Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

BỆNH gút benh hoc đh dược Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.42 KB, 24 trang )

BỆNH GÚT
(Gout)


MỤC TIÊU HỌC TẬP

1.

Trình bày được nguyên nhân tăng acid uric máu và phân loại của bệnh gút.

2.

Phân tích được triệu chứng lâm sàng, phương hướng điều trị và dự phòng bệnh gút


TÀI LIỆU HỌC TẬP



Tài liệu học tập:

- Tài liệu phát tay – Bộ môn Y học cơ sở (2018).


1.

Tài liệu tham khảo
Bộ y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp” , Ban hành
kèm theo quyết định 361/QĐ- BYT ngày 25 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ y tế.

2.



Hoàng Văn Dũng (2009), “ Chẩn đoán và điều trị bệnh gút”, Chẩn đoán và điều trị những
bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản y học, tr. 110-123.

3.

Greene R.J., Harris N.D. (2008)Pathology and Therapeutics for Pharmacists - A Basis for
Clinical Pharmacy Practice, 3nd edition, Published by the Pharmaceutical Press.

4.

Braunwald E., Fauci A.S., Kasper D., Hauser S.L., Longo D.L., Jameson J.L. (2015)
Harrison’s Principles of Internal Medicine, 19thedition, McGraw Hill.


ĐỊNH NGHĨA



Bệnh gút là bệnh viêm khớp do sự lắng đọng các tinh thể muối urat ( monosodium urat ) trong
dịch khớp và các mô xung quanh.



Nguyên nhân do tăng acid uric trong máu.



Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên (50t). Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh tăng dần ở cả 2
giới.



PHÂN LOẠI


Gút nguyên phát: (đa số)



Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần men HGPRT hoặc có thể có tăng
hoạt tính của men PRPP.



Giảm khả năng đào thải acid uric của thận mà không có tổn thương thực thể tại thận



Gút thứ phát:



Hâu quả của các bệnh lý khác hoặc do thuốc: suy thận, tăng sinh tủy, thuốc lợi tiểu, thuốc độc tế bào….


CƠ CHẾ BỆNH SINH


AU máu >70 mg/l (416,5 µmol/l)


vượt quá nồng độ hòa tan dễ bị kết tủa dưới dạng tinh thể hình kim

ở các tổ chức.



Kết tủa của AU: phụ thuộc nhiều yếu tố



Gắn với protein huyết tương hạn chế kết tủa.



Điều kiện thuận lợi cho sự lắng đọng và kết tủa tinh thể: nhiệt độ thấp (ở các khớp ngoại vi), giảm pH
dịch ngoại bào, chấn thương.




TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG



Cơn gút cấp điển hình
Vị trí khớp viêm

Hoàn cảnh xuất hiện

Thường gặp ở các khớp chi dưới: ngón chân cái, bàn ngón chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay,

khuỷu,

Tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức, chấn thương, dùng
thuốc: aspirin, thuốc lợi tiểu , thuốc gây hủy tế bào….

Đau đầu, đau thượng vị, đặc biệt là các triệu chứng tại chỗ: khó cử động chi dưới, tê bì ngón
Triệu chứng báo trước

Thời điểm khởi phát

chân cái.

Cơn thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm


Cơn gút cấp điển hình



Tính chất khớp viêm



Khớp đau dữ dội, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, mất ngủ.



Đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau.




0
Kèm theo cảm giác mệt mỏi đôi khi sốt 38 - 38,5 C có thể kèm rét run.



Khám: khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau). Khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thường
sưng nề



Cơn gút mạn tính



Hạt tophi




Bệnh khớp mạn tính do tinh thể urat



Thoái hóa sụn khớp, hủy đầu xương và tăng sinh màng hoạt dịch.



Viêm nhiều khớp, khớp sưng kèm biến dạng . Viêm không đối xứng, kèm theo cứng khớp.




Biểu hiện thận:



Sỏi thận: sỏi không cản quang.



Bệnh thận do gút: viêm thận kẽ mạn tính, suy thận( ít gặp)


XÉT NGHIỆM


Acid uric máu:

Nam > 420 µmol/L
Nữ >360 µmol/L.



Định lượng acid uric niệu 24 h:



Tăng bài tiết urat > 600 mg/24h: không được chỉ định nhóm thuốc tăng đào thải acid uric




Giảm thải tương đối <600 mg/24h.



Xét nghiệm dịch khớp:



Tinh thể urat trong dịch khớp.



Dịch khớp viêm: nhiều TB chủ yếu là BCĐNTT




Tốc độ lắng máu tăng, CRP bình thường hoặc tăng..



X quang khớp:
Giai đoạn đầu bình thường.
Giai đoạn muộn: khuyết xương hình hốc ở đầu
thoái hóa khớp thứ phát.

xương, hẹp khe khớp, gai xương và



Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968)
a)

Hoặc tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tôphi.

b)

Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau

‾)

Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn
toàn trong vòng 2 tuần.

‾)

Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.

‾)

Có hạt tôphi .

‾)

Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.


ĐIỀU TRỊ


Mục tiêu



Ngay lập tức kiểm soát được triệu chứng của cơn gút cấp.



Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh gút nếu có thể.



Điều trị dài hạn tăng acid uric máu mạn tính.
Acid uric máu <360 µmol/l (60 mg/l) không có hạt tôphi
Acid uric máu < 320 µmol/l (50 mg/l) có hạt tôphi.


Chế độ ăn uống và sinh hoạt



Tránh các chất có nhiều purin



Không uống bia rượu, giảm cân nếu cần, tập luyện thể dục thường xuyên…



Uống nhiều nước, khoảng 2-4lít/ngày, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước

kiềm 14‰.



Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress,
chấn thương…


Hàm lượng purin

Thực phẩm

Cao

Cá chích, cá chép, gan, thận, thịt lợn, thịt bò

Trung bình

Thịt ngỗng, thịt cừu, format trắng, nước thịt

Thấp

Trứng, sữa, khoai tây, cải bắp, hành, ngũ cốc, cà rốt, cà chua


Thuốc chống viêm giảm đau


Colchicin: dùng càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút.




Thuốc chống viêm không steroid :



Thuốc ức chế COX-1 :Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofenac.



Thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib



Corticoid:



Đường toàn thân chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định.



Đường tại chỗ tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm.


Thuốc giảm acid uric máu



Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric : Allopurinol




Không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên
giảm, sau 1-2 tuần sử dụng colchicin.



Liều khởi đầu: Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200- 300mg/ngày. Nồng
độ acid uric máu trở về bình thường với liều 200- 300mg/ngày.


Thuốc tăng thải acid uric



Probenecid (250mg- 3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron,
Benzbromaron…



Chống chỉ định: acid uric niệu > 600 mg/24h, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt
tophi.



Có thể dùng phối hợp allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải acid uric


Điều trị ngoại khoa




Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi

Gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn


PHÒNG BỆNH



Chế độ sinh hoạt hợp lí, giảm ăn cách chất giàu purin, chất béo…



Điều trị tốt các bệnh lí gây gút thứ phát: suy thận, do thuốc, các bệnh lí chuyển hóa.



×