Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

BAOCAO quy hoach phat trien rừng HA GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 83 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, trung tâm tỉnh lỵ
cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km về phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiên
791.488,9 ha, được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm 10 huyện, 1 thành phố
với 195 xã, phường, thị trấn. Trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp
theo kết quả điều chỉnh ranh giới 3 loại rừng năm 2012 là 566.723,4 ha. Trong
những năm qua thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước kinh tế
nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển đáng ghi nhận, rừng
và đất rừng được sử dụng và khai thác ngày càng hiệu quả.
Những năm gần đây Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách
về phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo môi tr ường và điều kiện thuận lợi
cho ngành Lâm nghiệp phát triển; người làm nghề rừng đã có thu nhập từ
kinh tế đồi rừng; ngành Lâm nghiệp đã có những đóng góp vào sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang đã tập
trung chỉ đạo ngành Lâm nghiệp, các ngành có liên quan và các huyện,
thành phố thực hiện tốt các chương trình, dự án lâm nghiệp hoạt động đạt
hiệu quả đưa độ che phủ của rừng từ 46,7% (năm 2007) lên 52,1% (năm
2012). Rừng đã đóng góp tích cực vào phòng chống thiên tai, bảo vệ môi
trường sinh thái, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng
cao đời sống người dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) xác định: “Phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát
triển rừng là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh”.
Quy hoạch kỳ trước đã kết thúc; việc quản lý và thực hiện quy hoạch còn
nhiều hạn chế như: Tình trạng tranh chấp, chồng lấn đất lâm nghiệp giữa các
công ty lâm nghiệp và hộ gia đình vẫn còn xảy ra, một số diện tích đất rừng đạt
hiệu quả sử dụng đất chưa cao, năng suất chất lượng rừng trồng các huyện vùng
cao thấp. Sau 5 năm thực hiện kết quả quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CTTTg có nhiều điểm không còn phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất, cần
được điều chỉnh. Quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê,
nhận khoán bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp chưa rõ; công tác phối hợp giữa
chính quyền một số địa phương với các sở, ngành chức năng trong việc quản lý
bảo vệ rừng và thực thi pháp luật về rừng chưa chặt chẽ, còn để xẩy ra tình trạng


vi phạm lâm luật.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang trong giai
đoạn tới và Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020, việc rà
1


soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và xây dựng Quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 là rất cần thiết. Đây là cơ sở để
xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và lập dự án lâm sinh trên phạm vi
toàn tỉnh nhằm phát huy tiềm năng đất đai đã quy hoạch cho ngành Lâm nghiệp
vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Căn cứ Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng,
UBND tỉnh Hà Giang giao cho Sở Nông Nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì
phối hợp với các Sở, Ban ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố thực
hiện lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Sở
Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2011 - 2020.
Nội dung báo cáo Quy hoạch gồm các phần sau:
Phần I. Những căn cứ pháp lý và tài liệu sử dụng
Phần II. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Phần III. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Phần IV. Tổ chức thực hiện
Phần V. Kết luận và kiến nghị

2


PHẦN I


NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Những văn bản của Nhà nước
Luật Đất đai năm 2003;
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003 và một số văn bản hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi
trả dịch vụ môi trường;
Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Tổ chức
quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Nghị quyết số 17/2011/QH13 Quốc hội khóa 13 về Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia;
Nghị quyết số 18/2011/QH13 Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 2 về kết thúc
thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 07/02/2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hà Giang của Chính phủ;
Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Quyết định số 34/2011/QĐ - TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ

về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo
Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định số 07/2012/QĐ - TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành Một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng;
3


Quyết định số 779/2006/QĐ - TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia Giảm phát thải khí nhà
kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài
nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng giai đoạn 2011 -2020;
Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 11/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 ;
Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020
Quyết định số 147/2007/QĐ -TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;
Quyết định số 73/2010/ QĐ-TTg ngày 16 /11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày
10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất
giai đoạn 2007-2015;
Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về Ban hành Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Quyết định số 07/2012/QĐ - TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính

phủ về việc Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu
cao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn 2030.
Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về Hướng dẫn trình tự thủ tục cho giao rừng và thê rừng.
Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn về việc Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Thông tư 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT
Hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang
rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch sang rừng phòng

4


hộ, rừng đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư 07/2011/TTLT-BNN-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn một số nội
dung về giao đất, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp;
Thông tư 78/2011/TT-BNN ngày 11/11/ 2011 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT Quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010
của Chính phủ về Tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Thông tư 69 /2011/TT-BNN và PTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây
dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg
Thông tư Liên tịch 03/2012/TTLT-BNN-BKHĐT-BTC ngày 05/6/2012 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định số
66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
2. Những văn bản của địa phương

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV (nhiệm kỳ 2011- 2015).
Nghị quyết số 54/NQ-HĐND ngày 14/07/2012 về việc thông qua Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 –
2015) tỉnh Hà Giang.
Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 12/07/2013 về việc thông qua kết quả
rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.
Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 01/08/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh
Hà Giang về việc phê duyệt Kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hà Giang.
Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 05/7/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh
Hà Giang về việc Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Hà Giang giai đoạn
2007- 2015 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 833/QĐ - UBND ngày 6/4/2007 của UBND tỉnh Hà Giang
V/v Phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng đô thị khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang
đến năm 2020.
Quyết định số 2394/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh Hà Giang
về việc duyệt Đề cương - dự toán chi phí rà soát điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng,
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.

5


II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Công văn số 2229/UBND-NNTN, ngày 09/8/2012 của UBND tỉnh Hà
Giang về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Văn bản 853/ND-KT5 ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc
lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
Văn bản số 294/UBND-NNTNMT, ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh về triển
khai Kết luận số 97-KL/TU, ngày 06/2/2012 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ.
Căn cứ Kế hoạch số 22/KH-UBND, ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh Hà

Giang về triển khai kế hoạch rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và quy
hoạch bảo vệ phát triển rừng đến năm 2020.
Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hà Giang đến năm 2020,
UBND tỉnh Hà Giang.
Quy hoạch Nông thôn mới tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2011 (Cục thống kê tỉnh Hà Giang).
Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của
tỉnh Hà Giang.
Kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng và rừng sản xuất) năm 2012.
Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp bằng từ ảnh vệ tinh
Spot5 tỉnh Hà Giang của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc bộ, năm 2012.
Các báo cáo quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt.
Thông báo kết luận số 62/TB-UBND ngày 19/03/2013 của Phó chủ tịch
UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến tại cuộc họp thống nhất số liệu, quy hoạch 3 loại rừng.
Thông báo kết luận số 68/TB-UBND ngày 05/04/2013 kết luận Phiên
họp tháng 03 năm 2013 của UBND tỉnh
Công văn số 2724-CV/TU ngày 04/05/2013 “V/v trích kết luận số
186/KT-TU ngày 26/04/2013 cảu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chủ trương
thông qua kết quả rà soát điều chỉnh 3 loại rừng và quy hoach, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đến năm 2020”.

6


PHẦN II

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Vị trí địa lý
Hà Giang là tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, có 277,5 km đường biên
giới với Trung Quốc.
Tọa độ địa lý:
- Từ 22o23’ đến 23o23’ vĩ độ Bắc;
- Từ 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông;
Địa giới hành chính:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);
- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang;
- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hà Giang có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, môi
trường sinh thái đối với các tỉnh hạ lưu sông Lô, sông Gâm, các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng và Thủ đô Hà Nội; về hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hoá giữa Việt
Nam với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
2. Đặc điểm tự nhiên
2.1. Địa hình địa thế
Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu
cao nguyên đá Đồng Văn, có nhiều dãy núi cao, nơi cao nhất 2.419 m là đỉnh
Tây Côn Lĩnh và nơi thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100 m). Địa
hình chia cắt phức tạp, nhiều sông suối và nhiều thác ghềnh đã tạo nên 3 tiểu
vùng khác nhau.
Tiểu vùng I: Vùng cao nguyên núi đá phía Bắc gồm 4 huyện (Đồng Văn,
Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh) nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu cao
nguyên đá Đồng Văn, chủ yếu là địa hình Caster cao dốc xen lẫn núi đất. Địa hình
thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình chia cắt phức
tạp tạo nên nhiều dãy núi có độ dốc lớn trên 350, độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m.
Tiểu vùng II: Vùng cao núi đất phía Tây gồm có 2 huyện phía Tây
(Hoàng Su Phì, Xín Mần). Địa hình núi trung bình chủ yếu là núi đất xen lẫn là
những vách đá, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam với độ cao trung bình >

700m. Có tiềm năng phát triển lâm nông nghiệp tập trung.
Tiểu vùng III: Vùng núi đất thấp gồm 4 huyện và 1 thành phố (Vị
Xuyên, Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình và thành phố Hà Giang). Địa hình chủ
yếu là núi thấp và đồi báp úp, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
7


độ cao trung bình từ 300 - 500m, đất rừng còn khá tốt, khả năng tái sinh phục
hồi rừng có nhiều triển vọng. Đây là vùng kinh tế, văn hoá trọng điểm của Tỉnh.
2.2. Khí hậu
Khí hậu của Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa và khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, mùa đông lạnh kéo dài, lạnh nhất
từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nóng nhất
vào tháng 7 và tháng 8.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,220C
+ Nhiệt độ tối cao từ 27,51 - 400C;
+ Nhiệt độ tối thấp từ 1 - 2,20C.
Biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 6 - 7 0C. Tổng lượng nhiệt trong
năm từ 8.300 - 8.5000C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm từ 2.400 - 2.700 mm, trong đó
lượng mưa nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Địa phương có lượng mưa lớn
nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình có tháng tới 1.429,2 mm và mưa ít nhất
là huyện Hoàng Su Phì, có tháng chỉ 24,2 mm. Ngoài ra, Hà Giang còn có hiện
tượng mưa phùn (32 ngày/năm) nhưng ít có bão. Tuy nhiên, vào mùa mưa dễ
gây lụt lội, lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt
của nhân dân địa phương.
Nắng: Do cấu tạo phức tạp của địa hình nên ranh giới giữa mùa mưa
và mùa khô ở Hà Giang là khác nhau, hai huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì
thường nắng nóng hơn các huyện khác trong tỉnh; bốn huyện phía bắc gồm

Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn hình thành 2 mùa mưa và khô,
lượng mây ở đây khá nhiều (tỷ lệ mây che phủ trung bình khoảng 7,5/10,
tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên đến 8 - 9/10) và tương đối ít nắng.
Số giờ nắng bình quân cả tỉnh khoảng 1.454,9 giờ, trong đó tháng nhiều
nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 74 giờ.
Gió: Hướng gió chính ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió
trong các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5 m/s. Ngoài
ra còn xuất hiện một số hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đó là số ngày có
dông trong năm cao nhất vùng (103 ngày), sương mù trong năm khá nhiều
(khoảng 40 ngày). Mặc dù vậy, Hà Giang lại là tỉnh ít bị sương muối hơn các
tỉnh khác trong vùng.
Độ ẩm: Hà Giang là một trong những tỉnh có độ ẩm cao, độ ẩm bình quân là
85%, trong đó tháng cao nhất là 87% (tháng 7 và 8), thấp nhất là 81% (tháng 3).
Nhìn chung, thời tiết khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng,
vật nuôi nhiệt đới và á nhiệt đới, tạo ra sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, khí hậu,
thời tiết của tỉnh cũng khắc nghiệt với những đợt lũ lụt, hạn hán, rét đậm - rét hại
kéo dài gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
8


2.3. Sông suối - Thuỷ văn
Hà Giang là vùng đầu nguồn các sông suối chính: Sông Lô, sông Miện,
sông Nho Quế, sông Chảy, sông Gâm, sông Bạc, ngoài ra còn có hàng trăm khe
suối lớn nhỏ, phân bố đều khắp trên phạm vi toàn tỉnh, tạo nên lượng nước lớn
cung cấp nguồn tưới tiêu cho đồng ruộng và xây dựng các công trình thủy điện
nhỏ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của nhân dân trong vùng, có các
hệ sông chính như sau:
- Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) ở độ cao trên 1.000 m
vào địa phận Hà Giang tại Thanh Thuỷ chảy qua thành phố Hà Giang về Tuyên
Quang tới Việt Trì (Phú Thọ) đổ ra sông Hồng. Sông Lô chảy qua địa phận Hà

Giang dài 97 km.
- Sông Gâm: Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Đồng Văn,
Mèo Vạc sang tỉnh Cao Bằng rồi lại về địa phận của huyện Bắc Mê, chảy sang
Tuyên Quang và hợp với sông Lô tại Hàm Yên.
- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Hoàng Su Phì chảy qua Xín Mần, Quang
Bình (Hà Giang) đến Bảo Yên, Lục Yên, Yên Bình (tỉnh Yên Bái).
- Ngoài ra, còn có sông Nho Quế, sông Con, sông Chừng, sông
Bạc...các sông này không có khả năng vận chuyển thủy.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Hà Giang tồn tại trong các khe nứt và
lỗ hổng của các tầng trầm tích, chất lượng tốt. Tuy nhiên, các tầng chứa nước
mới được thăm dò sơ bộ, chưa thể khai thác với khối lượng lớn.
Tiềm năng thuỷ điện: Do có nhiều sông, suối đã tạo cho Hà Giang một
thế mạnh về phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Thuỷ điện giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điện của tỉnh nhất là các khu
vực mà điện lưới quốc gia chưa thể kéo đến được. Theo đánh giá của Viện
Năng lượng, tổng tiềm năng kinh tế kỹ thuật của thủy điện vừa và nhỏ ở Hà
Giang có khoảng 72 dự án thuỷ điện với tổng công suất lắp máy dự kiến 730
MW, trong đó Quy hoạch thuỷ điện giai đoạn I là 25 dự án với tổng công suất
lắp máy 450 MW, giai đoạn II dự kiến có 47 dự án với tổng công suất lắp máy
khoảng 270 MW. Hiện tại Hà Giang có 23 trạm thuỷ điện nhỏ công suất từ
100 KW đến 12.000 KW với tổng công suất khoảng 20.500 KW. Ngoài ra,
còn có hàng trăm thuỷ điện nhỏ công suất từ 300 – 500W phục vụ thắp sáng,
nghe đài, xem ti vi... cho các hộ gia đình ở những nơi chưa có điện.
Địa hình phức tạp, 2 bên sông suối thường là những mái núi dốc, thực bì
che phủ đầu nguồn các khe suối bị suy giảm chưa có thời gian phục hồi rừng, về
mùa mưa thường gây lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của đồng
bào các dân tộc trong vùng. Lòng sông hẹp, nhiều đá nổi, thác ghềnh nên khả
năng vận chuyển bằng đường thuỷ trong vùng bị hạn chế
9



2.4. Địa chất và thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng tỉnh Hà Giang của Viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp cho thấy toàn tỉnh hiện có 9 nhóm đất với 19 đơn vị đất
chính và 60 đơn vị đất phụ. Cụ thể như sau:
- Nhóm đất phù sa (P): Chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập
trung nhiều ở khu vực ven sông Lô và các suối khác thuộc các huyện Bắc
Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê.
- Nhóm đất glây (GL): Chiếm 0,86% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh,
nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa hình thấp luôn giữ ẩm, có nhiều tại
các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Xín Mần.
- Nhóm đất đen (R): Chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh,
được hình thành ở chân các dãy núi đá vôi hoặc trong các thung lũng núi đá
vôi thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh và Vị Xuyên .
- Nhóm đất than bùn: Diện tích không đáng kể, tập trung ở xã Vô Điếm
huyện Bắc Quang.
- Nhóm đất tích vôi (V): Chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, đất được hình
thành ở thung lũng đá vôi, canxi tích luỹ nhiều trong đất, phân bố chủ yếu ở
huyện Vị Xuyên.
- Nhóm đất xám (X): Nhóm đất này có diện tích lớn nhất, chiếm 74,25%
diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ (F): Chiếm 6,04% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các
huỵên, thành phố trong tỉnh (trừ huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần).
- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (AH): Chiếm 0,63% diện tích đất tự
nhiên, xuất hiện nhiều trên các đỉnh núi có độ cao trên 1.800 m thuộc các huyện
Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
- Nhóm đất tầng mỏng (E). Chiếm 10,86% tổng diện tích tự nhiên của
tỉnh, nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa hình cao, có nhiều tại các huyện
Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc.
Do địa hình chủ yếu là núi cao, dốc lớn, chia cắt mạnh nên đất đai Hà Giang

bị xói mòn rửa trôi mạnh, thường xuyên bị khô hạn, chua, nghèo dinh dưỡng dễ
tiêu, đất bị quá trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn. Đất thích hợp với các loại
cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu…
3. Hiện trạng tài nguyên rừng
3.1. Hiện trạng các loại rừng và đất lâm nghiệp
Kết quả điều tra hiện trạng rừng và rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại
rừng. Quá trình điều tra rà soát đã được tổng hợp và thống nhất số liệu từ cấp xã,
huyện và tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:

10


Bảng 1: Diện tích các loại rừng tỉnh Hà Giang năm 2012
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Đất lâm nghiệp
I. Rừng tự nhiên
a) Rừng gỗ lá rộng
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Rừng phục hồi
b) Rừng hỗn giao
Gỗ+T.nứa
c) Rừng T.nứa thuần loại
e) Rừng núi đá
II. Rừng trồng
Rừng gỗ có trữ lượng
Rừng gỗ chưa có TL
Rừng tre nứa
Rừng đặc sản

III. Đất chưa có rừng
IA: Đất trống cỏ
IB: Đất trống cây bụi
IC: Đất trống gỗ rải rác
Nương không cố định

Tổng
566.723,4
358.147,0
206.189,9
29.757,1
19.351,7
157.081,1
81.955,0
81.955,0
7.872,5
62.129,6
79.070,9
53.832,0
24.560,4
489,3
189,2
129.505,4
30.026,5
31.736,4
59.301,0
8.441,5

Phân theo chức năng
đặc dụng

phòng hộ
sản xuất
50.994,0
255.053,9
260.675,5
42.363,4
174.300,8
141.482,8
29.923,5
98.563,1
77.703,3
11.674,2
16.326,5
1.756,4
5.968,5
10.660,4
2.722,8
12.280,8
71.576,2
73.224,1
2.871,1
28.253,8
50.830,1
2.871,1
28.253,8
50.830,1
77,0
1.358,7
6.436,8
9.491,8

46.125,2
6.512,6
1.891,4
21.813,4
55.366,1
1.320,4
11.637,6
40.874,0
571,0
10.163,1
13.826,3
12,7
476,6
189,2
6.739,2
58.939,6
63.826,6
2.246,8
12.818,4
14.961,3
1.444,6
15.105,5
15.186,3
2.451,1
29.188,3
27.661,6
596,7
1.827,4
6.017,4


Nguồn: Kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp, năm 2012.
3.2. Đặc điểm các trạng thái rừng
Do đặc điểm về khí hậu, địa hình, đất đai và tập quán canh tác của nhân
dân đã tác động lớn đến thảm thực vật, tỉnh Hà Giang có các trạng thái rừng sau:
- Rừng thứ sinh sau khai thác: Tập trung trên núi trung bình và núi thấp do bị
khai thác trái phép những cây có giá trị kinh tế. Gồm có các loại rừng sau:
+ Rừng trung bình (IIIa2):
Diện tích loại rừng này không nhiều, rừng gồm những cây gỗ lớn D1,3 từ 20
- 30 cm, M/ha từ 101 - 200 m 3, tổ thành loài chủ yếu: Sồi, Dẻ, Kháo, Giổi, Re ...
và các loại gỗ quý như Đinh, Thông đá, Lõi thọ, Lát hoa.... Đây là trạng thái
rừng bị tác động, khai thác ở cường độ thấp, rừng có giá trị kinh tế và giá trị bảo
tồn cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Loại rừng này phân bố tập trung ở khu vực
núi cao, dốc hiểm trong các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng nghèo (IIIa1):
Rừng đã bị khai thác kiệt, tầng tán bị phá vỡ và tạo nhiều lỗ trống trong
rừng. Thành phần cây gỗ chủ yếu: Kháo, Tống quá sủ, Bứa, Vàng anh, Chẩn,
Thôi ba, Máu chó, Phân mã… và những cây ít có giá trị kinh tế. Rừng nghèo
phân bố tập trung hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh.
11


- Rừng phục hồi (IIa, IIb) đây là loại rừng mới phục hồi sau nương rẫy
(IIa), sau khai thác kiệt (IIb). Diện tích rừng tập trung lớn nhất ở các huyện Bắc
Quang, Vị Xuyên, Bắc mê, Hoàng Su Phì. Rừng IIa chưa có trữ lượng, rừng IIb
đã có trữ lượng (bình quân 35 - 80m3) quần thể thực vật thân gỗ chủ yếu là
những cây có đường kính <20cm, thành phần cây gỗ gồm: Giẻ, Kháo, Re, Tống
quá sủ, Hoắc quang, Ba soi, Ba bét. Chất lượng rừng phục hồi đã được nâng lên,
cho thấy công tác quản lý bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng trong những năm
gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- Rừng hỗn giao nứa gỗ, vầu gỗ:

Là trạng thái rừng thứ sinh mang nét đặc trưng của rừng ẩm nhiệt đới núi
thấp ở Hà Giang. Phân bố tập trung ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị
Xuyên, Bắc Mê. Rừng có cấu trúc hai tầng rõ rệt. Tầng trên là tầng cây gỗ, trữ
lượng không cao. Tầng dưới là Vầu, Nứa xen cây gỗ nhỡ và gỗ nhỏ. Mật độ
Vầu, Nứa dao động từ 3.500 - 7.000 cây/ha, đường kính trung bình từ 3 - 6 cm.
- Rừng nứa:
Phân bố tập trung ven khe suối thuộc các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị
Xuyên. Ngoài ra, còn một số diện tích phân bố rải rác ở huyện Bắc Mê, rừng có cấu
trúc một tầng, đường kính 4 - 7 cm, mật độ khoảng trên 8.000 cây/ha.
- Rừng trồng:
Loài cây trồng chính gồm: Keo các loại, Bạch đàn, Bồ đề, Mỡ, Muồng,
Trám, Thông, Sa mộc, Lát, Tống quá sủ và các loại cây bản địa khác. Rừng được
trồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau như các lâm trường quốc doanh, Chương trình
327, Dự án 661, vốn của các Công ty lâm nghiệp và vốn tự có của nhân dân.
- Rừng núi đá: Đây là trạng thái rừng tự nhiên điển hình của Hà Giang
còn lại do địa hình hiểm trở nên ít bị tác động. Loài cây chủ yếu là Nghiến, Trai,
Bách vàng, Thông đỏ, Thông đá, Dẻ tùng, Kim giao.... Trong đó có những loài
đặc biệt quí hiếm cần đuợc bảo tồn nguồn gen. Loại rừng này phân bố chủ yếu
nằm trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và Khu bảo tồn
thiên nhiên Phong Quang.
Nhìn chung, rừng trồng các huyện phía Bắc do ảnh hưởng của thời tiết, điều
kiện lập địa nên tình hình sinh trưởng của cây trồng chậm; các huyện phía Nam cây
trồng phát triển nhanh, chất lượng đã được nâng lên đáng kể. Diện tích rừng trồng
của các Công ty lâm nghiệp được đầu tư trồng thâm canh nên năng suất, chất lượng
rừng khá tốt (đạt 80 - 120m 3/ha); rừng của các hộ dân tự trồng do thiếu vốn đầu tư
và trồng rừng quảng canh nên năng suất bình quân đạt khoảng 50 m3/ha.
Một số ít diện tích rừng Thông ở huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần bị
người dân lấn dần để khai phá làm nương rẫy trồng cây lương thực phục vụ
đời sống hàng ngày.


12


3.3. Trữ lượng rừng
Tổng trữ lượng các loại rừng của tỉnh Hà Giang như sau:
- Rừng gỗ:
30.977,2 nghìn m3.
+ Rừng tự nhiên: 28.447,1 nghìn m3.
+ Rừng trồng:
2.530,1 nghìn m3.
- Rừng tre nứa:
276,3 triệu cây.
+ Tre nứa tự nhiên: 272,8 triệu cây.
+ Tre luồng trồng:
3,5 triệu cây.
Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chu kỳ 4 (2006 2010) trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Viện Điều tra Quy hoạch rừng.
3.4. Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý
Bảng 2: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Đơn vị tính: ha
Loại đất, loại rừng
Tổng đất lâm nghiệp
1. Rừng tự nhiên
2. Rừng trồng
3. Đất chưa có rừng
Rừng đặc dụng
1. Rừng tự nhiên
2. Rừng trồng
3. Đất chưa có rừng
Rừng phòng hộ
1. Rừng tự nhiên

2. Rừng trồng
3. Đất chưa có rừng
Rừng sản xuất
1. Rừng tự nhiên
2. Rừng trồng
3. Đất chưa có rừng

Cộng
566.723,4
358.147,0
79.070,9
129.505,4
50.994,0
42.363,4
1.891,4
6.739,2
255.053,9
174.300,8
21.813,4
58.939,6
260.675,5
141.482,8
55.366,1
63.826,6

BQL
104.774,0
75.894,9
12.198,9
16.680,2

50.994,0
42.363,4
1.891,4
6.739,2
52.469,1
33.531,5
8.996,6
9.941,0
1.310,9
1.310,9

DN
10.161,6
795,2
8.826,8
539,6

HGĐ
UBND xã
239.553,3 212.234,5
102.223,0 179.233,9
53.450,6
4.594,6
83.879,7
28.405,9

10.161,6
795,2
8.826,8
539,6


58.582,0
24.584,3
8.660,1
25.337,6
180.971,3
77.638,7
44.790,5
58.542,1

144.002,8
116.185,0
4.156,7
23.661,0
68.231,7
63.048,9
437,9
4.744,9

(Chi tiết xem phụ biểu 04/HT - Phần phụ biểu)
Qua điều tra đánh giá diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình quản lý
chiếm 42,3% đất lâm nghiệp, các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ chiếm
18,5%, doanh nghiệp 1,8%. Đất lâm nghiệp đã có chủ quản lý mới chiếm
62,6%, còn lại 37,4% diện tích vẫn thuộc cộng đồng thôn bản, uỷ ban nhân dân
các xã, thị trấn quản lý. Diện tích này chủ yếu là rừng tự nhiên, đất trống thuộc
đối tượng rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy
mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng đến chủ quản lý cụ thể với diện tích còn
lại để quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả.

13



3.5. Diện tích đất chưa có rừng phân theo trạng thái thực bì
Bảng 3: Diện tích đất chưa có rừng phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị tính: ha
T
T

Phân theo huyện

Cộng
1 Vị Xuyên
2 Hoàng Su Phì
3 Xín Mần
4 TP Hà Giang
5 Bắc Quang
6 Quản Bạ
7 Yên Minh
8 Mèo Vạc
9 Đồng Văn
10 Quang Bình
11 Bắc Mê

Cộng

Ia

Ib

Ic


129.505,5
18.805,0
9.363,3
9.493,1
1.257,4
7.795,4
5.307,6
26.356,0
8.877,6
8.069,5
10.554,5
23.626,0

30.026,5
3.345,7
2.241,4
1.420,8
188,0
585,5
790,1
12.037,0
1.558,6
32,0
312,1
7.515,3

31.736,5
3.794,7
1.507,0

2.230,5
252,4
1.904,2
1.574,6
5.213,4
5.055,7
1.484,0
2.493,0
6.227,0

59.301,0
9.534,9
4.990,4
4.477,7
742,2
5.023,7
2.768,1
9.105,6
2.263,3
6.411,4
5.349,9
8.633,8

NKCĐ
8.441,5
2.129,7
624,5
1.364,1
74,8
282,2

174,8
142,1
2.399,5
1.249,9

Nguồn: Kết quả điều tra hiện trạng rừng năm 2012
Đất chưa có rừng là 129.505,5 ha, chiếm 22,9% diện tích đất lâm nghiệp,
phân bố rải rác trên địa bàn các huyện. Phần lớn diện tích đất trống nằm ở ven
khe dốc, hố trượt đất, nhiều đá lộ đầu, do đó khả năng trồng được rừng khoảng
50 - 60%. Những diện tích (Ia, Ib) có khả năng trồng rừng là đối tượng đầu tư
trồng rừng, diện tích đất trống Ic là đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng trong
thời gian tới.
3.6. Tái sinh phục hồi rừng
Kết quả theo dõi diễn biến rừng toàn quốc chu kỳ 4 trên địa bàn tỉnh Hà
Giang do Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện cho thấy: Tái sinh trên đất
trống cây bụi (Ib), đất trống cây gỗ tái sinh (Ic) có mật độ cây tái sinh 4003.000 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (H>1m) chiếm 52,5%. Thành phần
loài cây tái sinh chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như Kháo, Tống
quá sủ, Bồ đề, Sao, Chẹo tía, Thẩu tấu, Màng tang....
Nhìn chung, tình hình tái sinh ở trạng thái này với mật độ và thành phần
loài đa dạng, khả năng phục hồi thành rừng rất khả quan nếu được tiến hành
khoanh nuôi bảo vệ tốt.
Tái sinh tự nhiên ở rừng thứ sinh: Mật độ cây tái sinh khá cao, trong trạng
thái rừng nghèo (IIIa1) mật độ cây tái sinh từ 800 - 1.000 cây/ha, rừng phục hồi
(IIa, IIb) đạt từ 1.500 - 2.000 cây/ha, cây có chiều cao >1m chiếm 17 - 24,3%
tổng số cây tái sinh. Thành phần loài cây tái sinh gồm: Giẻ, Kháo, Màng tang,
Bồ đề, Hu đay, Trám, Tống quá sủ, Chẹo tía....

14



3.7. Tài nguyên động, thực vật rừng
3.7.1. Hệ thực vật rừng
Là tỉnh thuộc vùng núi Bắc bộ, do ảnh hưởng của yếu tố địa lý, cấu tạo
địa chất và cấu trúc địa hình nên thực vật rừng Hà Giang mang đặc trưng của
khu hệ thực vật Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu gần
đây của các nhà khoa học, khu hệ thực vật tỉnh Hà Giang thống kê được 175 họ
thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Gồm các họ chủ yếu: Dâu tằm, Dẻ,
Đậu, Long não....
Ngoài ra, còn một số loài cây thuộc dòng đặc hữu Malaysia, Indonesia di
cư đến như: Chò chỉ, Chò nâu, Táu....
3.7.2. Hệ động vật rừng
Theo kết quả điều tra, khảo sát động vật có xương sống tại các khu bảo
tồn đã thống kê được 76 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ; 241 loài chim thuộc 50 họ,
16 bộ; 75 loài bò sát thuộc 20 họ, 5 bộ. Hệ động vật có nhiều loài được ghi vào
Sách Đỏ Việt Nam (2007) như Cu ly nhỏ, Voọc đen má trắng. Voọc mũi hếch,
Vượn đen má trắng, Sóc bay lông tai....
3.8. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ
Ngoài sự đa dạng và phong phú về tổ thành các loài động thực vật, rừng
Hà Giang còn có một số loại lâm sản ngoài gỗ, gồm:
- Tre nứa: 8.361,8 ha phân bố chủ yếu ven khe suối tại các huyện vùng
thấp: Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, Vị Xuyên….
- Các loài đặc sản: Diện tích 189,2 ha gồm Quế, Trẩu, Sở diện tích 189,2
ha phân bố rải rác trên địa bàn các huyện và các loài Song, mây phân bố tại các
huyện vùng thấp.
- Cây dược liệu: Hà Giang có trên 1.000 loài dược liệu với tổng diện tích
gây trồng 7.939,6 ha, trong đó có 6.433,7 ha trồng dưới tán rừng tự nhiên gồm
các loài: Thảo quả, Hương thảo, Giảo cổ lam, Đỗ trọng, Đương quy, Thiên niên
kiện.... phân bố ở huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su
Phì, Xín Mần, Bắc Quang và thành phố Hà Giang; trong đó tập trung tại một số
xã vùng cao: Lao chải, Xín Chải huyện Vị Xuyên; xã Tả Ván, Tùng Vài huyện

Quản Bạ, Pờ Ly Ngài, Tả Sử Chóng, Đản Ván huyện Hoàng Su Phì....
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ chưa có hiệu quả
và chưa mang lại giá trị kinh tế cao.

15


3.9. Diễn biến diện tích rừng và đất trống đồi núi trọc qua các thời kỳ
Bảng 4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo các thời kỳ
Đơn vị : ha
TT
I
1
1.1.
1.1.1

1.1.2
1.1.3
1.2
2

II

Hạng mục
Tổng DT đất LN
Đất có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên núi đất
Rừng gỗ
- Rừng giàu

- Rừng trung bình
- Rừng nghèo
- Rừng phục hồi
Rừng hỗn giao
Rừng tre nứa
Rừng tự nhiên núi đá
Rừng trồng
- Rừng gỗ.
- Rừng tre nứa
- Rừng đặc sản
Đất chưa có rừng
- ĐT trảng cỏ (IA)
- ĐT cây bụi (IB)
- ĐT gỗ rải rác (IC)
Nương không cố định

Hiện trạng
Năm 2007
552.033,9
369.837,3
327.774,1
285.471,8
228.070,2
438,2
32.074,4
47.481,1
148.076,5
28.700,8
28.700,8
42.302,3

42.063,2
41.449,8

Hiện trạng
năm 2012
566.723,4
437.217,9
358.147,0
296.017,4
206.189,9

613,4
182.196,6
23.883,3
72.978,9
85.334,4

29.757,1
19.351,7
157.081,1
81.955,0
7.872,5
62.129,6
79.070,9
78.392,4
489,3
189,2
129.505,4
30.026,5
31.736,4

59.301,0
8.441,5

Biến động
(+ , - )
14.689,4
67.380,6
30.372,9
10.545,6
-21.880,3
-438,2
-2.317,3
-28.129,4
9.004,6
53.254,2
-20.828,3
19.827,3
37.007,7
36.942,6
489,3
-424,2
-52.691,2
6.143,2
-41.242,5
-26.033,4
8.441,5

Nguồn: Kết quả quy hoạch 3 loại rừng( năm 2007) và kết quả điều chỉnh
quy hoạch 3 rừng và hiện trạng năm 2012.
(Chi tiết xem phụ biểu 01/HT - Phần phụ biểu)

Diện tích đất lâm nghiệp tăng 14.689,4 ha so với năm 2007, nguyên nhân
do chuyển đổi từ đất chưa sử dụng sang trồng rừng, một phần đất trong quy
hoạch 3 loại rừng trước đây chưa được thống kê hết.
Diện tích đất có rừng tăng 67.380,6 ha, trong đó:
Rừng trồng tăng 37.007,7 ha, do quá trình trồng rừng thuộc Chương trình
661, của các ban quản lý, các công ty lâm nghiệp và người dân tự bỏ vốn đầu tư
trồng rừng sản xuất.
Rừng tự nhiên tăng 30.372,9 ha, trong đó rừng tự nhiên núi đất tăng
10.545,6 ha, rừng tự nhiên núi đá tăng 19.827,3 ha. Do một phần diện tích đất
trống có cây gỗ tái sinh đã được khoanh nuôi phục hồi thành rừng, một số trạng
thái rừng tự nhiên có sự thay đổi do tiêu chí phân loại rừng theo Thông tư số
34/2009/TT-BNNPTNT khác với tiêu chí phân loại rừng theo Quy phạm thiết kế
kinh doanh rừng năm 1984 (QPN 6-84).

16


Diện tích đất trống giảm 52.691,2 ha, là do trồng rừng và khoanh nuôi
phục hồi rừng.
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Nguồn nhân lực
Dân tộc: Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc chung sống, đông nhất là dân tộc
H’Mông chiếm 31,91%, tiếp theo là dân tộc Tày 23,18%, dân tộc Dao 15,13%,
dân tộc Kinh 13,37%, 18 dân tộc còn lại chỉ chiếm tỷ lệ 16,41%.
Dân số: Năm 2011 là 755.637 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu
hướng giảm dần từ 19,4%o năm 2009 xuống 18,2%o năm 2011; cao nhất là
huyện Đồng Văn (22,7%o), thấp nhất là thành phố Hà Giang. Mật độ dân số
trung bình là 95 người/km2, dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện,
thành thị; đông dân nhất là thành phố Hà Giang (374 người/km 2) và thưa dân
nhất là huyện Bắc Mê (59 người/km2).

Lao động:
- Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2011 là 365.052 người, số
lao động làm việc trong khu vực nhà nước là 36.702 người. Cơ cấu sử dụng lao
động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ
trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động nông nghiệp
giảm từ 81,1% năm 2005 xuống còn 73,82% năm 2011; lao động công nghiệp
tăng từ 2,54% năm 2005 lên 4,11% năm 2011; tỷ trọng lao động xây dựng năm
2005 là 3,6%, năm 2011 là 6,07%; lao động của ngành dịch vụ tăng từ 3,18%
năm 2005 lên 4,53% năm 2011.
- Chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động chưa học hết tiểu học còn
cao 31,9% (cả nước 13%, vùng Đông Bắc 9,4%), tỷ lệ lao động qua đào tạo của
toàn tỉnh năm 2011 là 35%, trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng,
trung cấp chiếm khoảng 10,5%. Hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ,
công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, sự nghiệp và các tổ
chức đoàn thể ở thành phố Hà Giang và các huyện lỵ. Năm 2011, tỷ lệ lao động
trong độ tuổi chưa có việc làm ở thành thị 3,9%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động
của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn là 82%.
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011
2. Thực trạng về kinh tế - xã hội
2.1. Về kinh tế
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 10,71%, đến 2011 đạt 13,02%
trong đó: Nông lâm nghiệp tăng trưởng 5,45%, công nghiệp - xây dựng 16,94%,
dịch vụ 16,50%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 3,2 triệu đồng (tương
đương 177,8 USD) đến năm 2011 GDP bình quân đầu người đạt 9,6 triệu đồng
(tương đương 459USD) tăng gần 3 lần so năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng
phát triển của tỉnh. Năm 2005, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm
17



32,57%, dịch vụ 34,46%, nông lâm nghiệp 32,97%, đến năm 2011 đã có sự
chuyển dịch rõ ràng: Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,84%, dịch vụ 34,84%,
nông lâm nghiệp 30,36%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ
lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp.
Từ số liệu trên cho thấy: Nền kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đáng
kể về cơ cấu; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn chậm, các ngành dịch vụ phát triển
chậm so với tiềm năng hiện có của tỉnh.
Nếu so với mặt bằng chung của khu vực và toàn quốc thì thu nhập và mức
sống dân cư của tỉnh còn ở ngưỡng thấp. Sự chênh lệch về thu nhập của người
lao động ngày càng tăng giữa các khu vực nông thôn, thành thị và trong các
thành phần kinh tế. Số hộ có kinh tế khá, hộ giàu tập trung ở thành phố, thị trấn
và vùng dọc tuyến quốc lộ 2 là chủ yếu.
2.1.2. Thực trạng sản xuất một số ngành chủ yếu
a) Sản xuất nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp có tăng trưởng ổn định trong những năm qua
(ước tính bình quân tăng trưởng 5,67%/năm thời kỳ 2005 - 2011). Giá trị sản xuất
năm 2011 đạt 1.339,0 tỷ đồng (giá cố định 1994) tăng 1,49 lần so với năm 2005.
Khu vực kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi phương thức và cơ cấu trong nội
bộ ngành, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao
giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Trồng trọt: Chiếm tỷ trọng tương đối cao 70,99% trong giá trị sản xuất
nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trên 4,63%/năm. Theo
số liệu thống kê từ năm 2005 đến năm 2011 diện tích gieo trồng tăng 7.900 ha và
sản lượng cây lương thực có hạt tăng 110,9 nghìn tấn. Cây lương thực chiếm vị trí
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, năm 2011 diện tích gieo trồng cây lương
thực là 87.548,6 ha, tổng sản lượng đạt 358.464 tấn, tăng 44,8% so với năm 2005.
Lương thực bình quân đầu người đạt 478 kg/người, về cơ bản đáp ứng đủ cho nhu
cầu về lương thực và có dự trữ.

* Chăn nuôi: Chiếm tỷ trọng 28,75% trong giá trị sản xuất nông nghiệp,
tốc độ tăng trưởng bình quân năm (từ năm 2005 đến năm 2011) là 7,34%/năm.
Theo Niên giám thống kê: Năm 2011 số lượng đàn trâu 156.311 con, đàn bò
102.960 con, đàn lợn 461,0 nghìn con, đàn Dê 145,4 nghìn con, đàn Ngựa
4.750 con; đàn gia cầm 3.272 nghìn con.
Do đặc điểm địa hình các huyện vùng núi cao dốc hiểm, nhiều đá lộ,
người dân đã trồng cỏ ven đường, xung quanh vườn nhà, đảm bảo thức ăn cho
phát triển đàn gia súc.
Cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng
đưa chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính. Chăn nuôi ở vùng cao đã mang
lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân (chiếm từ 50% đến 60% tổng thu nhập) ở các
huyện vùng cao núi đá.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh duy trì tốt, các cấp chính
quyền đã quan tâm chú trọng đến giống gia súc, gia cầm mới, có năng suất và
18


chất lượng giúp người chăn nuôi thu được hiệu quả kinh tế ngày càng cao, tạo
tiền đề để phát triển kinh tế lâm nghiệp.
* Cây công nghiệp:
- Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích trồng cây hàng năm tăng từ
20.369,2 ha năm 2005 lên 29.182,2 ha năm 2011; cây trồng hàng chủ yếu là Lạc,
Đậu tương, Lanh; trong đó cây Lạc và cây Đậu tương tăng nhiều cả về diện tích
và sản lượng nhưng không ổn định thị trường tiêu thụ.
- Cây công nghiệp lâu năm có cây chè là chính, diện tích chè tăng từ
15.018 ha năm 2005 lên 18.783 ha năm 2011; thâm canh đưa năng suất chè bình
quân đạt 55 - 60 tạ/ha, năm 2011 sản lượng chè búp tươi đat 56.043 tấn. Xây
dựng vùng chè tập trung gắn với đầu tư các cơ sở chế biến chè, nhất là các cơ sở
chế biến chè xuất khẩu tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì,
Quang Bình, phấn đấu xuất khẩu chè khô thành phẩm đạt trên 4.000 tấn/năm.

* Cây ăn quả: Cam, Quýt, Lê, Đào, Nhãn, Vải, Xoài, Na... phát triển mạnh
về diện tích và sản lượng quả; riêng diện tích Cam, quýt ở Bắc Quang, Quang
Bình, Vị Xuyên đã có thương hiệu hàng hóa, bình quân trong 5 năm gần đây toàn
tỉnh cung cấp ra thị trường 14.000 tấn Cam, Quýt tuy nhiên những năm gần đây
do tác động thị trường nên đã giảm cả diện tích và sản lượng.
* Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh hàng năm tăng từ 1.215
ha năm 2005 lên 1.601,8ha năm 2011 và đạt sản lượng 1.413,6 tấn; với giá trị
sản lượng hơn 66,3 tỷ đồng (2011), chiếm 1,73% GTSX của ngành nông, lâm
nghiệp. Một số mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả đang được phát triển
như nuôi cá lồng, cá Chép đồng, cá Bỗng, cá Chim trắng, cá Trắm. Năm 2006
tỉnh Hà Giang đã gia nhập vào hội cá nước lạnh Việt Nam, tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
* Dịch vụ nông nghiệp: Tuy chiếm tỷ trọng không cao (0,26%) trong
sản xuất nông nghiệp nhưng có tốc độ tăng trưởng năm 2011 tăng gấp 2 lần
so với năm 2005.
b) Các ngành sản xuất khác có liên quan
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giai đoạn 2005-2011, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao (20,1%
giá trị sản xuất), tăng từ 263 tỷ đồng năm 2005 lên 713,5 tỷ đồng năm 2011. Tuy
nhiên, quy mô ngành công nghiệp của tỉnh còn nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp.
Số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng từ 3.277 cơ sở năm 2005 lên 3.976 cơ sở
năm 2011. Ngành công nghiệp đã thu hút hơn 1,4 vạn lao động, trong đó tỷ
trọng lao động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm 77%. Trong những năm
gần đây mức độ thu hút lao động của ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần.
* Khai thác khoáng sản
Khai thác quặng kim loại, đá xây dựng, đá vôi và mỏ khác, với tổng giá trị
400,1 tỷ đồng.

19



2.2. Cơ sở hạ tầng
2.2.1. Giao thông
Hà Giang có hệ thống giao thông đường bộ liên tỉnh, liên huyện khá tốt. Tuy
nhiên, đường đến một số xã (đặc biệt các xã vùng sâu, sa) vào mùa mưa đường bị
sạt lở khó khăn cho việc đi lại. Hệ thống giao thông chính của tỉnh như sau:
Quốc lộ 2: Có chiều dài 92 km được nâng cấp xong từ năm 2004 (đoạn
từ Đoan Hùng - Thành phố Hà Giang) là đường cấp 3 miền núi được trải thảm
bê tông nhựa trên toàn tuyến.
Quốc lộ 4C: Có chiều dài 200 km, điểm đầu tại thành phố Hà Giang điểm
cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc).
Quốc lộ 34: Có chiều dài 73 km, điểm đầu từ cột mốc Km 0 thành phố Hà
Giang đi qua huyện lỵ Bắc Mê.
Đường tỉnh lộ: Tổng số chiều dài 365 km đã được dải nhựa.
Đường huyện: Tổng số chiều dài 1.867 km, trong đó có 321 km đường dải
nhựa, 283 km đường cấp phối, 1.263 đường đất, cầu treo có 51 cái/2.950m và
cầu bê tông xi măng có 45 cái/270m.
Giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông thôn trong những năm
qua phát triển khá nhanh. Hiện tại toàn tỉnh có đường đô thị 164 km, 5.234 km
đường giao thông liên xã, trong đó chủ yếu là đường loại B, đường dân sinh
có chiều rộng từ 2,5m đến 4m.
Ngoài ra, Hà Giang còn có các tuyến đường đi cửa khẩu Quốc tế và tiểu
ngạch sang Trung Quốc nối với các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ.
Nhìn chung, hệ thống giao thông trong tỉnh khá thuận lợi cho việc đi lại,
chuyên chở hàng hoá cũng như để phát triển sản xuất nói chung và sản xuất nông
lâm nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống giao thông tuy tăng nhanh song chưa
đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh. Chất lượng đường nông thôn còn thấp, nhiều
tuyến đường nhanh xuống cấp do mưa và sạt lở, đặc biệt là hệ thống đường giao
thông nông thôn vùng miền núi chưa được bê tông hóa, đi lại khó khăn.
2.2.2. Thủy lợi

Đến nay toàn tỉnh có 954 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, 20 hồ chứa nước các
loại đảm bảo tưới 26.403 ha/35.950 ha đạt 73% diện tích (trong đó vụ đông xuân
9.976 ha, vụ mùa 18.417 ha) và 2.280 ha màu. Như vậy, hệ thống thủy lợi của tỉnh
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp đặc biệt là đối với nơi
địa hình phức tạp (vùng cao núi đá) như Hà Giang. Vấn đề quan trọng nhất đối với
nông nghiệp của địa phương là phải xây dựng được các hồ chứa nước nhằm dự trữ
nguồn nước trong mùa mưa, kiên cố hoá kênh mương để dẫn nước vào đồng ruộng.
Đối với vùng cao núi đá, việc xây dựng các bể nước treo hoặc tận dụng các hồ nhỏ
trong núi để chứa nước nhằm đảm bảo cả nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất
cho đồng bào dân tộc là việc làm cần thiết và cấp bách.

20


2.2.3. Điện
- Điện lưới quốc gia là nguồn cung cấp điện chủ yếu 100% số xã trong tỉnh
đã có điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 81,8% năm 2011.
Hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại từng bước được cải tạo,
nâng cấp và xây mới. Tuy nhiên, lưới điện nông thôn ở một số xã chưa đạt chuẩn,
gây tiêu hao điện năng, sự cố mất điện sinh hoạt ở nông thôn còn xẩy ra thường
xuyên. Hiện tại, hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang
từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
- Thủy điện có tiềm năng phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống điện của tỉnh, đặc biệt là những nơi điện lưới chưa có thể kéo đến
được. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 23 trạm thủy điện vừa và nhỏ với công suất
từ 100 KW đến 12.000 KW phát vào lưới 0,4 KV và lưới trung thế 10 KV, 22
KV và 35 KV. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, công suất các nhà máy thủy
điện đạt khoảng 70%. Các nhà máy thủy điện có công suất tương đối lớn đã
được xây dựng là Nậm Mu 12 MW, Nậm Ngần 13,5 KW, thủy điện Thái An 89
MW. Nguồn điện diezel có 4 máy với tổng công suất 630 KW chủ yếu làm

nhiệm vụ phát dự phòng và để bù điện vào thời gian thiếu hụt.
Theo tính toán thì hệ thống sông suối của Hà Giang có thể xây dựng 72
công trình thuỷ điện, tổng công suất lắp máy đạt khoảng 730 MW. Hiện nay đã
có 11 công trình thuỷ điện Nậm Má, Thác thuý, Thuỷ điện 302, 304, Xéo Hồ.....
và gần đây thuỷ điện Nậm Mu, Mâm Ngần, Thái An với công suất 12 MW đã
đưa vào sử dụng ổn định và đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, một phần diện tích
của Hà Giang còn là đầu nguồn thuỷ điện Na Hang - Tuyên Quang, thủy điện
Thác Bà và có khoảng 18 nhà máy thuỷ điện lớn, nhỏ khác đang trong giai đoạn
xây dựng có tổng công suất lắp máy 250 MW.
2.3. Văn hoá - xã hội
2.3.1. Y tế
Tính đến năm 2011, toàn tỉnh hiện có 15 bệnh viện, tuyến tỉnh có 05 bệnh
viện. Tuyến huyện có 10 bệnh viện với 600 giường bệnh. Ngoài ra còn có 21
phòng khám đa khoa khu vực, 176 trạm y tế xã, phường, tổng cộng có 211 cơ sở
khám chữa bệnh với 2.524 giường bệnh tăng 1,1 lần về số cơ sở khám chữa
bệnh và 1,19 lần về số giường bệnh so với năm 2001. Hệ thống y tế dự phòng
bao gồm: Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm PCCBXH, Trung tâm PCSRKST-CT, Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình,
Trung tâm KNDP-MP, Trung tâm giáo dục sức khoẻ ngày càng được hoàn thiện
về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ.
Số bác sỹ và dược sỹ cao cấp cũng gia tăng hàng năm. Số lượng bác sỹ và số
bác sỹ có trình độ trên đại học tăng 7,04%/năm, dược sỹ cao cấp tăng 4,1%/năm, tỷ
lệ bác sỹ trên 1 vạn dân là 5 thấp hơn mức trung bình chung của cả nước.
2.3.2. Giáo dục
Năm học 2010 - 2011, tất cả các xã, phường, thị trấn của Hà Giang đều có
trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc phổ thông cơ sở đảm bảo cho con em
đồng bào các dân tộc học từ lớp 1 đến lớp 9 tại xã phường thị trấn. Các huyện,
21


thành phố đều có trường trung học phổ thông. Số lượng học sinh trung học cơ

sở, trung học phổ thông đều có xu hướng gia tăng. Bình quân trong giai đoạn
2005 - 2011 số lượng học sinh THCS tăng 5,6%/năm; học sinh THPT tăng
10,7%/năm. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi 6 -14 đến trường năm học
2010-2011 đạt trên 97,1% so với năm học 2005 - 2006 là 95,3%. Chất lượng học
ngày càng được nâng cao, số lượng học sinh giỏi ngày càng tăng.
Sự nghiệp giáo dục được chú trọng, năm 2011 toàn tỉnh có 415 trường
phổ thông tăng 66 trường so với năm 2005. Số học sinh các cấp học 140.114 em,
số giáo viên: 11.294 giáo viên. Bậc Trung học, cao đẳng và đại học toàn tỉnh có
1 trường Trung học chuyên nghiệp và 2 trường Cao đẳng (trường cao đẳng sư
phạm; cao đẳng nghề).
Chất lượng giáo dục đại trà ở vùng cao còn hạn chế nhất là đối với các lớp đầu
cấp THCS, một số trường chưa chú ý đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng.
Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu môn học
ở trung học cơ sở, cán bộ quản lý còn thiếu.
Cơ sở vật chất trường học và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng
dạy và học tuy đã được nhà nước đầu tư lớn song vẫn còn khó khăn chưa đạt
chuẩn, số phòng học tạm ở các thôn, bản còn chiếm tỷ lệ cao.
2.3.3. Thông tin văn hóa
Hệ thống thông tin, văn hoá trong tỉnh khá phát triển; 100% số xã trong
tỉnh đều thu được tín hiệu phát thanh truyền hình. Mạng lưới bưu điện văn hoá
xã được củng cố với các tài liệu thông tin, tuyên truyền và các tài liệu hướng dẫn
sản xuất nông lâm nghiệp... phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân
trong tỉnh. Ngoài ra, tỉnh có 12 thư viện tại trung tâm tỉnh và huyện, thành phố
với 156,8 ngàn đầu sách phục vụ cho 148.517 lượt người đọc; 12 đơn vị chiếu
phim lưu động và tại 2 rạp phục cho 244 ngàn lượt người xem. Nhìn chung,
thông tin văn hoá của tỉnh dần củng cố và nâng cao chất lượng, tạo điều kiện
thuận lợi để người dân tiếp cận kịp thời với đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước cũng như các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra, khảo sát địa chất, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã

phát hiện được 213 mỏ và điểm quặng với 29 loại khoáng sản khác nhau, một số
khoáng sản quan trọng cho công nghiệp khai thác chế biến, đó là:
- Quặng Fenspat: Xuất hiện nhiều nơi trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở phía
Nam khối granit sông Chảy, khu vực Việt Vinh, Tân Quang - huyện Bắc Quang,
nhưng chưa được khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng chi tiết. Trữ lượng có
thể đạt tới 300.000 – 400.000 tấn (cấp P1)
- Quặng Antimon: Đã phát hiện được 7 mỏ và điểm quặng: Mậu Duệ, Bó
Mới, Bản Lỳ -Yên Minh; Vần Chải - Đồng Văn; Sơn Vĩ, Bản Trang - Mèo Vạc...
Trong đó mỏ Antimon Mậu Duệ có trữ lượng lớn nhất đạt 330.286 triệu tấn.
22


- Quặng sắt: Đã phát hiện 21 mỏ và điểm quặng, nhưng đáng quan tâm là
vùng quặng sắt Tùng Bá - Vị Xuyên - Bắc Mê kéo dài 50 - 60 km từ Quản Bạ
qua Tùng Bá đến Bắc Mê. Các mỏ đã khảo sát đánh giá như: Nam Lương, Sàng
Thần, Tùng Bá, Thân Thiu, Lũng Rầy, Lùng Khoè… với tổng trữ lượng cấp C1
+ C2 + P1 = 149.738 triệu tấn.
- Quặng chì - kẽm: Đã phát hiện được 15 mỏ và điểm quặng, trong đó
đáng chú ý nhất là các mỏ sau: Na Sơn, Tà Pan, Ao Xanh, Cao Mã Bờ… Tổng
trữ lượng C2 + P1 + P2 khoảng 600.500 triệu tấn.
- Quặng Mangan: Đã phát hiện được 10 mỏ và điểm quặng, phân bố
không tập trung, từ Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê đến Yên Minh. Trữ lượng C2
+ P1 + P2 khoảng 1,3 triệu tấn.
- Ngoài ra, Hà Giang còn khá nhiều loại khoáng sản khác như: Vàng, Thiếc,
vonfram, thuỷ ngân, mica, pyrit, pyrotin, đồng, đôlômi, thạch anh tinh thể, đá quý,
…nhưng chưa được khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng một cách chi tiết.
- Nước khoáng nóng: Xuất lộ 11 điểm khác nhau, đáng quan tâm nhất là mỏ
nước khoáng Quảng Ngần - Vị Xuyên đã được khai thác và đưa vào sử dụng.
- Cao lanh: Tập trung ở Việt Vinh - Bắc Quang, Tùng Bá - Vị Xuyên.
- Đá vôi: Phân bố rải rác ở nhiều nơi trong tỉnh, nhưng mới chỉ đầu tư

thăm dò tại mỏ đá vôi Ngọc Đường và các điểm mỏ nằm tại 4 huyện vùng cao
núi đá và các huyện khác;
- Đất sét: Tập trung ở một số nơi trong tỉnh như: Xã Phú Linh huyện Vị Xuyên.
- Cát, sỏi: Tập trung trên các lòng sông như sông Lô, sông Miện, sông Chảy,
sông Bạc… là nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản của địa phương.
Ngoài ra, Hà Giang còn có một số khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ,
chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ. Đây sẽ là những nguồn lực quan trọng góp
phần thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế của địa phương.
Điều đáng lưu ý, phần lớn các mỏ khoáng sản chủ yếu nằm trên đất
lâm nghiệp vì vậy có ảnh hưởng đáng kể tới rừng và môi trường rừng ở giai
đoạn khai thác.
3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1. Thuận lợi
- Là tỉnh vùng cao biên giới, có 6/11 huyện thành phố đặc biệt khó khăn
nên được sự quan tâm của Chính phủ trong đầu tư các chương trình, dự án để
phát triển kinh tế xã hội;
- Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã
có chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Bước đầu khai thác tốt nội lực kết hợp
với nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, nền kinh tế tiếp tục tăng
trưởng khá ổn định và có sự chuyển biến đúng hướng.
23


- Lực lượng lao động dồi dào, được các cấp các ngành trong tỉnh quan
tâm đầu tư, hỗ trợ các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề đào tạo nghề tại chỗ
cho con em đồng bào ở địa phương.
- Hạ tầng cơ sở đã và đang được đầu tư phát triển mở rộng, đặc biệt là mạng
lưới giao thông nông thôn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhiều xã
vùng thấp, gần trung tâm xã, giúp thông thương hàng hóa đến nơi tiêu thụ.
- Đất đai và khí hậu thích hợp cho đa dạng hoá phát triển sản xuất nông lâm

nghiệp với nhiều loại cây trồng vật nuôi. Quỹ đất lâm nghiệp chưa có rừng trên địa
bàn tỉnh còn 129.505,4 ha, chiếm 16,4% tổng diện tích tự nhiên. Đây là điều kiện để
phát triển kinh tế lâm nghiệp, chế biến gỗ, giấy, cây công nghiệp dài ngày...
- Tài nguyên khoáng sản một số loại còn trữ lượng khá cao như: Antimon,
Sắt, Chì, Mangan, Cao lanh, Pyrit, Quarzit, đá vôi, cát, sỏi...cho phép phát triển
ngành công nghiệp khai khoáng, xi măng, vật liệu xây dựng
- Các huyện vùng thấp phía Nam tỉnh có điều kiện để phát triển lâm
nghiệp toàn diện từ sản xuất đến chế biến, các huyện vùng cao núi đá và phía
Tây của tỉnh có lợi thế phát triển thủy điện nhỏ và du lịch sinh thái. Trên địa bàn
tỉnh đang hình thành một số nhà máy chế biến lâm sản đã thúc đẩy công tác
trồng rừng kinh doanh lâm sản phát triển.
- Cơ chế chính sách từng bước đổi mới để thu hút đầu tư từ các doanh
nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh.
- Bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ và phát triển; đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo.
3.2. Khó khăn.
- Là tỉnh có điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu
khắc nghiệt có nhiều biến động phức tạp, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, một số huyện vùng
cao biên giới nhân dân sống phân tán, văn hoá - xã hội chưa phát triển.
- Trình độ dân trí của đồng bào vùng cao còn hạn chế, ý thức của một bộ
phận nhỏ người dân còn coi việc bảo vệ và phát triển rừng là làm cho Nhà nước
để hưởng tiền công vì vậy chưa thực sự gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với
rừng. Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu chuyển dịch còn chậm.
- Vốn đầu tư của Nhà nước cho các chương trình khoanh nuôi, bảo vệ và
trồng rừng hàng năm còn hạn chế, chính sách hưởng lợi đã có nhưng với điều
kiện địa hình của Hà Giang thì chưa hấp dẫn các chủ quản lý bảo vệ rừng, chưa
thực sự gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với rừng.
- Địa hình chia cắt, lượng mưa tập trung theo mùa dẫn đến nguy cơ lũ
quét, sạt lở đất cao, bên cạnh đó còn có những yếu tố thời tiết cực đoan như


24


sương muối, giá rét vào mùa đông, mưa đá vào mùa hè đã ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống của nhân dân.
- Một số xã vùng sâu, vùng xa, trong mùa mưa thường bị sạt lở ách tắc giao
thông. Đường vận xuất, vận chuyển lâm sản chưa được đầu tư xây dựng, một số
tuyến đường có sẵn đã xuống cấp bị sạt lở không được tu sửa.
- Chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động kỹ thuật tuy đã được đào
tạo nhưng còn thiếu và yếu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các ngành còn hạn
chế nhất là trong ngành nông lâm nghiệp.
- Công tác giống và chất lượng giống đã được chú trọng quản lý xong
chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác trồng rừng.
- Các cơ sở chế biến lâm sản ở các huyện chưa được củng cố và phát
triển; năng suất chất lượng rừng trồng còn thấp do chưa đầu tư trồng rừng thâm
canh; lợi nhuận thu được từ sản xuất lâm nghiệp không cao, chưa thu hút được
các thành phần kinh tế chú trọng đầu tư trồng và bảo vệ rừng.
- Tỷ lệ tăng dân số tương đối cao trong khi diện tích canh tác cây
lương thực ít và điều kiện sản xuất khó khăn. Sự gia tăng dân số, nhu cầu
lương thực, gỗ, chất đốt của người dân đang là sức ép lớn đối với phát triển
lâm nghiệp trên địa bàn.
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong 10 năm qua
1.1. Các quy hoạch và dự án lâm nghiệp đã xây dựng
- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2007-2015 và
định hướng phát triển đến năm 2020.
- Quy hoạch Vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy giấy và bột giấy Bãi
Bằng, giấy địa phương và nhà máy MDF giai đoạn 2010 - 2015.
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng khu vực hành lang biên giới tỉnh

Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 và định hướng đến măn 2015.
- Quy hoạch các khu rừng đặc dụng.
- Rà soát quy hoạch và định hướng phát triển 3 loại rừng tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015.
- Dự án đầu tư và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao phía bắc
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 đến 2015.
- Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
- Dự án đầu tư xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lô - Gâm, sông Chảy.

25


×