Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vat lieu dung trong nha chu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.87 KB, 30 trang )

CÁC LOẠI VẬT LIỆU DÙNG TRONG NHA CHU

1. Các loại thuốc sát khuẩn
- Các loại thuốc sát khuẩn được bào chế nhiều dạng khác nhau: Như dung dịch
nước xúc miệng hoặc bơm rửa túi nha chu.
. Kem đánh răng
. Gel thoa trên nướu
. Kẹo cao su
. Sợi tẩm thuốc đặt trong túi nha chu
1.1. Chlorhexidine
Đã được Harald Loe dùng từ năm 1970.
* Công thức cấu tạo: CH3 - (CH2)4 - CH2 - Cl.
* Thành phần: Là Chlorhexidine digluconate
Điển hình là pridex (của Proter và Gamble Distributing company- Mỹ): 0,12%
chlorhexidine; 11,6% Alcohol; pH 5,5
* Sử dụng: Có 2 dạng
- Dung dịch nước xúc miệng và bơm rửa túi nha chu 0,12%; súc miệng ngày 2
lần không giới hạn thời gian sử dụng.
. Súc miệng trước phẫu thuật nha chu tạo điều kiện kiểm soát lây nhiễm.
. Súc miệng sau phẫu thuật giúp lành thương mau hơn.
Dung dịch 0,06% làm nước bơm rửa khi cạo vôi răng siêu âm cũng làm giảm
mảng bám và viêm nướu nhiều thay vì dùng nước súc miệng 0,12%.
- Gel thoa trên nướu 2%.
* Tác dụng: Hiệu quả nhất, tốt nhất
- Giảm viêm nướu 45%- 60%
- Giảm mảng bám 55- 60%.
* Cơ chế tác dụng
- Làm giảm sự tạo thành mảng bám răng.
- Thay đổi tính thấm hút của răng đối với vi khuẩn.



- Thay đổi tính bám dính của mảng bám và vi khuẩn vào răng.
- Thay đổi màng tế bào vi khuẩn khiến chúng bị tiêu huỷ.
* Tác dụng phụ:
- Chủ yếu là sự nhuộm màu răng (nhung ít và không đáng kể).
- Nướu tróc vảy ở trẻ nhỏ
- Thay đổi vị giác.
- Tăng lắng đọng can xi hoá trên nướu
1.2. FLourides
* Thành phần
Stannous flouride (SnF2) : thường dùng nhất
Acidulated phosphate flouride
Sodium flouride (NaF)
* Sử dụng: có 2 dạng: gel và nước súc miệng
- Thường dùng dạng gel SnF2 0,4% đánh trên răng 1 ngày 2 lần, súc sạch rồi nhổ
ra
- Dạng nước SnF2 0,02% súc miệng hàng ngày.
* Tác dụng
- Chống sâu răng tốt (ADA) chấp nhận.
- Tác dụng giảm mảng bám răng và viêm nướu còn đang tranh cãi ( chưa được
ADA chấp nhận).
* Cơ chế tác dụng:
- Ion Sn thâm nhập thành tế bào, ngăn cản tế bào phát triển và trao đổi chất
* Tác dụng phụ: vết dính màu đen trên răng.
1.3. Tinh dầu (điển hình là Listerine)
* Thành phần:
Các loại tinh dầu: thymol, Methol, eucalyptol và methylsalisylate,alcohol 26,8%
PH 5,0.
* Trình bày dưới dạng: Nước xúc miệng.
* Tác dụng:



- Kiểm soát mảng bám răng và viêm nuớu (ADA) chấp nhận.
- Giảm viêm nướu: 29%- 35%
- Giảm mảng bám 25%
* Cơ chế tác dụng: Làm thay đổi thành phần tế bào vi khuẩn.
* Tác dụng phụ: Làm bỏng rát niêm mạc và có vị đắng.
1.4. Hợp chất AMONIUM hoá trị 4
* Thành phần :
Cepacol và Glister: 0,05% CPC ( Cetylpiridinium chloride)
Scope: 0,04% CPC+ 0,005% domiphen bromide
Alcohol 14- 18%, PH5,5- 6,5%
* Sử dụng: súc miệng 2 lần/ ngày.
* Tác dụng
- Giảm viêm nướu 24% và mảng bám 14-35%
- Chưa được ADA chấp nhận.
* Cơ chế tác dụng
- Gia tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn gây phân huỷ
- Giảm trao đổi chất của tế bào vi khuẩn
- Giảm khả năng bám dính vào răng của vi khuẩn
- Do các chất này là ion (+) dễ bám vào bề mặt ( – ) của răng và màng bám, làm
thay đổi sức căng bề mặt.
* Tác dụng phụ
- Vết dính
- Cảm giác nóng rát trong miệng.
1.5. Arthrodon
- Trình bày dưới dạng kem chải răng ngày 2-3 lần.
- Tác dụng: Giảm chỉ số mảng bám và viêm nướu.
1.6. Betadine
Thành phần: Polyvidone Iode.
* Sử dụng:



- Dung dịch nước xúc miệng. Betadine Gargarisme 8,5%.
- Dung dịch thoa trên nướu.
* Tác dụng:
- Sát trùng kéo dài.
- Tác dụng kháng khuẩn và giảm mảng bám răng.
* Cơ chế tác dụng: Khi tiếp xúc với da hay niêm mạc Betadine mở dần những
mắc xích Polyvidine và phóng thích Iode hoạt động.

*Tác dụng phụ: Nhuộm màu răng, nhưng chất màu chỉ bám lên phần men răng
mà không ngấm vào trong men.
2. Bột đánh bóng
2.1. Thành phần
- Thành phần chính: Là bột đá Purmise hay hạt Silicate cùng kích thước.
- Chất dầu: Để trơn và tạo độ dẻo.
- Màu.
- Mùi: Dâu, bạc hà,...
- Fluor ngừa sâu răng.
2.2. Sử dụng: Dạng Past hay dạng bột, nếu là dạng bột thì trộn với nước để tạo ra
một hỗn hợp sệt sệt.
2.3. Tác dụng: Bào mòn lấy hết nhưng mảnh vụn cao răng còn sót và vết dính
trên bề mặt răng, để tạo lại một bề mặt răng trơn láng
3. Bột băng nha chu
3.1. Phân loại
3.1.1. Bột băng có Eugenol
Đó là loại bột băng Auto Pack.
* Thành phần:
- Thành phần chính (Base) là zine oxide , Magnesium oxide và Eugenol.
- Công thức cấu tạo: C10H12O2 + ZnO

- Các chất gia tốc (Catalyst) như:


. Acetat kẽm: Để làm cho bột đông cứng đúng lúc, sử dụng dễ dàng.
. Colophane: Chất dầu làm bột băng khi khô dễ bóc không chảy máu.
. Amiante (thạch niên) và Acide Acetic: Để giữ cho băng khỏi vỡ.
* Sử dụng: Dưới dạng nước và bột, khi sử dụng trộn lẫn vào nhau nhào nắn và
đắp lên vùng sang thương.
* Tác dụng phụ: Có thể làm bỏng, làm đỏ niêm mạc ở một số bệnh nhân dị ứng
với Eugenol.
3.1.2 Bột băng không có Eugenol
* Thành phần: Gồm oxyt kim loại kết hợp với những acide béo.
* Trình bày: Dưới dạng past gồm 2 ống.
- Thành phần chính ( Base ) gồm oxyt kẽm và oxyt ma giê.
- Chất gia tốc ( Catalyst) gồm:colophane, axit axêtíc...
Hai hỗn hợp được nhào trộn trong vòng 3-5 phút rồi đắp lên vùng sang thương.
Một số bột băng không sử dụng Eugenol như Coc-Pack (Mỹ), Auto - Pack
(Septodone). Các nhà bào chế thường cho thêm chất kháng khuẩn như Chlorhexidine,
hay các chất kháng sinh như Tetracycline, Neomycine, Nitrofurazone vào trong bột
băng.
3.2. Tác dụng
- Ngăn ngừa chảy máu sau phẫu thuật.
- Giảm khả năng nhiễm trùng.
- Phần nào kìm giữ và bó im những răng lung lay.
- Tránh các sang chấn bên ngoài khi bệnh nhân nhai và chống đau do sự cọ sát
của thức ăn.
4. Các loại vật liệu sinh học
Ngày nay với sự phát triển của khoa học chúng ta đã có những vật liệu sinh học
có khả năng ảnh hưởng tới tốc độ và hướng phát triển của các tế bào xương. Các vật
liệu này được mô dung nạp tốt như:

* Chất liệu từ xương:
- Xương sống: Ghép tự thân, ghép mô tương hợp.


- Xương được lấy hết chất vôi, xương đông khô.
* Chất liệu không từ xương:
+ Chất hữu cơ như san hô:
- Thành phần: Phosphat de cacium, Fluor, Magiê, Strontium. Sản phẩm này có
cấu trúc tinh thể gần giống cấu trúc của thớ xương.
- Các sản phẩm có nguồn gốc San hô được trình bày dưới dạng những hạt cực
nhỏ, có kích thước từ 300 - 400 µm được dùng trong phẫu thuật nha chu.
- San hô là vật liệu tự tiêu hoàn toàn và được thay thế dần bằng xương mới, các
vật liệu này được dung nạp tốt và có sức chịu đựng cơ học cao.
+ Chất vô cơ
- Hydroxytapatite:
. Hydroxytapatite (tỷ lệ Calcium/Phostpho là 1,67): Đây là một loại sứ đa tinh
thể đặc và không bị tiêu.
. Công thức hoá học là Ca10(PO4)6(OH)2.
. Trình bày dưới dạng các hạt nhỏ khác nhau được trộn đều lẫn trong một chất
keo và được đặt dưới màng xương.
- Phosphate tricalcique (tỷ lệ Calcium/Phostpho là 1,5): Đây là một loại vật liệu
xốp có thể tiêu được, tỷ lệ của vật liệu này gần giống với tỷ lệ của các mô đã vôi hoá
trong cơ thể con người.


MÁY MÓC VÀ DỤNG CỤ CHỮA RĂNG

I. Các loại ghế, máy nha khoa
1. Các loại ghế nha khoa
Gồm có ghế cho bệnh nhân và ghế cho người điều trị.

1.1. Ghế cho bệnh nhân: Thường có hai loại
- Loại ghế ngồi: Bệnh nhân được điều trị ở tư thế ngồi, thường là ghế bơm dầu.
- Loại ghế nằm: Bệnh nhân được điều trị ở tư thế nằm. Loại ghế này thường có
những nút điện để điều khiển ghế lên, xuống hoặc ngả ra phía sau.
1.2. Ghế ngồi cho người điều trị: Thường có bánh xe, chỗ tựa lưng và có thể
điều khiển lên xuống.
2. Các loại máy nha khoa
2.1. Máy đạp chân: Chạy chậm, chỉ tiện dùng cho những vùng chưa có điện
(hiện hay không còn dùng).
2.2. Máy điện tốc độ thường
Tốc độ máy từ 10.000 đến 15.000 vòng/phút. Lực quay được truyền đến tay
khoan qua hệ thống ròng rọc hoặc cần dẻo.
2.3. Máy điện tốc độ cao (máy siêu tốc)
Tốc độ máy từ 300.000 đến 400.000 vòng/phút. Máy chạy bằng khí nén.
Khi sử dụng các loại máy nha khoa trên, phải kèm theo các bộ phận sau (với các
máy hiện đại thì các bộ phận sau đây sẽ được lắp kèm theo máy).
- Bàn nhỏ: Để khay đựng dụng cụ.
- Bộ phận xịt hơi: Để thổi khô xoang.
- Bộ phận xịt nước: Để rửa sạch xoang.
- Ống hút nước bọt: Để giữ xoang khô và nhìn rõ khi tạo xoang.
- Ống nhổ: Để bệnh nhân nhổ nước bọt và xúc miệng.
- Ngoài ra nếu có điều kiện có thể kèm theo máy chụp phim nha khoa, đèn trám
quang trùng hợp, máy thử tuỷ răng.


H1

H2

Ống nhổ


Đèn chiếu

H3

Ghế máy nha khoa

H4


II. Dụng cụ chữa răng
1. Dụng cụ khám
1.1 Gương: Có hai loại
. Loại gương phẳng: Cho hình ảnh, trung thực.
. Loại gương lõm: Có tính phóng đại làm ảnh to hơn.
- Công dụng
. Phản chiếu ánh sáng đến răng.
. Nhìn gián tiếp.
. Banh môi má, gạt lưỡi.
1.2. Thám trâm: Tuỳ theo hình dạng có 3 loại:
- Số 6 thẳng: dùng tìm lỗ sâu mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai.
- Số 17 gập khúc hai lần có móc nhỏ để tìm lỗ sâu mặt bên.
- Số 23 cong: Ngắn có công dụng như cây số 6, nếu dài tìm lối vào ống tuỷ.
*Công dụng:Dùng để khám, phát hiện lỗ sâu và những cái mà mắt thường không
thể thấy.
1.3. Kẹp gắp
Đầu 2 mũi khép chặt, trơn hoặc có khía.
Dùng để gắp bông cô lập răng hoặc lau khô xoang, gắp các loại dụng cụ nhỏ.
Ngoài ra còn có khay để đựng dụng cụ khám.
2. dụng cụ cắt

2.1 Dụng cụ cắt bằng tay
* Cây đục men:

Có 2 loại.

- Cây đục men thẳng:
Cán dụng cụ và lưỡi cắt nằm trong cùng một trục.
Dùng để vạt men và tạo rãnh lưu cho xoang.
- Cây đục men khuỷu
Lưỡi cắt nằm trong một mặt phẳng tác dụng không cùng trục với cán dụng cụ
và có độ vát nghiêng thay đổit tuỳ theo cây đục cho phía gần hoặc phía xa. Nó có thể


trình bày dưới dạng 1 cặp hai cây hoặc dưới dạng 1 cây hai đầu; dùng để vát men ở bờ
nướu của thành xoang.
* Cây nạo ngà:
Có nhiều hình dạng khác nhau: Hình tròn, hình muổng,hình lá lúa...Có thể là cây
một đầu, 1cặp 2 cây hay cây hai đầu.
Dùng để lấy đi lớp ngà bệnh lý.

H5

Cây nạo ngà

2.2. Dụng cụ cắt bằng máy
2.2.1 Tay khoan
* Tay khoan thẳng dùng cho máy tốc độ thường
Loại này không có hệ thống phun nước kèm tay khoan.
- Công dụng:
Để tạo xoang các răng phía trước hàm trên.

Mài răng giả.
* Tay khoan khuỷu tốc độ thường (Low speed)
Loại này không có hệ thống phun nước kèm với tay khoan.
- Công dụng:
Để tạo xoang .
Để trám ống tuỷ các răng.
* Micromotor


H16:

Micromotor

Dùng cho máy điện tốc độ cao không có hệ thống phun nước kèm và có hai loại:
- Tay khoan thẳng.
- Tay khoan khuỷu (công dụng cũng giống hai loại trên).
* Tay khoan siêu tốc (High speed)

1

1. Tay khoan khuỷu

2

2. Tay khoan khuỷu
H17

Có hệ thống phun nước kèm với tay khoan.
- Công dụng
Để tạo xoang .

Để mài các răng và/hoặc cắt các cầu răng giả.
2.2.2. Các dụng cụ khoan.

3

3. Tay khoan thẳng


* Phân loại mũi khoan theo tay khoan
- Mũi khoan dùng cho tay khoan khuỷu:
Đầu tác dụng có dạng hình răng để cắt, phần đuôi mũi khoan có một mặt vát và
một rãnh để ăn khớp vào lưỡi gà trên tay khoan khuỷu. Vận tốc trùng bình có thể đạt
tới # 30000 vòng / phút.
- Mũi khoan cho tay khoan siêu tốc:
Đuôi mũi khoan trơn láng, không có vát hay rãnh và đường kính nhỏ hơn so với
mũi khoan dùng cho tay khoan khuỷu. Vận tốc có thể đạt tới 400000 vòng /phút
- Mũi khoan cho tay khoan thẳng
Đường kính tương tự mũi khoan của tay khoan khuỷu nhưng dài hơn và đuôi
trơn .
* Phân loại theo chất liệu nơi đầu tác dụng.
- Mũi khoan bằng thép
- Mũi khoan bằng carburre tungsten
- Mũi khoan có phủ kim cương ở bề mặt.
* Phân loại theo hình dạng nơi đầu tác dụng
Tất cả các mũi khoan thường có số từ nhỏ đến lớn và có các hình dạng :
- Mũi tròn 8 lưỡi cắt, toả tia, tác dụng theo hướng trục và hướng bên.
. Tròn trung bình: sử dụng khi tấn công lớp men răng mở đường.
. Tròn nhỏ: tạo lưu
. Tròn nạo ngà: mũi khoan chuyên biệt dùng lấy ngà mềm và làm rộng lỗ sâu.
- Mũi trụ: làm phẳng đáy xoang và tạo thành xoang thẳng đứng.

Mũi trụ có thể là : trụ đầu phẳng hay đầu tròn, trụ thon ,trụ tác dụng theo cả
hướng trục và hướng bên, trụ chỉ tác dụng theo hướng trục
- Mũi trái lê thông dụng nhất, giúp tạo các thầnh xoang phẳng và hội tụ, đáy
phẳng góc giữa thành xoang và đáy xoang là góc tròn
- Mũi bánh xe sử dụng tốt khi cần tạo rãnh lưu xoang v hay xoang III


- Mũi chóp cụt: Làm rộng hay làm phẳng đáy xoang tạo các đường góc, tạo phần
lưu (ngày nay ít dùng)
+ Các dạng mũi khoan kim cương thông dụng trong chữa răng.
Mũi ngọn lửa
Mũi trụ búp vừa hay nhỏ
Mũi trụ thuôn 2 bên cong lõm
Mũi trụ nhọn đầu.

Mũi trụ

Mũi nón cụt

Mũi tròn

Mũi khoan bánh xe

* Trục lắp (Mandrel)
Có hai loại ngắn, dài (giống như mũi khoan) dùng để lắp các dĩa nhám, đá mài
răng.
3. Dụng cụ trám
3.1. Bộ trám xi măng
- Bay trộn


thuốc dùng để trộn các thuốc trám như Eugenate, Zine

phosphatecement, Ca(OH)2,...
- Kính trộn (gương trộn): Dùng để trộn thuốc, dày từ 1,5 - 2 cm.
Gồm hai phần: Phần nhám để trộn Eugenate.
Phần trơn để trộn các loại cement khác.
- Bay đưa vật liệu vào xoang


- Cõy nhi xi mng: thng cú u trn, dựng nhi cht thuc trỏm vo xoang,
trờn mi cõy cú th va cú mt u ly va cú mt u nhi.
Có thể dùng các loại giấy
3.3. Cây lấy cement

H6

Dùng để lấy cement cho vào xoang.
3.4. Cây nhồi cement
- Dùng để nhồi chặt thuốc trám vào xoang.
- Cây nhồi cement thờng có đầu trơn.
Trên một cây có thể vừa có một đầu lấy thuốc vừa có đầu nhồi cement .

H8

1. Cõy ly v nhi Eugenate

2. Cõy nhi Eugenate

3. Cõy ly Eugenate


3.2.B dng c trỏm amalgam: gm.
- Cõy ly Amalgam (foc Amalgam) dựng ly Amalgam cho vo xoang.
- Cõy nhi Amangam: nhi cht Amalgam vo xoang.
u cõy nhi thng cú nhng kha hỡnh qu trỏm.
- Cõy iờu khc Amalgam:
Cú nhiu hỡnh dng khỏc nhau dựng diờu khc, to li hỡnh dng gii phu ca
rng.
- Cõy mit búng amalgam cú nhiu hỡnh dng khỏc nhau
Ngoi ra, trỏm Amalgam cũn cú thờm
. Mỏy ỏnh Amalgam hoc ci chy Amalgam dựng trn.


. Đai trám (khuôn trám) (Matrixbands) dùng làm khuôn khi trám các xoang loại
II kép hoặc xoang vỡ lớn.
. Dụng cụ giữ đai: Để giữ đai trám.
. Chêm gỗ

H9

Cối, chày Amalgam
H10

Cèi, chµy Amalgam
H10

H11

Cây Poọc Amalgam

H12



H13

Băng trám

Cây đặt khuôn trám

1
H14
1
1
1
2

.1. Cây điêu khắc Amalgam

2. Cây nhồi Amalgam

3.3. Dụng cụ trám Glassionomer và Composite gồm
- Bay trộn composite bằng plastic
- Xấp giấy trộn
- Cây điêu khắcvà dưa vật liệu vào xoang.
- Khuôn trám.
- Đai trám bằng Plastic.
4. Dụng cụ kết thúc và đánh bóng Amalgam, Composite
- Mũi khoan đánh bóng có nhiều hình dạng và độ mịn khác nhau: Hình tròn, hình
ngọn lửa, hình trái lê,...
- Đĩa giấy nhám, băng nhám (bằng giấy hoặc kim loại).
- Đá mài răng.



- Bàn chải đánh bóng, đài cao su đánh bóng.
- Các loại mũi, đĩa đánh bóng bằng Silicone.

H18


DỤNG CỤ ĐIỀU TRỊ NHA CHU
1. Dụng cụ cạo cao răng và xử lý bề mặt gốc răng
1.1. Dụng cụ cầm tay
* Gọi là dụng cụ cầm tay vì nó sử dụng lực của tay để cạo cao và xử lý mặt gỗ
răng.
Nhiều tác giả, nhiều nhà sản xuất cho ra nhiều loại dụng cụ đa dạng. Mỗi dụng cụ
đều có 3 phần:
- Phần cán (handle) để cầm: Có nhiều kích cỡ, tay cầm phải thô nhám hoặc xù xì.
- Phần trung gian (shank) có thể cong hoặc khúc khuỷu.
- Phần làm việc (working) chỗ quan trọng nhất là đầu tận cùng hay “phần cong
tác dụng”. Đầu tận cùng của cây dụng cụ phần này quyết định năng suất sử dụng, lực
tác dụng lên dụng cụ.


Hình 1

* Dụng cụ được chế tạo bằng các chất:
- Thép không rỉ (stainless steel) dễ mòn, dễ mài.
- Thép các bon (carbon steel) lâu mòn dễ mài, dễ han rỉ.
- Tungsten carbide rất lâu mòn, không mài được.
* Dụng cụ cạo cao chia thành 4 loại tuỳ theo hình dáng:
- Cây đục (chisel).

- Cây hình liềm (sickle).
- Cây hình cuốc (hoe).
- Cây nạo (curette).
1.1.1. Cây đục (chisel)
- Cấu tạo: Lưỡi tác dụng và phần trung gian, hợp nhau 1 góc 150.
- Chỉ định: Lấy cao răng ở mặt bên của các răng trước không lệch lạc vị trí.
- Lực sử dụng là lực đẩy theo hướng ngoài trong.

A: Cấu tạo lưỡi đục

B: Thiết diện cắt ngang


Hình 2

1.1.2. Dụng cụ hình liềm (sickle)
Gồm một bộ Jacquette ba cây: 1, 2, 3 và cây số 15.
- Cấu tạo: Lưõi có hai cạnh bén hội tụ về phía đầu nhọn, thiết diện cắt ngang hình
tam giác.
- Chỉ định: Cạo cao trên nướu của các răng.
- Lực sử dụng: Lực kéo về phía mão răng.
* Bộ Jacquette
+ Cây số 1:
- Cấu tạo: Ba phần nằm trên một mặt phẳng .
- Chỉ định cạo cao các răng phía trước và mặt ngoài, mặt trong răng sau.
+ Cây số 2 và cây số 3
Tạo thành một cặp 2 cây ngược chiều nhau.
- Cấu tạo: Phần lưỡi và phần trung gian gấp khúc tạo thành hai mặt phẳng khác
nhau.
- Chỉ định cạo cao các răng phía sau.

Cây số 2 cạo cao mặt trong gần và ngoài xa phần hàm 1và 3; trong xa ngoài
gần phần hàm 2 và 4.
Cây số 3 ngược lại cây số 2.
* Cây số 15
- Cấu tạo gần giống cây Jacquette số 1 nhưng thanh mảnh hơn.
- Chỉ định: Cạo cao tất cả các răng và rất thích hợp cho việc cạo cao răng ở
những kẽ răng hẹp và cao răng dưới nướu.


Hình 3
1.1.3. Dụng cụ hình cuốc (hoe)
Một bộ cuốc gòm 4 cây: 5, 6, 7, 8.
- Cấu tạo: Lưỡi tác dụng và phần trung gian nghiêng 1 góc 99 0, thiết diện cắt
ngang lưỡi tác dụng hình tam giác. Dụng cụ hình cuốc có nhưng góc bén dễ làm trầy
tróc mặt răng. Nhà sản xuất Macflane cho ra loại cuốc góc tròn đỡ gây nguy hiểm hơn.
- Chỉ định cạo cao dưới nướu của các răng.
. Cây số 5 cạo cao răng mặt trong răng trước.
. Cây số 6 cạo cao răng mặt ngoài răng trước.
. Cây số 7 cạo cao răng mặt trong phần hàm 1 và 3 .
Mặt ngoài phần hàm 4 và 6.
. Cây số 8 ngược lại cây số 7.
- Lực sử dụng là lực kéo về phía mão răng.


A: Lưỡi cuốc

B: Mặt phẳng cắt ngang
Hình 4

1.1.4. Dụng cụ nạo

- Cấu tạo: Cây nạo Gracey là cây nạo thông dụng nằm trong nhóm có lưỡi tác
dụng hình liềm có 1 cạnh tác dụng. Lưỡi dụng cụ có hình giống một cái muổng nhỏ,
phần lưng tròn, mũi tròn. Đây là dụng cụ duy nhất không có góc nhọn bén như các
dụng cụ trên. Lưỡi nạo hợp với trục một góc 70 độ và được chia làm 3 đoạn: 1/3 trên,
1/3 giữa, 1/3 dưới.
Phần lưỡi có thể có 1 hoặc 2 cạnh bén tuỳ loại.
Bộ nạo Gracey gồm 14 cây chia thành 7 cặp, ở từng cặp 2 cây giống nhau nhưng
đối xứng nhau một cây dùng cho bên phải, một cây dùng cho bên trái. Hoặc một ở mặt
trong, một ở mặt ngoài.
Cây số 1/2 dùng cho răng cửa.
3/4 dùng cho răng nanh
5/6 dùng cho răng cối nhỏ
7/8 dùng cho răng cối nhỏ
9/10 dùng cho mặt ngoài, mặt trong răng cối lớn
11/12 cho mặt gần răng cối lớn
13/14 cho mặt xa răng cối lớn
- Chỉ định cạo cao dưới nướu và xử lý bề mặt gốc răng.
- Lực sử dụng là lực kéo từ đáy túi nha chu lên mão răng.


Hình 5
1.2. Dụng cụ cạo cao răng bằng siêu âm
1.2.1. Phân loại: Có hai loại chính
* Máy điện từ: (Magneto strictive) tác dụng bằng từ trường
- Đó là loại máy đã có từ lâu, đầu làm việc ( Working tip ) được gắn trên một
chuỗi hợp kim sắt có từ tính. Chuỗi này nằm trong một ống có từ trường cao, chuỗi
này nở ra hay co lại theo sự điều khiển của từ trường (theo nguyên lý áp xung điện từ
trên những lá kim loại mỏng). Với tần số khoảng 25.000 chu kỳ/giây và đầu làm việc
cũng rung theo chu kỳ đó.
- Tần số sử dụng trong máy nha khoa từ 18-32 KHz làm cho bệnh nhân dễ chịu

hơn. Tần số cao thì khả năng đánh bật cao răng mạnh nhưng gây khó chịu.
- Biên độ rung của đầu insert khoảng từ 0.006 - 0,1 mm. Đầu làm việc có 3 dạng
rung:

Cong

Thẳng

Elip

- Nguyên tắc tác dụng của máy siêu âm:
Sử dụng lực rung siêu âm để đánh bật các chất lắng đọng trên răng.
Năng lượng phát ra từ đầu siêu âm ở dạng nhiệt. Nhiệt lượng này được làm nguội
bằng một dòng nước phun sương bắn thẳng tới đầu làm việc đang rung và tiếp xúc cao
răng. Dưới tác dụng siêu âm, bọt nước bắn ra thành những bong bóng nhỏ. Hàng triệu


bong bóng nhỏ ly ty vỡ sẽ phát ra năng lượng có tác dụng rửa sạch những mảnh vụn
cao răng vừa mới bị đầu siêu âm đánh bong ra khỏi bề mặt răng. Sự hìh thành những
bong bóng nhỏ trong nước được mô tả là hiện tượng lỗ hổng, sự sinh lỗ hổng. Trước
đây người ta tưởng rằng do có sự tan vỡ của hàng triệu triệu bong bóng nhỏ tạo thành
một lực làm bật cao răng ra khỏi răng. Hiện nay người ta kết luận: thật sự thì cao răng
bị bong đi do lực cơ học từ đầu làm việc của máy siêu âm.
* Máy siêu âm thạch anh
Loại này thuộc thế hệ mới của máy siêu âm, khác với máy siêu âm điện từ ở chỗ:
Chuỗi kim loại được thay thế bằng một thanh tinh thể thạch anh. Dưới tác dụng của
dòng điện xoay chiều, tinh thể thạch anh bung ra khỏi trạng thái nghỉ, tạo ra sự rung
cao tần ở đầu làm việc.
Ưu điểm của máy: Mạnh, nhiệt lượng phát ra ít nên ít phải làm nguội và cũng không
cần máy hút. Máy này rất hữu hiệu nhưng thanh tinh thể thạch anh dễ vỡ

Cụ thể: Máy P5 (Satelec)
Điện 110 - 220 V
Tần số 27 - 33 KHz.
Áp lực nước 14,5 - 73 PSI.
Lưu ý khi sử dụng:
Dùng khoá vặn để tháo mở đầu tác dụng.
Vặn vào theo chiều kim đồng hồ.
Tháo ra ngược chiều kim đồng hồ.
Vặn vừa chặt, không lỏng, không chặt quá.
Không dùng lực, vặn quá điểm ban đầu, sau khi dùng xong, đầu tác dụng phải lấy
ra để tránh bị kẹt cứng.
* Đầu máy cạo cao bằng hơi nén: (Air driven scalers)
Hơi nén làm rung đũa kim loại thay vì làm quay turbin như trong máy siêu tốc.
Đầu máy không phát siêu âm nhưng làm việc theo tần số của siêu âm. Dụng cụ
này có tiện lợi là có thể lắp vào máy nha khoa có hơi nén, giá lại rẻ.Theo những
nghiên cứu gần đây thì đầu máy cạo cao loại này và máy cạo cao siêu âm không


khác nhau bao nhiêu về hiệu quả lâm sàng. Tuy nhiên ít được bệnh nhân chấp
nhận.
1.2.2. Cấu tạo chung dụng cụ siêu âm
- Ổ máy.
- Dây dẫn.
- Tay cầm.( Hand piêc )
- Đầu tác dụng (insert). Mũi tác dụng (insert tip).
-

Bàn đạp (pedal ).

* Ổ máy

- Mặt trước có:
. Núm điều chỉnh lực - Công suất.
. Núm điều chỉnh nước phun sương .
. Giá đỡ tay cầm
. Dây nối với tay cầm.
- Mặt sau có:
. Dây dẫn nước - lọc nước
. Dây nối với bàn đạp.
. Dây nguồn
* Dây dẫn: dây dẫn mềm nối với tay cầm
* Tay cầm: Chứa đầu tác dụng.
* Đầu tác dụng:
. Đầu cạo cao răng.
. Đầu xử lý mặt gốc răng
. Đầu sửa soạn ống tủy trong nội nha.
* Bàn đạp: Điều khiển máy.
1.2.3. Các thao tác khi sử dụng dụng cụ cạo vôi siêu âm.
- Bật nút điều khiển “tắt - mở”. Đèn sáng lên.
- Điều chỉnh núm tần số.
- Điều chỉnh lưu lượng nước.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×