Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng về thực hiện quy hoạch phát triển đô thị - Hà nội và các vùng phụ cận đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.86 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập.
MỤC LỤC:
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ.
• Bản đồ quy hoạch Hà Nội năm 1890.
• Bản đồ quy hoạch Hà Nội đầu thế kỉ 19.
• Bản đồ ranh giới thủ đô Hà Nội từ 1978 – 1991.
• Bản danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội.
• Bản đồ các quận trung tâm Hà Nội.
• Sơ đồ quy hoạch phát triển không gian đến năm 2020.
• Bản đồ định hướng phát triển không gian quy hoạch xây dựng thủ đô Hà
Nội.
Lời mở đầu....................................................................................................4
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về cơ chế điều phối giữa các cơ
quan chức năng trong việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và
các vùng phụ cận..................................................................................................6
I.Một số khái niệm cơ bản về cơ chế điều phối...........................................6
1. Một số khái niệm về vùng Thủ đô, vùng đô thị, hội đồng điều phối và cơ
chế điều phối..........................................................................................................6
2. Nguyên tắc hình thành cơ chế điều phối....................................................7
3. Tác động của công tác điều phối với sự phát triển KT- XH......................8
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế điều phối..............................................9
II.Vai trò của cơ chế điều phối trong việc thực hiện quy hoạch phát
triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận..........................................................10
1.Sự cần thiết của cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng có liên
quan......................................................................................................................10
1.1.Sự hình thành khách quan và cơ chế vận hành của vùng đô thị.............10
1.2.Sự cần thiết can thiệp điều phối giữa các cơ quan chức năng tới việc
thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận....................11
2.Vai trò của cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng để thực hiện quy
họach phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận...........................................12
1


Chuyên đề thực tập.
III.Kinh nghiệm của một số nước Châu Á và khả năng vận dụng vào
Việt Nam.............................................................................................................13
1.Kinh nghiệm của một số nước Châu Á.....................................................13
2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................15
Chương II. Thực trạng công tác điều phối về thực hiện quy hoạch phát
triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận đến năm 2020.................................17
I. Khái quát về đặc điểm KT - XH Hà Nội và các vùng phụ cận...........17
1. Những đặc điểm KT -XH Hà Nội............................................................17
a. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội:......................................17
b. Lịch sử các lần quy hoạch thay đổi địa giới hành chính Hà Nội..............20
2. Tác động KT- XH của Hà Nội tới các vùng phụ cận...............................28
II. Nội dung cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng về thực hiện
phát triển quy hoạch đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận thực hiện đến năm
2020......................................................................................................................30
1.Tầm nhìn Vùng thủ đô 2020......................................................................30
2.Hội đồng điều phối vùng Thủ đô và nhiệm vụ chính của hội đồng điều
phối vùng Thủ đô.................................................................................................35
3.Nội dung cơ chế điều phối.........................................................................37
4.Quyền lợi và nghĩa vụ của các tỉnh, thành phố vùng Thủ đô trong việc
thực hiện phát triển quy hoạch đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận....................39
5.Những vấn đề nổi bật cần điều phối..........................................................41
III. Thực trạng thực hiện quy hoạch và cơ chế điều phối hiện nay......43.
IV. Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế điều phối các cơ quan trong
việc thực hiện quy hoạch đô thị Hà Nội và các vùng lân cận........................44
1.Tác động tích cực.....................................................................................44
2.Những tồn tại và hạn chế..........................................................................45
3.Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................48
2
Chuyên đề thực tập.

Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị về cơ chế điều phối giữa các
cơ quan chức năng trong thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và
các vùng phụ cận đến năm 2020.......................................................................50
I. Quan điểm, mục tiêu điều chỉnh cơ chế điều phối các cơ quan chức
năng giai đoạn từ nay đến năm 2020................................................................50
1. Quan điểm................................................................................................50
2. Mục tiêu...................................................................................................51
3. Những yếu tố tác động đến công tác điều phối trong thời gian tới..........52
3.1. Các tác động do chính sách của Nhà nước...........................................52
3.2. Tác động do chính sách của thành phố Hà Nội và của các cơ quan các
vùng phụ cận có liên quan...................................................................................54
II. Giải pháp và kiến nghị.........................................................................55
1.Giải pháp và cơ chế tăng cường hiệu quả điều phối các cơ quan liên quan
thực hiện bản quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận.............55
2. Những kiến nghị......................................................................................64
Kết luận.......................................................................................................67
Tài liệu tham khảo.....................................................................................68
LỜI MỞ ĐẦU
Đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống các vùng kinh tế trọng điểm của Việt
Nam, Qui hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội - theo Bộ chuyên ngành "là mô
hình qui hoạch của một vùng đô thị lớn lần đầu tiên được lập để làm tiền đề cơ sở
cho việc phát triển Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Đồ án đã được triển
khai nghiên cứu công phu, tương đối hòan chỉnh, về cơ bản đáp ứng các yêu cầu
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quy hoạch xây dựng Vùng thủ
3
Chuyên đề thực tập.
đô Hà Nội". Sau khi được Thủ tướng phê duyệt, đồ án này chính là cơ sở triển
khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong Vùng, mở rộng ranh gíơi Hà Nội
và nhiều vấn đề liên quan khác... Để hoạt động giữa các dự án trong bản quy
hoạch được hoàn thành đúng tiến độ mà mục tiêu đề ra cần có sự phối hợp nhịp

nhàng thống nhất giữa các bộ ngành có liên quan, các cơ quan chức năng của
từng Vùng, từng giai đoạn...cần có một cơ chế điều phối phù hợp.
Sau một thời gian được thực tập tại Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát
triển vùng kinh tế trọng điểm Viện chiến lược phát triển Bộ kế hoạch và Đầu tư,
em đã hiểu thêm nhiều về công tác điều phối trong thực tế về trách nhiệm, quyền
hạn, quy trình làm điều phối cũng như cơ chế điều phối hịên nay. Vậy em xin
chọn đề tài “cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng về thực hiện quy
hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận đến năm 2020” làm đề tài
chuyên đề thực tập.
Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn thực tập Phạm Văn Vận đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, chỉ bảo, bổ sung, đánh giá, góp ý những thiếu sót trong suốt quá
trình làm chuyên đề thực tập. Em xin cảm ơn Th.s KTS Lê Anh Đức - người
hướng dẫn thực tập - nhiệt tình hướng dẫn tìm hiểu về công tác điều phối trong
thực tế, hướng dẫn tìm tài liệu, giải thích những thuật ngữ chuyên ngành, giúp
đỡ gợi ý những phần còn thiếu còn yếu trong chuyên đề. Do điều kiện thời gian
và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và người hướng dẫn thực tập để
chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn về mặt lý luận và thực tiễn.
Em xin trân trọng cảm ơn.
4
Chuyên đề thực tập.
CHƯƠNG I:
Những vấn đề lý luận chung về cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức
năng trong việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng
phụ cận.
I. Một số khái niệm cơ bản về cơ chế điều phối :
1. Một số khái niệm về vùng thủ đô, vùng đô thị, hội đồng điều phối và cơ
chế điều phối.
Theo định nghĩa của từ điển, vùng thủ đô, hoặc vùng thủ đô quốc gia, là
thuật ngữ chung chỉ thành phố thủ đô và khu vực chung quanh ở một đất nước

hay một đơn vị hành chính dưới quốc gia.
Ví dụ Vùng thủ đô Tokyo (kanji / hiragama / romaji shutoken / Tokyoken )
là tên gọi chung của khu vực bao gồm thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận. Theo
luật quy hoạch vùng thủ đô ( năm 1956 ) có sáu tỉnh lân cận Tokyo là Chiba,
5
Chuyên đề thực tập.
Gunma, Ibaraki, Kanagawa, Saitama, Tochigi và Yamanashi nằm trong vùng thủ
đô. Đây là Vùng thủ đô cấp quốc gia.
Ở cấp dưới quốc gia có các quận thủ đô, vùng đô thị. Ví dụ như trên thế giới
có vùng thủ đô của Newyork, vùng đô thị Harrisburg của PennsyIvania.
Theo cách hiểu hiện nay, vùng thủ đô và vùng đô thị thường là nơi có trung
tâm kinh tế phát triển mạnh làm nhân cốt, có không gian tương đối rộng lớn, có
điều kiện lịch sử văn hoá xã hội phát triển lâu đời phong phú, đã hình thành
mạng lưới thị trường hiệu quả, và có điều kiện nối thông suốt và thuận tiện.
- Mỗi vùng đô thị thường có trung tâm kinh tế, thường là một đô thị cỡ lớn,
gọi là đô thị trung tâm hay đô thị hạt nhân, có tác động đến toàn vùng, thường
đóng vai trò trung tâm trên 7 mặt sau đây:
• Trung tâm sản xuất công nghiệp;
• Trung tâm lưu thông hàng hoá;
• Trung tâm giao thông vận tải;
• Trung tâm tiền tệ ( ngân hàng, tập đoàn tài chính, bảo hiểm, chứng
khoán...);
• Trung tâm thông tin;
• Trung tâm khoa học công nghệ;
• Trung tâm văn hoá giáo dục.
Đô thị trung tâm thường có ảnh hưởng lan toả rộng lớn ra ngoài phạm vi
vùng, thậm chí ra ngoài phạm vi quốc gia.
- Hội đồng điều phối : .Là cơ quan điều phối liên kết hợp tác trên toàn vùng
.Chỉ thực hiện một số chức năng nhất định có liên
quan đến phát triển chung toàn vùng.

- Cơ chế điều phối là một bộ khung bằng văn bản được cơ quan có thẩm
quyền ban hành dưới sự đồng thuận của các bên tham gia vào công tác điều phối.
Trong đó quy định cách thức, chủ thể tham gia và đối tượng (vấn đề) cần điều
phối.
2. Nguyên tắc hình thành cơ chế điều phối.
6
Chuyên đề thực tập.
Cơ chế điều phối được hình thành và đồng thuận bởi nhiều bên tham gia
đóng góp ý kiến. Vậy cơ chế điều phối được hình thành trên những nguyên tắc
sau:
- Liên kết và hợp tác giữa các tỉnh, thành phố phải nhằm mục tiêu phát triển
nhanh bền vững về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng; nâng cao sức cạnh tranh của
toàn vùng, phát triển toàn vùng Thủ đô thịnh vượng có vai trò và vị thế cao hơn
trên cả nước mà khu vực, nâng co thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và văn
hoá của nhân dân.
- Hợp tác, liên kết trên nguyên tắc bình đẳng, các tỉnh thành phố đều có lợi
và đều phát triển tốt hơn, không tổn hại đến lợi ích của bất kì địa phương nào.
Trong lộ trình hợp tác phát triển nếu phát sinh các mâu thuẫn và trở ngại sẽ được
bàn bạc, giải quyết thoả đáng giữa các bên có liên quan.
- Thực hiện việc hợp tác hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, phát huy vai trò
trung tâm của thủ đô với oàn vùng, giúp đỡ các tỉnh kém phát triển có các điều
kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn không bị tụt hậu xa hơn so với các tỉnh
khác. Các tỉnh hỗ trợ lẫn nhau để khai thác tốt nội lực của từng địa phương và
khai thác lợi thế chung của Vùng Thủ đô. các tỉnh thành phố trong vùng áp dụng
nguyên tác thi đua để cùng phát triển tuy nhiên không mất tính cạnh tranh lành
mạnh tạo động lực phát triển toàn vùng.
- Tài nguyên và nguồn lực thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng Thủ đô
phải được khai thác sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý để phát triển cho toàn
vùng nhưng phải đảm bảo các quyền lợi chính đáng của các địa phương có tài
nguyên, tức là phân phối lợi ích hợp lý và hài hoà giữa toàn vùng và các địa

phương có tài nguyên được khai thác sử dụng, nhất là tài nguyên đất đai, nguồn
nước, cảnh quan thiên nhiên các danh thắng, di tích lịch sử, văn hoá...
- Liên kết hợp tác để phát triển phải tuân theo nguyên tắc phát triển vền
vững, phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường theo định hướng chiến
lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
3. Tác động của công tác điều phối đối với sự phát triển KT - XH.
7
Chuyên đề thực tập.
Vùng thủ đô là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường và dựa
trên các đặc điểm địa lý, kinh tế của Hà Nội và các vùng phụ cận. Như vậy ngoài
mang đầy đủ những tính năng ưu việt linh hoạt của nền kinh tế thị trường, Vùng
thủ đô cũng mang trong mình những tiềm ẩn của thất bại thị trường như bất bình
đẳng, chạy theo lợi nhuận về kinh tế...cùng với tính mở và tính biến động thường
xuyên về quy mô, hình thái, kết cấu do các nhân tố nội tại và bên ngoài tác động
rất khó lường, cần có bàn tay hữu hình của Chính phủ can thiệp. Trên yêu cầu
khách quan đó và dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, cùng
phân chia trách nhiệm, cộng đồng, các ngành, các cơ quan hữu quan trong vùng
Thủ đô với công tác điều phối làm cho cơ chế vận hành của vùng đô thủ đô
không tự phát mà được thể chế hoá giúp cho vùng phát triển một cách trật tự, cân
bằng, có kiểm soát và đạt được hiệu quả mong muốn.
Bên cạnh đó khi chưa có công tác điều phối tác động vào,các không gian
trong vùng Thủ đô tương tác với nhau lỏng lẻo, thậm chí không có quan hệ
tương tác trong thời gian dài. Muốn phát sinh tương tác giữa các đô thị trong
vùng Thủ đô cần phải có những điều kiện sau: đáp ứng nhu cầu của nhau, có tác
dụng bổ sung cho nhau; có vai trò trung gian để giúp các đô thị khác tương tác;
có khả năng kết nối với nhau. Ba điều kiện trên tạo ra động lực kết nối các đô thị
với nhau tạo thành Vùng thủ đô. Để đạt được điều đó cần có công tác điều phối
hiệu quả.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế điều phối.
Đầu tiên phải kể đến đó là các nhân tố khách quan như: điều kiện tự nhiên,

điều kiện lịch sử, văn hoá...Mỗi vùng miền khác nhau đều có điều kiện tự nhiên
khác nhau trải qua các sự kiện lịch sử khác nhau qua năm tháng tạo thành các nét
văn hoá khác nhau đặc trưng. Con người dựa vào đó mà hình thành nên bộ máy
quản lý hành chính nhiều hay ít, cơ cấu quản lý cho phù hợp. Trên cơ sở đó, cơ
chế điều phối cũng xác định được cần điều phối bao nhiêu, với chức năng nhiệm
vụ như thế nào, cơ chế điều phối ra sao cho phù hợp.
8
Chuyên đề thực tập.
Bên cạnh đó, nhân tố chủ quan cũng tác động khá mạnh đến công tác điều
phối. Các nhân tố chủ quan như trình độ con năng lực quản lý có mức ảnh hưởng
khác lớn. Trình độ năng lực ở đây không chỉ năng lực của những cán bộ làm
công tác điều phối mà cả những cán bộ các địa phương triển khai công tác điều
phối. Nếu trình độ năng lực quản lý kém sẽ dẫn đến công tác điều phối liên kết
giữa các tỉnh thành phố đô thị cũng như các cơ quan chức năng kém, gây trì trệ
hoặc đi chệch hướng mục tiêu định điều phối. Bộ máy hành chính không thống
nhất. Mối quan hệ giữa các cơ quan, giữa các vùng phối hợp hoạt động lỏng lẻo
không ăn ý. Các chính sách hành chính giữa các cơ quan, các vùng miền đô thị
không đồng nhất với nhau thậm chí còn chồng chéo nhau gây mất thời gian mất
đi tính linh động hiệu quả.
II. Vai trò của cơ chế điều phối trong việc thực hiện quy hoạch phát triển
đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận.
1. Sự cần thiết của cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng có liên
quan.
1.1. Sự hình thành khách quan và cơ chế vận hành của vùng đô thị.
Vùng đô thị được hình thành một cách khách quan trên một vùng lãnh thổ,
thực chất đây là quá trình tập trung hoá lãnh thổ, không phụ thuộc vào mệnh
lệnh hành chính. các thành viên của vùng cùng chung sống và hợp tác với nhau,
dựa vào nhau, cho phép làm giảm các chi phí, thu hút được nhiều đầu tư hơn,
làm tốc độ tăng trưởng cao hơn và có khả năng tạo động lực tăng trưởng cho các
vùng lân cận khác, hình thành hệ thống mạng lưới mà các mối tương tác ngày

càng mở rộng và tăng cường. Vì vậy, cơ chế vận hành của vùng đô thị được hình
thành dựa trên 3 nguyên tắc sau:
+ Như đã nói ở trên, vùng đô thị được hình thành khách quan không phải
theo cơ cấu từ trên xuống mệnh lệnh mà dựa trên cơ chế thị trường nên vùng đô
thị liên minh có tính linh động, tính lỏng và tính mở cửa ra bên ngoài của thị
trường. Liên kết theo chiều ngang, kinh tế mở.
9
Chuyên đề thực tập.
+ Cạnh tranh bình đẳng, cùng chung lợi ích. Cũng xuất phát từ sự hình
thành khách quan của vùng đô thị và dựa trên cơ chế thị trường, sự hình thành
vùng đô thị hoàn toàn dựa trên sự tự giác và tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi
của các thành viên, nhưng cũng không loại trừ quan hệ cạnh tranh. Tuy vậy, nếu
có tổ chức điều phối hợp tác đồng bộ thống nhất ở tầm vĩ mô thì các quan hệ
cạnh tranh cũng được phát huy theo hướng lành mạnh cho phép tối đa hóa lợi ích
toàn vùng.
+ Điều hoà phối hợp, tạo ưu thế chung. Tính ưu việt của vùng đô thị ở chỗ
nó cân bằng các nguồn lực và các yếu tố cung cầu của các đô thị trong vùng;
phát huy được các lợi thế so sánh đặc thù của từng đô thị mà không ảnh hưởng
đến các khu vực lân cận trong vùng ( lợi thế ở đây có thể về lợi thế về tự nhiên
tài nguyên thiên nhiên cũng như lợi thế so sánh của các đô thị với nhau.); Đảm
bảo tính bền vững trên cơ sở liên kết các đô thị theo các yếu tố ngành ngang và
ngành dọc.
1.2. Sự cần thiết can thiệp điều phối giữa các cơ quan chức năng tới việc
thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận.
Sự phát triển Vùng thủ đô là một yêu cầu khách quan. Việc thực hiện quy
hoạch phát triển Vùng thủ đô không chỉ cần các chuyên gia, các bộ ngành có liên
quan, thủ đô Hà Nội mà phải cần toàn vùng góp mặt để có sự phát triển ổn định,
hiệu quả và bền vững cho Thủ đô và các tỉnh xung quanh. Các vấn đề quan đến
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xa hội không thể giải quyết trong một
phạm vi từng tỉnh riêng lẻ mà cần sự liên quan và phối hợp của toàn vùng như:

các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, nguồn nước mặt, các bãi đỗ xe, nhà
máy nước, trạm xử lý nước tải , công viên, nghĩa trang, bãi chôn lấp rác...Việc
lập và thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội cho các tỉnh trong
vùng Thủ đô và giữa các vùng trong cả nước cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các địa phương và các Bộ, ngành liên quan đồng thời phù hợp với quy hoạch xây
dựng vùng Thủ đô làm cơ sở cho việc chỉ đạo thống nhất và phát huy hiệu quả
vốn đầu tư.
10
Chuyên đề thực tập.
Do tác động của môi trường cũng như sự phát triển theo quy luật khách
quan, Thủ đô Hà Nội cũng như các đô thị phụ cận nói chung trong quá trình phát
triển nảy sinh nhiều vấn đề mà quy hoạch trước đây không nhìn trước được.
Chính vì vậy công tác thực hiện quy hoạch nhất thiết cần phải có lộ trình, sau
mỗi bước phát triển, chúng ta cần nhìn lại quy hoạch cũ, nếu thấy bất hợp lý cần
có những hiệu chỉnh,bổ sung giải quyết dứt điểm sau đó mới làm bước tiếp theo.
+ Nhận dạng cụ thể các quan hệ tương tác đang hình thành giữa Hà Nội và
các đô thị phụ cận, đánh giá thực trạng kết nối trên về các mặt như các đầu mối
giao thông, cơ sở hạ tầng...trong phạm vi ảnh hưởng lan toả của thủ đô Hà Nội,
đánh giá sự kết nối đó có thực sự cần có giữa chúng với Hà Nội và giữa chúng
với nhau hay không.
+ Dự báo xu hướng phát triển ( hay còn gọi là định hướng phát triển ) của
các loại thị trường, sự tăng cường các quan hệ tương tác nội bộ cũng như với bên
ngoài, và nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, pháp lý, các nguồn
lực, mạnh yếu hạn chế thuận lợi của Hà Nội và các đô thị phụ cận, tạo điều kiện
cho hệ thống vận hành thông suốt hiệu quả, hình thành lợi thế so sánh nhằm thu
hút các nguồn lực phát triển của cả vùng Thủ đô và từ bên ngoài. Để đạt được
điều đó cần có sự phối hợp ăn khớp giữa các chính quyền địa phương cũng như
các chức năng ban ngành liên quan.
2. Vai trò của của cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng để thực hiện
quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận.

Hà Nội trong những năm gần đây do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút
đầu tư, tăng trưởng nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung và các
khu công nghiệp địa phương thu hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh cả nước về
thủ đô dẫn đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đến điểm tắc nghẽn
quá tải, gặp nhiều khó khăn trong đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các công trình dịch
vụ công cộng, trường học, bệnh viện, công viên cây xanh, nơi vui chơi giải trí,
giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cấp điện , nghĩa trang, bãi chôn
11
Chuyên đề thực tập.
lấp chất thải, đất phát triển các đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất phát triển các đô thị
mới.....
Bên cạnh đó, các vùng phụ cận Thủ đô Hà Nội đất chật người đông, bình
quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp ( 503 m2/ người ); nguồn lao
động dồi dào nhưng trình độ còn thấp, các kỳ nông nhàn thường di cư tự do ra
Thủ đô làm tăng tỉ lệ tăng dân số cơ giới gây sức ép không nhỏ cho Hà Nội; hệ
thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém; mật độ dân số cao, kinh tế chủ đạo vẫn dựa
vào nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản nhìn chung nghèo, thu nhập bình quân
đầu người thấp, đời sống nhân dân chỉ ở mức dưới hoặc trung bình. Như vậy ta
có thể thấy sự phát triển của các tỉnh xung quanh ảnh hưởng lớn đến Thủ đô và
sự phát triển của Thủ đô cũng là động lực để phát triển các tỉnh xung quanh.
+Liên kết được các đô thị với nhau, kích thích các đô thị tương tác với nhau
trong vùng đô thị theo hướng tích cực hiệu quả lâu bền.
+ Phát huy hiệu quả ảnh hưởng lan toả của đô thị Hà Nôị đến các vùng phụ
cận.
+ Giảm tác động ảnh hưởng phân cực đến mức tối đa hợp lý.
+ Hài hoà lợi ích các vùng phụ cận cùng phát triển.
III. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á và khả năng vận dụng vào Việt
Nam.
1. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á.
- Về quy hoạch vùng đô thị:

Trên thế giới hiện nay có hai cách làm để mở rộng các thành phố. Cụ thể là:
+ Mô hình thứ nhất là phát triển các khu đô thị vệ tinh. Nghĩa là địa giới
hành chính giữ nguyên, khi thành phố trung tâm phát triển, nó sẽ tạo hiệu ứng
lan toả tạo điều kiện tiền đề cho các vùng đô thị phụ cận phát triển theo. Ưu
điểm của cách này là, nhà nước chỉ cần có chính sách hỗ trợ các đô thị vệ tinh
phát triển, tạo động lực cho các vùng chậm phát triển, vùng khó khăn dần dần
được phát triển. Khoảng cách dần được thu hẹp.
12
Chuyên đề thực tập.
Mô hình này còn được gọi là thuyết cực tăng trưởng đã được áp dụng rộng
rãi ở châu á nhất là ở các nước ASEAN và qua thực tế đã có nhiều kinh nghiệm.
Kết quả thích phù hợp với điều kiện của các nước nghèo đi lên nhưng bị giới hạn
bởi nguồn vốn đầu tư từ triển vọng và phân vị ảnh hưởng của mỗi trung tâm ta
có thể xác định được khu vực lãnh thổ để xây dựng điểm đô thị mới, làm cho tất
cả các lãnh thổ đều có đô thị hạt nhân, có mạng lưới đô thị hợp lý.
Yêu cầu của mô hình thứ nhất là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
Thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh để đạt được hiệu ứng lan toả lớn nhất.
+ Mô hình thứ hai là mở rộng địa giới thành phố chính để không phải phối
hợp mà chỉ huy luôn. Mô hình này khắc phục được nhược điểm của mô hình thứ
nhất, giúp sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung, thống nhất hơn nhưng đòi hỏi trình độ
quản lý, quy hoạch rất cao, nếu không thách thức sẽ là rất lớn do một siêu đô thị
luôn đòi hỏi nhiều vấn đề cần được đáp ứng ngay thống nhất đặc biệt là nguồn
vốn phải lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng....
Như vậy, yêu cầu của mô hình này là yêu cầu về trình độ năng lực quản lý
cao, nguồn vốn dồi dào, phù hợp với các nước phát triển.
- Về nhân sự:
Đây là vấn đề đầu tiên cũng là vấn đề tiên quyết đến sự hình thành tồn tại và
phát triển của tất cả các cơ cấu bộ máy tổ chức nói chung cũng như việc hình
thành và hoạt động của cơ chế điều phối. Trong đó việc ngăn chặn và đẩy lùi vấn
nạn tham nhũng, bệnh hình thức và gian dối xã hội là vấn đề lớn , nếu không

khắc phục được căn bệnh này thì sẽ nguy hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và cả
nền tảng văn hoá đất nước, dân tộc và cả vùng thủ đô.
Như Nhật Bản, Singapore đều thi tuyển công chức ở cấp trung ương ( vào
tháng 6 hàng năm ). Những người được tham gia thi tuyển là các sinh viên tốt
nghiệp loại giỏi từ các trường đại học thuộc các ngành chuyên môn cần tuyển
chọn. Những người đã trúng tuyển qua các kì thi tuyển của viện Nhân sự sẽ được
chọn vào làm việc ở các bộ. Các địa phương cũng tổ chức thi tuyển để chọn cán
bộ cho địa phương mình theo hướng dẫn thi tuyển cán bộ của Viện nhân sự.
13
Chuyên đề thực tập.
Những người đã trúng tuyển các kỳ thi tuyển trên là những người có năng
lực chuyên môn cao có lòng tự trọng cao và lương cán bộ công chức cao có thể
đảm bảo được cuộc sống, do vậy họ luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy
các hành vi tham nhũng hối lộ ở các nước này ít. Nếu như cán bộ nào bị phát
hiện hay bị tố cáo về tham nhũng không kể cấp bậc sẽ buộc phải thôi việc, kiểm
kê tịch thu tài sản và không bao giờ được tuyển chọn vào bất cứ cơ quan nhà
nước nào. Các biện pháp chống tham nhũng cũng rất mạnh do đó có tác dụng răn
đe giáo dục nghiêm túc.
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
-Về quy hoạch vùng đô thị:
Mô hình thứ nhất này cũng giải thích sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnh
thổ theo hướng phát triển có trọng điểm ở nước ta và đặc biệt là sự cần thiết của
quy hoạch Vùng thủ đô.
Việt Nam ta là nước đang phát triển đang thiếu vốn đầu tư, khả năng quản
lý hành chính, quy hoạch của chính quyền còn nhiều hạn chế....Nếu quy hoạch
Vùng Thủ đô chọn mô hình thứ nhất thì những thách thức trên sẽ giảm bớt đi rất
nhiều. Hà Nội vẫn là trung tâm chính trị của cả nước, còn các nhiệm vụ khác Hà
Nội có thể đảm đương hoặc không. Các vấn đề về xã hội, môi trưòng của một
siêu đô thị sẽ bớt gay gắt hơn và chỉ cần một cơ chế phối hợp tốt hơn.Nếu theo
mô hình thứ hai, tức là mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội, sự mở

rộng sẽ đem lại nhiều nhiệm vụ vượt quá năng lực cho phép dễ khiến sự phát
triển chậm lại, gây rối loạn cả về kinh tế và môi trường. Như vậy có thể nói Việt
Nam mang đầy đủ những nhân tố để áp dụng mô hình thứ nhất.
Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, mô hình cụm đô thị đem lại nhiều lợi ích
hơn. Hiện nay, hiện tượng khu vực hoá đang diễn ra rất mãnh liệt. Nó không tập
trung vào một đô thị mà tập trung vào nhiều đô thị. Như vậy, Thủ đô trung tâm
được phát triển tạo động lực cho các đô thị lân cận phát triển. Các đô thị vệ tinh
phát triển đến một mức nào đó cùng thêm tác động của hiện tượng khu vực hoá,
sẽ trở thành cụm đô thị hiện đại.
14
Chuyên đề thực tập.
-Về nhân sự:
Để đạt được mong muốn trên, công tác nhân sự cần được coi trọng từ việc
tuyển chọn đầu vào, cơ chế chính sách thưởng phạt, và đặc biệt là chống và giảm
thiểu nạn tham nhũng.
Kinh nghiệm chống tham nhũng của nhiều nước như Uganda, Singapore,
Hồng Kông ( Trung Quốc ), Nhật Bản, Hàn Quốc....và nhiều nước khác trên thế
giới đều cho thấy : phải có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và triệt để thì mới có
thể đẩy lùi và ngăn chặn được nạn tham nhũng.
Việc thi tuyển được áp dụng. tuy nhiên do chương trình đào tạo bậc đại học
ở nước ta tuy vẫn đang trên đà hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của thị trường
nhưng do một số nguyên nhân khách quan nên vẫn còn nhiều bất cập, vì vậy việc
áp dụng hình thức thi tuyển công chức cũng không thể áp đặt y nguyên của Nhật
Bản mà chọn hình thức phù hợp với Việt Nam.
+Xây dựng bộ máy quản lí nhà nước có cán bộ có năng lực trách nhiệm và
lòng tự trọng cao.
+Chịu sự giám sát và phán xét toàn diện, kịp thời, hiệu quả của pháp luật và
công lụân.
CHƯƠNG II:
Thực trạng công tác điều phối về thực hiện quy hoạch phát triển đô

thị Hà Nội và các vùng phụ cận đến năm 2020.

I. Khái quát về đặc điểm KT - XH Hà Nội và các vùng phụ cận.
1. Những đặc điểm KT -XH Hà Nội.
a. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội:
Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, diện tích 920.97 km2 Năm
2005, Hà Nội có gần 3,2 triệu người, vượt 3% so với dự báo, đạt mật độ dân số
trên 3450 người/km², gấp trên 100 lần so với mật độ chuẩn thế giới. Theo thống
kê định kỳ về nhân khẩu, hộ khẩu năm 2007 cho thấy, toàn thành phố hiện có số
15
Chuyên đề thực tập.
dân 3.398.889 người với 784.881 hộ ( năm 2007 ) trong đó thành thị chiếm
65,3% nông thôn chiếm 35,7%, mật độ 3347 người/ km2. So với năm 2006, số
dân thủ đô tăng 3,5 %, tương đương trên 138.100 người. Dân số thủ đô tăng
nhanh chủ yếu do gia tăng cơ giới. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh
chóng của dân số thủ đô do quá trình đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh; trên địa
bàn lại tập trung nhiều dự án, khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút lao động từ
các nơi về làm việc. Bên cạnh đó, một số lượng khá lớn học sinh, sinh viên các
tỉnh về Hà Nội theo học tại các trường đại học, cao đẳng, các trung tâp dạy
nghề...Luật cư trú với điều kiện tiêu chuẩn nhập hộ khẩu đơn giản hơn cũng góp
phần mở cửa cho người ngoại tỉnh đến Hà Nội làm ăn sinh sống.
Về kinh tế, Thành phố Hà Nội có vai trò quan trọng về kinh tế của cả nước,
nhưng đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng,
thương mại, du lịch và dịch vụ, ngân hàng tài chính... đều phát triển. Hà Nội và
Thành phố được coi như là đầu tàu kinh tế của Việt Nam.
Một số thành tựu về kinh tế của Hà Nội năm 2007 so với năm 2006:
• GDP tăng 12,07%;
• Công nghiệp tăng 21,4%;
• Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thhu dịch vụ tăng 21,9%;
• Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan

2000 – 2005; ( Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia
và vùng lãnh thổ)
• Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%;
• Thu ngân sách tăng 19,2%;
• Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt;
• Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%;
• Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ.
16
Chuyên đề thực tập.
Các ngành dịch vụ du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu
kinh tế của thành phố.
Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp
và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có
một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo
khuôn mẫu... đã đứng vững trên thị trường.
Trong khi tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nông nghiệp phải chuyển dịch cơ
cấu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà
Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2%
giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và
14,9% thu ngân sách nhà nước.
Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà Nội
trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí. Đầu tư tăng cho
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao
thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư
các tuyến đường sắt đô thị.
Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội
khoảng 18,2 triệu đồng/năm ( 2004 ). Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước
về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện

còn dưới 1%) và cũng hoàn thành xóa hộ nghèo diện chính sách, thực hiện xóa
phòng học cấp 4, phổ cập trung học cơ sở, chính sách khuyến học, khuyến tài
được coi trọng.
17
Chuyên đề thực tập.
Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực
và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu
tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, và thương hiệu.
Thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ,
đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn
thông, tài chính, ngân hàng và y tế. Vùng Hà Nội là một trong hai trung tâm y tế
lớn nhất nước ta, phục vụ khám chữa bệnh cho cả miền Bắc.
Bên cạnh đó Hà Nội còn là trung tâm văn hoá, thể thao của cả nước, vai trò
này cũng nổi trội được hình thành từ nhiều thế kỷ trong quá trình phát triển của
Thủ đô Hà Nội , Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng
được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố. Hà Nội trong hai
trung tâm giáo dục đào tạo nguồn năng lực, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn
nhất nước ta. Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được coi là cơ sở đào tạo cao cấp
của quốc gia được thành lập 1076. Hiện nay,trên địa bàn thành phố hiện tập
trung trên 30 trường Đại học, Cao đẳng đang hoạt động. Hà Nội cũng là nơi tập
trung các cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu của đất nước, nơi tập trung nhiều
nhân tài thuộc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học
xã hội và nhân văn.
b.Lịch sử các lần quy hoạch thay đổi địa giới hành chính Hà Nội:
• 1831:Vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội. Tỉnh Hà Nội lúc đó bao gồm 4
phủ: phủ Hoài Đức (gồm thành Thăng Long, huyện Từ Liêm của trấn
Sơn Tây ) và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín Lý Nhân của trấn Sơn Nam.

• 19/7/1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội.
18
Chuyên đề thực tập.
• 1/10/1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà
Nội. Lúc này phần còn lại ở phía nam tỉnh Hà Nội cũ bị tách ra: phủ Lý
Nhân thành tỉnh Hà Nam, Thường Tín và Ứng Hòa thành tỉnh Cầu Đơ
sau đổi tên là tỉnh Hà Đông.
• 14/7/1899: Thành lập khu vực ngoại thành Hà Nội, gồm một số xã nằm
ngoài địa giới thành phố Hà Nội, thuộc 2 phủ Hoài Đức và Thường Tín, do
1 đồn trưởng trực tiếp cai trị, dưới quyền Đốc lý Hà Nội.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội năm 1890
19
Chuyên đề thực tập.
• 1904: Chia thành phố Hà Nội (nội thành) thành 8 hộ (quartier).
• 10/12/1914: Đổi khu vực ngoại thành Hà Nội thành huyện Hoàn Long,
thuộc tỉnh Hà Đông.
• 25/8/1942: sáp nhập huyện Hoàn Long vào thành phố Hà Nội.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội đầu thế kỷ 19
• 31/12/1942: Thành lập "Đại lý đặc biệt Hà Nội", gồm huyện Hoàn Long
cũ và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức, trụ sở đặt tại ấp Thái Hà.
20
Chuyên đề thực tập.
• 22/11/1945: Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định Hà Nội
gồm 5 khu phố nội thành: Lãng Bạc, Đống Đa, Mê Linh, Đại La, Đề
Thám và 120 xã ngoại thành.
• 1945-1946: Chia Hà Nội thành 17 khu phố nội thành (Trúc Bạch, Đồng
Xuân, Thăng Long, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm,
Văn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà,
Long Biên, Đồng Nhân, Vạn Thái, Bạch Mai ) và 5 khu hành chính
ngoại thành (Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh).

• Năm 1954: Hà Nội khi tiếp quản gồm 4 quận nội thành (34 khu phố, 37
vạn dân) và 4 quận ngoại thành (45 xã, 16 vạn dân), đánh số từ I đến
VIII, với diện tích 152 km². Ngày 13/12/1954, sáp nhập khu vực phố Gia
Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 4 xã
Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào
Hà Nội.
• 3/1958: Bỏ 4 quận nội thành, thay bằng 12 khu phố: Hoàn Kiếm, Hàng
Cỏ, Hai Bà Trưng, Hàng Bông, Cửa Đông, Hàng Đào, Trúc Bạch, Văn
Miếu, Ba Đình, Bạch Mai, Bảy Mẫu, Ô Chợ Dừa.
• 1959: chia lại thành 8 khu phố nội thành: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà
Trưng, Trúc Bạch, Ba Đình, Đồng Xuân, Đống Đa, Bạch Mai và 4 quận
ngoại thành (có 43 xã).
• 20/4/1961: Tại Kỳ họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội đã quyết định mở rộng
Hà Nội (lần thứ nhất) với diện tích 584 km², 91 vạn dân. Hà Nội sáp
nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn (Văn Điển) thuộc các huyện Đan
Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì (tỉnh Hà Đông); cả huyện Gia Lâm (gồm
15 xã), 14 xã khác và 1 thị trấn (Yên Viên) thuộc các huyện Từ Sơn,
Tiên Du, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh); cả huyện Đông Anh (gồm 16
xã), 1 xã thuộc huyện Yên Lãng và nửa thôn thuộc huyện Kim Anh (tỉnh
Vĩnh Phúc); 1 xã thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).
21
Chuyên đề thực tập.
• 31/5/1961: Thành lập 4 khu phố nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,
Ba Đình, Đống Đa) và 4 huyện ngoại thành (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh
Trì, Từ Liêm).
Khi chiến tranh ở miền Nam trở nên ác liệt, Mỹ đánh phá miền Bắc, việc
phát triển không gian không chỉ được các nhà lãnh đạo, quản lý chú trọng bảo
đảm, bảo vệ các mục tiêu kinh tế mà còn tính đến yêu cầu an ninh, quốc phòng
• 21/12/1974: Thành lập các tiểu khu ở các khu nội thành, thay thế cho
khối dân phố.

• 12/1978: Sắp xếp lại các tiểu khu: khu Hoàn Kiếm có 18 tiểu khu, khu
Ba Đình có 15 tiểu khu, khu Đống Đa có 23 tiểu khu, khu Hai Bà Trưng
có 22 tiểu khu, tổng cộng là 78 tiểu khu.
• 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 (tháng 12 năm 1978) đã
quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội (lần thứ hai) với diện tích đất tự
nhiên là 2136 km², dân số 2,5 triệu người gồm bốn khu phố nội thành,
một thị xã và 11 huyện ngoại thành. Hà Nội lấy thêm 5 huyện và 1 thị xã
của tỉnh Hà Sơn Bình (Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài
Đức, thị xã Sơn Tây), 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phú (Mê Linh, Sóc Sơn).
• 6/1981: Đổi khu thành quận và tiểu khu thành phường.
• 12/8/1991: Tháng 8/1991, Quốc hội khóa VIII, tại kỳ thứ 9, ranh giới
Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh. Trả 5 huyện và 1 thị xã đã lấy năm
1978 cho tỉnh Hà Tây và 1 huyện (Mê Linh) cho tỉnh Vĩnh Phú, còn bốn
quận nội thành và năm huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924
km².
• 10/1995: Lập quận Tây Hồ
• 11/1996: Lập quận Cầu Giấy
• 20/6/1998: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 108/1998/QĐ – TTg
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm
22
Chuyên đề thực tập.
2020 với định hướng phạm vi Quy hoạch và định hướng phát triển
không gian gồm thành phố Hà Nội Trung tâm và các đô thị xung quanh
thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên với bán kính
ảnh hưởng từ 30 đến 50 km.
Bản đồ ranh giới thủ đô Hà Nội từ năm 1978 – 1991 (Ảnh do hội quy
hoạch phát triển Việt Nam cung cấp ).
Hướng phát triển lâu dài của Thành phố Hà Nội chủ yếu về phía tây, hình
thành chuỗi đô thị Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội) - XuânHoà - Đại Lải- Phúc Yên
nay là tỉnh Vĩnh Phúc và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý,

điều kiện tự nhiên, giao thông và cơ sởhạ tầng. Trước mắt hướng mở rộng thành
phố Hà Nội Trung tâm về phía TâyBắc, Tây Nam và phía Bắc; trong đó, ưu tiên
cho đầu tư phát triển khu vựcphía Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ
Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - YênViên và tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát
triển tại khu vực NamThăng Long.
23
Chuyên đề thực tập.
• 11/2003: Lập 2 quận Long Biên và Hoàng Mai.
• Hiện nay, Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. cụ thể
như sau:
24
Chuyên đề thực tập.
Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội
Tên Quận/Huyện
Đơn vị trực thuộc Diện tích
(km²)
Dân số
Các Quận
Quận Ba Đình 14 phường 9,224 228.352
Quận Cầu Giấy 12 phường 12,04 147.000
Quận Đống Đa 21 phường 9,96 352.000
Quận Hai Bà Trưng 20 phường 14,6 378.000
Quận Hoàn Kiếm 18 phường 5,29 178.073
Quận Hoàng Mai 14 phường 41,04 216.277
Quận Long Biên 14 phường 60,38 170,706
Quận Tây Hồ 8 phường 24 115,163
Quận Thanh Xuân 11 phường 9,11 185,000
Cộng các Quận 132 phường 185.64 1.979.571
Các Huyện
Huyện Đông Anh 23 xã và 1 thị trấn 182,3 276,750

Huyện Gia Lâm 20 xã và 2 thị trấn 114 205,275
Huyện Sóc Sơn 25 xã và 1 thị trấn 306,51 254,000
25

×