. Thực hiện các chuyến đi nhanh. Vận


25

chuyển hàng hóa an toàn. Quy trình xử lí hàng hóa phù hợp, nhanh chóng,
chuyên nghiệp.
Thủ tục booking: Người xuất khẩu sau khi chon được lịch tàu sẽ gửi
Booking request đến hãng tàu để đặt chỗ và thuê phương tiện vận tải. Hãng tàu sẽ
xác nhận bằng cách gửi lại Booking confirm, nhà xuất khẩu sẽ cầm Booking
confirm đến hãng tàu để đổi lấy lệnh cấp vỏ container rỗng và đến bãi lấy
container

BOOKING REQUEST

ONE

Shipper/ Export (complete name and
address)
RORZE ROBOTECH CO.,LTD
No. F2-F3-F4, NOMURA-HAIPHONG
INDUSTRIAL ZONE,TAN TIEN
COMMUNE, AN DUONG DIST, HAI
PHONG CITY, VIET NAM
Consignee (complete name and address)
Information contact

RORZE CORPORATION
Tel: 0225.3266447 /0225.3266455
1588-2 MICHINOUE, KANNABE-CHO,
Fax 028 3827 0997
FUKUYAMA-SHI, HIROSHIMA-KEN 720- Email::
2104, JAPAN
Notify Party (complete name and address)

2nd Notify Party

Feeder Name
Voy No
Service contract namber:
IWASHIRO
006S
UMM SALAL
010E
T/S SHUTTLE
WATER
ETD 01/12/2018 (Sat) 10:30
HS code:
DESTINATION: FUKUYAMA, JAPAN
Special remark on routing (if any)
CARGO PARTICULAR FURNISHED BY SHIPPER
Description of goods:
Equipment
Total
Size
Type
ELECTRONICE DEVICE

(Particular):
Controller
3
2
Robot
8
3
Load port
14
5
Total
25
10
Payment Terms:
Booking
100% by T/T


×