Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dung cu noi nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.05 KB, 16 trang )

DỤNG CỤ NỘI NHA
Điều trị nội nha là một thủ thuật phức tạp, đòi hỏi những dụng cụ và vật liệu
riêng biệt, đồng thời phải đầy đủ và được sắp xếp có thứ tự giúp cho người làm việc
không mất thời gian và đạt hiệu quả .
Dụng cụ sẽ được mô tả theo các bước điều trị nội nha.
1. CHẨN ĐOÁN
Để giúp cho sự chẩn đoán được chính xác hơn, góp phần thành công trong điều
trị nội nha, việc thử độ sống của tuỷ rất cần thiết. Để thử độ sống của tuỷ có máy thử
tuỷ bằng điện (máy riêng hoặc gắn vào máy nha khoa), hoặc bằng pin sạc. Sợi quang
chiếu sáng để phát hiện sự rạn nứt răng. Ngoài ra có thể thử nóng bằng dụng cụ trám
hơ nóng hoặc cône Gutta percha hơ nóng và thử lạnh bằng thỏi đá nhỏ hoặc bình xịt
lạnh với nhiệt độ - 500C, chất làm lạnh có thể dùng Ethyl chloride.

Hình 1:
Máy thử
tủy và
cách thử
tủy

Hình 2: Sợi quang và bình xịt thử lạnh
2. CÔ LẬP RĂNG
Để giảm sự nhiễm khuẩn từ môi trường miệng, phòng ngừa dụng cụ rơi vào
xoang miệng, người ta đặt đê trước khi điều trị. Để đặt đê cần những dụng cụ sau:
2.1. Đê cao su
Là một loại latex được làm sẵn với các độ dày và màu sắc khác nhau. Loại dày

104


ôm sát vào cổ răng và ít bị rách, màu đen thì phản ánh rõ với răng và ít phản chiếu ánh
sáng.


2.2. Clamp
Là khí cụ bằng kim loại để giữ chặc đê vào cổ răng, có nhiều loại để phù hợp
cho các loại răng, đồng thời có loại có cánh và loại không có cánh.
2.3. Khung giữ đê: có thể bằng kim loại hoặc nhựa để căng thẳng đê.
2.4. Kềm bấm lỗ: để tạo lỗ trên đê phù hợp với loại răng.
2.5. Kẹp mang clamp: để mang clamp đặt vào răng.

Hình 3: Bộ đặt đê
105


3. MỞ BUỒNG TUỶ VÀ ĐƯỜNG VÀO ỐNG TUỶ
Trong giai đoạn này thường có những sai sót làm việc điều trị nội nha thất bại,
đó là thủng thành răng hoặc thủng sàn tuỷ, để tránh trường hợp này có loại mũi khoan
đặc biệt dùng để mở buồng tuỷ đó là loại mũi trụ thuôn bằng kim cương hoặc bằng
tungsten đầu nhẵn. Để kiểm soát trần tuỷ và nhìn lỗ vào ống tuỷ nên sử dụng gương
phẳng tránh những hình ảnh giả.

Hình 4: Các loại mũi khoan mở buồng tủy
4. LẤY TUỶ
Trước khi lấy tuỷ, phải thăm dò lỗ vào ống tuỷ và xác định hướng vào cũng như
số ống tuỷ.
- Để thăm dò lỗ vào ống tuỷ có thể dùng thám trâm số 6
- Để xác định hướng và số ống tuỷ dùng trâm trơn ( sonde liss ).
- Sau đó dùng trâm gai (tire-nerf) để lấy tuỷ, nên dùng trâm gai nhỏ hơn ống tuỷ, nhỡ
gãy cùng có thể lấy ra được.

Hình 5: Thám trâm số 6
106



Hình 6: Trâm trơn

Hình 7: Trâm gai
5. BƠM RỬA
Dùng ống chích bằng nhựa hoặc thuỷ tinh để bơm rửa ống tuỷ với dung dịch
H2O2 3% (10 TT) và NaOCl 2,5%. Nên sử dụng ống chích loại đầu lắp vặn kim, để
tránh tình trạng kim sút. Kim bơm rửa là loại kim thường của ống chích hoặc loại vát
đầu, hiện nay có loại đặc biệt dùng cho việc bơm rửa ống tuỷ, đó là loại kim với những
lỗ thoát nước dọc trên thân kim.

Hình 8: Ống chích nhựa đầu lắp vặn và các
loại kim bơm rửa
6. ĐO CHIỀU DÀI ỐNG TUỶ :
Dùng trâm trơn hoặc trâm nạo số nhỏ .
Thước kẻ.
Máy định vị chóp răng.

107


Hình 9: Các loại thước đo chiều dài ống tủy

Hình 10: Máy định vị chóp
7. SỬA SOẠN ỐNG TUỶ
Việc sửa soạn ống tuỷ có thể dùng tay hoặc dùng máy, dùng tay cho phép ta
kiểm soát được nhờ cảm giác đồng thời giữ được hình thể riêng biệt của mỗi ống tuỷ.
Còn dùng máy cho phép làm nhanh hơn trong việc lấy đi các cặn bã, và tạo dạng thuôn
cho ống tủy, tuy nhiên dễ gây sai sót nếu không am hiểu tường tận cách sử dụng.
7.1. Dụng cụ bằng tay

7.1.1. Cấu tạo
Được cấu tạo gồm phần cán và phần thân tác dụng
- Phần cán: có ghi số biểu thị đường kính đầu mũi và hình dạng của cây tạo nên đầu
tác dụng hoặc kết hợp với code màu ứng với mỗi số. Thí dụ màu xám ứng với số 8,
108


màu tím số 10, màu trắng số 15, màu vàng số 20, màu đỏ số 25, màu xanh dương số
30, màu xanh lục số 35, màu đen số 40, sau đó trở lại lại màu trắng số 45, màu vàng số
50…tiếp tục như thế đến các số sau. Phần cán có thể bằng kim loại hoặc nhựa.

Hình 11: Code màu của dụng cụ bằng tay (trâm nạo và trâm dũa)
- Phần thân tác dụng: Phần này có nhiều kích thước khác nhau: 16, 18, 21, 25, 31mm,
tuy nhiên thông dụng nhất là loại 21 và 25mm. Được làm bằng thép không rỉ hoặc
Niken-titan (Niti) hình vuông, tròn, tam giác…tạo nên nhiều kiểu dáng khác nhau tạo
thành các loại trâm khác nhau
7.1.2. Phân loại
- Nạo K (reamer): được cấu tạo bởi một loại dây hình tam giác xoắn lại, loại này bén
và dẽo nhưng chỉ dùng với động tác xoay, xoay ¼ vòng kéo ra có hiệu quả trong cả hai
chiều. Lưỡi cắt gần như song song với trục của trâm nên ít gây tắt nghẽn nơi chóp răng
nếu được dùng một cách thận trọng, tuy nhiên bị giới hạn trong trường hợp ống tuỷ
cong nhiều. Người ta khuyên nên bẻ cong đầu trâm trước khi làm việc giúp tạo hình
tốt hơn.
- Dũa K (file K): được cấu tạo bởi loại dây hình vuông và xoắn lại, loại này mạnh nhất
trong các loại trâm bởi sức căng và nén, vì vậy sử dụng tốt nhất trong việc tìm đường
vào ống tuỷ nhỏ hoặc để xác định chiều dài và tạo hình phần chóp răng do cắt ngà ít
hơn. Dụng cụ này dùng với động tác xoay ¼ vòng kéo ra, dũa, nạo theo động tác cùng
chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
- Dũa H (Hedstrom file): được cấu tạo bởi loại dây hình tròn xoắn lại, là loại trâm dũa
có bờ cắt đơn, bén nhất rất có hiệu quả trong việc cắt ngà và cũng là nguyên nhân gây

lủng thành bên chân răng khi dùng không khéo. Do lưỡi cắt của trâm dũa H gần như
nằm ngang nên nó có hiệu quả với động tác kéo ra, ít có hiệu quả với động tác xoay
nên không sử dụng động tác này. Với những ống tuỷ cong dũa H mang lại hiệu quả và
an toàn nếu bẻ cong dũa và làm với động tác kéo từ trong ống tuỷ cong ra.
Các loại trâm này đều có chung một tiêu chuẩn theo ANSI (American National
Standards Institute), với độ thuôn là 0.2mm
- Trâm xoay NiTi bằng tay (Protaper)

109


Hình 12: Dụng cụ bẻ cong đầu trâm

Hình 13: Các loại trâm tay
7.2.Dụng cụ bằng máy
7.2.1. Trâm xoay NiTi
Trâm xoay ra đời từ đầu những năm 90, được chế tạo bằng lớp hợp kim NikelTitanium. Trâm NI-TI có độ dẽo rất cao, có thể uốn cong nhiều hơn so với những cây
110


trâm cổ điển. Phía đầu trâm được cải tiến an toàn không tạo nấc khi chạy đến khúc
cong của ống tủy. Đặc biệt, trâm có những mặt phẳng tiếp xúc với thành tuỷ khi làm
việc tạo thành động tác bào, mài láng thành tủy và những chất cặn bã, mùn ngà được
đẩy vào những rãnh kế bên và sẽ bị loại bỏ khi trâm đưa ra khỏi tủy. Mặt phẳng tiếp
xúc này tạo cho cây trâm có độ bào mòn an toàn.
Với thiết diện cắt ngang và những cạnh cắt có độ cắt lớn và mạnh, cây trâm cổ
điển dễ đưa tới sự lủng thành và di chuyển chóp răng.
Với độ thuôn 0,2 ở cây trâm cổ điển, thì cây trâm NI-TI có độ thuôn 0,4 – 0,6.
Cùng động tác xoay tròn liên tục hướng về chóp răng một cách an toàn, chúng ta chỉ
cần giữ tay khoan và vận tốc 150 – 350 vòng/phút.

Phân loại trâm xoay NI-TI:Việc ra đời nhiều loại trâm máy khác nhau đã buộc
có 1 sự phân loại chúng theo mức độ tác dụng mạnh yếu (xuyên sâu) khác nhau. Ben
Jonson đã sắp xếp trâm xoay NI-TI thành 3 nhóm:
- Loại 1: thông dụng là Profile, là loại thụ động có thiết diện cắt ngang hình chữ U bờ
cắt là một mặt phẳng, đầu mũi không có tác dụng cắt và tác dụng tự động đi sâu trong
ống tủy nên an toàn, không làm lủng thành. Độ thuôn từ 4 – 8%.
Trâm Profile được dùng với tay khoan khuỷu chuyên biệt có tốc độ 150 - 350
vòng / phút, vận hành với lực torque cao, không rung.
Bộ Profile bao gồm các cây :
- Profile O.S
+ Độ thuôn từ 5 - 8 %, có các số từ 1- 6 (20 - 80), chiều dài 19 mm.
+ Được dùng để sửa soạn 1/3 trên ống tủy, lấy Gutta percha và xi măng trám bít
trước khi gắn chốt, hoặc điều trị nội nha lại.
+ Sửa soạn ống tủy răng sữa.
+ Được nhận biết nhờ 3 vạch trên cán.
- Profile .06
+ Độ thuôn 6%, có các số từ 15 - 40, chiều dài 21 - 25 mm.
+ Được dùng để sửa soạn 1/3 giữa ống tủy.
+ Được nhận biết nhờ 2 vạch trên cán.
- Profile .04
+ Độ thuôn 4 %, có các số từ 15 - 90, chiều dài 21 - 25 - 31 mm.
+ Được dùng để sửa soạn 1/3 chóp.
+ Được nhận biết nhờ 1 vạch trên cán.
Thường chỉ sử dụng 6 cây trâm Profile cho mỗi lần sửa soạn, tùy theo ống tủy
rộng hay hẹp, ta dùng cây 3 vạch (xanh hoặc đỏ), rồi đến cây 3 vạch (đỏ hoặc vàng),
rồi đến cây 2 vạch (xanh hoặc đỏ), cây 2 vạch (đỏ hoặc vàng), cây 1 vạch (xanh hoặc
đỏ), cây 1 vạch (đỏ hoặc vàng).
- Loại 2: đại diện là Quantec là loại bán hoạt động có tác dụng tự động di chuyển trong
ống tủy với một lực tác động nhẹ. Với 8 độ thuôn 0.2, 0.3, 0.4, 0.5, 0.6, 0.8, 1.0, 1.2.
- Loại 3: điển hình là Protaper là loại hoạt động, trâm xoay tự động đi sâu xuống. Đây là

trâm NI-TI xoay chạy bằng máy (hoặc cầm tay) mới nhất, thiết kế đặc biệt, cải thiện quá
trình chuẩn bị ống tủy cho những trường hợp ống tuỷ khó bị can xi hoá và cong nhiều.
+ Cấu tạo và ưu điểm của trâm NI-TI Protaper:
* Góc cắt tích cực, đặc điểm nổi bật là thiết diện cắt hình tam giác lồi để làm giảm bớt
độ tiếp xúc giữa trâm và ngà răng dẫn đến giảm lực xoắn, lực quá tải trên trâm, giảm
tác động xiết chặt và khả năng gãy dụng cụ trong ống tủy, làm gia tăng hiệu quả cắt mà
an toàn nhờ sự điều hoà giữa vòng cắt và góc xoắn.
111


* Mỗi cây trâm có nhiều độ thuôn, tăng dần từ 2 – 19% dọc theo phần cắt làm độ dẽo
tăng đáng kể, hiệu quả cắt cao, giảm độ xoắn khi dùng trong ống tủy hẹp.
* Trâm tự tìm đường trong ống tủy, không gây hại thành ống tủy vì đầu trâm không
cắt.
* Bộ dụng cụ đơn giản mà hiệu quả, các bước thao tác rút ngắn, dễ sử dụng nhất hiện
nay. Chỉ cần 6 cây trâm vẫn tạo được dạng ống tủy thuôn đều.
+ Mô tả bộ trâm tay NI-TI Protaper: Bộ trâm này gồm 6 cây:
* 3 cây trâm tạo hình: Shaping filex (SX), Shaping filex 1, 2 (S1, S2). 3 cây trâm này
được thiết kế mở rộng ống tủy phía thân răng và tạo nên hình dạng ban đầu cho ống
tủy.
♣ Trâm SX: trâm trợ lực trong việc tạo hình ống tuỷ, dùng sửa soạn những ống tuỷ
ngắn, xác định lại lỗ tuỷ tránh lủng sàn.Trường hợp ống tuỷ dài thay thế cây gateglidden. Độ thuôn từ 0,035 - 0,19, sửa soạn ống tuỷ ở 1/3 cổ răng
♣ Trâm S1: Sửa soạn 1/3 cổ, độ thuôn 0,02 - 0,19.
♣ Trâm S2: Sửa soạn 1/3 trung, độ thuôn 0,04 - 0,115.
* 3 cây trâm hoàn tất: finishing file 1-3 (F 1, F2, F3) ba cây trâm hoàn tất được thiết kế
tối ưu trong việc hoàn tất phần 1/3 chóp đồng thời mở rộng1/3 trung.Thường chỉ cần 1
cây trâm trong số này dùng sửa soạn 1/3 chóp.
Tất cả dụng cụ bằng máy khi sử dụng cần có EDTA đi kèm

Hình 14: Các loại máy và tay khoan nội nha


Hình 15: Bộ Profile và bộ K3
112


Hình 16: Bộ Protaper và EDTA

Hình 17: Một số
dạng trâm xoay NiTi máy
(H1: Light speed;
H2: Profile; H3: GT-file; H4: Hero;
H5:
Protaper;
H6: K3;
H7:
Plex
master; H8: Race)
7.2.2. Dụng cụ mở
rộng lỗ tủy
Để giúp cho việc bơm rửa ống tuỷ thoải mái, tránh sự đẩy các dung dịch bơm
rửa qua chóp, ta mở rộng lỗ tuỷ bằng mũi khoan Gates-Glidden hoặc mũi Peezo (số 16 ) thông thường ta chỉ dùng số 2, 3, 4, đầu tiên ta dùng số nhỏ sau đó dùng số lớn dần,
tránh mở rộng lỗ vào ống tuỷ quá có thể lủng thành.

113


Hình 18: Bộ Glidden Gate và bộ Peeso
7.2.3. Dụng cụ sóng âm
Là dụng cụ để gắn vào đầu cạo cao siêu âm chuyên dụng. Có thể tạo sóng âm từ
150 Hz lên đến 20.000 Hz. Có nhiều kiểu thiết kế: loại giống trâm gai, dũa ống tuỷ,

đầu cạo cao dưới nướu... truyền sóng âm hỗ trợ làm sạch ống tủy, tạo hình ống tủy, lấy
sạch sạn tủy…

Hình 19: Dụng cụ sóng âm
8. THẤM KHÔ ỐNG TUỶ :
Dùng trâm trơn xe bông để thấm khô các ống tuỷ trước khi băng thuốc (phương
pháp này không bảo đảm vô khuẩn ).
Dùng các cây côn giấy đã được khử trùng sẵn để thấm khô ống tuỷ, côn giấy có
nhiều cỡ tương ứng với các cây nạo, dũa. Ngoài ra côn giấy còn được sử dụng để
kiểm tra chiều dài ống tuỷ.

Hình 20: Bông cuốn và côn giấy
9. TRÁM BÍT ỐNG TUỶ
9.1. Lentulo có loại gắn vào tay khoan chậm , có loại cầm tay để đưa xi măng trám
bít vào ống tuỷ.

114


Hình 21: Lentulo
9.2. Cây lèn ngang (Spreaders)
Có nhiều cỡ, đầu nhọn để lách vào ống tuỷ tạo khoảng trống cho các cây côn
Gutta percha phụ. Trước khi sử dụng phải thử cây lèn xem có bị khít chặt trong ống
tuỷ không, và luôn luôn đầu cây lèn phải cách chóp 3 mm.

Hình 22: Cây lèn ngang
9.3. Cây nhồi (lèn dọc: Pluggers)
Cũng có nhiều cỡ, đầu bằng, trên đầu có vạch đánh dấu chiều dài, loại này
thường được làm bằng kim loại chịu nóng để có thể hơ nóng nhồi G.P trong phương
pháp lèn dọc trám bít ống tuỷ.

Chú ý khi sử dụng cây lèn hoặc cây nhồi đều phải thử trước, không được khít
chặc giữa hai vách tuỷ, đồng thời không dùng sức vì có thể gây nứt chân răng.
Ngoài ra để làm Gutta percha mềm ra người ta dùng các loại máy bằng điện để
làm các dụng cụ nhồi nóng lên

115


Hình 23: Cây nhồi và các cây côn giấy, côn GP

Hình 24: Máy làm nóng GP
116


Hình 25: Bộ dụng cụ nội nha

10. KÍNH LÚP
Việc điều trị nội nha cần nhìn thấy chính xác, vì vậy để phóng đại các lỗ tủy,
đôi lúc người ta cần phải dùng kính lúp để thấy rõ các chi tiết trong buồng tủy

117


Hình 26: Các loại kính lúp

118


119




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×