Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

VẬT LIỆU DÙNG TRONG NHA KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.67 KB, 29 trang )

VẬT LIỆU DÙNG TRONG
CHỮA RĂNG-NỘI NHA
ĐẠI CƯƠNG VỀ VẬT LIỆU CHỮA RĂNG
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Từ thời cổ đại, Claud Galien (201-131 TCN) đã dùng nhựa cây để trám răng. Đến thế kỷ thứ XVI, Jacques
Guilemeau (1560-1631) dùng những vật liệu có nguồn gốc từ khoáng chất để trám răng. Đến thế kỷ thứ XVII, lần
đầu tiên Dupré de Fleurimont (1623) sử dụng cây Đinh hương (clou de Girofle) trong khoa răng để làm dịu đau. Đến
thế kỷ thứ XVIII, năm 1728, được coi là năm đánh dấu mốc phát triển đặc biệt quan trọng của ngành kỹ thuật răng
hiện đại và vật liệu trám răng cũng được cải tiến không ngừng. G.V.Black từ năm 1895 với các công trình nghiên cứu
có giá trị, đã đưa Amalgame vào sử dụng để trám răng .
Ở Mỹ, năm 1920, xuất hiện một báo cáo đầy đủ của “Phòng tiêu chuẩn quốc gia“ về phân loại mẫu amalgame
dùng trong nha khoa. Hiện nay, Hội Nha khoa của nước này có một bộ phận chuyên nghiên cứu về vật liệu, theo dõi
và kiểm tra việc sản xuất vật liệu dùng trong khoa răng.
Các nước khác trên thế giới cũng có tổ chức tương tự, như ở Uc có phòng nghiên cứu của “Khối thịnh vượng
chung“ về tiêu chuẩn ngành răng. “Liên đoàn Nha khoa quốc tế“ (FDI: Fédération dentaire internationale) một tổ
chức thế giới của các nhà chuyên khoa RHM, đã đề nghị một số công thức của vật liệu được nhiều nước công nhận
coi như tiêu chuẩn quốc gia.
Khoa vật liệu học nghiên cứu cấu trúc của vật liệu từ cấu tạo nguyên tử đến hình thái thô của vật liệu, nghĩa
là đi từ dạng đơn giản đến hình thái phức tạp. Để hiểu vấn đề, cần phải vận dụng các kiến thức về hoá – lý, vật lý
chất rắn và kim loại học.
Miệng, nơi tiếp nhận mọi thứ vật liệu trám răng, làm răng giả, là một môi trường thuận lợi cho việc phá huỷ
bởi nhiệt độ, độ pH... Nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự ăn mòn kim loại và vật liệu khác, ngoài ra, mọi tác
nhân kích thích nào cũng có thể ảnh hưởng tai hại đến tuỷ răng và niêm mạc. Vì vậy vật liệu dùng để thay thế cho
mô răng cần phải có những tính chất đặc biệt riêng.
Người ta thường phân biệt vật liệu chữa răng gồm:
* Vật liệu trám lót.
* Vật liệu trám tạm.
* Vật liệu trám kết thúc.
* Vật liệu trám bít ống tuỷ.
Sự phân biệt này chỉ có tính chất giáo khoa, trong thực tế, một số vật liệu có thể có nhiều chỉ định sử dụng
khác nhau.


Đối với vật liệu trám bít ống tuỷ, trám lót, trám tạm, sức bền cơ học không cần cao lắm, nhưng đòi hỏi tính đủ
kín, còn đối với chất trám kết thúc, sức bền cơ học là một trong những yêu cầu hàng đầu.
2. TÍNH CHẤT CỦA MỘT VẬT LIỆU TRÁM RĂNG
Một vật liệu trám răng cần có những tính chất lý tưởng sau:
1. Vừa khít đối với các thành, góc lỗ trám.


2. Dính vào thành lỗ trám, không thấm nước, không để nước lọt qua.
3. Sức bền cơ học đủ lớn.
4. Ổn định về thể tích, không biến dạng, hệ số dãn nở gần với hệ số dãn nở của răng.
5. Không tan trong môi trường miệng.
6. Không độc, không gây kích thích cho các mô và cơ quan.
7. Độ dẫn nhiệt thấp.
8. Có tác dụng phòng ngừa, chống lại nguy cơ tái phát sâu răng ở nơi tiếp xúc với vật liệu.
9. Về thẩm mỹ, phải giống màu răng và không đổi màu.
10. Dễ bảo quản, dễ sử dụng và có thể tháo ra khi cần, không đắt tiền.
Ngoài những tính chất trên, ngày nay một vật liệu lý tưởng còn phải đạt được các yêu cầu khác:
- Phải có tính tương hợp sinh học (khả năng hòa hợp với sự sống và không gây độc hoặc thương tổn đến chức năng
sinh học), nghĩa là vật liệu đó cần đạt các yêu cầu:
+ Không gây hại cho tủy và mô mềm.
+ Không chứa các chất có khả năng khuyếch tán độc tính, giải phóng và đi vào hệ tuần hoàn, gây phản ứng độc toàn
thân.
+ Không có các yếu tố dễ gây phản ứng dị ứng.
+ Không có tiềm năng gây ung thư.
- Phải lâu bền.
- Cho phép việc tạo lỗ trám bảo tồn nhất (xâm lấn mô răng tối thiểu)
3. TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU TRÁM BÍT ỐNG TUỶ
Sau khi các ống tuỷ được sửa soạn và làm sạch, phải được trám kín để tránh nhiễm trùng lại, giúp sửa chữa
mô quanh chân răng và trả lại cấu trúc bình thường. Những vật liệu để trám bít hệ thống ống tủy cần có những tính
chất sau:

1. Không làm đau nhức sau khi trám.
2. Không làm đổi màu răng, nhất là răng cửa.
3. Không tiêu ngót đi được.
4. Dính vào thành ống tuỷ.
5. Dễ sử dụng.
6. Dễ lấy đi khi cần.
7. Cản quang
Ngày nay, theo Grossman vật liệu trám bít ống tủy lý tưởng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
* Dán kín ống tủy cả thành bên và phía chóp.
* Có tính trơ với độ ẩm.
* Có tính kìm khuẩn hay ít ra cũng không thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.
* Không co sau khi đã đặt vào ống tủy.
* Không kích thích mô quanh chân răng.


* Không gây đáp ứng miễn dịch ở mô quanh chân răng.
* Không gây đột biến hay sinh ung thư.

HỢP CHẤT EUGENOL VÀ OXÝT KẼM (ZnO)
(cement eugenat Zn)
Từ đầu thế kỷ XX, cement eugenat Zn đã được dùng trong khoa Răng Hàm Mặt, nó có tính sát khuẩn nhẹ, làm
dịu đau, ít dẫn nhiệt, kích thích tạo ngà thứ phát. Hiện nay, người ta dùng nó để trám tạm, hoặc để cách ly đáy lỗ
trám.., ngoài ra nó còn được dùng làm cơ sở cho nhiều loại cement trám bít ống tuỷ, đồng thời là thành phần chính
của nhiều cement phẫu thuật.
1. THÀNH PHẦN
1.1. Bột
Là oxýt kẽm (ZnO), một thứ bột trắng có tính kiềm nhẹ, không mùi, không tan trong nước, tan trong acid vô
cơ loãng và acid acétic.
Khi để bột ZnO tiếp xúc với không khí:
- Nếu gặp CO2, trở thành ZnCO3, không có tính kiềm và chậm đông.

- Nếu gặp H2O, trở thành Zn(OH)2, lưỡng tính và mau đông.
1.2. Chất lỏng
Là eugenol, một chất dầu lỏng sánh màu vàng sáng, mùi cay nhẹ, hơi có tính acid, sát khuẩn và làm dịu đau.
Người ta sản xuất eugenol bằng cách rút tinh dầu cây đinh hương (girofle) bằng một base loãng rồi sau đó giải
phóng nó bằng một acid.
2. SỰ ĐÔNG CỨNG CỦA CEMENT EUGENAT Zn
Sự đông cứng của cement eugenate Zn là do 2 phân tử eugenol kết hợp với 1 nguyên tử Zn, nguyên tử Zn thế
chỗ của 2 nguyên tử H2. Tuy nhiên hiện tượng này chưa hoàn toàn sáng tỏ về mặt hoá học.
Phản ứng đông của eugenol và ZnO là phản ứng acid - baz, nước vừa là sản phẩm của phản ứng, vừa là chất
xúc tác phản ứng, đây là phản ứng tự xúc tác.
* ZnO
+ H2O
 Zn(OH)2
* Zn(OH)2 + 2 HE
 ZnE2 + 2 H2O
Baz
Acid
Muối
(eugenol)
(eugenolate Zn)
Sự đông cứng càng nhanh nếu các hạt ZnO càng nhỏ.
Eugenate Zn sẽ không đông cứng nếu bột ZnO hoàn toàn kiệt nước (người ta áp dụng tính chất này để đánh
sẵn eugenate Zn và giữ không cho đông cứng bằng cách chứa nó trong một vật kín có để chất hút ẩm).
Thời gian đông cứng (là thời gian bắt đầu trộn cho đến khi vật liệu đông cứng) của eugenate Zn thay đổi tuỳ
theo mục đích sử dụng, thường là 20 phút (dùng để làm vật liệu trám). Để rút ngắn thời gian đông cứng có thể cho
vài giọt acetat Zn, acid acetic.


Nếu nhiều nước quá thì tác dụng gia tốc (làm nhanh đông cứng) của nước không còn nữa, mà làm phản ứng
chậm lại.

Để làm tăng sức bền của eugenate Zn người ta cho thêm colophan, hoặc resin và amiăng. Để đạt tính láng
mướt có thể thêm colophan, hạt silicon, dicalcium phosphat, ethylcellulose
3. TÍNH CHẤT
3.1. Tính chất vật lý
- Cấu trúc: phản ứng giữa eugenol và ZnO không xảy ra hoàn toàn mà tạo thành khuôn eugenolate Zn có các hạt
ZnO chèn vào trong đó. Cấu trúc này đặc chắc và không thấm nước.
- Độ hoà tan: 0,02 – 0,1 % sau 7 ngày trong nước (hoà tan dần trong môi trường nước)
- Độ pH: 7 – 8 kiềm nhẹ.
- Thay đổi thể tích khi đông cứng: co < 0,1% thể tích.
- Dẫn nhiệt: yếu, là chất cách nhiệt, cách điện tốt
- Độ cứng: thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng
+ Trám răng: cứng, 1500 – 8500 pounds / inch2
+ Lấy dấu: trung bình, 1000 pounds / inch2
+ Bột băng: mềm
- Tính bám dính: khi dùng làm vật liệu trám, eugenat Zn có tính bám dính cao hơn cement và amalgam, nhờ có sức
căng bề mặt thấp nên ngăn không cho nước thấm vào được (sức căng bề mặt càng lớn thì lực mao dẫn càng yếu do
đó chất khác dễ thấm vào).
- Độ chịu nén: kém hơn so với cement phosphat Zn (sau 24 giờ eugenate Zn là 12 M.Pa, còn phosphat Zn là 118
M.Pa “ Mega Pascal “)
3.2. Tính chất hoá học
Là muối có tính kiềm nhẹ, có gốc Phenol tự do có thể làm chảy nhựa.
3.3. Tính chất sinh học
- Làm dịu đau (tính này có thể làm lu mờ chẩn đoán)
- Sát khuẩn, do chức phenol của phần eugenol còn dư.
- Làm liền sẹo, eugenate Zn có tính kích thích làm liền sẹo ngà và tuỷ một cách gián tiếp bằng cách kích thích tạo
ngà thứ cấp. Tuy nhiên nếu đặt Eugenol tiếp xúc với mô tủy thì khả năng hoại tử tủy thường xảy ra sau đó, do độc
tính của Eugenol với tế bào.
4. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG
4.1.Công dụng
Do sức bền cơ học yếu nhưng có những tính chất tốt trên chữa răng, eugenate Zn thường được sử dụng để:

- Trám lót
- Trám tạm (hoặc băng thuốc)
- Trám bít ống tuỷ
* Lưu ý: không dùng eugenate Zn để lót dưới miếng trám composite và G.I.C vì phenol tự do có thể làm chảy nhựa,
cản trở sự trùng hợp của composite.


Ngoài ra eugenate Zn còn được dùng trong:
- Phục hình tháo lắp toàn hàm để lấy dấu.
- Phục hình cố định để gắn mão tạm.
-Phẫu thuật nha chu để băng thuốc
4.2. Cách dùng
4.2.1. Dụng cụ
- Tấm kính trộn cement mặt nhám.
- Bay trộn bằng kim loại
4.2.2. Kỹ thuật trộn
- Trộn Eugénate Zn để trám ống tuỷ:
Lấy 2 – 3 giọt eugenol cho một ống tuỷ và lượng bột cần thiết, trộn dần dần bột với chất lỏng cho đến khi
được một chất bột mịn nhão như Vaseline (dạng kem)
- Trộn Eugénate Zn để trám lót hoặc trám tạm:
Trộn nhiều bột hơn để được ciment dẽo như đất sét nặn tượng hoặc chất mastic gắn kính, hỗn hợp không dính
vào bay trộn. Thời gian trộn có thể kéo dài khoảng 4 – 5 phút. Tỉ lệ thường dùng 4/1 – 6/1
- Trộn Eugénate Zn để gắn mão tạm hoặc băng thuốc cho phẫu thuật nha chu:
Trộn nhiều chất lỏng hơn loại dùng trám tạm nhưng ít hơn trám bít ống tủy
Ngoài ra eugénate Zn còn được trình bày dưới nhiều hình thức đã được chuẩn bị sẵn đựng trong lọ hoặc ống
như kem đánh răng và được sử dụng như một chất trám tạm (Temporary restorative material). Tên thương mại của
nó gồm có: cavit, Temp Bond, IRM (Intermediate Restorative Material).
------------- ********* -------------



AMALGAME
Trong ngành RHM, amalgame được dùng từ năm 1826 (Taveau) để trám răng dưới hỗn hợp bạc và thuỷ ngân,
sau đó nhiều người đã nghiên cứu và hoàn thiện dần, đến năm 1895 G.V.Black có những kết luận quan trọng được
coi là cơ sở nghiên cứu về thành phần và công dụng của amalgame trám răng.
Amalgame sử dụng trong nha khoa là một hợp kim của bạc, thiếc, đồng, thuỷ ngân..Phản ứng đông cứng cơ
bản liên quan đến việc trộn lẫn giữa các thành phần trên của hợp kim gồm bạc (Ag), thiếc (Sn) và thuỷ ngân (Hg) để
tạo thành một phase gamma (cơ bản là bạc và thiếc), phase này được bao bọc bởi một phase thứ cấp gọi là gamma 1
(giữa Ag và Hg) và phase gamma 2 (giữa Sn và Hg), thành phần yếu nhất là phase gamma 2, đây là phase không
chống lại rỉ sét.
Ag2Sn + Hg ----------> Ag3Sn + Ag2Hg3
+ Sn3Hg
gamma
gamma1
gamma2
1. PHÂN LOẠI
- Amalgame bậc II : Hg trộn với 1 kim loại
- Amalgame bậc III: Hg trộn với 2 kim loại
- Amalgame bậc IV: Hg trộn với 3 kim loại
- Amalgame hiện đại: Hg trộn với 3 kim loại trở lên, gọi là Amalgame phức hợp. Đây là loại đang dùng hiện nay.
Các hợp kim amalgam bạc dùng trong nha khoa được chia thành 4 loại khác nhau:
1.1. Hợp kim dạng mạt dũa
Kích thước hạt có nhiều cỡ khác nhau:
- Cỡ hạt thô có chiều dài 60 - 320
, rộng 10 - 70
- Hạt nhuyễn có kích thước vài micron
Giữa hai cỡ hạt trên có những kích thước trung gian. Mitehan và Mahler (1968) cho rằng, hạt nhuyễn cần một
lượng Hg dư nhiều hơn để đạt độ dẽo cần thiết, do đó sức bền cơ học bị giảm đi.
1.2. Hợp kim dạng hạt cầu



Do Demaree và Taylor đề xuất năm 1962, công thức tương tự loại mạt dũa, hợp kim lỏng được phun sương
trong môi trường khí trơ hay chất lỏng để sau đó kết tinh dưới dạng các hạt cầu hay bầu dục. Kích thước của hạt to
nhất là 40
. Có loại amalgam được kết hợp bằng cả hai dạng trên.
1.3. Hợp kim phân tán hay hợp kim hỗn hợp (Dispersalloy)
Do Innes và Youdelis đề xuất năm 1963, hợp kim này là một hỗn hợp hai loại bột hợp kim:
- 2 phần hợp kim cổ điển.
- 1 phần hợp kim eutectic Bạc – Đồng có dạng hạt cầu, đường kính < 44
(trong hợp kim eutectic này có 71,9 %
Ag và 29,1 % Cu).
Tính chung tỉ lệ Cu trong hỗn hợp này cao gấp 2 – 3 lần hợp kim cổ điển, hợp kim này được thử nghiệm rất
lâu, mãi 10 năm sau ưu điểm về mặt lâm sàng của nó mới được phát hiện, đó là tính chống nứt rạn ở rìa cạnh miếng
trám.
1.4. Hợp kim có tỉ lệ Cu cao
Năm 1974, Asgan đã đưa ra một loại hợp kim có tỉ lệ Cu cao ở dưới dạng một hợp kim duy nhất chứa 3 kim
loại (Ag, Cu, Sn), 3 kim loại này được nung chảy cùng một lúc. Hạt kim loại có thể hình cầu hay mạt dũa, tỉ lệ Cu
chiếm từ 13 - 30 % trọng lượng của hợp kim.
2. THÀNH PHẦN AMALGAME HIỆN ĐẠI
2.1. Thuỷ ngân (Hg)
Là kim loại duy nhất ở thể lỏng trong nhiệt độ thường, màu trắng có ánh kim. Sôi ở 357 0C, tỉ trọng hơi d:
13,556 ở 00C.
Ở trạng thái rắn (-390C), d:14,4.
Từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, Hg co nhiều. Hg có thể bay hơi ngay cả ở nhiệt độ - 400C, d là 6,97.
Ở ngoài không khí và nhiệt độ thường, Hg bị biến chất từ từ và được phủ một lớp mỏng Oxydule màu xám
(Hg2O).
Hg kết hợp dễ dàng với các kim loại nhưng không phải với tất cả, trong điều kiện thường nó không kết hợp
với Fe, Zn, Cr, Co, molypden.
Hg cần đựng trong lọ dày kín. Khi cần bảo quản lâu nên đổ lên mặt thuỷ ngân một lớp nước.
2.2. Mạt kim loại
- Ag: 67 – 70% (tối thiểu 65%)

- Sn: 25,3 – 27,7% (tối thiểu 25%)
- Cu: 0 – 5,2% (tối đa 6%)
- Zn: 0 – 1,7% (tối đa 2%)
2.2.1.Bạc (Ag): là thành phần chính trong mạt kim loại. Nó:
- Làm tăng sức bền của Amalgame
- Tăng sức chống đỡ với sự Oxyt hoá
- Kích thích đông cứng và làm giảm tính chảy
- Làm Amalgame trương giãn. Nếu tỷ lệ Ag vượt qúa 70% sự trương giãn có thể vượt qúa mức


2.2.2.Thiếc (Sn): chiếm ¼ mạt kim loại. Nó:
- Làm giảm sự trương giãn
- Nếu tỷ lệ Sn qúa nhiều , Amalgame sẽ bị co, kém bền
- Tăng tính chảy, kéo dài thời gian đông cứng
- Làm Amalgame hoá được dễ dàng vì ái tính của nó với Hg lớn hơn so với Ag (Amalgam hoá là sự tạo thành hợp
kim ở nhiệt độ thường do ái tính của Hg với kim loại khác)
2.2.3.Đồng (Cu): chỉ có một lượng nhỏ. Nó:
- Làm giảm độ trương giãn
- Tăng tính bền, độ cứng của Amalgame
- Làm giảm tính chảy
Tuy nó làm cho việc sử dụng Amalgame dễ dàng nhưng nó làm cho Amalgame có màu.
2.2.4.Kẽm (Zn): việc pha thêm Zn vào Amalgame vẫn còn được bàn cải. Ít khi chúng ta thêm nó >1%. Vai trò của Zn
đối với sức bền và tính chảy của Amalgame không rõ rệt nhưng dù sao cũng làm Amalgame dễ dùng.
Sự kết hợp của các kim loại tạo nên một hợp kim, hợp kim này tính chất có thể khác nhau do loại kim loại tạo
nên hợp kim đó và tỉ lệ của từng kim loại trong hợp kim.
3. PHẢN ỨNG ĐÔNG CỦA AMALGAME
Phản ứng này trải qua 3 giai đoạn:
3.1. Giai đoạn tẩm nhuận
Sự chà xát của chày vào cối làm trầy lớp oxýt hoá bề mặt, Hg thấm nhập vào bề mặt hợp kim và hoà tan một
phần bề mặt này.

3.2. Giai đoạn amalgam hóa
Lớp hợp kim bị mềm ra ở bề mặt, các hạt bị lấy đi do động tác đánh amalgam và làm cho Hg tác dụng tiếp lớp
bên trong. Đây là phản ứng hoá học giữa hợp kim và Hg để tạo thành các phase như đã nói trên, phản ứng diễn ra
từng bậc và kết thúc bằng sự kết tinh.
3.3. Giai đoạn kết tinh
Các phase kết tinh theo những cấu trúc khác nhau tuỳ thuộc vào loại hợp kim để tạo thành tinh thể hỗn hợp.
Tóm lại, phản ứng đông cứng của amalgame là một phản ứng hoà tan và kết tinh.
4. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
4.1. Sức bền
Amalgame có sức chịu đựng tốt đối với lực nén nhưng kém đối với lực kéo và lực cắt (sức bền đối với lực kéo
chỉ bằng ¼ so với lực nén)
Đa số Amalgame hiện dùng đạt được sức bền tối đa sau 24h. Một Amalgame tốt chịu được lực nén tối thiểu là
3200kg/cm2 (lực nhai bình thường từ 11- 125 kg, trung bình là 77 kg, tác dụng lên một múi răng có diện tích 0,04
cm2 tạo ra một áp lực 1925 kg / cm2)
Thời điểm dễ bị nứt rạn: - Khi gỡ khuôn trám
- Kiểm soát cắn khít
- Khi nhai trong những giờ đầu


Ngày nay các tiêu chuẩn của A.D.A (American Dental Association: hiệp hội nha khoa Mỹ) 1974 đòi hỏi vật
liệu phải có độ bền sớm (sau 15 phút) là 2 Mpa (độ bền kéo có ý nghĩa hơn độ bền nén).
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của amalgam:
- Thành phần của hợp kim: Amalgam có tỉ lệ Cu cao có độ bền sau 15 phút cao hơn các hợp kim cổ điển, và độ bền
tăng rất nhanh.
- Kích thước và hình dạng của hạt: Loại hạt cầu có độ bền phát triển nhanh hơn loại mạt dũa.
- Đánh không đủ liều lượng vật liệu.
- Lượng Hg dư làm giảm độ bền do lượng khung lớn tạo ra các phase yếu.
- Thời gian từ khi trộn đến khi nhồi: càng dài thì độ bền càng giảm (đối với loại mau đông thời gian chờ đợi tối đa 12 phút, loại trung bình là 4 phút).
- Sự nhiễm độ ẩm: theo Forsten 1969 amalgam có Zn nếu bị nhiễm ẩm trước khi trộn thì sức bền nén giảm 30%, sau
khi trộn giảm 25%. Đối với amalgam không có Zn sức bền cũng giảm do sự thay đổi kết cấu tinh thể khi có nước.

- Khối lượng miếng trám, hình thể lỗ trám:
+ Miếng trám có khối lượng lớn sẽ chịu sức nhai tốt
+ Miếng trám mỏng, sức bền kéo kém (nên vùng eo lỗ trám phải đủ dày)
+ Điêu khắc đáy rãnh phải tròn, nếu nhọn sẽ dễ vỡ do sự tập trung nội lực ở điểm yếu, đồng thời bị ăn mòn vì tích tụ
mảng bám
4.2. Độ cứng
- Sau 20 phút sức chịu nén của Amalgame chỉ đạt 6%
- Trong 1h đầu Amalgame chịu được lực nén 6 – 7kg/cm2/1 phút (60 – 70%)
- Sau 6 – 8h đạt tới độ cứng tối đa
4.3. Tính chảy
Thử nghiệm trên một khối Amalgame hình trụ và đánh giá bằng sự biến dạng của nó. Độ chảy không vượt quá
4% sau 24h dưới áp lực 250kg/cm2 đặt trên một Amalgame mới trộn 3h tính từ khi đông đặc.
4. 4. Thay đổi thể tích
Một Amalgame tốt phải có độ giãn nở nhẹ khi đông cứng (7 – 10
/cm). Sự giãn nở này làm cho chất trám
dán khít vào thành lỗ trám
Những sai lầm trong khi sử dụng có thể mất tính chất này, Amalgame bị giãn quá ít hoặc quá nhiều hoặc có
thể co lại.
Trộn không đầy đủ thời gian hoặc một lượng Hg quá nhiều làm Amalgame giãn nở quá mức và ngược lại.
4.5. Sự trương nở thứ phát
Xuất hiện ở Amalgame có Zn khi đông có sự tiếp xúc với độ ẩm, do sự giải phóng H 2 tạo thành các bọt khí
dưới tác dụng của nước.
4.6. Tính dẫn nhiệt và dẫn điện
Rất tốt, vì vậy:
- Cần trám lót nếu lỗ trám sâu.
- Khi chữa răng bằng dòng điện cao tầng hoặc thử tuỷ bằng điện, không cho dòng điện chạy qua Amalgame.


4.7. Độ xốp
Độ xốp của amalgam bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố:

- Tính chất của hợp kim:
+ Sự nhiệt luyện không đủ nhiệt độ, thời gian có thể tạo ra nhiều bọt xốp
+ Kích thước của hạt càng to thì càng nhiều bọt xốp.
+ Loại hợp kim, hợp kim cổ điển có nhiều bọt xốp, hợp kim không gamma 2 ít bọt xốp.
- Cơ chế đông của amalgam: giai đoạn kết tinh giữa các tinh thể có nhiều lỗ hổng.
- Sự sử dụng:
+ Đánh không đủ hoặc đánh quá lâu đều tạo ra bọt xốp.
+ Lượng Hg nhiều sẽ làm giảm độ xốp, nhưng chỉ đến giới hạn nào thôi.
+ Thời gian chờ đợi càng lâu, độ xốp càng tăng.
+ Nhồi không đủ sức nén cũng tạo độ xốp.
5. SỬ DỤNG AMALGAME
5.1. Ưu và nhược điểm
5.1.1. Ưu điểm:
- Là chất trám rất khít nếu sử dụng đúng
- Rất bền chắc
- Không độc đối với tuỷ
- Rất dễ dùng
5.1.2. Khuyết điểm:
- Kém thẩm mỹ vì có ánh kim hoặc đen và làm đổi màu răng vì vậy chỉ dùng để trám răng cối.
- Không dính vào răng nên phải tạo phần lưu
- Dẫn nhiệt vì vậy phải trám lót
- Khó tái tạo điểm tiếp giáp
- Không trám cho những lỗ có thành qúa mỏng dễ làm vỡ răng
5.2. Chú ý trong sử dụng
5.2.1. Tỷ lệ kim loại – Hg:
Tỷ lệ mạt kim loại – Hg rất quan trọng đối với kết quả cuối cùng.
Đa số Amalgame được chế tạo với 7 phần Hg, 5 phần mạt kim loại. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ nhà sản xuất (8/5,
8/6, 9/6...) Hg nhiều hơn mạt kim loại.
Một lượng Hg nhiều hay ít so với mạt kim loại đều làm Amalgame kém bền và ảnh hưởng đến sự thay đổi thể
tích như đã nói ở trên. Để có tỷ lệ thích hợp ta có những dụng cân và đong.

- Cân Trey: có một dĩa để đong mạt kim loại, 1 đĩa để đong thuỷ ngân cân bằng khi đạt đúng tỷ
lệ:


- Những dụng cụ đong khác cho phép cấp mạt kim loại và Hg cùng lúc hoặc cấp Hg theo từng giọt to nhỏ khác nhau
tương ứng với viên mạt kim loại.
5.2.2. Hg là một kim loại độc:
Hg nguyên chất (độc bảng B) và các hợp chất của nó đều là thuốc độc bảng A hoặc B. Trong nha khoa khi sử
dụng Hg có thể gây nguy hại cho Bác Sĩ do:
- Hít phải hơi Hg lâu ngày
- Tiếp xúc trực tiếp bằng tay với Hg lâu ngày.
Vì vậy lọ Hg phải được đậy kín, không để Hg thừa vương vãi mà cần gom lại để dùng. Không vắt thuỷ ngân
bằng tay mà nên dùng kẹp.
5.2.3. Trong điều kiện nhiệt độ thường Hg tác dụng nhiều với kim loại:
Trong khoa răng đáng chú ý là tác dụng của nó đối với vàng và nhôm.
- Khi gặp vàng, Hg để lại một vết trắng và vàng sẽ bị ăn mòn. Khi thấy có vết trắng như vậy cần lau sạch và để bên
ngọn lửa cho đến khi mất vết trắng. Đối với răng ở trên miệng bệnh nhân cần dùng đài cao su và bột đánh bóng đánh
kỹ.
- Khi gặp nhôm, Hg làm nhôm “mọc lông tơ” cần đốt nóng như trên.
5.3. Dụng cụ đánh Amalgame
- Dụng cụ đong mạt kim loại và Hg
- Cối và chày hoặc máy đánh Amalgame
- Vải vắt và kẹp
5.4. Kỹ thuật đánh Amalgame
5.4.1. Đánh Amalgame bằng tay
Sử dụng cối chày bằng thuỷ tinh, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả:
- Thời gian trộn: độ 30 – 60 giây
- Tốc độ của chày: độ 130 – 200 vòng/ phút
- Lực nén của chày: độ 1 – 2kg
Các yếu tố trên phụ thuộc cụ thể vào yêu cầu của nhà sản xuất.

Cách cầm chày: nên cầm chày như quản bút cũng có thể cầm như nắm một cán dao.
5.4.2. Đánh Almalgame bằng máy
Phương pháp này ngày càng phổ biến, thời gian 10 – 30 giây.
5.4.3. Vắt Hg thừa
Đặt khối Amalgame vừa đánh còn nhão trong miếng vải và vắt với một kẹp việc này cần được thực hiện sao
cho khối Amalgame có độ dẽo vừa đủ để bảo đảm chất lượng miếng trám.
5.5. Trám răng bằng Amalgame
5.5.1. Dụng cụ:
- Cây đặt Amalgame
- Cây nhồi có vạch ở đầu hoặc cây nhồi máy


- Dụng cụ điêu khắc amalgame
- Khuôn trám và cái giữ khuôn nếu cần
5.5.2. Nhồi Amalgame vào lỗ trám:
Trên lỗ trám đã được chuẩn bị và thổi khô (đã đặt khuôn trám và trám lót nếu cần) đưa từng lượng nhỏ
Amalgame vào lỗ trám, dùng cây nhồi, nhồi chặc vào đáy và các góc, nếu là lỗ trám kép cần nhồi ở lỗ chính trước,
nhớ rằng cường độ nhồi tỷ lệ nghịch với diện tích của cây nhồi, vì vậy cần sử dụng cây nhồi có đầu nhỏ độ 1,5 ly
đường kính, khi kết thúc có thể sử dụng cây nhồi lớn hơn.
5.5.3. Điêu khắc:
- Sau khi nhồi và khi Amalgame bắt đầu cứng, lấy bớt phần dư và điêu khắc một cách nhẹ nhàng. Cần khôi phục hình
thái của mặt nhai cho phù hợp với tương quan cắt khít và ăn khớp với các răng của bệnh nhân.
Đối với một số trường hợp có thể tạo hình mặt nhai sao cho miếng trám khỏi dễ bị vỡ và được định vị tốt trên
răng.
- Gỡ khuôn trám (nếu có đặt khuôn trám và chêm): trước hết lấy cây chêm ra, tháo cái giữ khuôn rồi tháo khuôn theo
chiều ngoài trong.
- Làm nhẵn các bờ và mặt miếng trám với dụng cụ làm nhẵn và làm cho mặt nhai đều đặn bằng miếng bông nhỏ (có
thể tẩm Alcool). Việc đánh bóng chính thức được tiến hành sau 24h hoặc 1 tuần.
- Cần xem tương quan các răng được trám và răng đối diện trước khi nhồi Amalgame để việc điêu khắc tiến hành
thuận lợi.

- Dặn bệnh nhân không nhai trên răng mới trám 2 – 3h.
5.5.4. Đánh bóng:
Việc đánh bóng làm Amalgame có bề mặt nhẵn, chống sự xuống màu, làm tăng sức bền của Amalgame và
không làm cho bệnh nhân khó chịu vì bề mặt thô ráp của miếng trám.
- Dụng cụ: + Mũi đánh bóng
+ Đá mài mịn
+ Cao su
+ Đài cao su và bột đánh bóng mịn
- Lần lượt sử dụng phương tiện trên để làm bóng miếng trám.
- Trong khi đánh bóng tránh làm miếng trám bị nóng lên (có hại cho tuỷ răng và làm bay hơi Hg trong Amalgame)
bằng cách tưới nước và cho máy chạy chậm.
Sau khi đánh bóng, miếng trám phải bóng, đưa thám trâm từ mô răng đến miếng trám hoặc ngược lại không
thấy mắc.

COMPOSITE
1. ĐẠI CƯƠNG


Vật liệu trám thẩm mỹ đầu tiên là các Silicate Cements, cement này thu được từ phản ứng phosphoric acid với
các hạt glass, có thể tan trong acid để tạo thành matrix silica gel. Tuy nhiên cement này dòn, dễ bị rạn nứt nên hạn
chế trong việc phục hồi các răng vỡ lớn, do đó có nhiều công trình nghiên cứu và vật liệu composite nha khoa ra đời.
Sự xuất hiện của vật liệu composite nha khoa đã làm cho việc phục hồi tổn thương tổ chức cứng, khuyết tật răng
cũng như răng đổi màu đạt kết quả tốt.
Đầu tiên nhựa Acrylic được đưa vào sử dụng là loại resin không hạt độn Polymethyl Methacrylate (PMMA).
Monomer của Methyl Methacrylate co lại nhiều khi trùng hợp, tạo nên các kẽ hở ở bờ. Hơn nữa, PMMA không đủ
bền, nên được tăng cường hạt độn ceramic, chủ yếu là ceramic silica, vào thành phần vật liệu PMMA được gọi là
Acrylic không hạt độn ngày nay. Nếu lượng hạt độn hoặc phase giống hạt độn được thêm vào Resin là nhỏ, thành
phần nhựa được coi là không hạt độn. Các thành phần của sealant chứa 1% - 2% hạt độn, vẫn được xếp là loại không
hạt độn.
Sau đó PMMA được thay bằng Bis-GMA. Bis-GMA là một monomer chức năng kép, tạo nên từ phản ứng

giữa Bis-Phenol A và Glycidyl methacrylate. Một monomer chức năng kép khác cũng được sử dụng đó là Urethan
Dimethyl Methacrylate (UDM). Urethan thay thế Bis phenol A.
Bis-GMA và UDM đều rất chảy nhão, vì thế trong thực hành, chúng được trộn với monomer chức năng kép
khác đó là Triethylen Glycol Dimethacrylate (TEGDMA) để tạo một độ quánh thích hợp.
Để đạt được những ưu điểm toàn diện của một công thức Composite, việc đưa vào một chất nối giữa các pha
là rất quan trọng. Trong các composite hiện đại, các hạt silica được bao bọc sẵn bằng một lớp đơn phân tử chất nối
(Silane coupling agents), những phân tử này là những phân tử lưỡng chức năng, một đầu có khả năng dán vào nhóm
Hydroxyl (các nhóm này hiện diện trên bề mặt của các hạt Silica), đầu kia có khả năng đồng trùng hợp bằng các mối
nối kép của monomer trong pha matrix. Chất nối kết hợp tốt nhất với các hạt silica, do đó tất cả các composite nha
khoa đều chứa các hạt độn cơ bản là silica.
Thành phần độn ngoài silica, thường được thay đổi với những ion khác để tạo nên những thay đổi tính chất
cần thiết.
Các ion Li (Lithium) và Al (aluminum) làm cho glass dễ dàng nghiền thành các hạt nhỏ.
Các Ba (Barium), B (Boron), dùng để tạo tính cản quang, Zn (Zinc), Zr (Zirconium) và Y (Yttrium).... cũng
thường có mặt.
Có thể thay đổi thêm nữa (bằng cách thay silica trong cấu trúc) nhưng có thể làm giảm hiệu quả chất nối.
Slica nguyên chất tồn tại dưới nhiều dạng:
- Tinh thể (như crystal Balite Trdymite hoặc Quartz)
- Không tinh thể (Glass).
Các dạng tinh thể bền vững và cứng hơn nhưng làm cho composite khó làm nhẵn và đánh bóng. Do đó, hầu
hết các composite sử dụng silica glass, các glass Ba, Y,
Zn, thường được sử dụng nhất để làm chất độn.
Có thể tóm tắt lịch sử của composite nha khoa như sau:
- 1941: sử dụng hệ thống khơi mào BPO-Amine cho nhựa (tự cứng)
- 1962: BOWEN, R.L. Tổng hợp thành công monomer mới: Bis-GMA
- 1963: composite hạt độn lớn (thạch anh) ra đời


- 1970: BUONOCORE,M. Giới thiệu sử dụng ánh sáng cực tím (U.V-light) trong hệ thống khơi mào trùng hợp
composite.

- 1974: MICHL, R, WOLLWAGE, P. Sử dụng composite hạt độn nhỏ để giải quyết những hạn chế của composite hạt
độn lớn.
- 1977: MANNEBERG, F., BASSIOUNY, MA. Và GRANT, A.A. Công bố việc sử dụng composite quang trùng hợp
với ánh sáng trông thấy (light – cured composite) có các hạt độn nhỏ cho các răng trước.
- 1980: xuất hiện các composite lai.
- 1982: MORMANN, W. H. Giới thiệu composite làm inlay và dán inlay bằng composite.
- 1985: xuất hiện một loại composite cản quang.
- 1985-1990: ra đời loại composite nén để trám cho răng sau và loại composite lỏng với nhiều ứng dụng trên lâm
sàng:
* Che màu cho những răng bị nhiễm sắc trước khi phủ composite để tạo lại màu phù hợp.
* Tạo màu cho rãnh mặt nhai
* Bôi lên bề mặt để làm mất các vết trắng sau khi đánh bóng hoặc làm giảm sự mòn của miếng trám.
2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO
Composite là một vật liệu được cấu tạo bằng cách phối hợp 2 hay nhiều vật liệu có tính chất khác nhau và
không tan vào nhau, sự phối hợp này làm cho vật liệu đạt được tính chất tốt hơn khi dùng riêng rẽ (thuật ngữ
composite cũng được sử dụng cho các vật liệu trong công nghiệp).
Trong nha khoa composite có chứa 3 phase chính:
- Phase hữu cơ: là khung nhựa còn gọi là thành phần nhựa cơ bản.
- Phase vô cơ: là các hạt chất độn phân tán đều khắp khối vật liệu.
- Phase liên kết: là chất nối bề mặt của hạt chất độn vào khung.
Ngoài 3 chất chính trên còn có các chất khác như chất tạo màu, các chất góp phần vào sự trùng hợp như các
chất khơi mào, chất gia tốc, chất ức chế..
2.1. Nhựa khung
Còn gọi là pha hữu cơ, là thành phần nhựa cơ bản gồm một trong các loại nhựa sau, hoặc là sự phối hợp của
các loại nhựa này.
2.1.1. Nhựa Bis-GMA của Bowen
Là các monomer Bisphenol A Glycidyl Metacrylate (BIS-GMA). Nhựa Bis-GMA có mặt trong nhiều loại
composite. Monomer này là sự kết hợp của một phân tử Bisphenol A với hai phân tử Glycidyl metacrylate.
- Các nối đôi của phân tử làm cho monome có thể tạo thể lưới trong không gian 3 chiều.
- Các nhân thơm làm cho phân tử cứng chắc và có sức kháng với lực kéo cao.

- Các nhân Hydroxyl (-OH) có thể tạo cầu nối hydro do đó tăng sự kết dính, kéo theo sự tăng độ nhớt và dễ hút nước.
Khi đưa nhiều chất độn vào trong nhựa khung (nhựa trở nên đặc khi sử dụng),
độ nhớt có khuynh hướng tăng, do đó người ta có thể thêm vào nhựa khung những chất có phân tử lượng thấp, không
có nhóm phân cực để hạ độ nhớt. Thí dụ:
- BIS - DMA ( Bisphenol A dimetacrylate)


- EGMA (Ethylene glycol dimetacrylate)
- TEGMA (Triethylene glycol dimetacrylate)
- MMA (Methyl metacrylate)
2.1.2. Nhựa Epoxy đồng trùng hợp của Lee
Đồng trùng hợp là sự trùng hợp giữa 2 phân tử có kết cấu khác nhau. Lee tạo sự đồng trùng hợp giữa epoxy và
diacrylate. Nhựa này không có gốc tự do nên trơ về mặt hoá học và ít độc, đồng thời nhờ có gốc epoxy nên hạn chế
được độ co khi trùng hợp.
2.1.3. Nhựa Acrylic (công thức của Mashuhara-Fischer)
Là polymethyl metacrylate (PMMA) được khơi mào bằng Tri-N-buthyl-boran (TBB), sự khơi mào được tác
động ở môi trường ẩm. Ưu điểm của loại nhựa này là trùng hợp bắt đầu ở mặt tiếp giáp của vật liệu và thành lỗ trám
(không phải từ giữa khối vật liệu) nên giảm độ co khi trùng hợp.
2.1.4. Nhựa Urethan
Là nhựa Uréthane dimetacrylate (UDM hay UDMA). Nhựa này có độ nhớt kém hơn do đó có thể đưa nhiều
chất độn vào.
- Các nhóm amine thứ cấp có thể tạo cầu nối hydro làm cho nhựa có độ kết dính cao (có thể đưa nhiều hạt độn vào).
- Không có nhóm (-OH) nên làm composite ít ngấm nước, ít đổi màu, vì thế thường được dùng trong phục hình. Thí
dụ nhựa Isosit để làm phục hình cố định.
- Không có nhân thơm nên vật liệu kém cứng chắc hơn nhựa Bis – GMA
Một số hiệu composite có chứa nhựa Bis – GMA và uréthane như Heliomolar (vivadent).
Như vậy, các monomer dùng làm phase nhựa khung của composite đều là những phân tử monomer chức năng
kép, các đầu phản ứng đều là MMA.
2.2. Chất độn
Đây là pha vô cơ của composite, vai trò của chất độn là thay thế bớt lượng nhựa khung để làm giảm các nhược

điểm của khung nhựa, như tăng độ cứng, sức chịu nén, chống sự mài mòn, thẩm mỹ...
Chất độn thay đổi về mặt cấu tạo hoá học, hình dạng, kích thước, tỉ lệ hạt độn theo cân nặng hoặc theo thể tích
ảnh hưởng quan trọng đến tính chất vật lý của composite.
2.2.1. Cấu tạo hóa học
Chất độn có thể là hạt silic (SiO2) hay thạch anh (Quartz), sứ, thuỷ tinh.
- Hạt silic (SiO2) hay thạch anh (Quartz): là vật liệu khá cứng, trơ về hoá học, độ nở nhiệt thấp, có chỉ số khúc xạ
gần với mô răng nên thẩm mỹ hơn. Thường dùng hạt thạch anh vi thể nhiệt phân, được chế tạo bằng phương pháp
hóa học ở nhiệt độ cao, hạt có cấu trúc giống như hình cầu gai cho phép nhựa cơ bản chui vào khe kẽ của hạt nên có
sự kết nối tốt giữa khung nhựa và hạt độn.
- Thuỷ tinh (Glass) hay sứ (Ceramic) có thể chứa kim loại nặng và có tính cản tia X, thường là những hạt độn thủy
tinh, thủy tinh sứ, thủy tinh Lithium/Aluminium, thủy tinh Barium/Aluminium và thủy tinh Strontium/ Aluminium.
Chất độn thuỷ tinh, sứ có độ cứng kém hơn thạch anh và không hoàn toàn trơ về hoá học vì nó có thể phóng
thích Barium, Silicium ra môi trường nước làm ảnh hưởng đến sự liên kết giữa khung nhựa và chất độn.
2.2.2. Hình dạng
Hạt chất độn có thể không tròn đều, có cạnh sắc hoặc dạng tròn, bầu dục.


2.2.3. Kích thước
Các hạt chất độn có thể có kích thước rất nhỏ (0,04

), chất độn hạt nhỏ, hay lớn và rất lớn (1 - 50

).

2.3. Chất liên kết
Do tính chất khác nhau về mặt cấu tạo hoá học nên các hạt chất độn nằm trong khung nhựa rất dễ bong ra khi
khung nhựa bị mòn. Chất liên kết thường là những dẫn xuất của Silicium, là những phân tử lưỡng cực, một cực liên
kết với nhựa khung, một cực liên kết với nhóm hydroxyl trên bề mặt các hạt silica của chất độn, tạo nên sự liên kết
bề mặt giữa các phase và hạn chế được nhược điểm trên.
3. PHÂN LOẠI

Composite nha khoa nói chung được phân loại theo thành phần, số lượng hoặc tính chất của hạt độn hoặc của
phase matrix (phase hữu cơ). Phương pháp phân loại thông dụng nhất là dựa trên lượng chất độn (theo % thể tích
hoặc khối lượng), kích thước của hạt độn và cách thêm hạt độn.
Composite cũng có thể được phân loại trên cơ sở của thành phần matrix (Bis-GMA hay UMD), hoặc là
phương pháp làm trùng hợp (tự trùng hợp, quang trùng hợp UV, quang trùng hợp với ánh sáng trông thấy, lưỡng
trùng hợp hoặc trùng hợp theo giai đoạn)....
3.1. Theo kích thước hạt độn
Kích thước của các hạt chất độn có ảnh hưởng đến dung lượng chất độn và do đó ảnh hưởng đến các đặc điểm
khác của composite (độ co do trùng hợp, độ bền cơ học, độ ngấm nước...)
Người ta phân loại composite dựa vào kích thước của hạt, có thể chia composite ra 4 loại:
3.1.1. Composite cổ điển (C. traditionnel: C.T)
Còn gọi là composite hạt độn đại thể (macrofilled composite) chứa các hạt chất độn lớn từ 1 - 50
với tỉ lệ

chiếm 76-80% trọng lượng vật liệu nên còn gọi là composite chứa hạt độn nặng (heavy filled composite). Loại này
không thể làm nhẵn bóng được nhưng có khả năng chống gãy vỡ cao nên thường được sử dụng để trám cho các răng
chịu lực nhai lớn, răng vỡ lớn, xoang II Black.
3.1.2. Composite hạt nhỏ (C. microcharge: C.M)
Còn gọi là composite hạt độn vi thể (Microfilled composite), chứa các hạt độn kích thước 0,04
thường là
hạt silic dạng keo (colloidal silica) với tỉ lệ hạt độn chiếm 50-52% trọng lượng, nên còn gọi là composite chứa hạt
độn nhẹ (Light filled composite). Loại này sau khi đánh bóng sẽ cho bề mặt sáng bóng như men tự nhiên nhưng khả
năng chống gãy vỡ kém nên chỉ dùng cho các răng không chịu lực, vì vậy còn có tên là composite răng trước
(anterior composite).
* Có thể các hạt nhỏ này ở dưới dạng đồng thể, được phân tán đồng đều khắp cả khối vật liệu.
* Có thể là composite hạt nhỏ không đồng thể, trong khối vật liệu còn chứa các hạt tiền trùng hợp to từ 1 - 200
và một dung lượng chất độn cao hơn.
3.1.3. Composite lai (C. hybrid: C.H)
Còn gọi là composite hạt độn hỗn hợp, chứa 2 loại hạt độn có kích thước khác nhau, hạt độn nhỏ có kích
thước 0,04

và hạt lớn từ 1
trở lên với tỉ lệ sao cho kích thước trung bình của toàn thể hạt độn bằng hoặc


hơn 1

. Tỉ lệ hạt độn thường chiếm 76-80% trọng lượng vật liệu, vì vậy nó cũng thuộc loại composite chứa hạt

độn nặng. Loại composite này có khả năng chống gãy vỡ cao khi trám ở các răng chịu lực nhai và có khả năng làm
nhẵn bóng nhưng không bằng composite hạt độn vi thể.
3.1.4. Composite “hybrid” với hạt độn cực nhỏ (nanofill Composite)
Để có thể làm nhẵn bóng cao như composite hạt độn vi thể mà vẫn giữ được tính chất cơ lý ưu việt, người ta
đã sản xuất loại composite gồm 2 loại hạt độn, loại hạt độn silic 0,04
và hạt độn thủy tinh sứ từ 0,6-0,8
.
Ngoài ra trong một vài trường hợp đặc biệt, các hạt độn cực lớn (megafill) >100

, hoặc cực nhỏ 0,005-0,01

cũng được sử dụng.
Đầu tiên là những composite với những hạt độn lớn, rồi đến những composite có hạt độn nhỏ được thay thế
cho cement silicate để trám các răng trước, sau đó người ta nhận thấy các hạt độn lớn làm cho bề mặt composite
không nhẵn, không bóng (tạo điều kiện lưu giữ các mảnh vụn hoặc chất màu),các hạt độn nhỏ thì làm độ quánh cao,
khó sử dụng. Để khắc phục điều này, người ta sử dụng vừa hạt độn lớn vừa hạt độn nhỏ, là loại composite thông
dụng hiện nay.
3.2. Theo thành phần nhựa khung
Thành phần nhựa khung thay đổi sẽ kéo theo độ nhớt của composite khác nhau, đáp ứng những yêu cầu đa
dạng về lâm sàng, nên được phân loại gồm:
3.2.1. Composite nén
Là loại composite có độ đặc cao, sử dụng tương tự như amalgame, vì có thể nén được nên chủ yếu dùng trám

răng sau (xoang loại I và II), đặc biệt khi trám xoang loại II có khả năng làm căng khuôn trám giúp tạo tiếp điểm tốt.
Loại composite này có độ kháng mài mòn cao và độ co thấp.
3.2.2. Composite dẽo
Là loại composite có độ đặc trung bình, thường dùng để trám các răng trước hoặc các lỗ trám ở vị trí không
chịu lực.
3.2.3. Composite lỏng
Là loại composite có độ nhớt thấp, có thể chảy vào các ngõ ngách của xoang trám hoặc dàng mỏng trên bề
mặt, nên thường được dùng để trám bít hố rãnh, lót đáy và bờ xoang, phủ láng bề mặt. Loại này thường được chứa
trong con nhộng đầu nhỏ hoặc trong ống tiêm với kim nhỏ.
3.3. Theo cách trùng hợp
Dựa trên cách trùng hợp có các loại composite sau:
3.3.1. Composite quang trùng hợp (light cure)
Trùng hợp bằng ánh sáng thấy được (photopolymerization), thường sử dụng đèn Halogen. Loại composite này
thường ở dưới dạng chất dẽo đựng trong seringue hoặc trong con nhộng đầu lớn để bơm trực tiếp vào lỗ trám. Dạng
này có lợi điểm là có thể điêu khắc khi nhựa còn dẽo, thời gian làm việc tuỳ ý cho đến khi chiếu ánh sáng trùng hợp,
ngoài ra còn tiết kiệm được vật liệu thừa, có tính thẩm mỹ cao vì có thể thay đổi màu sắc ở từng lớp.
3.3.2. Composite hoá trùng hợp (cold / self cure)
Trùng hợp bằng phản ứng hoá học (chemopolymerization)


3.3.3. Composite trùng hợp bằng nhiệt (heat cure)
Loại composite hóa trùng hợp hoặc nhiệt trùng hợp thường ở dưới dạng 2 lọ chất dẽo hoặc 1lọ bột và 1 lọ chất
lỏng, khi cần dùng chúng ta lấy 2 thứ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) trộn với nhau để tạo phản ứng đông cứng.
Dạng này có bất lợi là thời gian làm việc ngắn, khi trộn tạo nhiều bọt.
Loại này có độ cứng và độ chịu mòn kém, bám dính không tốt, dễ làm tổn thương tủy và bị đổi màu sau một
thời gian, vì vậy hiện nay ít dùng.
4. CƠ CHẾ TRÙNG HỢP CỦA COMPOSITE
Đây là cơ chế trùng hợp các monome của nhựa khung, phản ứng trùng hợp diễn ra qua 3 giai đoạn:
4.1. Giai đoạn khơi mào (khơi đầu)
Để biến đổi các monomer thành polymer, đầu tiên các chất khơi mào chặt đứt các gốc, sự trùng hợp bắt đầu,

sau đó các phân tử monomer gắn vào các gốc đó. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào lượng các gốc tạo thành, loại và số
lượng chất khơi mào, ngoài ra yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
* Đối với composite hoá trùng hợp, amin tam cấp là một chất gia tốc, thường là N dihydroxyethyle –
paratoluidine, khi gặp chất khơi mào (chất xúc tác) peroxide- dibenzoyle, nó sẽ cắt đứt chất khơi mào thành 2 gốc tự
do được hoạt hoá. Gốc tự do này tác động vào nối đôi của nhóm vinyle trong phân tử monome để tạo sự khơi mào
cho phản ứng. Quá trình trùng hợp thành một chuổi phân tử tiếp tục cho tới khi kết thúc phản ứng.
Pollack Blitzer (1984) cho rằng những phần xúc tác còn lại sau phản ứng là nguyên nhân gây đổi màu của
composite hóa trùng hợp.
* Đối với composite nhiệt trùng hợp, chất khơi mào thường dùng là Peroxide, Hydrogen Peroxide, Peracide,
Benzopin coles, Aliphatic Azo Compounds. Ở nhiệt độ cao > 60 0C các phức chất này bị bẻ gãy thành các gốc tự do,
các gốc này phản ứng với phân tử monome để tạo thành gốc tự do mới, các gốc mới này bắt đầu bám vào các
monome khác và chuổi polyme phát triển.
* Đối với composite quang trùng hợp, chất khơi mào thường dùng hiện nay là Camphroquinone, được hoạt
hoá bằng ánh sáng màu xanh , đây là loại ánh sáng trông thấy, cường độ ánh sáng rất quan trọng cho sự trùng hợp
này.
Oxygen là chất ức chế phản ứng, oxy trong không khí có vai trò tạo thành một lớp ức chế, làm cho bề mặt ở
tình trạng mềm, lớp này dày khoảng 50
đối với composite quang trùng hợp và từ 100-300
đối với
composite hóa trùng hợp .

4.2. Giai đoạn lan toả
Ở giai đoạn này hình thành các đại phân tử gọi là phản ứng lan toả hay tăng trưởng. Thời gian tồn tại của
chuổi polyme chỉ một vài giây, trong thời gian đó hàng
nghìn phân tử liên kết với nhau.
4.3. Giai đoạn kết thúc
Là giai đoạn loại bỏ các gốc bằng các kiểu kết hợp
5. ĐẶC TÍNH CỦA COMPOSITE
5.1. Dung lượng chất độn



Ảnh hưởng đến tính chất cơ, lý của vật liệu, dung lượng có ý nghĩa nhất là dung lượng tính theo thể tích chứ
không phải tính theo trọng lượng. Kích thước của hạt có ảnh hưởng quyết định đến dung lượng, hạt càng nhỏ, bề mặt
tiếp xúc càng lớn do đó không thể đưa một tỉ lệ cao chất độn vào nhựa khung được vì sẽ làm tăng độ đặc của vật liệu.
Dung lượng chất độn cao sẽ làm:
* Tăng sức bền cơ học: sức chịu nén, chịu kéo, độ cứng.
* Giảm tính hấp thu nước.
* Giảm sự co do trùng hợp.
* Giảm hệ số nở nhiệt.
* Giảm độ xốp
5.2. Độ xốp
Hiện diện trong tất cả mọi loại composite, nhưng độ xốp lớn nhất ở composite hoá trùng hợp, vì khi trộn dễ
đưa thêm bọt khí vào, hoặc sự phân huỷ chất khơi mào peroxide benzoyl sinh ra bọt khí CO 2.
Tỉ lệ nhựa khung càng cao thì độ xốp càng lớn.
Độ xốp cao làm:
* Giảm sức bền cơ học của Composite.
* Hút nước và phát triển mảng bám.
* Đổi màu và thoái hoá bề mặt
5.3. Sự mài mòn
Quá trình mòn liên quan đến loại chất độn, kích thước của hạt, tỉ lệ thể tích và cách sắp xếp của hạt. Khung
nhựa là phần yếu nhất trong các phase của composite, Composite cổ điển có bề mặt khung nhựa lớn nên độ mòn cao
nhất, khung bị mòn dần dần sẽ tróc các hạt. Loại hạt nhỏ và loại lai có độ kháng mòn cao vì khoảng cách giữa 2 hạt
kế cận < 0,1
nên khung được che chở, hơn nữa bề mặt láng ít cọ xát với thức ăn nên chậm mòn hơn.
Lớp composite ở mặt trên cùng, có độ chống mòn rất thấp, vì sự hiện diện của oxy ức chế sự trùng hợp hoàn
toàn. Do đó lớp này cần phải mài bớt khi hoàn tất miếng trám.
Ngoài sự mài mòn, composite còn bị tróc vảy do các nứt rạn vì cắn phải vật cứng hoặc chạm sớm.
Để tránh sự mòn cần:
* Điều chỉnh cắn khít.
* Bề mặt lỗ trám có giới hạn, không để tiếp xúc trực tiếp với răng đối diện.

* Thời gian trùng hợp phải đủ.
* Mài và đánh bóng vừa phải, mặt nhám kích thích sự mòn, đánh bóng quá độ làm giải sự trùng hợp của nhựa
khung, sức bền giảm, dễ mòn.
5.4. Sự co do trùng hợp
Các vật liệu khi trùng hợp có khuynh hướng co lại do sự tiến gần nhau của các phân tử, đây là nhược điểm rất
quan trọng. Thành phần có thể bị co khi trùng hợp là nhựa khung, tỉ lệ nhựa khung càng cao thì độ co do trùng hợp
càng lớn, do đó loại hạt nhỏ có độ co lớn hơn loại cổ điển và loại lai.
Khối lượng nhựa càng lớn sự co càng nhiều.
Nhựa hoá trùng hợp có khuynh hướng co về phía trung tâm của miếng trám.


Nhựa quang trùng hợp co về phía nguồn chiếu sáng.
Sự co làm :
* Nứt rạn trong lòng khối vật liệu.
* Đứt nối giữa vật liệu và chất dán.
* Nứt rạn thành lỗ trám.
* Giảm độ bền cơ học.
* Sâu răng tái phát..
Để hạn chế sự co cần:
* Dùng chất keo nối để bù trừ lại lực co.
* Trám từng lớp để hạn chế thể tích của khối vật liệu.
* Chiếu đèn trùng hợp từ nhiều phía để phân tán hướng co về phía lợi.
* Chọn loại composite thích hợp.
5.5. Sự hở bờ và miếng trám
Sự hở bờ và miếng trám composite là kết quả của một quá trình phức tạp, do khi trùng hợp, nhựa bị co tạo ra
khe hở, hoặc nhựa ngấm nước nở ra và có thể bù trừ lại sự co do trùng hợp, mức độ bù trừ có thể hoàn toàn hay
không hoàn toàn tuỳ theo loại composite.
Sự co hay nở nhiệt của miếng trám khi trãi qua các nhiệt độ nóng lạnh khác nhau. Tất cả các yếu tố trên dẫn
đến sự hở bờ miếng trám, so với amalgam mức độ hở bờ của composite cao hơn.
Để khắc phục sự hở bờ miếng trám, người ta sử dụng các chất keo dán men và ngà, lực nối của các chất dán

này bù trừ lại sự co do trùng hợp và thay đổi nhiệt độ.
6. CÁCH SỬ DỤNG COMPOSITE
Composite được sử dụng để trám xoang loại III, IV, V các răng trước, trám bít hố rãnh, phủ lên các răng bị
đổi màu...Ngày nay composite còn được sử dụng để trám các răng sau, lấp các kẻ hở giữa các răng, phục hình trực
tiếp, tái tạo cùi răng...
6.1. Composite hoá trùng hợp
* Chuẩn bị lỗ trám, trám lót (nếu lỗ trám sâu).
* Quét dung dịch H3PO4 bằng cây cọ lên phần men ở rìa lỗ trám với bề rộng độ 2mm, để 1 phút rửa sạch,
cô lập lại và thổi khô.
* Đặt khuôn trám
* Trộn nhựa và nhồi nhựa vào lỗ trám (chú ý làm thật nhanh), cố định khuôn trám trong 3 phút.
* Bỏ khuôn, mài bớt phần nhựa dư và đánh bóng bằng dĩa giấy nhám hoặc mũi khoan kim cương.
6.2. Composite quang trùng hợp
* Chuẩn bị lỗ trám, rửa sạch xoang bằng dung dịch có chứa chlorhexidine
* Cô lập răng, thổi khô.
* Lót đáy, nếu cần
* Xoi mòn lỗ trám bằng gel H 3PO4 37%, bắt đầu ở phần men sau đến phần ngà, để 10 giây. Sau đó rửa
sạch với nước từ 5-10 giây.


* Thấm khô vừa phải.
* Đặt khuôn trám.
* Bôi keo dán lên toàn bộ lỗ trám, để 10 giây, chiếu đèn 10 giây
* Đặt composite từng lớp mỏng < 2 mm và chiếu đèn 20 giây cho mỗi lớp, cuối cùng chiếu đèn 40 giây
(tuỳ theo nhà sản xuất).
* Tạo dạng lại cho răng và đánh bóng bằng mũi kim cương,dĩa giấy nhám, đầu silicon và bột đánh bóng.

GLASS IONOMER CEMENT

Wilson, A.D và Kent, B.E (1972) đã nghiên cứu cải thiện đặc tính của silicate cement, là loại cement được

dùng để trám các răng trước sớm nhất trong nha khoa (1781), thành phần chủ yếu là bột SiO 2, Al2O3 và Phosphoric
acid, để cho ra đời một loại cement mới, đó là glass ionomer cement (G.I.C) với những đặc tính hơn hẳn, nhằm thay
thế silicate để trám thẩm mỹ.
Sau khi báo cáo của hội đồng vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị nha khoa của Hội nha khoa Mỹ về G.I.C (1979)
đăng trên tạp chí J.A.D.A. G.I.C được sử dụng ngày càng rộng rãi do nhiều cải tiến về độ trong, cũng như đặc tính về
lý hoá và cơ học, đánh dấu một bước tiến bằng sự phối hợp với resin để gia tăng mối nối vào men răng, tăng tính
chịu lực và mài mòn. Bên cạnh ưu điểm phóng thích fluoride hạn chế sâu tái phát, G.I.C ngày nay được dùng nhiều
trên lâm sàng như xi măng dán tăng lực dính cho mão, cầu, vật liệu trám cho răng sữa, răng vĩnh viễn ở mọi lứa tuổi,
tái tạo cùi răng cho phục hình, chất bảo vệ tuỷ và trám lót .
1. THÀNH PHẦN
1.1. Bột
Là một loại bột mịn có thể tan trong acid, bao gồm: Silica (SiO 2), Alumina (Al2O3), Calcium Fluoride (CaF2),
Cryolite (Na3AlF3), Aluminum Phosphate (AlPO4), Sodium Fluoride (NaF).
Những chất trên được nung ở 1100 – 1500 0C tuỳ theo điểm nóng chảy của mỗi chất, tạo thành một dạng nhão,
sau đó được làm lạnh nhanh và nghiền thành bột. Kích thước hạt bột thay đổi:
* < 25
cho các cement gắn, sealant.
* 45

cho các cement trám, lót nền.

1.2. Chất lỏng
Là một dung dịch acid hữu cơ, Polyalkenoic acid, phân tử lớn, thường gặp là Polyacrylic acid, Tartaric acid,
Copolymers của Acrylic acid và các acid monomeric khác.
1.3. Nước
2. PHẢN ỨNG ĐÔNG CỨNG VÀ SỰ LIÊN KẾT HOÁ HỌC VỚI MÔ RĂNG
Phản ứng đông cứng của G.I.C là phản ứng hoá học giữa acid (polyacrylic acid) và baz (alumino-silicate
glass). Như vậy, về cơ bản phản ứng trùng hợp của G.I.C là phản ứng trung hoà giữa một baz và một acid, phản ứng
xảy ra khi trộn bột và chất lỏng. Nước đóng vai trò quan trọng trong phản ứng do tác động qua lại với polyacid để



chặt đứt mối nối hydrogen bên trong của các nhóm carboxylic có tính acid và làm chúng sẵn sàng hơn để tham gia
phản ứng với glass, giải phóng nhiều ion. Một số ion kết hợp với polyacid có tác dụng gel hoá.
Dung dịch Acid của phần lỏng G.I.C có độ pH < 1,0. Khi trộn với bột, làm hoà tan phần ngoại vi của các hạt
bột Silicate Glass, giải phóng các ion Ca 2+ , Al3+ .... hình thành một lớp mất ion kim loại trên hạt bột, các ion thuỷ tinh
được phóng thích và di chuyển.
Gel silica được tạo thành, các ion Ca ++ liên kết với nhiều anion (OH-) của chuổi polyacrylic acid, thành muối
trầm hiện làm hỗn hợp đông rắn lại.
Trong khoảng thời gian 24 – 72h, các ion Ca ++ vẫn còn tiếp tục liên kết , các muối bị hydrate hoá làm hợp chất
càng cứng chắc.
Các nhóm Carboxyl cũng có khả năng liên kết các ion Ca++ trên mô răng. Quá trình này tạo nên sự liên kết hoá
học thực sự ở bề mặt tiếp xúc giữa vật liệu và mô răng.
3. ĐẶC TÍNH
3.1. Tính dính
Các GIC có lực dính vào mô răng khoảng 6 – 12Mpa, lực này rất nhỏ so với lực dính của keo dán ngà (22 –
35Mpa)
Hầu hết các GIC là một hệ thống thuỷ tạo nên dễ làm ướt cấu trúc răng.Tuy vậy, chúng có độ đặc cao (sau khi
trộn) do đó không chảy ra và tiếp hợp vào các khoảng vi ngàm.
G.I.C bám dính tốt với ngà răng ngoài mối nối với ion calcium, G.I.C còn nối vào cấu trúc men răng qua mối
nối với amino acid và với gốc carboxyl. Như vậy, GIC dính vào mô răng là do sự trao đổi ion giữa chất trám và mô
răng.
3.2. Sự phóng thích Fluoride
Người ta nhận thấy chỉ có ít sâu răng quanh Silicate Cement, do Silicate Cement chứa nhiều Fluoride, và nó
phóng thích fluor bằng sự tan rã (hòa tan trong môi trường miệng) vì vậy miếng trám dễ bị gãy vỡ và tuổi thọ tối đa
của miếng trám silicate từ 4-6 năm tùy theo kỹ thuật đặt và hoàn tất miếng trám, điều này cũng được nói đến đối với
GIC nhưng chưa được chứng minh rõ ràng. Người ta cho rằng việc phóng thích fluor như là một quá trình trao đổi
ion, tại đây những ion hydroxyl từ nước bọt thay thế fluoride trong khuôn xi măng ionomer đã đông cứng (mà không
có sự tan rã xảy ra cùng lúc?)
Sự phóng thích Fluoride từ GIC là một sự xâm nhập có giới hạn và phụ thuộc vào nồng độ F ở khuôn và hạt
cement.

Khi được trộn, một lượng lớn F được giải phóng, trở thành một thành phần của khuôn.
Trong thì phóng thích đầu, F được phóng thích từ khuôn (lớp tiếp xúc với mô răng), lượng F này được phóng
thích nhanh trong 24h đầu. Sự phóng thích F giảm đột ngột trong ngày thứ 2 – 3.
Trong thì phóng thích sau, F đã giải phóng vào khuôn và từ các hạt bột, ở cách xa thành lỗ trám hơn.
Sự phóng thích F tỷ lệ với nồng độ F của khuôn và các hạt. Sâu răng quanh miếng trám thấp không phải là
bằng chứng của việc phóng thích F.
3.3. Tính tương hợp sinh học
Do tính acid cao ngay khi mới trám, cement gây nhạy cảm và kích thích tuỷ. Độ pH tăng dần từ 1,0 đến 4 – 5,
khi phản ứng đông cứng hoàn thành đạt 6,7 – 7.


Ảnh hưởng đối với tuỷ chỉ ngay nơi có tiếp xúc trực tiếp, khi mới trám. Nếu ngà còn lại mỏng hơn 0,5mm thì
việc bảo vệ tuỷ để không tiếp xúc với cement là rất quan trọng.
Khi ngà răng và các ống ngà tiếp xúc trực tiếp:
+ Dịch trong ống ngà thấm nhanh vào cement làm thay đổi về áp lực tuỷ nên cảm thấy đau.
+ Các thành phần không cứng: H+ có thể chui vào ống ngà gây kích thích hoá học nên cần chú ý sử dụng GIC
đúng kỹ thuật.
GIC có tác dụng điều trị dự phòng tốt đối với những trường hợp có nguy cơ sâu răng cao, khô miệng...
3.4. Co giãn theo nhiệt
G.I.C có độ co giãn theo nhiệt giống cấu trúc răng, do đó giảm thiểu nguy cơ hở bờ, ngăn ngừa sâu răng tái
phát.
3.5. Huỷ hoại do nước
Tính hiếu nước của G.I.C khiến vật liệu này giống mô răng và ổn định trong môi trường nước bọt hay dịch
nướu. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu đông cứng của xi măng có hiện tượng huỷ hoại do nước trong khoảng 5-15 phút
sau khi trám, tuỳ loại G.I.C của các hảng sản xuất. Nước cản trở sự đông cứng của xi măng, làm yếu các mối nối
phân tử, giảm độ cứng của xi măng, do đó, miếng trám sẽ có màu trắng đục hoặc các đường rạn hay nứt gây sâu dưới
miếng trám (giai đoạn này làm cho miếng trám bị co lại, vì vậy cần thoa lớp vẹc ni để bảo vệ miếng trám). Đây là
điểm yếu của G.I.C, do đó trên lâm sàng trước khi đặt miếng trám cần cô lập xoang, sau khi trám cần bôi vẹc ni để
tránh hư hại miếng trám.
Qua 1 tháng sau khi trám, miếng trám G.I.C trở nên ổn định trong môi trường nước và không khí.

4. CÁC LOẠI G.I.C
4.1. Cement gắn
Dùng để gắn mão, cầu, khâu chỉnh hình... tỷ lệ bột/lỏng: 1,5/1. Mau cứng, sức kháng tốt đối với sự xâm nhập nước,
có tính hàn kín các ống ngà răng làm giảm nhạy cảm sau khi gắn mão cầu. Loại này gồm có Fuji Plus, Fuji ortho LC,
Fuji I.
4.2. Cement trám
4.2.1. Trám thẩm mỹ (restorative aesthetic): tỉ lệ bột/lỏng: 2,8/1 đến 6,8/1
- G.I.C hoá trùng hợp: có thời gian cứng kéo dài, mất nước và xâm nhập nước trong 24h sau trám nên cần cô lập với
môi trường miệng. Loại này có:
+ Fuji II trám xoang III, xoang V, và xoang II trẻ em.
+ Fuji IX thích hợp cho kỹ thuật trám răng không sang chấn A.R.T (Atraumatic Restorative Treatment ).
+ Cervical cement dùng để trám bề mặt chân răng và cổ răng.
- G.I.C quang trùng hợp: có sức kháng lập tức đối với xâm nhập nước hoặc mất nước nên không cần cô lập với môi
trường miệng.
Loại này có Fuji II LC có phối hợp resin dùng trám xoang III, V, xoang II trẻ em, trám lót.
4.2.2. Trám chịu lực (Restorative Reinforced): tỉ lệ bột/ lỏng = 3/1 đến 4/1. Mau cứng, kháng xâm nhập nước nên có
thể kết thúc và làm nhẵn ngay, có thể bị khử nước tiếp tục trong 2 tuần. Loại này có:
- Fuji IX GP được cải tiến để chịu lực, có thể trám các răng sau vĩnh viễn (trừ xoang II), tái tạo cùi răng.
- Vitremer tri-cure của hảng 3M.


- ChemFlex của hảng Dentsply
4.3. Cement lót đáy và làm nền
Loại cement này có độ bám dính và sức chịu nén cao, cứng nhanh, tương hợp sinh học và cản quang. Tỷ lệ
bột/lỏng tuỳ thuộc mục đích sử dụng
- 1,5 /1 cho lót đáy
- 3/1 cho làm nền hoặc bổ khuyết mất chất
Loại này có:
- Fuji Bond LC của hảng GC, là loại G.I.C quang trùng hợp, dùng che tuỷ và làm hệ thống dán cho các miếng trám
composite, amalgam.

- VitrebondTM của hảng 3M.
4.4. Cement trám bít hố rãnh
Loại này có độ chảy tốt, dễ thâm nhập vào các hố rãnh, dính tốt với men răng. Gồm có:
- Fuji ionomer
type III
- Fissureseal
5. KỸ THUẬT TRÁM VỚI G.I.C
1. So màu răng.
2. Cô lập răng, nếu có đê cao su thì rất tốt, tránh tối đa nguy cơ chảy máu, nước bọt hay dịch nướu vào xoang.
3. Sửa soạn xoang: xoang do mài mòn, khuyết hình chêm thì chỉ làm sạch, xoang sâu thì lấy sạch ngà mềm
bằng dụng cụ thông thường, nếu có thể tạo thêm bám dính cơ học càng tốt.
4. Che tuỷ: nếu lớp ngà phủ lên tuỷ < 0,5 mm, thì chấm đúng lên đó 1 lớp calcium hydroxide (không chấm
rộng, sẽ làm giảm bề mặt bám dính)
5. Làm sạch lớp mùn ngà: thoa 1 lớp conditioner (dung dịch acid polyacrylic 25% ) trong 10 giây.
6. Rửa sạch và thổi khô xoang (nhưng không được quá khô, vì G.I.C khi trùng hợp cần nước).
7. Trộn bột và chất lỏng G.I.C theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
8. Sử dụng đai celluloid nếu cần
9. Nhồi G.I.C vào xoang, lấy phần xi măng dư trào ra ngoài, chờ đông cứng theo hướng dẫn .
10. Gỡ đai, thoa vẹc ni tránh mất nước.
11. Điêu khắc và chỉnh khớp bằng dao bén.
12. Thoa lại vẹc ni.
13. Đánh bóng (nên hẹn lại vào lần sau) bằng giấy nhám, đài cao su và bột đánh bóng có phun nước.
Tính thẩm mỹ của miếng trám G.I.C được cải tiến nhờ vào độ trong và màu tương đối bền vững, độ trong đạt
được tối đa ít nhất một tuần sau khi trám. Màu thường sử dụng cho răng người Việt là màu A 2, A3, A3,5 .


CALCIUM HYDROXIDE
[Ca(OH)2]
Ca(OH)2 là một loại vật liệu đã được sử dụng trong nha khoa từ lâu để bảo vệ tuỷ, che tuỷ, bít ống tuỷ...Trước
đây, Ca(OH)2 được xem như một loại thần dược để điều trị trong trường hợp tuỷ bị lộ, hoặc xoang sâu sát tuỷ, nhưng

hiện nay có nhiều ý kiến về tác dụng bảo vệ tuỷ của nó, người ta cho rằng Ca(OH) 2 không phải là yếu tố duy nhất
quyết định thành công của việc che tuỷ.
1. ĐẶC TÍNH CỦA CA(OH)2
1. Có tính kiềm, pH= 11,5 – 13, nên có khả năng diệt khuẩn và trung hoà môi trường viêm.
2. Có tính tương hợp sinh học.
3. Không dính vào ngà răng, bị hư khi soi mòn acid.
4. Xốp và tự tiêu sau một thời gian, vì vậy nếu sử dụng Ca(OH) 2 dưới miếng trám, sẽ tạo ra những lỗ hổng, gây nứt
vi kẻ thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời chịu đựng kém đối với lực nén.
5. Kích thích tuỷ tạo nên lớp ngà thứ cấp (cầu ngà) trong trường hợp tuỷ bị lộ, hoặc kích thích tạo lớp xê măng để
đóng chóp ở răng vĩnh viễn đang phát triển bị hoại tử tuỷ.(cơ chế chưa được biết rõ).
2. CÁC LOẠI Ca(OH)2 :
2.1. Bột Ca(OH)2 đơn thuần, nguyên chất.
Khi sử dụng được trộn với nước cất, tuỳ theo mục đích dùng để che tuỷ (trộn đặc) hoặc để trám bít ống tuỷ
(trộn lỏng).
2.2. Ca(OH)2 biệt dược có 2 loại:
2.2.1. Ca(OH)2 hoá trùng hợp có 2 loại:
- Gồm 2 ống: một là chất căn bản (base) và một là chất xúc tác (catalyst). Khi sử dụng lấy một ít chất căn bản và một
ít chất xúc tác đặt sát nhau trên tấm giấy trộn, sau khi cô lập răng bắt đầu trộn 2 chất cho đều và dùng cây đặt để đưa
chất Dycal vào xoang. Có thể đưa từng chất vào đáy xoang (đặt chất căn bản trước sau đó đưa chất xúc tác) trộn trực
tiếp trong xoang.
Loại này tên thương mãi gồm có Dycal, Nu-cap...
- Gồm 1 ống: khi sử dụng dùng cây đặt đưa một ít vào đáy xoang, sau đó dùng bông gòn ém nhẹ. Tên thương mãi:
Calxyd, Puldent...
2.2.2. Ca(OH)2 quang trùng hợp
Chỉ có một ống. Khi sử dụng lấy một ít đặt vào đáy xoang, dùng đèn Halogen để kích hoạt.
3. CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG
3.1. Lót đáy
Những xoang sâu gần tuỷ cần trám bằng composite hoặc G.I.C, kể cả Amalgame, nếu trám trực tiếp có thể bị
kích thích tuỷ vì vậy cần phải lót một lớp Ca(OH) 2 . Kỹ thuật này rất được ưa chuộng vào thập niên 70, hiện nay hạn
chế sử dụng vì những yếu điểm của nó (mềm, xốp, tự tiêu đi theo thời gian gây ra sự xói mòn bên dưới vật liệu trám,



×