Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn Nghề luật phương pháp học luật: So sánh phương pháp học phổ thông và phương pháp học đại học. Từ đó hãy rút ra kinh nghiệm về phương thức học đại học hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.1 KB, 12 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
HỌC ĐẠI HỌC LUẬT

ĐỀ 02

So sánh phương pháp học phổ thông và phương
pháp học đại học. Từ đó hãy rút ra kinh nghiệm
về phương thức học đại học hiệu quả


Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................2
1,So sánh giữa phương pháp học ở cấp phổ thông và đại học...........2
1.1. Điểm chung giữa phương pháp học phổ thông và phương pháp

học đại học..........................................................................................................2
1.2. Điểm khác biệt giữa phương thức học tại cấp phổ thông và

phương thức học tại đại học.........................................................................2
1.2.1. Trong môi trường học tập:……………………………………………2
1.2.1.1. Về lớp học……………………………………………………………………….2
1.2.1.2. Về người giảng dạy…………………………………………………………...3
1.2.1.3. Về sự quản lí của nhà trường………………………………………………...3
1.2.1.4. Về các hoạt động ngoại khóa………………………………………………...3

1.2.2. Trong chương trình học:……………………………………….……..4
1.2.2.1. Về kiến thức………………………………………………………………….4
1.2.2.2. Về bài giảng tại lớp………………………………………………………….4
1.2.2.3. Về cách học…………………………………………………………………..4


1.2.2.4. Về các kĩ năng học tập cơ bản…………………………………………….4
1.2.2.5. Về bài tập về nhà……………………………………………………………4

1.2.3. Về kiểm tra, quá trình thi cử và điểm số:…………………………..4
1.2.3.1. Về kiểm tra……………………………………………………………….......4
1.2.3.2. Về điểm số………………………………………………………………….5
1.2.3.3. Về quá trình thi cử…………………………………………………………6

2. Phương thức học đại học hiệu quả....................................................6
KẾT LUẬN..............................................................................................9
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................10


Lời giới thiệu
Người dân Việt Nam ta có truyền thống hiếu học và cũng đã sớm nhận thức tầm
quan trọng của việc học. Không biết đã qua bao nhiêu năm, nhưng câu tục ngữ “Đi
một ngày đàng học một sàng khôn” vẫn luôn được dạy lại cho từng lớp con cháu, thế
hệ nối tiếp thế hệ. Câu nói ấy đặc biệt nhấn mạnh tới sự chú tâm và siêng năng, tinh
thần không ngừng học hỏi với mong muốn được tiến bộ, hoàn thiện bản thân. Cũng
như vậy, câu ca dao: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng phí hoài
ngọc đi ”, hay “Học thầy không tầy học bạn”,… đều là những bài học sâu sắc về
phương pháp học tập đúng đắn và giá trị của việc học. Như vậy, đã từ rất lâu rồi, việc
học đã trở thành điều không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người dân đất Việt. Và khi
xã hội ngày càng phát triển thì việc giáo dục, học tập càng được coi trọng, chú ý tới
hơn, học tập không chỉ là quyền, mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Người Việt
trong xã hội hiện đại đã được học tập một cách bài bản, đúng quy trình, được học
theo từng cấp với những thay đổi, yêu cầu nhất định trong phương pháp học, nhất là
khi thay đổi từ cấp phổ thông lên tới đại học. Bởi vậy, mỗi người, khi chuyển mình từ
một học sinh thành một sinh viên đại học, phải nhận thức được rõ ràng sự đổi thay ấy
và xác định được phương thức học tập thật hợp lí và hiệu quả.



Nội dung
1. So sánh phương pháp học phổ thông và phương pháp học đại học:
1.1.

Điểm chung giữa phương pháp học phổ thông và phương pháp học đại học:
Dù môi trường có thay đổi như thế nào, phương pháp giáo dục có khác biệt

ra sao, thì mục đích cơ bản nhất của giáo dục vẫn là dạy cho con người những
kiến thức, hiểu biết cần có trong cuộc sống. Bởi vậy, giữa phương pháp học tại
phổ thông và phương pháp học đại học vẫn có những điểm chung nhất định.
Học sinh và sinh viên đều được học tập trong khuôn viên của nhà trường,
được nhà trường tạo điều kiện hết mình để có thể học tập hiệu quả nhất. Người
truyền đạt kiến thức cho học sinh ở cấp phổ thông là giáo viên, còn ở đại học
lại là giảng viên, nhưng họ đều là những con người có vốn hiểu biết rộng lớn,
sâu sắc về lĩnh vực mà mình giảng dạy, và đều truyền đạt với tất cả tâm huyết
của mình sao cho những người ngồi dưới nghe có thể tiếp nhận được tri thức
mới. Nhà trường sẽ sắp xếp một số lượng người nhất định thành một lớp học,
đồng thời cũng sắp xếp lịch trình học cụ thể, còn được gọi là thời khóa biểu.
Nhưng không chỉ cần học tại lớp, việc ôn luyện thêm sau khi đặt chân ra khỏi
cánh cổng trường cũng vô cùng quan trọng. Do đó, có thể sẽ có sự xuất hiện
của bài tập về nhà. Sau một chu kỳ nhất định, học sinh, sinh viên sẽ có những
bài kiểm tra xem quá trình học tập ra sao, kiến thức còn đọng lại thế nào. Điểm
số của những bài kiểm tra ấy sẽ được sử dụng một phần trong việc phân loại
trình độ. Ngoài ra, không chỉ học tập tri thức, trong những ngày tháng đi học,
mỗi chúng ta còn được rèn luyện các kĩ năng khác thông qua các buổi hoạt
động ngoại khóa đầy thú vị, hấp dẫn.
Như vậy, dù phương thức học tập có thể có sự thay đổi khi từ cấp phổ
thông lên tới đại học, nhưng vẫn còn tồn tại trong ấy những điểm căn bản

giống nhau để người học không quá xa lạ, bỡ ngỡ, vẫn có thể học tập một cách
có hiệu quả
1.2.

Điểm khác biệt giữa phương thức học tại cấp phổ thông và phương thức
học tại đại học:

1.2.1. Trong môi trường học tập:
1.2.1.1. Về lớp học:
2
Một lớp học ở bậc phổ thông thường
có không quá nhiều học sinh, cả lớp

luôn có cùng một lịch học và vị trí cố định, không đổi. Do đó mà theo thời


gian, tất cả những học sinh trong lớp đều có thể trở nên quen thuộc, gần gũi, và
giáo viên chủ nhiệm cũng dễ dàng quản lí, theo dõi học sinh trong lớp mình.
Tuy nhiên, khi lên đại học, một lớp học lại thường có số lượng sinh viên lớn
hơn, vị trí học có thể thay đổi theo thời khóa biểu, theo từng lớp, từng nhóm
học. Ở đa số các trường, sinh viên học theo phương pháp tín chỉ, bởi vậy, khái
niệm lớp chỉ mang tính tương đối. Dù sinh viên có học cùng ngành, cùng lớp,
2

phải hoàn thành các tín chỉ như nhau, nhưng thời gian học, lớp học còn phụ
thuộc vào việc đăng ký lớp học như thế nào vào đầu học kì. Bởi vậy, tuy là bạn
cùng lớp nhưng các sinh viên không phải luôn có thể học cùng nhau, gặp nhau
quá thường xuyên như cấp phổ thông.
1.2.1.2. Về người giảng dạy:
Người giảng dạy cho học sinh tại cấp bậc phổ thông được gọi là giáo

viên, bởi lẽ không chỉ dạy cho học sinh kiến thức, giáo viên, đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm còn luôn theo dõi, quan sát, quan tâm tới việc uốn
nắn nhân cách, hành động cho học sinh của mình, bởi lẽ đây là độ tuổi
nổi loạ n, nhân cách chưa hoàn toàn được hoàn thiện, cần phải có sự dạy
bảo đúng đắn, kịp thời. Do đó, mỗi chúng ta có lẽ đều có sự kết nối đặc
biệt với giáo viên, có những tình cảm thân thiết trìu mến dành cho họ.
Tuy nhiên, khi lên đại học, do tính cách của mỗi người đã hình thành
tương đối ổn định, chỉ cần được rèn luyện, mài dũa thêm, nên người
giảng dạy tại đại học - giảng viên – chỉ có trách nhiệm truyền đạt lại nội
dung, kiến thức. Dù rất thoải mái và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên, nhưng
do đề cao tính tự chủ và tôn trọng sự độc lập riêng tư của mỗi cá nhân,
nên nếu muốn tiếp xúc, học hỏi, sinh viên phải tự chủ động tìm đến
giảng viên.
1.2.1.3. Về sự quản lí của nhà trường:
Có lẽ mỗi chúng ta đều có rất nhiều kỉ niệm về những ngày học phổ
thông phải cuống cuồng chạy đến lớp để kịp giờ học do nỗi sợ hãi bị ghi
tên lại xử phạt; năn nỉ bố mẹ được nghỉ một buổi học bởi phải có giấy
xin phép đầy đủ với chữ kí của phụ huynh; bị thầy cô mắng mỏ, trách
phạt vì tội trốn tiết hay ngủ gật trong giờ,… Vậy nhưng, khi lên đại học,
sự quản lí chặt chẽ ấy lại được nới lỏng, hầu như không có ai quá bận
tâm đến việc bạn có đến lớp hay không, đến sớm hay muộn, miễn sao
bảo đảm được đủ số giờ học cần thiết để được thi cuối kỳ. Giữa giảng
đường hàng trăm người, sau vài phút điểm danh, sinh viên có thể ngồi


một góc khuất nào đó mà ngủ say sưa hay rầm rì trò chuyện chẳng chút
lo sợ. Tuy nhiên, chính sự tự do ấy lại trở thành thử thách cho các sinh
viên, cho việc hình thành ý thức tự giác, tự lập.
1.2.1.4. Hoạt động ngoại khóa:
Ở đa số các trường phổ thông, các hoạt động ngoại khóa không quá

được chú trọng mà chỉ tập trung chủ yếu vào ít dịp lễ quan trọng như
ngày mùng 8 tháng 3, ngày 20 tháng 11,... Học sinh cũng thường chỉ
tham gia khi có yêu cầu bắt buộc
Trái lại, tại đại học, các hoạt động ngoại khóa diễn ra xuyên suốt cả
năm và rất sôi nổi, phong phú, đa dạng. Đây là cơ hội để phát triển kĩ
năng giao tiếp, tạo lập được các mối quan hệ xã hội mới, hoàn thiện và
khám phá thêm về bản thân. Tham gia những hoạt động ý nghĩa ấy, ta
càng thêm trưởng thành, hoàn thiện hơn.
1.2.2. Trong chương trình học:
1.2.2.1. Về kiến thức:
Khi học tại phổ thông, ta được các thầy cô dạy rằng chỉ cần có thể nắm
vững kiến thức trong sách giáo khoa, từ đó áp dụng làm được bài tập là
đã đủ. Vậy nhưng, khi lên đại học, giảng viên sẽ chỉ cung cấp các kiến
thức nền tảng, cốt yếu nhất để từ đó sinh viên tự tìm tài liệu bổ sung cho
kiến thức đó. Sau đó, nếu có gì không hiểu, sinh viên có thể hỏi trong
giờ thảo luận hoặc gặp riêng để được tư vấn, giúp đỡ.
1.2.2.2. Về bài giảng tại lớp:
Những năm học cấp phổ thông đã hình thành cho mỗi chúng ta một
thói quen rất xấu mà khi lên đại học không phải ai cũng bỏ được, đó là
thói quen đợi giáo viên ghi chép kiến thức lên bảng hoặc đọc từng chữ
để mình chép vào vở. Thói quen ấy sẽ ảnh hưởng rất lớn tại việc học đại
học, bởi lẽ khi lên đại học, giảng viên thường chỉ giảng dạy nội dung mà
không quan tâm, đợi chờ ai ghi chép bài.
1.2.2.3. Về cách học:
Trong những năm học phổ thông, học sinh thường chỉ học những gì
được dạy và những gì có trong sách giáo khoa. Khi lên đại học, sinh viên
phải có tư duy logic, hiểu được sâu sắc các vấn đề. Đối với môt số môn
học, sinh viên cần phải thực hành và ứng dụng vào thực tế.



1.2.2.4. Về các kĩ năng học tập cơ bản khác:
Thực trạng của rất nhiều học sinh phổ thông Việt Nam là chỉ biết học
kiến thức sách vở mà thiếu nhiều kĩ năng cơ bản cần thiết khác trong
cuộc sống bởi không được dạy, hay có dạy thì cũng chỉ qua loa, không
được chú trọng. Vậy nhưng, khi lên đại học, trong quá trình học, ta sẽ
rèn luyện được rất nhiều kĩ năng cần có khác để có thể đối mặt với cuộc
sống xã hội như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tin
học văn phòng cơ bản,…
1.2.2.5. Về bài tập về nhà:
Để nắm vững được kiến thức, việc áp dụng vào bài tập sau mỗi buổi
học là vô cùng cần thiết. Bởi vậy, ở phổ thông, cuối mỗi buổi học, các
thầy cô thường giao cụ thể các bài tập và có sự kiểm tra chặt chẽ trong
buổi học tiếp theo. Nhưng khi học đại học, việc thực hiện bài tập về nhà
hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức, bởi lẽ, không nhiều giảng viên giao bài,
nhắc nhở hay kiểm tra sinh viên làm bài.
1.2.3. Trong bài kiểm tra, quá trình thi cử và điểm số:
1.2.3.1. Về bài kiểm tra:
Khi học phổ thông, thông thường học sinh sẽ phải trải qua các bài
kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết và bài thi cuối kì.
Ngoại trừ kiểm tra miệng thì các bài còn lại thường đều là những bài
kiểm tra trên giấy theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận.
Còn khi học đại học, kiểm tra lại tùy thuộc vào đặc trưng của từng
môn học và yêu cầu của giảng viên, nhưng thông thường, sinh viên sẽ có
một bài tập cá nhân tuần hoặc bài tập nhóm, bài tập lớn cá nhân và bài
thi kết thúc học phần. Sinh viên có thể thi dưới hình thức bài thi tự luận,
trắc nghiệm, bán trắc nghiệm hay vấn đáp.
1.2.3.2. Về điểm số:
Ở bậc phổ thông, điểm số chỉ đơn giản dựa trên chất lượng bài theo
thang điểm từ 0 đến 10. Điểm trung bình môn cuối kỳ theo đó là trung
bình cộng theo thang bậc của các điểm thành phần trong kỳ. Tại Đại học,

cách thức chấm điểm có sự khác biệt hoàn toàn. Cụ thể, điểm cuối kỳ
của một môn học dựa trên các loại điểm như sau:
– Điểm chuyên cần: phụ thuộc vào sự số buổi nghỉ học của và sự
hăng hái tham gia đóng góp ý trong quá trình học của mỗi sinh viên.


– Điểm bài tập nhóm: dựa vào kết quả chung của cả nhóm, và cả
sự đóng góp của mỗi cá nhân trong nhóm.
– Điểm bài luận cá nhân: thông thường, trong một môn học sẽ có
ít nhất 01 bài luận cá nhân. Bài luận này có thể nộp vào giữa kỳ, cuối kỳ
tuỳ thuộc vào bộ môn.
– Bài thi cuối kỳ: Một vài môn học sẽ có bài thi cuối kỳ và thông
thường để hoàn thành bài thi này, các bạn sinh viên sẽ phải ôn toàn bộ
các kiến thức được học, chứ không chỉ được khoanh vùng một vài điểm
quan trọng như thời cấp ba.
1.2.3.3. Về quá trình thi cử:
Tại bậc phổ thông, các bài kiểm tra dàn trải giúp cho quá trình ôn tập
được thường xuyên hơn và thi cử và không quá vất vả. Còn ở đại học,
kiểm tra không dàn trải mà thường chỉ tập trung vào một thời điểm nhất
định. Chính vì vậy, sinh viên dễ có tâm lý vừa học vừa chơi trong suốt
học kỳ và chỉ đến gần ngày thi mới bước đến chân mới nhảy.

2. Phương thức học đại học hiệu quả:
5

Mỗi cấp học đều có những môn học, những cách học riêng sao cho chúng ta
tiếp thu được lượng kiến thức đầy đủ nhất. “Thích ứng trong môi trường mới là
một quá trình vận động có nhiều sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, đòi
hỏi năng lực, kĩ năng nhất định của mỗi cá nhân1”. Đối với sinh viên, nhất là
sinh viên năm nhất, khi bước vào một môi trường học tập mới, bỡ ngỡ, lo sợ là

không thể tránh khỏi. Vậy nên, để không gặp phải quá nhiều va chạm, khó
khăn làm ảnh hưởng tới kết quả học tập, sinh viên phải có tự có những thay đổi
lớn ở bản thân, bởi lẽ, "thời đại nếu học trường tốt, làm công ty tốt sẽ trở nên
hạnh phúc đang dần kết thúc. Thay vào đó, việc có được năng lực sống, năng
lực tự mình học tập, tự mình suy nghĩ sẽ được đặt ra”2
Ở cấp bậc đại học, chúng ta đã đến tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật,
chịu trách nhiệm về hành động của bản thân. Chính vì vậy, điều cần nhất để có
thể học một cách hiệu quả chính là sự tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng huấn

1 Trần Văn Tá (2018), “Kĩ năng thích ứng với môi trường sinh hoạt của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng An
ninh nhân dân II”, Tạp chí Giáo dục, (432), tr. 39-43
2 Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (2015), Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản, Nxb.
Phụ nữ, Hà Nội


thị: “Lấy tự học làm cốt”3, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời
phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết
đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ,
cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” 4. Một khi
ta có ý thức tự giác học tập, thì những thay đổi mới khi bước vào cánh cổng
trường đại học sẽ không còn là khó khăn, thử thách nữa.
Việc tự giác đầu tiên chính là tự lập cho bản thân một bản kế hoạch học tập.
Khi có kế hoạch học tập, bạn sẽ có thể biết rõ thời gian cụ thể, chi tiết về công
việc của mình. Đến lúc đó, bạn sẽ không bối rối khi phải xác định việc nào cần
ưu tiên làm trước, việc nào có thể lùi lại vài ngày mà không ảnh hưởng đến tiến
độ công việc. Làm việc có kế hoạch cũng khiến bản thân quen trở thành một
người làm việc có hệ thống, một người đáng tin cậy.
Tiếp theo, tính tự giác còn dựa trên việc bạn ghi chép bài như nào. Hãy giữ
thói quen ghi chép bài như hồi còn đi học Tiểu học, THCS, THPT. Đừng vì
không ai để ý mà từ bỏ việc ghi chép bài. Viết lại những điều cần chú ý, những

điều mà cái giảng viên nhấn mạnh không bao giờ là thừa. Vì khi bạn ghi chép
bài, đó cũng chính là một lần học bài, tiếp thu bài rồi. Và ghi chép lại nội dung,
ý chính bài giảng sẽ giúp ta ôn tập cuối kì một cách vô cùng hiệu quả. Thay vì
phải ngồi hàng giờ trong thư viện đọc những cuốn giáo trình dày cộp thì bạn có
thể mở vở ghi của mình ra, đọc lại những ý chính mà bạn đã ghi lại trong quá
trình học tập. Hơn thế, có những trọng điểm mà giảng viên sẽ nói trong quá
trình giảng bài mà trong sách giáo trình sẽ không có. Ghi lại những trọng điểm
đó sẽ giúp bạn bước vào phòng thi với một phong thái tự tin, kiến thức đầy đủ
không lo sợ gì cả.
Hãy tập thói quen lên thư viện. Việc lên thư viện vừa giúp bạn có một nơi tự
học vô cùng yên tĩnh, mà chính không khí bên trong thư viện cũng thôi thúc sự
chăm chỉ học tập của bạn. Mọi người đều đang cố gắng học tập, vậy thì không
lí nào bạn lại có thể ngồi chơi với chiếc điện thoại đúng không? Chẳng những
thế, lên thư viện còn giúp bạn mở mang kiến thức, biết thêm được nhiều về
môn học, ngành học của bản thân nữa.
Không cần ai phải thúc giục, hãy tự mình đăng ký đi học thêm những khóa
học dạy kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp – bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh,
kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng làm việc với tin học văn phòng,….
3 Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội
4 Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội


Ngoài tính tự giác, sự thay đổi về thái độ cũng vô cùng quan trọng. Trong
một môi trường học tập đa dạng như đại học, để tạo cảm giác thoải mái và tăng
hiệu quả học tập, bạn hãy mỉm cười và làm quen với những bạn gần mình vì
các bạn ấy có thể là những người bạn học nhóm tuyệt vời sau này. Do phải làm
việc với nhiều nhóm học khác nhau bạn cũng cần biết phương pháp học nhóm
và làm việc trong nhóm dựa trên nguyên tắc chung như phân chia công việc rõ

ràng, phân bố thời gian cho từng công việc cụ thể, chịu trách nhiệm đối với
phần việc của mình, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,…
Thay vì thụ động như khi học ở cấp phổ thông, ta phải có thái độ luôn chủ
động, sẵn sàng. Bạn cần chủ động tiếp xúc với giảng viên. Bạn có thể gặp Thầy
cô sau giờ lên lớp hoặc hẹn gặp Thầy cô để trao đổi những vướng mắc của bạn
trong học tập thông qua email hoặc điện thoại. Nếu gặp phải bất kỳ khó khăn
nào trong học tập, mất phương hướng, hoặc không theo kịp việc học... thì hãy
gặp thầy cô chủ nhiệm, cố vấn học tập và thầy cô trưởng phó bộ môn để được
tư vấn và giúp đỡ kịp thời
Để chủ động trong học tập, bạn phải chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp,
tự đặt câu hỏi cho mình hoặc giảng viên những điều bạn còn thắc mắc. Thảo
luận với bạn bè, sắp xếp lại thông tin mình vừa học hoặc đọc được.
Bạn phải thường xuyên kiểm tra Đề cương chi tiết học phần để xem dạng
bài tập nào chiếm % số điểm nhiều hơn và thời gian làm và nộp bài. Sự chậm
trễ trong nộp bài cũng ảnh hưởng ít nhiều đến điểm số của bạn.
Ta nên tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, không chỉ để tăng
kĩ năng giao tiếp, tính trách nhiệm, tạo lập thêm mối quan hệ, mà còn để khám
phá thêm về bản thân. Bởi lẽ, “Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng
theo lẽ thường tình của tạo hóa mà chúng ta cần nhận thức được để biết sống
hạnh phúc từ những gì mình đang có và tạo dựng cho mình cuộc sống có ý
nghĩa trong tương lai”. 5 Biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình rồi, ta có
rèn luyện bản thân để ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã
7

hội, trở thành công dân có ích cho đất nước.
Như vậy, không cần quá phức tạp, nhưng nếu biết học một cách đúng đắn,
hiệu quả, thì kết quả mà bạn đạt được tại đại học còn có thể vượt quá những gì
bạn mong đợi

5 Thanh Dương (2018), “Hạnh phúc với những gì mình có để vươn lên”, Tạp chí Giáo dục Thủ đô, (101), tr. 10-14



KẾT LUẬN
Đi tới kết luận , bài tiểu luận đã so sánh giữa phương thức học tại bậc phổ thông và
đại học, từ đó rút ra được bài học về phương thức học ở đại học sao cho thật tốt.
Việc học luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Kiến
thức và kĩ năng mỗi người có được khi học đại học là không thể thiếu được trong những
công việc, ngành nghề ta làm sau này. Bởi vậy, phải hiểu rõ được sự thay đổi khi từ cấp
phổ thông lên tới đại học, và để từ đó có được phương thức học tại đại học sao cho đúng
đắn, áp dụng ngay từ khi đặt chân vào cánh cổng trường đại học, nhờ đó có thể học tập
thật tốt, trở thành những công dân đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng
đất nước trong tương lai.


Danh mục tài liệu tham khảo
1) Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (2015), Sổ tay
giáo dục gia đình Nhật Bản, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội
2) Thanh Dương (2018), “Hạnh phúc với những gì mình có để vươn lên”, Tạp chí Giáo
dục Thủ đô, (101), tr. 10-14
3) Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn
tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
4) Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn
tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
5) Trần Văn Tá (2018), “Kĩ năng thích ứng với môi trường sinh hoạt của sinh viên năm
thứ nhất trường Cao đẳng An ninh nhân dân II”, Tạp chí Giáo dục, (432), tr. 39-43



×