Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuyen d thc tp tt nghip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.78 KB, 5 trang )

GỢI Ý TÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
K53 ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.1. Mục đích
- Gắn lý luận với thực tế, kết hợp học tập ở Nhà trường với xã hội.
- Vận dụng tổng hợp kiến thức đã được trang bị tại Nhà trường vào giải quyết một
vấn đề thực tiễn một cách chủ động và sáng tạo.
- Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp
với hoàn thành những nhiệm vụ do đơn vị yêu cầu.
- Rèn luyện tác phong, phương pháp làm việc của một nhà quản trị.
- Làm quen với việc xây dựng một kế hoạch làm việc và giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.
1.2. Yêu cầu
1.2.1. Về chính trị tư tưởng
- Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước,
đặc biệt là những quan điểm đổi mới về quản lý kinh tế đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Tu dưỡng, rèn luyện theo các tiêu chuẩn của nhà quản trị, thấy rõ những mục tiêu
cần phấn đấu để trở thành nhà quản trị có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với cơ chế kinh
tế mới.
1.2.2. Về chuyên môn
- Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học để nghiên cứu hoạt động kinh doanh và
quản trị doanh nghiệp, giải quyết một vấn đề cụ thể tại đơn vị thực tập.
- Rèn luyện năng lực thực hành, vận dụng lý luận vào giải quyết các tình huống cụ
thể trong thực tiễn công tác của một cán bộ quản trị.
- Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng khảo sát nắm bắt và phân
tích, tìm biện pháp giải quyết những vấn đề quản trị và kinh doanh.
- Tham gia giải quyết những công việc cụ thể mà đơn vị thực tập, ngành yêu cầu.
- Đưa ra các giải pháp, đề xuất những kiến nghị nhằm giúp đơn vị thực tập cải tiến
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý và các lĩnh vực khác.
- Lập báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động tại đơn vị thực tập, lập đề cương chi
tiết về chuyên đề thực tập tốt nghiệp và tiến hành thực tập chuyên đề một cách nghiêm túc,


trung thực, đúng kế hoạch đề ra.


- Kết thúc thực tập tại đơn vị, sinh viên phải có bản nhận xét và đánh giá của cán bộ
hướng dẫn tại đơn vị thực tập về quá trình thực tập của bản thân, giấy xác nhận đó yêu cầu
có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
- Sinh viên phải hoàn thành sổ nhật ký thực tập.
2. NỘI QUY THỰC TẬP
- Tuân thủ nội quy, quy định của cơ quan, địa bàn nơi sinh viên đến thực tập và quy
định của người hướng dẫn.
- Báo cáo tiến độ thực hiện hoạt động thực tập hàng tháng cho giáo viên hướng dẫn (trực
tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin tùy theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn).
- Nộp số liệu thực tập và chuyên đề thực tập đúng thời gian quy định.
- Bảo quản các vật tư, thiết bị tại nơi thực tập trong thời gian thực tập.
3. NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1. Thực tập tổng hợp
Sinh viên cần tìm hiểu và viết báo cáo thực tập tổng hợp theo các vấn đề chủ yếu sau
3.1.1. Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp
- Lịch sử ra đời của doanh nghiệp: Quyết định thành lập, tên gọi, hình thức pháp lý,
chức năng, nhiệm vụ, quy mô...
- Sự thay đổi doanh nghiệp cho đến nay
Mô tả quá trình phát triển doanh nghiệp theo các mốc lịch sử: thời điểm tách ra, nhập
vào, thay tên, thay chức năng, thu hẹp, mở rộng quy mô,...Tại mỗi thời điểm cần làm rõ:
+ Tên doanh nghiệp, hình thức pháp lý, địa điểm, đơn vị chủ quản.
+ Chức năng, nhiệm vụ, quy mô.
+ Các hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế.
3.1.2. Đánh giá các kết quả hoạt động của doanh nghiệp
- Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu
với thời gian từ 3 đến 5 năm trở lại đây.
- Sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu: vốn, lao động, sản phẩm chủ yếu, doanh thu, chi phí,

lợi nhuận, năng suất, thu nhập bình quân, nộp ngân sách, tỷ suất lợi nhuận...
- Phương pháp đánh giá: thông qua so sánh các chỉ tiêu chủ yếu theo thời gian, giữa
thực tế và kế hoạch và theo không gian; đánh giá ở các góc độ khác nhau theo cách nhìn
khoa học.
- Đánh giá các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp.
3.1.3. Đánh giá các hoạt động quản trị
3.1.3.1. Mô tả cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp


Mô tả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân: Giám đốc, phó Giám đốc,
từng phòng chức năng, bộ phận sản xuất.
3.1.3.2. Chiến lược và kế hoạch
- Doanh nghiệp có quản trị hoặc hoạch định chiến lược không? Nếu có thì các công
tác này đang được thực hiện như thế nào (căn cứ, cách thức xây dựng, tổ chức triển khai,
cách thức quản trị)?
- Doanh nghiệp có hoạch định và tổ chức thực hiện kế hoạch không? Nếu có thì có
các loại kế hoạch nào và xây dựng cũng như triển khai thực hiện chúng ra sao (căn cứ, cách
thức xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện từng loại kế hoạch)?
- Tổ chức thực hiện, bổ sung và điều chỉnh chiến lược hoặc kế hoạch.
3.1.3.3. Quản trị quá trình sản xuất
- Đánh giá tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất.
- Đánh giá phương pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Đánh giá công tác điều hành sản xuất: xây dựng và điều hành sản xuất theo kế
hoạch tiến độ.
- Đánh giá tổ chức điều hành sản xuất trong doanh nghiệp
3.1.3.4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
- Lực lượng lao động hiện có của doanh nghiệp.
- Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
- Công tác giáo dục và đào tạo.
- Tạo động lực lao động.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Điều kiện đảm bảo người lao động tham gia vào hoạt động quản trị.
- Công tác thù lao lao động và động viên tinh thần.
- Công tác định mức lao động.
3.1.3.5. Quản trị các yếu tố vật chất
- Vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên.
- Công tác quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa.
- Công tác thiết kế và phát triển sản phẩm mới.
- Tình hình quản trị đầu tư, chuyển giao đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị.
- Đánh giá tình trạng tài sản cố định, công tác điều chỉnh cơ cấu tài sản, bảo dưỡng,
sửa chữa và khấu hao tài sản cố định.
- Tình hình quản trị các loại nguyên vật liệu: mua sắm, vận chuyển và dự trữ.
3.1.3.6. Quản trị chất lượng của doanh nghiệp


- Doanh nghiệp có quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 không?
- Nếu quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì cụ thể như thế
nào? Xác định mục tiêu và chính sách chất lượng; các căn cứ; thông tin sử dụng cho xây
dựng mục tiêu và các chính sách chất lượng; triển khai và cải thiện hệ thống.
- Nếu không theo ISO 9000 thì doanh nghiệp đang quản trị chất lượng như thế nào?
3.1.3.7. Quản trị tiêu thụ
- Thu thập và xử lý thông tin thị trường: nguồn thông tin, phương pháp thu thập xử
lý, các phương pháp và công cụ phân tích thị trường.
- Phương pháp đánh giá mức thỏa mãn khách hàng.
- Xây dựng hệ thống kênh phân phối.
- Hoạch định kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
- Tổ chức hoạt động Marketing.
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách: sản phẩm, phân phối, truyền thông, giá cả.
- Tổ chức bán hàng và quản lý mối quan hệ với khách hàng và dịch vụ sau bán hàng.
3.1.3.8. Quản trị tài chính

- Đánh giá chung tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình huy động các nguồn vốn kinh doanh.
- Phân tích tình hình sử dụng các nguồn vốn kinh doanh.
- Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách và phân phối lợi nhuận.
- Phân tích tình hình sử dụng các quỹ phúc lợi.
- Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư.
3.1.3.9. Kết quả và tính hiệu quả
- Các báo cáo tài chính.
- Thực trạng tính chi phí kinh doanh và tính giá thành.
- Công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh thực tế và giải pháp đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả.
3.2. Một số gợi ý viết chuyên đề cho sinh viên
- Chiến lược/kế hoạch: nghiên cứu, dự báo và kiểm soát môi trường; hoạch định
chiến lược; chiến lược sản phẩm; chiến lược cạnh tranh; năng lực cạnh tranh; kế hoạch năm;
kế hoạch tác nghiệp...
- Tổ chức/lãnh đạo: cơ chế hoạt động; mô hình tổ chức bộ máy và các mối quan hệ
quản trị, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân; nội quy, quy chế; các
vấn đề thuộc chế độ làm việc như điều chỉnh chung, điều chỉnh cá biệt, họp hành và triển


khai công tác; công tác tổ chức văn phòng; ủy quyền, giải quyết xung đột; môi trường văn
hóa...
- Quản trị nhân lực: công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tổ
chức phụ vụ nơi làm việc, vệ sinh công nghiệp và tạo môi trường lao động có hiệu quả; đảm
bảo an toàn lao động; định mức lao động; công tác trả lương: thời gian, sản phẩm tại một bộ
phận cụ thể; công tác trả thưởng...
- Quản trị sản xuất và tác nghiệp: cơ cấu sản xuất; phương pháp tổ chức sản xuất; các
công cụ tối ưu trong tổ chức quá trình sản xuất...
- Quản trị công nghệ: kế hoạch đổi mới công nghệ; sửa chữa máy móc, thiết bị; điều
chỉnh và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định....

- Quản trị chất lượng: quản trị theo tiêu chuẩn ISO 9000...
- Quản trị nguyên vật liệu/hậu cần: kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, vận chuyển,
dự trữ; định mức sử dụng nguyên vật liệu...
- Quản trị tiêu thụ: công tác nghiên cứu thị trường; xây dựng, tổ chức tiêu thụ, chính
sách giá cả...
- Quản trị tài chính: công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư; kế
hoạch huy động và sử dụng vốn....
- Quản trị sự thay đổi: hoạch định và triển khai thực hiện kế hoạch thay đổi; các lực
lượng cản trở, thúc đẩy sự thay đổi...
- Công cụ quản trị: tính chi phí kinh doanh; hoàn thiện quản trị chi phí kinh doanh...
- Tính toán và nâng cao hiệu quả: đánh giá và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động;
hiệu quả sử dụng vốn và tài sản cố định; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản lưu động;
giải pháp và nâng cao hiệu quả đầu tư...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×