Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Khi cu chinh hinh rang mat thao lap 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.91 KB, 8 trang )

KHÍ CỤ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT THÁO LẮP
MỤC TIÊU

1.
2.
3.
4.

Nêu được các điểm thuận lợi và bất lợi của khí cụ tháo lắp
Mô tả được một trong các khí cụ chức năng
Mô tả được các thành phần của khí cụ tháo lắp di chuyển răng
Trình bày được các chỉ định sử dụng khí cụ tháo lắp

1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA KHÍ CỤ THÁO LẮP
1.1. Thuận lợi
- Bệnh nhân có thể tự tháo ra theo ý muốn nên khí cụ dễ được đa số bệnh
nhân chấp nhận.
- Giảm thời gian làm trực tiếp ở trên ghế bệnh nhân trong giai đoạn đầu của
điều trị, do khi cụ đã được hoàn tất trong labo.
- Thích hợp với những điều trị dựa vào sự tăng trưởng của bệnh nhân.
1.2. Bất lợi
- Kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bệnh nhân, vì
khí cụ chỉ có tác động khi bệnh nhân mang vào.
- Không tạo ra được những chuyển động phức tạp của răng, nên khí cụ có
chỉ định sử dụng hạn chế.
- Do những bất lợi trên, khí cụ tháo lắp được sử dụng trong giai đoạn đầu
của quá trình điều trị, và sau đó thường được thay thế bằng khí cụ cố định.
Khí dụ tháo lắp thường được phân thành hai loại: khí cụ chức năng làm
thay đổi sự tăng trưởng của xương hàm và khí cụ tháo lắp làm di chuyển răng.
- Khí cụ tháo lắp được chỉ định trong trường hợp:
- Thay đổi sự tăng trưởng của xương hàm trong thời kỳ răng hỗn hợp.


- Di chuyển răng hạn chế (như làm nghiêng răng), đặc biệt trong trường
hợp nới rộng cung răng hoặc sắp xếp một răng sai vị trí.
- Duy trì kết quả sau điều trị toàn diện.
2. KHÍ CỤ CHỨC NĂNG
Khí cụ chức năng là khí cụ làm thay đổi tư thế của hàm dưới, giữ hàm dưới
ở hướng mở hoặc mở và ra trước. Áp lực tạo ra bởi sức căng của các cơ và mô
mềm được truyền qua xương và răng, làm di chuyển răng và đổi sự tăng trưởng
của xương hàm. Khí cụ monobloc được phát triển bởi Robin vào đầu thập niên
1900 được xem là khí cụ đầu tiên của tất cả các khí cụ chức năng, nhưng khí cụ
activator được phát triển bởi Andresen trong thập niên 1920 là khí cụ chức năng
đầu tiên được sử dụng rộng rãi.
2.1. Khí cụ chức năng tác động thụ động lên răng
Khí cụ chức năng tác động thụ động lên răng không có lò xo hay ốc nới
rộng để tạo lực di chuyển răng. Răng di chuyển là do sức căng của mô mềm và cơ
truyền đến răng qua trung gian khí cụ
2.1.1. Khí cụ Activator


Khí cụ Activator có nền nhựa hàm trên và nền nhựa hàm dưới liên kết với
nhau (hình 11.1). Hàm dưới được giữ về phía trước và có độ mở vừa phải theo
chiều đứng để điều trị sai khớp cắn hạng II. Cung môi dùng kiểm soát các răng
trước hàm trên. Nền nhựa phủ bờ cắn các răng cửa hàm dưới để kiểm soát sự trồi
và nghiêng ngoài của các răng này. Các mặt nhựa hướng dẫn các răng cối trồi và
di gần/ xa. Mặt nhựa phía lưỡi là cơ chế chủ yếu giữ hàm dưới về phía trước để đạt
tương quan hạng I.

Hình 1: khí cụ Monoblock
2.1.2. Khí cụ Bionator
Khí cụ bionator có hình dạng tương tự activator nhưng gọn hơn. Nền nhựa
hàm trên tiếp xúc các răng sau và không tiếp xúc các răng dưới. Cung môi với

phần bù trừ được kéo dài đến vùng răng sau nhằm chống lại lực từ các cơ má ngăn
cản việc nới rộng cung răng. Thanh ngang khẩu cái có tác dụng hướng dẫn lưỡi và
đưa hàm dưới về tương quan hạng I.

Hình 2: Khí cụ bionator
2.1.3. Khí cụ Herbst
Là khí cụ chức năng cố định hoặc tháo lắp. Thành phần chính của khí cụ
gồm hai hệ thống ống pít tông lồng vào nhau được gắn vào răng qua trung gian
khâu (trong khí cụ cố định) hoặc hai máng nhựa ở hàm trên và hàm dưới (trong
khí cụ tháo lắp). Hai hệ thống ống pít-tông ở bên phải và trái giữ hàm dưới ở về
phái trước để điều trị sai khớp cắn hạng II


Hình 3: Khí cụ Herbst
2.1.4. Khí cụ Twin Block
Khí cụ Twin Block gồm hai nền nhựa hàm trên và hàm dưới riêng rẽ, có bờ
nhựa nghiên để hướng dẫn hàm dưới ở về phía trước khi bệnh nhân ngậm miệng
(hình 11.4)

Hình 4: Khí cụ Twin Block
2.2. Khí cụ chức năng tác động chủ động lên răng
Phần lớn là những biến đổi của khí cụ activator và bionator có gắn thêm ốc
nới rộng hay lò xo để di chuyển răng. Trong điều trị sai khớp cắn hạng II, hầu như
cần sự nới rộng cung răng trên theo chiều ngang để tránh tình trạng cắn chéo răng
sau khi hàm dưới được đưa ra trước.
Việc sử dụng lò xo và ốc nới rộng để nới rộng theo chiều ngang trong
trường hợp răng chen chúc có thể đưa đến kết quả không ổn định, do đó cần sử
dụng cẩn thận



Hình 5:
2.3. Khí cụ tác động lên mô mềm:
Khí cụ điều hòa chức năng Frankel là khí cụ chức năng tác động lên mô
mềm. Các thành phần của khí cụ Frankel nằm chủ yếu ở vùng hành lang miệng.
Cánh nhựa ở mặt má và miếng nhựa ở mặt môi giữ các cơ vùng môi má không
chạm vào răng và mô nướu, nên làm giảm sức căng của mô mềm lên răng. Sự mở
khớp cắn theo chiều đứng thường ít hơn khi so với các khí cụ chức năng khác. Khí
cụ có vẻ cồng kềnh nhưng phần lớn nằm ở vùng hành lang miệng nên ít ảnh hưởng
đến việc phát âm.

Hình 6: Khí cụ điều hòa chức năng Frankel
3. KHÍ CỤ THÁO LẮP DI CHUYỂN RĂNG
3.1. Chỉ định
- Nới rộng cung răng
- Sắp xếp từng răng riêng rẽ trong một cung răng
3.2. Thành phần
3.2.1. Nền nhựa
- Giữ vững khí cụ trong miệng
- Giữ khoảng trong thời kỳ răng hỗn hợp
- Nâng cao khớp cắn
3.2.2. Thành phần tạo lực


3.2.2.1. Ốc nới rộng
Khí cụ nới rộng cung răng theo chiều ngang được chỉ định trong trường
hợp hẹp cung răng trên với khuynh hướng cắn chéo răng sau. Do chỉ làm nghiêng
các răng sau ra phía má nên khí cụ không được sử dụng trong các trường hợp cắn
chéo do hẹp xương hàm trên.

Hình 7: ốc nới rộng

3.2.2.2. Lò xo
Lò xo dùng kéo khít khe hở, làm nghiêng răng, xoay răng
Lò xo của khí cụ tháo lắp có thể tạo ra lực nhẹ và liên tục. Tuy nhiên, giống
như bờ của nền nhựa, các lò xo chỉ chạm mặt răng ở một điểm, nên chúng chỉ
được dùng trong chuyển động nghiêng răng. Nếu thân răng cần được di chuyển
hơn 3-4 mm, thì chân răng phải được kiểm soát
Khí cụ tháo lắp còn được dùng ép các răng cửa chìa ra trước bằng cung môi
như khí cụ Hawley, được mô tả bởi Charles Hawle vào thập niên 1920. Khí cụ
Hawley còn được dùng làm khí cụ duy trì sau điều trị CHRM toàn diện

Hình 8: khí cụ Hawley
Lò xo di chuyển một răng
Khi dùng lò xo đẩy răng về phía ngoài trong, hay gần-xa trên cung răng,
cần chú ý hai nguyên tắc sau:
1) Hình dạng lò xo phải đảm bảo độ đàn hồi cần thiết làm răng di
chuyển trong khi vẫn duy trì tính rắn chắc của vật liệu. Do đó,


thường vẫn phải uốn cong dây hoặc bẻ thêm những vòng để tăng
chiều dài lò xo
2) Lò xo cần có phần hướng dẫn để chỉ tạo lực ở hướng thích hợp

Hình 9: lò xo dùng trong khí cụ tháo lắp
3.2.3. Móc
Móc là thành phần có tính quyết định nhất cho hiệu quả điều trị của khí cụ
tháo lắp, vì lò xo dù cho có hình dạng lý tưởng vẫn không thể hoạt động được nếu
khí cụ không được giữ chắc trong miệng
3.2.3.1. Móc Adams
Đây là móc thông dụng nhất cho khí cụ tháo lắp hiện nay (hình 11.10). Móc
này được cải tiến từ móc hình mũi tên của Schwartz, bám vào vùng lẹm ở góc

ngoài gần và ngoài xa của răng sau. Ưu điểm nổi bật so với móc Schwartz là móc
Adams không có khuynh hướng làm răng thưa ra, và có tính bám giữ tốt. Móc
Adams cần được điều chỉnh trên lâm sàng trong lần đầu gắn khí cụ và trong những
lần tái khám sau để làm tăng sức bám giữ. Móc được làm bằng dây 0.7 mm

Hình 10: Móc Adams


3.2.3.2. Móc vòng
Móc kéo dài đến vùng lẹm ngoài gần của răng mang móc. Móc thường
dùng cho răng cối lớn thức hai hoặc răng nanh. Móc vòng ít làm cộm khớp cắn so
với móc Adams, nhưng bám giữ yếu. Móc này thường được chỉ định làm móc hỗ
trợ cho móc Adams hoặc dùng cho khí cụ duy trì

Hình 11: Móc vòng
3.2.3.3. Móc có đầu hình cầu
Giống như móc Adams, móc này đi qua điểm tiếp xúc giữa hai răng và bám vào
vùng lẹm ở mặt ngoài. Móc này dễ làm, nhưng tương đối cứng và không thể bám
sâu vào vùng lẹm như móc Adams. Móc này có chỉ định hạn chế

Hình 12: móc có đầu hình cầu
3.2.3.3. Móc ở mặt trong kẽ răng
Trên lý thuyết, nếu nằm len vào vùng kẽ răng ở mặt trong, móc sẽ có tính
bám giữ nhưng trên thực tế loại móc này khó sử dụng. Móc có ưu điểm là không
gây cộm mặt nhai nhưng lại có nhiều nhược điểm: rất có hoặc không thể điều
chỉnh, dễ gãy, có thể gây tổn thương nướu, và có thể làm hai răng thưa ra. Do đó,
móc này chỉ có thể dùng trong khí cụ duy trì, được làm bằng dây nhỏ (0.4mm) và
đặt ở kẽ răng cối nhỏ thứ hai và răng cối lớn thức nhất
5. KẾT LUẬN
Trong ngành chỉnh hình răng mặt hiện nay trên thế giới, khí cụ tháo lắp rất

ít được chỉ định cho một điều trị toàn diện. Đối với những bệnh nhân có nhu cầu
điều trị chỉnh hình răng mặt, bác sĩ đa khoa răng hàm mặt cần lưu ý những điểm
sau:
- Phải có một chẩn đoán đúng đắn về những lệch lạc của khớp cắn


-

Biết yêu cầu của bệnh nhân (bệnh nhân muốn sửa đổi hàm răng như thế
nào)Tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh hình răng mặt
Giải thích cho bệnh nhân về các khả năng điều trị khác nhau

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
• Bộ môn CHRM, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh: Chỉnh hình răng mặt, sách
giáo khoa. Nhà xuất bản Y học, 2004.
• Muller Louis: Cephalometrie et orthodontie. SNPMD editeur Paris. 1983
• Jacobson Alexander : Radiographic cephalometry. From basics to videomaging.
Quintessence Publishing Co. Inc. IL 1995.
• Contemporary orthodontics, third edition. St Louis, Mosby, Inc 2000.



×