Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Bao cao thc tp tt nghip tim hiu con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 80 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP ......................................................... 2
1.1. MỤC TIÊU THỰC TẬP ...........................................................................2
1.2. NỘI DUNG ...............................................................................................2
1.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP ............................................................................2
1.4. THỜI GIAN THỰC TẬP ..........................................................................2
1.5. KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................................2
CHƢƠNG 2 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP .......................................................... 4
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .........................................................................4
2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ....................................................................................5
2.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN ......................................5
2.3.1. Chức năng ...........................................................................................5
2.3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................7
2.3.3. Quyền hạn...........................................................................................9
2.3. SƠ LƢỢC VỀ ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP HƢỚNG DẪN THỰC TẬP –
PHÒNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .............................................................................10
2.4. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC MÔI TRƢỜNG TẠI ĐƠN VỊ TRỰC
TIẾP HƢỚNG DẪN THỰC TẬP .............................................................................10
CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................ 12
3.1. ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TÍNH VÀ NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI
NGUY HẠI................................................................................................................12


3.1.1. Định nghĩa ........................................................................................12
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

i


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

3.1.2. Đặc tính ............................................................................................13
3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại ..................................................15
3.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ...............17
3.3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI...............................18
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN
HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015 ........................................................................... 22
4.1. NGUỒN PHÁT SINH, KHỐI LƢỢNG, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI
NGUY HẠI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ..............22
4.1.1. Nguồn phát sinh................................................................................22
4.1.2. Khối lƣợng – Thành phần.................................................................23
4.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY
HẠI ............................................................................................................................32
4.2.1. Tổng quan .........................................................................................32
4.2.2. Quản lý Nhà nƣớc về chất thải nguy hại - Chi cục Bảo vệ Môi
trƣờng tỉnh Đồng Nai ............................................................................................33
4.3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM 2015 VỚI
NGUỒN PHÁT SINH LÀ 6 KCN TRÊN ĐỊA BÀN TP. BIÊN HÒA ....................43

4.4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ........................................................................49
4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...........................................................................49
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 52
KẾT LUẬN ....................................................................................................52
KIẾN NGHỊ....................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 54

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

ii


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCQLCTNH

Báo cáo quản lý Chất thải nguy hại

CCBVMT

Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng

CTNH


Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá Tác động Môi trƣờng

KBM

Kế hoạch Bảo vệ Môi trƣờng

KCN

Khu công nghiệp

QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

SĐKCNTCTN

Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

iii



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả tính chất nguy hại trong Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT .............. 13
Bảng 3.2. Các giai đoạn của một hệ thống quản lý chất thải nguy hại ......................... 19
Bảng 4.1. Tần suất xuất hiện của 8 loại CTNH có độ phổ biến cao ............................. 30
Bảng 4.2. Tải lƣợng CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở theo từng ngành nghề ................. 31
Bảng 4.3. Lƣu đồ xem xét cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. 34
Bảng 4.4. Lƣu đồ Xem xét cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
đối với chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tƣợng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý,
đồng xử lý, thu hồi năng lƣợng từ CTNH ..................................................................... 38
Bảng 4.5. Năm giai đoạn của quy trình QLCTNH ........................................................ 43
Bảng 4.6. Thách thức và giải pháp để QLCTNH của 6 KCN trên địa bàn TP. Biên ........
Hòa................................................................................................................................. 50

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

iv


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai ................................................... 4

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Đồng Nai...................... 5
Hình 2.3. Sơ đồ Phòng Kiểm Soát Ô Nhiễm............................................................... 10
Hình 4.1. Tỷ lệ khối lƣợng CTNH phát sinh thực tế - lý thuyết ................................. 25
Hình 4.2. Tỷ lệ chƣa thu gom ...................................................................................... 26
Hình 4.3. Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất theo KCN ......................................... 28
Hình 4.4. Tải lƣợng CTNH trên cơ sở theo ngành nghề ............................................. 28
Hình 4.5. Khối lƣợng đăng ký của 9 loại CTNH có tổng khối lƣợng phát sinh lớn ... 29
Hình 4.6. Tải lƣợng CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở theo ngành nghề ........................ 32

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

v


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nƣớc
với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt là sản xuất công nghiệp trong tiến trình hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển công nghiệp luôn đi kèm với áp lực
về chất thải, trong đó có chất thải nguy hại (CTNH). Đặc biệt, chất thải công nghiệp
nguy hại (CTCNNH) là một trong những nguồn gây ô nhiễm cao, ảnh hƣởng lâu dài
đến sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái.
Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng đang từng bƣớc tiến hành
sự nghiệp công nghệ hóa – hiện đại hóa đồng thời với quá trình đô thị hóa. Sự hình
thành các khu công nghiệp (KCN), sự phát triển về số lƣợng các cơ sở sản xuất cùng

với sự gia tăng của các dịch vụ hỗ trợ là cần thiết góp phần quan trọng cho tiến trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Nơi đây cũng tập trung nhiều hoạt động kinh
tế, văn hoá – xã hội, việc tập trung đa số các ngành kinh tế đã dẫn tới các chất thải
nguy hiểm ở mức độ cao làm tăng áp lực về môi trƣờng cho Tp. Biên Hòa.
TP. Biên Hòa là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Đồng Nai. Hiện
nay thành phố có 6 khu công nghiệp tập trung, là một nguồn phải sinh CTNH khổng
lồ, đặt một áp lực không nhỏ lên công tác quản lý môi trƣờng. Vì vậy, em quyết định
chọn chủ đề “Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên
địa bàn TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai” là chủ đề trong kỳ thực tập tại Chi cục Bảo vệ
Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai lần nay.

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

CHƢƠNG 1
TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP
1.1. MỤC TIÊU THỰC TẬP
Mục tiêu thực tập mà em dự kiến thực hiện gồm:

Nâng cao kiến thức, tích lũy đƣợc các kinh nghiệm thực tế về công tác
quản lý chất thải nguy hại từ sáu khu công nghiệp (Amata, Biên Hòa 1, Biên Hòa 2,
Loteco, Tam Phƣớc) trên địa bàn TP. Biên Hòa.


Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải nguy hại từ
khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên Hòa.


Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc.

1.2. NỘI DUNG
Nội dung thực tập mà em thực hiện bao gồm:


Tìm hiểu nguồn phát sinh Chất thải nguy hại từ khu công nghiệp.

Tìm hiểu mức sản sinh chất thải nguy hại trung bình của từng KCN, từng ngành
sản xuất.


Tìm hiểu các cơ sở pháp lý hiện hành cho việc quản lý chất thải nguy


nghiệp.

Tìm hiểu công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải nguy hại từ khu công

hại.



Tìm hiểu chu trình quản lý chất thải nguy hại từ khu công nghiệp.


1.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: số 10-11, Đƣờng Đồng Khởi, Phƣờng Tam Hòa, Thành phố Biên Hoà,
Đồng Nai.
1.4. THỜI GIAN THỰC TẬP
Thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ quan là 6 tuần, từ ngày 17/04/2017 đến
ngày 26/05/2017.
1.5. KẾT QUẢ THỰC TẬP
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Tham gia các công việc nhƣ phát hành thƣ, photocopy, scan, tham gia khảo sát
nhà máy rác Đồng Xanh, tuyến đƣờng Đinh Quang Ân, tập huấn tại Vƣờn Quốc Gia
Nam Cát Tiên.
Nắm đƣợc các nội dung cơ bản đã đƣợc dự kiến nhƣ cơ cấu tổ chức của Chi cục
Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai, tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý,
công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố Biên Hòa.

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường


3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

CHƢƠNG 2
GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy định
về tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan Nhà nƣớc và doanh
nghiệp Nhà nƣớc; ngày 06/11/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành
Quyết định số 3826/QĐ- UBND về việc thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh
Đồng Nai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai trên cơ sở nâng cấp
từ Phòng Môi trƣờng.
Hình 2.1 là hình ảnh của Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai.

Hình 2.1. Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai
Chi cục Bảo vệ môi trƣờng là đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, có
chức năng tham mƣu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý Nhà nƣớc
về mặt môi trƣờng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành,
phê duyệt các văn bản quy phạm pháp luật, chƣơng trình, kế hoạch, dự án, đề án về
bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chƣơng trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng do các cơ quan nhà nƣớc ở
Trung ƣơng, UBND tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt
hoặc ban hành.
Chi cục Bảo vệ môi trƣờng chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng về công tác chuyên môn theo ngành dọc.

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Chi cục Bảo vệ môi trƣờng có con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc
và ngân hàng để giao dịch theo quy định của pháp luật. [1]
2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Sơ đồ tổ chức của Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai đƣợc mô tả tại
hình 2.2.

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Đồng Nai
2.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
2.3.1. Chức năng
Theo [1], Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Đồng Nai trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng có chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chƣơng
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng.
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, chƣơng trình, kế hoạch, dự
án, đề án về bảo vệ môi trƣờng do các cơ quan Nhà nƣớc ở Trung ƣơng, Ủy ban nhân
dân tỉnh, Giám đốc Sở phê duyệt hoặc ban hành.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc, hoạt động sự nghiệp về bảo vệ môi
trƣờng trên các lĩnh vực phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lƣợng môi
trƣờng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin về môi trƣờng.
Chi cục Bảo vệ môi trƣờng hiện có 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 01 đơn
vị sự nghiệp gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Thẩm định và Đánh giá tác
động môi trƣờng, Phòng Kiểm soát ô nhiễm và Trung tâm Truyền thông và Tƣ vấn
môi trƣờng. Chức năng cụ thể của các phòng/đơn vị nhƣ sau:


Phòng Hành chính - Tổng hợp

Có chức năng giúp Chi cục Trƣởng quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác:

Tổ chức bộ máy và biên chế; đào tạo, bồi dƣỡng; chế độ, chính sách,
lao động, tiền lƣơng; hành chính, quản trị, văn thƣ - lƣu trữ; cải cách hành chính;
thi đua - khen thƣởng; kế hoạch và tổng hợp, đầu tƣ, tài chính - kế toán.

Tổ chức các sự kiện và điều phối các hoạt động có liên quan đến
nhiều bộ phận của Chi cục.

Nhiệm vụ truyền thông môi trƣờng, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng và an
toàn sinh học.


Thẩm định thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải theo quy định.

Theo dõi, đôn đốc các bộ phận trực thuộc Chi cục thực hiện chƣơng
trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác.


Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng

Có chức năng giúp Chi cục Trƣởng thực hiện nhiệm vụ:

Quản lý nhà nƣớc về công tác thẩm định chƣơng trình, kế hoạch, dự
án, đề án về lĩnh vực môi trƣờng và Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng.

Kiểm tra việc thực hiện quyết định và các nội dung của Báo cáo đánh
giá tác động môi trƣờng sau khi đƣợc phê duyệt.

Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng bằng công cụ kinh tế môi
trƣờng trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra.
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai




Hợp tác quốc tế và khoa học, công nghệ về lĩnh vực môi trƣờng.



Phòng Kiểm soát ô nhiễm

Có chức năng giúp Chi cục Trƣởng thực hiện nhiệm vụ:

Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong các lĩnh vực kiểm soát,
phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí.

Bảo vệ môi trƣờng trong quản lý hóa chất độc hại.

Quản lý chất thải và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng theo quy
định.

Xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, dự án, đề
án về bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông và vùng ngập mặn.


Trung tâm Truyền thông và Tƣ vấn môi trƣờng

Trung tâm có 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc:






Phòng Hành chính – Tổng hợp.
Phòng Truyền thông – Cộng đồng.
Phòng Dịch vụ – Tƣ vấn.
Phòng Dự án – Lƣu vực sông.

2.3.2. Nhiệm vụ
Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản
pháp luật, chƣơng trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng.
Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc
giải quyết các vấn đề môi trƣờng liên ngành, liên tỉnh.
Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các
quy định về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng trong các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
Cơ quan thƣờng trực tham mƣu, đề xuất Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND
tỉnh việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, đề án
bảo vệ môi trƣờng chi tiết theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội
dung của báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng sau khi đƣợc phê duyệt.
Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải, lƣợng phát thải trên địa bàn
tỉnh; tham mƣu, trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai


thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã
đăng ký hành nghề quản lý chất thải.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thu phí
bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải theo quy định.
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám
sát các biện pháp về bảo vệ môi trƣờng đối với việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất.
Tham mƣu Giám đốc Sở chỉ đạo xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm
quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng; lập danh sách báo cáo Giám đốc Sở
trình UBND tỉnh công bố các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng; xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trƣờng theo đề nghị của
các cơ sở đó.
Đánh giá, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trƣờng trên địa bàn tỉnh; điều tra, phát
hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trƣờng, báo cáo và đề xuất các biện pháp
phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nhằm cải thiện môi trƣờng.
Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng và an
toàn sinh học; tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và biến
đổi khí hậu.
Tham mƣu giúp Giám đốc Sở xây dựng báo cáo hiện trạng môi trƣờng 5 (năm)
năm cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng; phối hợp với các đơn vị tham mƣu Giám đốc Sở về chƣơng trình, kế hoạch
quan trắc môi trƣờng trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức và hƣớng dẫn kiểm tra thực hiện việc thống kê, lƣu giữ thông tin về
môi trƣờng trên địa bàn tỉnh; quản lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về môi trƣờng theo
yêu cầu của cơ quản Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc theo đơn đặt hàng của tổ chức, các
nhân theo quy định của Giám đốc Sở.
Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng; thực hiện các dự án trong nƣớc và hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo
vệ môi trƣờng theo phân công của Giám đốc Sở.

Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

trƣờng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh, kiểm
tra theo quy định của pháp luật; phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trên địa bàn và đề xuất, kiến nghị Giám đốc Sở các biện pháp xử lý theo thẩm quyền;
tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trƣờng và bồi thƣờng thiệt hại
liên quan đến môi trƣờng theo phân công của Giám đốc Sở.
Tham gia xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách về bảo vệ môi trƣờng hàng năm
và dài hạn của địa phƣơng; quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công
chức thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật.
Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở hƣớng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trƣờng đối
với phòng Tài nguyên và Môi trƣờng các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và
cán bộ địa chính - môi trƣờng xã, phƣờng, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng theo phân công của Giám đốc Sở.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và các nhiệm vụ khác do
Giám đốc Sở giao.
2.3.3. Quyền hạn
Chủ trì hoặc tham gia trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình,
kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng theo phân công của Giám đốc Sở.
Ký kết các hợp đồng, văn bản giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

tỉnh để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng quy định của pháp luật. Lựa chọn, ký
kết hợp đồng với các đơn vị thi công, tổ chức đấu thầu; thuê tƣ vấn giám sát, kiểm tra
tiến độ, chất lƣợng công trình, tổ chức nghiệm thu công trình, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật;
Ký các văn bản hƣớng dẫn, trả lời đối với Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng các
huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các cơ sở, doanh nghiệp hoạt
động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong việc chấp hành
các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời đƣợc thực hiện các Đoàn
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng theo kế hoạch, nhiệm vụ đƣợc
Giám đốc Sở giao hàng năm và theo yêu cầu của các cơ sở, doanh nghiệp hoặc đƣợc
Giám đốc Sở ủy quyền do nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Sở;
Quản lý, tổ chức bộ máy cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng, tài
chính và tài sản thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật. Ngoài lao động trong chỉ
tiêu biên chế hành chính, Chi cục đƣợc ký kết hợp đồng lao động để đáp ứng yêu cầu
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

công việc;
Đề nghị biểu dƣơng, khen thƣởng, kỷ luật, tuyển dụng và cho thôi việc đối với
cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành;
Đề nghị các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng các
huyện, thị xã và thành phố cung cấp thông tin, văn bản cần thiết để thực hiện nhiệm vụ

của Chi cục.
2.3. SƠ LƢỢC VỀ ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP HƢỚNG DẪN THỰC TẬP – PHÒNG
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Đơn vị trực tiếp hƣớng dẫn em thực tập là Phòng kiểm soát ô nhiễm, trong đó,
trƣởng phòng là ông Trần Tấn Hƣng, phó phòng gồm có ông Nguyễn Cảnh Thành và
bà Lê Ngọc Hân, ngoài ra, phòng còn có 8 chuyên viên.
Hình 2.3 là sơ đồ của Phòng kiểm soát Ô nhiễm.

Hình 2.3. Sơ đồ Phòng Kiểm Soát Ô Nhiễm
2.4. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC MÔI TRƢỜNG TẠI ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP
HƢỚNG DẪN THỰC TẬP
Dƣới đây là một số nhận xét mà em nhận thấy đƣợc trong thời gian thực tập tại
Phòng Kiểm soát Ô nhiễm:
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai



Hệ thống thực hiện công tác môi trƣờng luôn đƣợc kiểm soát chặt chẽ.


Quy trình xử lý các thủ tục môi trƣờng đƣợc thể hiện rõ ràng ở các lƣu

đồ, điều này hỗ trợ cho các chuyên viên rất nhiều.


Khả năng làm việc nhóm lẫn độc lập của các chuyên viên tốt.


Hệ thống đƣợc kiện toàn từng chi tiết nhỏ bởi những đóng góp của cá
nhân lẫn tập thể, từ nội tại lẫn ngoại tác.

Song bên cạnh đó, các trang thiết bị phụ trợ vẫn còn hạn chế, khiến công
tác bị chậm trễ bởi những lý do không đáng có.

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

CHƢƠNG 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CÔNG NGHIỆP
3.1. ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TÍNH VÀ NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY
HẠI
3.1.1. Định nghĩa
Theo [2], khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” lần đầu tiên xuất hiện vào

thập niên 70 của thế kỷ 20 tại các nƣớc Âu – Mỹ, sau đó mỏ rộng ra nhiều quốc gia
khác. Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học
kỹ thuật và xã hội cũng nhƣ quan điểm của mỗi nƣớc mà hiện nay trên thế giới có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dƣới luật
về môi trƣờng.
Định nghĩa của Philippines: Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn
mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con ngƣời và
động vật.
Định nghĩa của Canada: Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và
tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con ngƣời và/hoặc môi
trƣờng, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc
tính nguy hại của nó.
Định nghĩa của UNEP (1985): Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất
thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, ỏng, bán rắn, và các bình chứa khí) do hoạt tính
hóa học, độc tính nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng
gây nguy hại đến sức khỏe con ngƣời hoặc môi trƣờng bởi chính bản thân chúng hay
khi đƣợc tiếp xúc với chất thải khác.
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con
ngƣời ở liều lƣợng nhỏ. Đối với các chất chƣa có các chứng minh của nghiên cứu dịch
tễ trên con ngƣời, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể đƣợc dùng để ƣớc đoán tác
dụng độc tính của chúng lên con ngƣời.
Tại Việt Nam, ngày 16/07/1999, Thủ Tƣớng Chính Phủ đã ký quyết định ban
hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1/QĐ-TTg, trong đó tại Điều 2,
Mục 2 chất thải nguy hại đực định nghĩa nhƣ sau: Chất thải nguy hại là chất thải chứa
các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc
tƣơng tác với những chất khác gây nguy hại cho môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Hiện nay, theo Luật Bảo Vệ Môi trƣờng 2014 đƣợc ban hành ngày 23 tháng 06
năm 2014, chất thải nguy hại đƣợc định nghĩa là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng
xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại
khác.
3.1.2. Đặc tính
Nhƣ đã nêu ở phần định nghĩa, tại Việt Nam, chất thải nguy hại là chất thải có
chứa một trong các yếu tố:


Độc hại



Phóng xạ



Lây nhiễm



Dễ cháy




Dễ nổ



Gây ăn mòn



Gây ngộ độc



Đặc tính nguy hại khác.

Cụ thể, theo Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trƣờng về Quản lý chất thải nguy hại thì các đặc tính nguy hại đƣợc
trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mô tả tính chất nguy hại trong Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT
Tính chất nguy
hại

Mô tả

Dễ nổ

Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của
phản ứng hóa học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo

ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trƣờng xung
quanh.

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Tính chất nguy
hại

Mô tả
- Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc
chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo
QCKTMT về ngƣỡng CTNH.
- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát
lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.

Dễ cháy
- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thƣờng, hoặc tự nóng lên do tiếp
xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nƣớc có khả
năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.


Oxy hóa

Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt
mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy
các chất đó.

Ăn mòn

Các chất thải thông qua phản ứng hóa học gây tổn thƣơng nghiêm trọng các
mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phƣơng tiện vận chuyển.
Thông thƣờng đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc
kiềm mạnh theo QCKTMT về ngƣỡng CTNH.
- Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây
sƣng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.

Có độc tính

- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở
mức độ thấp thông qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn
thƣơng nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khỏe thông qua đƣờng ăn uống,
hô hấp hoặc qua da.

SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

14



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Tính chất nguy
hại

Mô tả
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây
ảnh hƣởng xấu cho sức khỏe một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đƣờng
ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra
hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thƣ thông qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng
gây tổn thƣơng hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con ngƣời thông qua
đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc
tăng tỷ lệ tổn thƣơng gen di truyền thông qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc
qua da.
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí
hoặc với nƣớc sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với ngƣời và sinh
vật.

Có độc tính sinh Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ
thái
đối với môi trƣờng và các hệ sinh vật thông qua tích lũy sinh học.
Lây nhiễm

Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh

tật cho ngƣời và động vật.

3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ công nghiệp, các hoạt động thƣơng mại tiêu
dùng, các hoạt động trong cuộc sống… Việc phát thải có thể do bản chất của công
nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải vô tình hay cố ý. Có thể chia
nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính sau:

Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ nhƣ sản xuất thuốc kháng sinh,
thuốc trừ sâu có sử dụng các loại dung môi độc hại).
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai


độc hại).

Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật


Thƣơng mại (quá trình nhập-xuất các hàng độc hại không đạt yêu càu
cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…).


Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động
nghiên cứu khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sƣ dụng dầu nhớt bôi trơn…).
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh
chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. So với
các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thƣờng xuyên và ổn
định nhất.
Để phục vụ cho công tác quản lý, theo Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trƣờng về Quản lý chất thải nguy hại, nhóm
chất thải cũng đƣợc quy định theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính, bao gồm 19
đơn vị:
01.

Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và

02.

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất

03.
hữu cơ.

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất

than.
vô cơ.

04.

Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.


05.

Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.

06.

Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh.

07.
liệu khác.

Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật

08.
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản
phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
09.

Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột

10.

Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.

giấy.
11.
nhiễm).

Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô


SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

12.

Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nƣớc thải và xử lý nƣớc

13.

Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).

14.

Chất thải từ ngành nông nghiệp.

cấp.

15.
Thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải
từ hoạt động phá dỡ, bảo dƣỡng thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải.
16.


Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

17.
Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi
chất lạnh và chất đẩy (propellant).
18.

Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

19.

Các loại chất thải khác.

3.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI


Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng 2014.


Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính Phủ
hƣớng dẫn Luật Bảo vệ môi trƣờng.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính
Phủ Quy định về Quản lý chất thải và phế liệu.

Nghị Định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính Phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

Quyết định 27/2004/QĐ-BXD ngày 09 tháng 11 năm 2004 ban hành
TCXDVN 320: 2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế” do Bộ

trƣởng Bộ Xây dựng ban hành.

Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trƣờng về Quản lý chất thải nguy hại.

Thông tƣ 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về Bảo vệ môi trƣờng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao.

Thông tƣ liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2015 của Bộ Y Tế phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Quản lý
chất thải y tế.
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai


Thông tƣ 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 06 năm 2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

QCVN 07: 2009/BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và môi trƣờng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng chất thải nguy hại.


QCVN 50:2013/BTNMT ngày 17 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng nguy hại đối với
bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc.


TCVN 6707:2009 chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo.


Công ƣớc Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm và việc tiêu huỷ chúng.


Công Ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP).

Ngoài ra còn có rất nhiều các văn bản pháp lý của các cấp Bộ ngành và địa
phƣơng liên quan đến quản lý chất thải nguy hại và hóa chất, nhất là các văn bản từ
các Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y
tế.
3.3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Theo [2], có thể phân chia hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành một hệ
thống quản lý hành chính và một hệ thống quản lý kỹ thuật. Hai hệ thống này luôn bổ
sung và hỗ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại. Tùy thuộc vào khoa học kỹ
thuật, kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của
hệ thống quản lý kỹ thuật hay ngƣợc lại. Nhìn chung mối quan hệ của hai hệ thống này
là quan hệ hỗ tƣơng và liên kết chặt chẽ với nhau.


Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại

Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại bao gồm các công tác về hoạch

định chính sách, kế hoạch chiến lƣợc trong công tác quản lý, hoạch định các chƣơng
trình giáo dục, giảm thiểu chất thải nguy hại, quản lý các văn bản giấy tờ liên quan đến
loại hình thải, chủ thải, vận chuyển, lƣu trữ và xử lý… Tóm lại một yêu cầu quan
trọng đối với hệ thống này là quản lý chặt chẽ đƣợc lƣợng chất thải nguy hại từ nơi
phát sinh đến công đoạn xử lý sau cùng và phải đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý
chung của nhà nƣớc và các văn bản quy chế pháp luật. Các quy định pháp luật phổ
biến trong việc quản lý chất thải nguy hại đã đƣợc liệt kê tại mục 3.2.
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Ngoài ra trong một phạm vi nhỏ (áp dụng cho chủ thải), thì việc quản lý cũng
bao gồm các công tác triển khai những chƣơng trình giảm thiểu, kê khai các văn bản
giấy tờ liên quan đến chất thải nguy hại theo qui định, phân loại, dán nhãn chất thải
nhƣ qui định và xây dựng các chƣơng trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra.


Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại

Một hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại bao gồm các khâu liên quan từ
nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng. Có thể chia hệ thống QLCTNH thành
5 giai đoạn song song với các vấn đề chính nhƣ sau:
Bảng 3.2. Các giai đoạn của một hệ thống quản lý chất thải nguy hại

Giai đoạn

Vấn đề chính

Giai đoạn 1: Là giai đoạn phát sinh chất
thải từ các nguồn, trong phần này để giảm
lƣợng thải doanh nghiệp có thể áp dụng
các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác
nhau.

Giảm thiểu tại nguồn: Đây là khâu hết sức
quan trọng nó ảnh hƣởng đến lƣợng chất
thải và nồng độ chất ô nhiễm sinh ra cũng
nhƣ quyết định đến hiệu quả kinh tế của
một qui trình sản xuất.

Phân loại, thu gom và lƣu trữ tại nguồn:
Đây là khâu có ý nghĩa rất lớn ảnh hƣởng
đến công nghệ xử lý sau này, cũng nhƣ an
toàn trong vận chuyển và lƣu trữ. Việc
phân loại, ghi chú thông tin về chất thải và
dán nhãn hợp lý chất thải là hết sức cần
Giai đoạn 2: Là giai đoạn bao gồm các thiết cho khâu thu gom và lƣu trữ. Việc
công tác thu gom và vận chuyển trong nội thu gom và lƣu trữ nên đảm bảo việc tách
loại chất thải tránh trƣờng hợp các chất
vi công ty và vận chuyển ra ngoài.
thải có thể tƣơng thích với nhau gây cháy
nổ, phản ứng và sinh khí độc hại. Thiết bị
lƣu trữ chất thải cũng nên chọn lựa các vật
liệu để tránh sự rò rỉ của chất thải nguy

hại vào môi trƣờng. Một vấn đề cũng cần
quan tâm trong thu gom và lƣu trữ là thời
gian lƣu trữ do sự thay đổi của chất thải
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Giai đoạn

Vấn đề chính
và các vấn đề an toàn.
Vận chuyển: Để đảm bảo vấn đề an toàn
và tránh những sự cố có thể xảy ra trong
quá trình chuyên chở, các công tác trong
công đoạn này cũng cần hết sức chú ý.
Các công tác trong giai đoạn này chủ yếu
bao gồm nhƣ sau: kiểm tra các ghi chú về
chất thải trên nhãn và dán nhãn hợp lý cho
chất thải, sử dụng đúng loại thùng để
chuyên chở, điền vào các biên bản quản lý
chất tải nguy hại,.v.v. Ngoài ra, còn phải
xây dựng và thực hiện các chƣơng trình
ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Trong đó các

công tác dán nhãn chất thải và kiểm tra
các thông tin cần thiết trên nhãn là công
tác hết sức quan trọng. Công tác này góp
phần cho việc truy cứu và lựa chọn
phƣơng án ứng cứu thích hợp khi có sự cố
xảy ra, cũng nhƣ cung cấp thông tin cần
thiết cho việc lựa chọn phƣơng án xử lý
thích hợp. Bên cạnh đó, công nghệ GPS
cũng là một công nghệ đƣợc ứng dụng
trong việc QCTNH trong quá trình vận
chuyển. Vào năm 2010, Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng TP.HCM đã triển khai lắp đặt
hệ thống định vị GPS cho các xe bùn hầm
cầu nhằm đảm bảo QLCTNH tốt hơn.

Giai đoạn 3: Là giai đoạn gồm các công
tác xử lý thu hồi.

Xử lý: Công đoạn xử lý có thể bao gồm
tất cả các kỹ thuật hóa học, hóa lý, sinh
học, chôn lấp…. Công đoạn này có ảnh
Giai đoạn 4: Là giai đoạn vận chuyển cặn, hƣởng gián tiếp đến tính kinh tế kỹ thuật
tro sau xử lý.
của nhà máy phát sinh chất thải nguy hại,
SVTH: Đỗ Thành Nguyên
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng
CBHD: Nguyễn Văn Cường

20



×