Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô thị Văn Quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.67 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, khối lượng chất thải
rắn (CTR) phát sinh ở các tỉnh, thành phố (TP) nước ta ngày càng tăng. Theo Báo cáo
môi trường quốc gia năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) công bố tháng
8 năm 2012 [3], ước tính mỗi năm cả nước có hàng triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó khoảng 45% tổng khối lượng là CTR đô thị, 17% tổng khối
lượng là CTR công nghiệp. Đến năm 2015, tỷ trọng CTR đô thị có thể lên đến 51%, CTR
công nghiệp sẽ lên đến 22%, phần còn lại là các loại CTR nông nghiệp – nông thôn, CTR
y tế và các loại khác. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong
những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất
lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống
của người dân. Công tác quản lý, thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải rắn, nếu
được thực hiện từ hộ gia đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất có ý
nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho
đất nước.
Khu đô thị Văn Quán là một khu đô thị mới thuộc quận Hà Đông. Khu đô thị Văn Quán
có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu
cầu cuộc sống vật chất và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng
chất thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều. Công tác
quản lý chất thải rắn đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách của thành phố Hưng
Yên.
Vì vậy, nghiên cứu việc quản lý chất thải rắn tại khu đô thị Văn Quán là việc làm rất cần
thiết. Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát thải và quản lý chất thải rắn tại khu đô thị Văn
Quán sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô
thị. Đề tài nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô thị Văn Quán” nhằm
góp phần giải quyết các vấn đề nói trên.

1


Đề tài mang tính thực tiễn cao, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những nhà quản lý tham


khảo để đưa ra các quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại khu đô thị Văn Quán nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường và
sức khỏe cộng đồng.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1.1.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu thực trạng phát sinh CTR sinh hoạt tại khu đô thị Văn Quán.
- Tìm hiểu hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt tại khu đô thị Văn Quán.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt khu đô thị Văn Quán.
1.1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Khu đô thị Văn Quán
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu đô thị Văn Quán , các số liệu thu thập từ UBND các phường, xã, thành
phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH
MTV Môi trường và công trình đô thị Hà Nội. Các số liệu này được thu thập từ các
nguồn nêu trên theo mốc thời gian, có thể là 5 năm gần đây, hoặc các số liệu cũ hơn. Vì
trên thực tế, có những số liệu được tổng hợp từ các nguồn cũ, không phải năm nào cũng
được cập nhật, mà thường được thống kê theo giai đoạn, nhưng trong khuôn khổ đề tài,
tác giả cố gắng thu thập và sử dụng những nguồn số liệu mới nhất, để từ đó có thể đưa ra
những nhận xét chính xác về hiện trạng, đồng thời dự báo sát hơn về xu hướng biến đổi
của các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo, kế thừa số liệu từ các nguồn tài liệu
tham khảo của các nghiên cứu trước, các nguồn dữ liệu từ internet, các bài giảng, công


3


trình khoa học của các tác giả đã thực hiện của một số đề tài tương tự với mục đích làm
phong phú thêm nội dung về hàm lượng khoa học.
1.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này chủ yếu dựa vào số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát mức độ
hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của người dân tại khu đô thị Văn Quán trong việc
phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành
tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng trong việc xử lý, quản lý
chất thải rắn, cũng như việc định hướng, quy hoạch trong tương lai đối với vấn đề nêu
trên.
Tác giả tiến hành điều tra 300 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố (tương đương
với 300 phiếu phát ra) theo tiêu chí ngẫu nhiên. Phiếu điều tra gồm những nội dung sau:
+ Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình
+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt
+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom
+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường
+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom
Hình thức điều tra: phát phiếu trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân sau đó điền thông tin
đã thu thập được vào phiếu điều tra hoặc phát phiếu điều tra, để các hộ gia đình tự điền
thông tin vào phiếu. Sau đó số phiếu này được tổng hợp lại và thống kê theo từng mục đã
đề ra trong phiếu. Kết quả xử lý số liệu được sử dụng trong phần kết quả nghiên cứu.
1.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
Từ những số liệu thu thập, tìm những số liệu quan trọng, cần thiết nhất để phục vụ vấn đề
nghiên cứu.
4



Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel.
1.3. Cơ sở lý luận
1.3.1. Các khái niệm cơ bản
- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình,
nơi công cộng.
- Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có
hại đối với môi trường và sức khoẻ con người:
+ Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền chấp nhận.
+ Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý.
+ Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.
+ Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn.
+ Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn.
Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau.
- Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử
dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật
lý, tính chất hóa học.
5


- Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và
sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.

1.3.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

Hình 1.1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác thải sinh hoạt
thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình,
khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui
chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học, cơ quan nhà nước, …
Cuộc cách mạng về công nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích cho con người như nâng cao
mức sống, công tác phục vụ ngày càng tốt hơn, nhưng đồng thời cũng sinh ra một lượng
chất thải rắn khá lớn. Những năm đầu của thập kỷ 80, chất thải rắn công nghiệp đặc biệt
6


là chất thải độc hại đã trở thành vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu. Cho
đến những năm 1990, khi các thông tin khoa học đang trình bày các vấn đề có thể xảy ra
thì chất thải rắn đã liên tục gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và nhiều nước đã phải đầu
tư không nhỏ đề giải quyết vấn đề này bằng các chương trình môi trường đặc biệt.
1.3.3. Hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt

7


1.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và cộng đồng
1.3.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn
ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực
làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế
quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.

Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này.
Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với
8


sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như HIV, AIDS,...) khi họ dẫm
phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ
lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng
dễ bị tổn thương. Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi
chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường
xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng
đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng
bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và
các vấn đề về đường ruột khác.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất
hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực
phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi
trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở
trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm
khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng dị tật sang thế hệ thứ 3.
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn đề bức
xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không
khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn. Trong một
điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã
cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần chuồng
lợn 3- 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình của
người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người
không chăn nuôi; và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường
ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi.
1.3.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất


9


Nếu rác không được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô nhiễm đến môi
trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô nhiễm cây trồng và
nước uống của con người.
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai khoáng, hóa
chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động
đến các hệ sinh thái đất.
- Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước.
Một số tác động của CTR tới môi trường đất như:
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân
huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc... những
loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa
vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm
nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không
còn khả năng sản xuất.
1.3.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân làm ô nhiễm nước
ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao,
hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
- Nước chứa CTR có các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối
vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.

10



1.3.3.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô nhiễm không
khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống.
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô
nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S,
CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất
độc lẫn trong rác.
1.3.3.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử
lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người
dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở
vẫn còn phổ biến, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ngập úng khi mưa.
1.4. Cơ sở thực tiễn
Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất
hiệu quả:
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho
vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh,
rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh.
Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng
hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có
thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình
xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không
còn mùi sẽ được nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước
khi trời mưa.
11



Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố ở Mỹ lên tới 210 triệu
tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần
các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất
không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô
cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát
triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực
phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại rác
sinh hoạt thì thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%.
Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá
11
cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm
khoảng 20%) [15]. Điển hình tại California, nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia
đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý
hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng.
Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác
phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92
USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo
cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được
chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành
phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác [15].
Pháp: Ở nước này quy định phải phân loại các vật liệu, nguyên liệu hay

12


nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật
liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải
xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và
nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt

sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để
có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này [15].
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới.
Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá
trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng
túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các
loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành
phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư
và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và
thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự
giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các
hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển
rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác
12
thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các
khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng [15].

13


Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác
thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được
giới thiệu ở Bảng 1.3 dưới đây

14




×