Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Mi nguy trong an toan ngh nghip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.75 KB, 5 trang )

I.

Khái niệm mối nguy
Các điều kiện và các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và những người xung
quanh liên quan: tổn thương hay bệnh tật (nhà thầu, khách và những người khác tại nơi làm việc)

II.
Nhận diện mối nguy
1. Mục đích
 Tại sao chúng ta cần nhận diện các mối nguy hiểm?
Hãy đi ngược quá trình xảy ra của một tai nạn để tìm hiểu xem tai nạn đấy được xảy ra và hình thành
theo từng trình tự như thế nào. Lúc đó sẽ nhận thấy các tai nạn đều bắt nguồn từ những hành vi
mất an toàn.








Các hành vi mất an toàn có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp tác động và gây ra tai
nạn hoặc sự cố .Thông thường những hành vi mất an toàn trực tiếp gây ra tai nạn đều dễ
nhận diện và các hành vi mất an toàn gián tiếp rất khó nhận diện vì chúng tạo ra các mối
nguy hiểm, hay môi trường nguy hiểm và sẽ sinh ra tai nạn, sự cố.
Hành vi mất an toàn đôi khi đến từ những yếu tố cá nhân, đôi khi là do thiếu hiểu biết hay
nhận thức về rủi ro và là do áp lực công việc hoặc các quy trình làm việc tắt. Ví dụ như nhảy
từ trên cao xuống, làm việc với nguồn điện không cách ly, tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa
chất nguy hiểm…
Các hành vi mất an toàn có thể gây ra các khiếm khuyết, lỗi hay chất lượng tồi cho các loại
sản phẩm, thiết bị sử dụng. Những sản phẩm này nếu đưa ra sử dụng thì chúng sẽ tạo ra


một môi trường làm việc mất an toàn. Môi trường mất an toàn này sẽ trở nên nguy hiểm
nếu như được tác động bởi các yếu tố khác như thời tiết, thiếu kinh nghiệm, làm tắt, vận
hành sai quy trình…
Để ngăn ngừa được các tai nạn rủi ro, phải nhận diện đúng, đủ và rõ ràng các mối nguy
hiểm. Các mối nguy hiểm này luôn hiện hữu xung quanh hàng ngày. Nhận diện và đánh giá
đúng mức sẽ giúp phòng và tránh được những tai nạn, sự cố ít lường trước.

2. Mối nguy hiểm
Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi
trường đều là mối nguy hiểm.




Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật dụng , thiết
bị hiện hữu xung quanh như đồ dùng, dụng cụ, máy móc.v.v… đều là những mối nguy hiểm.
Tuy nhiên vật thể hiện hữu nơi không có sự tác động của con người, thiên nhiên sẽ không
nguy hiểm. Nhưng vật đó sẽ trở nên nguy hiểm khi có sự tác động từ các hành vi mất an
toàn của con người, hay các tác động ngoài ý muốn từ thiên nhiên.
Ví dụ : Một cái bàn sẽ trở lên nguy hiểm nếu chúng ta đặt nó chắn ngang các lối đi. Một cái
xe hơi trở lên nguy hiểm khi được lái bởi người thiếu kinh nghiệm, ảnh hưởng bởi các chất
kích thích, chạy với tốc độ cao…
Các hành động mất an toàn cũng là những mối nguy hiểm. Khi chúng ta hành động một cách
bất cẩn, cố tình, hay vì một áp lực nào đó. Hành động không an toàn của chúng ta có thể gây
nên tai nạn cho chính chúng ta và những người chung quanh chúng ta.


3. Mức độ ảnh hưởng của các mối nguy hiểm
Khi một sự cố xảy ra, chúng ta thường xem xét về mức độ thiệt hại hoặc ảnh hưởng của nó.
Vậy mức độ thiệt hại này được quyết định bằng cái gì?

Chúng ta hãy hình dung nếu một kho chứa hóa chất hoặc xăng dầu bị hỏa họan sẽ nguy hiểm và
thiệt hại lớn hơn một kho chứa gỗ. Một vụ tai nạn giao thông có nhiều người bị nạn sẽ kinh hoàng
hơn một vụ va chạm nhẹ. Một đám cháy nhỏ sẽ không nguy hiểm bằng một vụ nổ…
Vậy tất cả những tai nạn với những ảnh hưởng khác nhau kia bắt đầu từ đâu? Chúng đều bắt nguồn
từ những mối nguy hiểm, đôi khi những mối nguy hiểm đó được kích thích hay tiếp sức bằng những
hành vi mất an toàn.
Mối nguy hiểm tác động như thế nào vào các trường hợp sự cố, tai nạn?
Một con dao là một dụng cụ rất phổ biến và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, nhưng con dao cũng
là một vật vô cùng nguy hiểm nếu như chúng ta sử dụng không đúng cách hoặc cố tình sử dụng nó
một cách sai mục đích. Lúc đó con dao sẽ là vật nguy hiểm và gây ra tai nạn cho còn người, làm hư
hỏng tài sản..vv. Mức độ tai nạn phụ thuộc vào độ sắc và nhọn của con dao (hình thể, đặc tính của
con dao). Lực tác dụng cũng là yếu tố tác động đến mức độ nguy hiểm do con dao đó gây nên.
Một ví dụ khác là khi chúng ta sử dụng và tiếp xúc với nguồn điện. Ngày nay, quanh chúng ta có hàng
chục, hàng trăm các thiết bị hữu ích chạy bằng năng lượng điện giúp chúng ta làm việc, giải trí hàng
ngày. Do nhu cầu về công năng hay công suất của thiết bị mà chúng được sử dụng bằng các nguồn
điện khác nhau, tần số và điện áp khác nhau. Vậy điểm tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, điện áp và dòng
điện của nguồn điện sẽ là các yếu tố tác động đến hậu quả của tai nạn.
4. Nhận diện các hành vi mất an toàn
 Thế nào là các hành vi mất an toàn?
Những hành vi của con người mà hậu quả của nó có thể gây ra tai nạn, sự cố hoặc ảnh hưởng tới
môi trường xung quanh đều là các hành vi mất an toàn.


Các hành vi mất an toàn có thể đến từ các góc độ cá nhân, sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh
nghiệm, áp lực công việc hay tính mạo hiểm của mỗi người.

Ví dụ : Một người trèo lên một chiếc thang cũ và hỏng là một hành vi mất an toàn.Một người lái xe
trong trạng thái say xỉn hoặc chịu chi phối bởi các chất kích thích cũng là một hành vi mất an toàn.
Một người quản đốc không hành động hoặc xây dựng môi trường làm việc tốt ở nơi phân xưởng do
mình phụ trách cũng là hành vi mất an toàn


-

Để xác định các hành vi mất an toàn của một người nào đó, chúng ta cần quan sát khi người
này đang làm việc, các hành vi mất an toàn được thể hiện ở các trạng thái sau:
Phớt lờ : phớt lờ, bỏ qua các cảnh báo, báo hiệu hay các thông tin khác về công việc
Đối phó: dùng những hành động mang tính đối phó, tạo dựng các hiện trường một cách đối
phó, tạm bợ mang tính che dấu
Làm tắt: làm tắt các công đọan, quy trình công việc với mục đích giảm thời gian hay chu trình
thực hiện.


-

-

Liều lĩnh: có những người coi việc đưa họ vào các tình huống rủi ro là một sở thích để thể
hiện cái “tôi” về một vấn đề nào đó. Họ tự cho mình là đúng và gia trưởng với cái ý nghĩ đó
của họ
Rối loạn: rối loạn trong cách tổ chức, sắp xếp công việc cũng như thực thi các hành động.
Thụ động: là các hành vi chịu áp lực hoặc chi phối bởi một nhân tố khác.

Các hành vi mất an toàn phụ thuộc vào môi trường làm việc, ý thức người làm việc và đôi khi cũng
phụ thuộc vào bản chất, thể trạng của người làm việc. Các hành vi này thông thường không được
thể hiện và rất khó phán đoán. Muốn xác định được các hành vi mất an toàn, chúng ta nên tăng
cường các biện pháp giáo dục, đào tạo cùng với việc thanh tra, thanh sát thường xuyên khu vực làm
việc. Xem xét ý thức và hoạt động của mọi người từ đó đưa ra những chính sách giáo dục, giác ngộ
phù hợp.
5. Nhận diện các mối nguy hiểm như thế nào?
Các mối nguy hiểm được phân thành hai loại khác nhau.

- Mối nguy hiểm hiện hữu mà chúng ta dễ dàng quan sát được bằng mắt thường tại thời điểm nhận
diện.
- Mối nguy hiểm vô hình là các hành vi mất an toàn hoặc môi trường mất an toàn. Môi trường mất
an toàn được tạo nên bởi các hành vi mất an toàn tác động nên các vật thể, thiết bị xung quanh môi
trường sống và làm việc của chúng ta.
Để nhận diện được các mối nguy hiểm hiện hữu hay vô hình, chúng ta phải tiến hành quan sát kỹ
chúng, xem xét khả năng ảnh hưởng của chúng với các hoạt động của chúng ta cũng như những
người xung quanh. Quan sát tại thời gian và địa điểm mối nguy hiểm đó hiện hữu. Tiến hành đặt ra
các câu hỏi liên quan tới vật thể hay điều kiện mà chúng ta đang quan sát.
Hãy lấy một ví dụ nhỏ bằng việc khi chúng ta đang ngồi đọc tài liệu này thì có những mối nguy hiểm
nào hiện hữu hoặc có thể xuất hiện quanh chúng ta?
- Bàn, ghế - Bàn kê không đúng chỗ có thể làm chắn lối đi của chúng ta, cạnh bàn choán gần các lối
đi có thể làm chúng ta va hoặc huých phải....
- Màn hình - Màn hình đặt sai vị trí có thể làm cho chúng ta bị mỏi cổ, nếu làm việc trong thời gian
dài thì có thể gây nên bệnh thoái hóa cột sống cổ. Nếu đặt màn hình gần hoặc xa quá sẽ ảnh hưởng
tới tầm nhìn của mắt…
- Nguồn điện - Nguồn điện sử dụng cho máy tính, các loại máy văn phòng khác nếu không được sử
dụng đúng tải, chất lượng dây tồi hay phích cắm sai quy cách sẽ gây nguy hiểm cho quá trình tiếp
xúc, sử dụng hoặc chập, cháy…

- Ly, cốc - Ly, cốc dùng để uống nước, trà hay café không nên để gần cạnh bàn hoặc gần máy tính
cũng như các thiết bị điện khác vì nguy cơ vô tình gạt đổ…
- Bút (viết) luôn được để vào ống chứa hoặc ngăn kéo đề không chúng rơi xuống đất. Rất dễ dàng
chúng ta bị trượt té khi dẫm hoặc đạp lên chúng trên sàn nhà…


- Dao, kéo, gim, khay tài liệu - Các vật dụng này phải được để đúng vị trí và trong tình trạng an toàn,
các loại dao xén giấy có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn phải được bảo vệ kỹ, luôn để riêng từng ngăn và gọn
gàng tránh trường hợp bất cẩn va, cắt phải khi lấy những đồ vật khác cạnh đó…
- Ngăn bàn, cửa tủ - Các ngăn bàn, cửa luôn được đóng và cài chốt, các ngăn bàn, cửa tủ không

được đóng hoặc chốt sẽ gây nguy hiểm cho việc di chuyển của chúng ta lúc vội hoặc bất cẩn không
chú ý…
- Ánh sáng - Ánh sáng phải luôn đủ, không gây chói hoặc hóa…
Bằng những câu hỏi, hình thức suy luận về những điều có thể xảy ra chúng ta nên sử dụng cụm câu
hỏi: Điều gì có thể xảy ra, nếu…
6. Điều kiện xảy ra mối nguy
 Trong quá trình nhận diện, luôn đặt vấn đề môi trường và con người lên hàng đầu trong mọi tình
huống quan sát và suy xét
- Hãy quan sát và đặt ra tình huống từ mọi phía (trong, ngoài, trên, dưới, phải, trái…).
- Sự ổn định của vật, hoặc thiết bị gây nguy hiểm phải được xem xét và đánh giá đúng mức.
- Luôn suy xét khả năng dịch chuyển của vật theo quán tính, trọng lực hoặc những dịch chuyển được
định hướng. Xem xét kỹ nguồn gốc của động lực tác động hay năng lượng gốc của các hoạt động
dịch chuyển hay thay đổi trạng thái.
- Luôn quan sát và tìm hiểu tình trạng bảo vệ an toàn cho vật tại vị trí cân bằng như là các chốt hãm,
hệ thống phanh, giá đỡ…
- Xem xét các khả năng tác động của thiên nhiên như, mưa, gió, ánh sáng…
- Các hướng dẫn sử dụng và tem cảnh báo của nhà sản xuất luôn được coi trọng, đề cao trong quá
trình nhận diện
7. Các loại mối nguy
a) Mối nguy vật lý:
- Ồn Bức xạ
- Nhiệt độ
- Áp lực công việc, mật độ xe cộ qua lại, độ cao, độ sâu
- Điện (điện thế, năng lượng điện)
- Các tính chất vật lý (sắc, nhọn, nhám, trơn…)
b) Mối nguy hóa học
- Chất nổ
- Chất lỏng cháy
- Chất ăn mòn
- Chất oxy hóa vật liệu

- Chất độc, chất gây ung thư
- Khí
c) Mối nguy sinh học
- Chất thải sinh học (bệnh phẩm, máu…)
- Vius, vi khuẩn
- Ký sinh trùng, côn trùng
- Cây hay động vật có bệnh hay có chất độc hại
d) Mối nguy thể chất
- Thiếu ánh sáng
- Thiếu kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm


- Mức độ công việc (nặng nề, đơn điệu)
- Mối quan hệ với xung quanh (các tổ sản xuất, người quản lý, chủ tàu, giám sát…)
- Sử dụng thuốc trong khi làm việc (cảm, cúm, ho,…)
- Kém động viên để làm việc an toàn (sự quan tâm của lãnh đạo, bạn bè đối với NLĐ)
- Các yếu tố thể chất (sức khỏe, tâm trạng…)
- Trang bị bảo hộ không phù hợp
8. Các yêu tố liên quan đến mối nguy
a) Con người : NLĐ trực tiếp, người xung quanh, khách, láng giềng…
b) Vật liệu : Vật liệu sử dụng trực tiếp, để gần, chất phát sinh trong quá trình sản xuất
c) Môi trường : Môi trường làm việc chật, rộng, thoáng, nhiều ánh sáng, gió…
d) Thiết bị : Thiết bị bố trí hợp lý, đầy đủ, an toàn, nguồn năng lượng, sự di chuyển, quá trình vận
hành, cách thức thao tác…
9. Các phương pháp xác định mối nguy
Có nhiều phương pháp để nhận dạng mối nguy:
-

Phân tích cây sai hỏng FTA
Nhận dạng mối nguy HAZID

Phân tích công việc chủ yếu CTA
Tuần tra quan sát PO
Phân tích cây sự cố ETA
Phân tích tai nạn, sự cố AIA
Dựa vào báo cáo



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×