Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khoá luận tốt nghiệp hình tượng người phụ nữ trong báu vật của đời – mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.72 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI – MẠC NGÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI – MẠC NGÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo –
TS. Nguyễn Thị Bích Dung – ngƣời đã tân tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ
Văn – Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

NGUYỄN THỊ THU TRANG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời
– Mạc Ngôn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những phân tích và kết
quả nghiên cứu đề tài đều dựa trên thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và chƣa từng
đƣợc ai công bố.
Nếu thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm trƣớc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Hà Nội, ngày

tháng 05 năm 2019
Tác giả

NGUYỄN THỊ THU TRANG



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2.Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát .................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI ........................................................................... 7
1.1.Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật ............................................... 7
1.1.1.Khái niệm nhân vật .................................................................................. 7
1.1.2.Hình tƣợng nhân vật ................................................................................. 8
1.2. Một số đặc điểm hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời – Mạc
Ngôn .................................................................................................................. 9
1.2.1. Vị tha, nhân hậu, nặng tình, nặng nghĩa ................................................. 9
1.2.2. Nghị lực phi thƣờng .............................................................................. 14
1.2.3. Số phận bi kịch ...................................................................................... 18
Tiểu kết ............................................................................................................ 25
CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI ........................................... 27
2.1. Biểu tƣợng ngƣời phụ nữ Trung Hoa trong Báu vật của đời................... 27
2.1.1. Báu vật của đời – biểu tƣợng cho sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt ....... 27
2.1.2. Báu vật của đời biểu tƣợng cho tình mẫu tử ......................................... 31


2.1.3. Báu vật của đời – biểu tƣợng của cái đẹp ............................................. 34
2.2. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật phụ nữ trong Báu vật của đời 39

2.3. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật phụ nữ trong Báu vật của đời . 43
2.3.1. Hoàn cảnh bộc lộ tính cách nhân vật .................................................... 43
2.3.2. Ngôn ngữ bộc lộ tính cách nhân vật ..................................................... 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Mạc Ngôn đƣợc xem là cây bút sáng giá trong nền văn học Trung Quốc
hiện đại. Giải thƣởng Nobel cho tiểu thuyết Báu vật của đời mà nhà văn đã
mang về cho nƣớc nhà khẳng định sự thành công rực rỡ trong nền văn học
Trung Quốc đƣơng đại nói riêng và nền văn học thế giới nói chung. Tiểu
thuyết ra đời vào thời kỳ đƣơng đại nhƣng nội dung khái quát gần 100 năm từ
đầu thế kỷ XX đến những năm 80 của thế kỷ XX. Tiểu thuyết là một bức
tranh sinh động về lịch sử Trung Hoa đầy hào hùng và bi tráng. Ở tác phẩm
này nhà văn Mạc Ngôn không chỉ đi sâu để khai thác vấn đề chính trị xã hội
mà còn khám phá những số phận con ngƣời của thời đại ấy đặc biệt là ngƣời
phụ nữ. Với một góc nhìn thấu đáo của nhà văn ngƣời phụ nữ trong tác phẩm
hiện lên một cách chân thực và sinh động. Hình ảnh ngƣời phụ nữ trong tiểu
thuyết đã gây cho tôi ấn tƣợng sâu sắc. Họ không chỉ là những cô gái Trung
hoa trẻ trung năng động và mạnh mẽ mà thông qua những hình ảnh đó, nhà
văm còn ca ngợi tình yêu cao cả, vĩ đại của ngƣời mẹ, ca ngợi chức năng sinh
dƣỡng của ngƣời mẹ. Những ngƣời phụ nữ đƣợc xây dựng mang một phong
cách riêng , độc đáo và đã tạo nên một giá trị nghệ thuật cao cho tác phẩm.
Trên văn đàn Trung Quốc đƣơng đại, Mạc Ngôn đƣợc đánh giá là “có
bút lực mạnh nhất hiện nay”, là “nhân vật khai phá” của thế kỷ XXI ở Châu
Á, là nhà văn có nhiều tác phẩm đƣợc dịch và đƣợc dƣ luận Việt Nam chú ý
nhiều nhất. năm 2012, ông đã đƣợc viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel
Văn học cho những cống hiến không mệt mỏi trong sự nghiệp sáng tác của

mình. Mạc Ngôn đạt thành công ở nhiều thể loại nhƣng về cơ bản, tiểu thuyết
mới chính là thể loại thành công nhất của ông.
Điều làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Mạc Ngôn chính là lối hành
văn ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu dồn dập mang tính hiện đại, có sự kết hợp

1


giữa hiện thực và huyền thoại, tính nhiều tầng, đa nghĩa… Song đặc điểm cơ
bản trong các sáng tác của Mạc Ngôn chính là việc: Nhà văn đã rất khéo léo
trong việc sử dụng những biểu tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm để từ đó
truyền tải đến độc giả những ý nghĩa sâu sa.
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ với hơn 200 tác phẩm, có thể thấy tiểu
thuyết Báu vật của đời là một trong những tác phẩm nổi bật hơn cả. Nó đƣợc
coi là “viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học” của Mạc Ngôn. Với ý nguyện
viết một cuốn sách dâng tặng mẹ, nhƣng ý nghĩa của tác phẩm đã vƣợt qua dự
định ban đầu của nhà văn, trở thành cuốn sách thu hút đƣợc sự chú ý của đông
đảo bạn đọc và có giá trị trên nhiều phƣơng diện.
Điểm nhìn của tác giả dựa trên hiện thực lịch sử và quan điểm của nhân
dân từ đó Mạc Ngôn thể hiện đƣợc tài năng cá nhân trong việc sáng tạo ra hệ
thống các chi tiết, hình ảnh có tính “lạ hóa”. Báu vật của đời có sức hút riêng
của nó bởi lối viết văn mới mẻ đƣa ngƣời đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ
khác, từ thú vị này đến thú vị khác và đặc biệt là Mạc Ngôn đã xây dựng
thành công những hình tƣợng ngƣời phụ nữ độc đáo, mang nhiều ý nghĩa
nhân văn sâu sắc.
Với để tài “Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời – Mạc
Ngôn”, tôi xin đóng góp cái nhìn sâu sắc hơn về hình tƣợng ngƣời phụ nữ
trong tiểu thuyết Báu vật của đời. Hi vọng rằng với đề tài này sẽ giúp bạn đọc
có thể tiếp cận một cách đẩy đủ và trọn vẹn hơn về giá trị của tiểu thuyết này.
2.Lịch sử vấn đề

Báu vật của đời của Mạc Ngôn là một bộ tiểu thuyết đƣơng đại đã và
đang tạo đƣợc sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính
hiện thực và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Nhƣng vì là một tác phẩm
đƣơng đại nhƣng số lƣợng bài nghiên cứu về Báu vật của đời còn chƣa phong

2


phú. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lƣợc tác phẩm
dƣới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị,…
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật và Đức đã đứng dƣới góc độ xã hội
hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… để đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của Báu vật của đời. Xuất phát từ quan điểm đó, họ chỉ ra những điểm
tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Có thể chia thành hai nhóm quan điểm nhƣ
sau:
Thứ nhất, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phƣơng diện
chính trị đã lên tiếng bài trừ Báu vật của đời ngay khi tác phẩm này đƣợc xuất
bản tại Trung Quốc (Tác giả xuất bản xã, 9/1/1995) với lí do tác phẩm đã vi
phạm vào “vùng cấm” của văn học. “Họ vu khống cho tôi là mƣợn Báu vật
của đời để ca ngợi Quốc dân đảng, nói xấu Đảng Cộng sản…” [12,139]. Thứ
hai, nhóm các nhà văn nghiên cứu dƣới góc độ xã hội để tìm ra những nét độc
đáo trong Báu vật của đời. Trong các bài viết này, họ đã chỉ ra những sự sáng
tạo trong việc sáng tạo ra một thủ pháp “lạ hóa” độc đáo, sáng tạo những
huyền thoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xƣa (Trƣơng Thành, Chu
Ân…). Có ngƣời lại tìm sự ảnh hƣởng của văn học phƣơng Tây và Mĩ latinh
đối với Mạc Ngôn thông qua thiểu thuyết Báu vật của đời (Wolfgan Kunbim,
GS. Các Hồng Binh, Ths. Tống Hồng Lĩnh). Bản thân nhà văn Mạc Ngôn
cũng viết cuốn “Tự bạch” để giãi bày về việc viết văn của mình.
Nhà văn Mạc Ngôn đƣợc biết đến nhiều hơn ở Việt Nam khi Báu vật
của đời đƣợc dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ này, nhiều phƣơng
diện để đƣa ra những quan điểm, nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết Báu
vật của đời. Tuy nhiên, mới chỉ là những bài nghiên cứu sơ lƣợc, những bài
phỏng vấn dung lƣợng ngắn có liên quan đến nội dung tác phẩm trên các báo,
tạp chí, các trang báo mạng…

3


Trên tạp chí sông Hƣơng, số 166 (12/2002) có đăng bài phê bình của
nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai
tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình. Tác giả chỉ ra nét đặc sắc của
hai tác phẩm là ở thủ pháp lạ hóa: “Có lẽ pháp lạ hóa chủ yếu của Mạc Ngôn
chính là biết đặt ra những chuyện kì lạ ít ngƣời biết trên một cái khung, cái
nền không xa lạ. Theo cách nói chữ thì đó là phép lạ hóa, huyền thoại hóa
hiện thực. Nó là nội dung và cũng là hình thức tác phẩm; nói cách khác đó là
thế giới nghệ thuật của tác giả”. Trong bài Nghệ thuật trần thuật gắn gắn với
thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của Hoàng Thị Bích Hồng đăng
trên Tạp chí sông Hương, số 244 (10/2007), tác giả cũng đi vào tìm hiểu sự lạ
hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩm của Mạc Ngôn.
Tác giả Nguyễn Thị Vũ Hoài trên Diễn đàn văn nghệ với bài Tình yêu
và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, đã đi vào tìm hiểu vấn đề
tình yêu – tình dục trong bộ phận giới nữ qua các tác phẩm của Mạc Ngôn.
Với Báu vật của đời, tác giả bài viết nhận định: “Nhiều ngƣời phụ nữ trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn có đời sống tình dục sa đọa. Ý thức của họ bị bản năng
lấn át, họ không làm chủ đƣợc hành vi của mình. Báu vật của đời có mƣời
bốn lần tác giả miêu tả chuyện làm tình. Trong số đó không ít lần nhân vật rơi
vào lầm lỡ. Vì chồng bất lực mà Lỗ thị quan hệ với Vu Bàn Vả, thầy lang,
anh chàng chăn vịt, cả hòa thƣợng và mục sƣ… Đó là sự buông thả của một
ngƣời phụ nữ phụ nữ chịu xiềng xích, kiềm tỏa và uất hận. Nhƣng đó cũng là

khao khát có đƣợc một ngƣời thứ ba (một đứa con trai) còn chƣa đƣợc cấu
sinh. Những ngƣời phụ nữ nhà Thƣợng Quan đều có lối sống cuồng nhiệt
nhƣng buông thả, có khi tình dục là một cách để trả thù …”
Trong bài Kiểu nhân vật trẻ thơ – người lớn trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn, Tạp chí Văn học nghệ thuật số 330, (12/2011), tác giả Võ Nguyễn Bích
Duyên chỉ ra nhân vật Kim Đồng trong Báu vật của đời thuộc dạng nhân vật

4


mà chất trẻ thơ tồn tại trong hình hài một ngƣời trƣởng thành. Trong bài Sự
sinh, sự chết, sự sống, đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005 nhà phê
bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lƣợc những điểm chính trong cuốn tiểu
thuyết và đƣa ra nhiều nhận định về tác giả, tác phẩm. Có ngƣời lại dựa vào
Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đƣa hơi thở
hiện đại vào đề tài lịch sử (Vƣơn Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ).
Trong bài Đọc một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc dịch ra tiếng
Việt, PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điếm qua những nét đặc sắc của Mạc Ngôn
thông qua những tác phẩm đã đƣợc dịch trong đó có thiểu thuyết Báu vật của
đời.
Trên đây là sơ lƣợc một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Báu vật
của đời của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài và Việt Nam. Chúng tôi chƣa thấy
công trình nào đi sâu nghiên cứu phƣơng diện thế giới nhân vật. Với tinh thần
học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những
thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bố ích từ ngƣời đi trƣớc để đi sâu tìm
hiểu Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời – Mạc Ngôn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời – Mạc
Ngôn, chúng tôi hƣớng vào những mục đích sau:
- Đặc điểm hình tƣợng nhân vật ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời.

- Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật ngƣời phụ nữ trong Báu vật
của đời.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Đối tƣợng nghiên cứu là Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời
– Mạc Ngôn.

5


Phạm vi khảo sát là cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời của dịch giả Trần
Đình Hiến do nhà xuất bản Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm
2001.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng nhiều phƣơng pháp
nhiên cứu khác nhau, trong đó cần phải kể đến những phƣơng pháp chính sau:
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp khảo sát thống kê
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận của chúng tôi triển khai
theo 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Đặc điểm hình tƣợng nhân vật ngƣời phụ nữ trong Báu vật
của đời
- Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật ngƣời phụ nữ
trong Báu vật của đời

6



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI
1.1.Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật
1.1.1.Khái niệm nhân vật
Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa cũng nhƣ nhiều quan niệm về
nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Nhân vật văn học “là một
đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời có
thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con
ngƣời và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả
năng dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống, thể hiện quan niệm
nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời…”. Nhân vật văn
học là “ngƣời đƣợc mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn
học… Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để văn
học miêu tả thế giới một cách hình tƣợng… Nhân vật văn học là phƣơng tiện
để khái quát tính cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về chúng”
[5,162].
Trong Từ điển văn học bộ mới viết: Nhân vật văn học “là hình tƣợng
nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của
con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có
thể là các con vật, các loài cây. Các sinh thể hoang đƣờng , đƣợc gán cho đặc
điểm giống con ngƣời…” [7,1254].
Theo giáo trình Lý luận văn học thì: “Nhân vật văn học là khái niệm
dùng để chỉ hình tƣợng các cá thể con ngƣời trong tác phẩm văn học – cái đã
đƣợc nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các tiện riêng của nghệ thuật
ngôn từ” [12,114].

7



Dù cách này hay là cách khác, khi định nghĩa về nhân vật trong tác
phẩm văn chƣơng vẫn cơ bản giống nhau ở chỗ: Nhân vật văn học là đối
tƣợng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phƣơng tiện văn học . Đó là
những con ngƣời, đồ vật, con vật, sự vật, hiện tƣợng mang linh hồn con
ngƣời, là hình ảnh của con ngƣời. Nhân vật văn học là đối tƣợng mang tính
ƣớc lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã đƣợc khúc xạ qua
lăng kính chủ quan của tác giả. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách
đƣợc coi là đặc điểm quan trọng nhất, là hạt nhân và là “nội dung của mọi
nhân vật văn học”. Bên cạnh đó, chức năng đầu tiên trọng yếu của nhân vật là
làm phƣơng tiện để nhà văn khái quát đƣợc hiện thực: “Nhân vật chính là
ngƣời dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì
nhất định”.
Nhân vật vốn là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm
để bộc lộ chủ đề và tƣ tƣởng chủ đề và đến lƣợt mình nó lại đƣợc các yếu tố
có tính hình thức tập trung khắc họa. Để xây dựng tốt ý đồ nghệ thuật của
mình trong Báu vật của đời. Mạc Ngôn đã lựa chọn những phƣơng tiện nghệ
thuật hữu hiệu khác nhau để xây dựng thành công những hình tƣợng nhân vật.
1.1.2.Hình tượng nhân vật
Khái niệm: “Hình tƣợng nhân vật” theo góc độ văn học nghệ thuật, “hình
tƣợng đƣợc hiểu là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát nghệ thuật qua
hình thức hiện tƣợng cụ thể nhất, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp
bằng cảm tính. Cùng với tác phẩm văn học, hình tƣợng còn đƣợc xem là đơn
vị hoàn chỉnh trong nghiên cứu văn học”. Trong nhiều trƣờng hợp ta có thể
thấy thuật ngữ hình tƣợng đƣợc hiểu đồng nhất với hình tƣợng nhân vật, cũng
có lúc ngƣời ta dùng hình tƣợng để chỉ một tác phẩm văn học.
Theo quan điểm mĩ học, “hình tƣợng nghệ thuật dùng để chỉ một hình thức
phản ánh hiện thực qua các phƣơng tiện nghệ thuật”. Hình tƣợng nghệ thuật

8



khác so với các phạm trù cơ bản của tƣ duy khoa học và các phạm trù nhƣ:
cảm giác, trí giác, biểu tƣợng. Nó đi sâu vào bản chất của các hiện tƣợng
trong đời sống và làm sáng tỏ các ý nghĩa sâu xa của chúng. Hình tƣợng nghệ
thuật là điều kiện để tạo nên giá trị cho tác phẩm nghệ thuật. Hình tƣợng nghệ
thuật trong tác phẩm văn chƣơng khác biệt so với các loại hình nghệ thuật
khác ở chỗ nó đƣợc thể hiện thông qua các hình tƣợng nhân vật, là phƣơng
tiện để nhà văn truyền tải những cảm xúc, bộc lộ giá trị tƣ tƣởng và thể hiện
phong cách nghệ thuật của mình.
Có thể nói, khi nhà văn cầm bút phải không ngừng tìm tòi và sáng tạo nên
những hình tƣợng nhân vật đặc sắc. Không phải nhân vật trong tác phẩm văn
học nào cũng trở thành hình tƣợng nhân vật văn học. Muốn trở thành hình
tƣợng nhân vật văn học nhất định phải có tính điển hình. Trong văn học nói
chung, hình tƣợng văn học là: Nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Nghĩa là nhân vật ấy phải có các đặc điểm nhƣ sức tập chung và khái quát
cao. Nhân vật phải có những nét chung của giai cấp hay tầng lớp mà nhân vật
ấy đại diện. Bối cảnh mà nhân vật xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của
một vùng, một nơi nào đó vào một thời điểm lịch sử nhất định.
1.2. Một số đặc điểm hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Báu vật của đời –
Mạc Ngôn
1.2.1. Vị tha, nhân hậu, nặng tình, nặng nghĩa
Báu vật của đời là truyện Mạc Ngôn viết để tặng mẹ, tác phẩm đề cao
nữ giới. Và vì vậy Mạc Ngôn đã thành công trong việc tập trung xây dựng lên
hình tƣợng trung tâm đó là ngƣời mẹ - Lỗ thị. Thƣợng Quan Lỗ thị - hiện thân
đầy đủ nhất của ngƣời phụ nữ phong kiến Trung Hoa, đồng thời cũng là biểu
tƣợng cho sự bứt phá, thoát khỏi những trói buộc phong kiến. Với phẩm chất
đáng trân trọng đôn hậu hiền từ, nặng tình trọng nghĩa cùng nghị lực phi
thƣờng vƣợt qua mọi đau thƣơng… Lỗ thị là một bà mẹ vĩ đại.


9


Xã hội phong kiến Trung Hoa tồn tại rất nhiều những phong tục lạc hậu
để bó buộc con ngƣời , mà nạn nhân chủ yếu là ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ
bị bó cuộc cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu nhƣ bản vàng trinh tiết lừa bịp tinh
thần ngƣời phụ nữ để họ chịu áp bức của tộc quyền, của luân lí phong kiến thì
tịc bó chân là thủ đoạn cƣỡng chế thô bạo nhất phá hoại cơ thể ngƣời phụ nữ
khiến cho nhiều ngƣời phải chịu tật nguyền suốt đời. Bà mẹ Lỗ Toàn Nhi
trong tiểu thuyết đƣợc nhà văn xây dựng là nạn nhân của tục bó chân cổ hủ
ấy. Lên 5 tuổi, Lỗ Toàn Nhi đã phải trải qua đau đớn tột cùng của tục bó chân
tàn khốc ấy: “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên nhƣ lợn
bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân mhor là rất quan trọng.
Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tắm nƣớc
muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lƣợt. Mẹ kể rằng buốt đến tận óc…”.
Nhƣng đó mới chỉ là sự bắt đầu của những đau đớn, khổ cực. Mƣời bảy tuổi,
cô đƣợc gả vào làm dâu nhà Thƣợng Quan, từ đó chuỗi ngày đắng cay, tủi
nhục liên tiếp xuống đời cô. Có thể nói chƣa có nỗi đau khổ nào mà ngƣời
phụ nữ chƣa nếm trải. Làm dâu một gia đình khá giả nhƣng Lỗ Toàn Nhi
chẳng khác gì một đƣa tôi tớ. lấy nhau suốt ba năm vẫn chƣa có con mà thực
chất do ngƣời chồng bất lực nhƣng mọi sự hành hạ từ nhà chồng đều trút lên
đầu cô. Trƣớc nỗi khát khao có cháu, trƣớc những lời mắng nhiếc cay nghiệt:
“Chị biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” và những
trận đòn roi không thƣơng tiếc từ mẹ chồng. Lỗ Toàn Nhi phải đi “xin giống”
của những ngƣời đàn ông xa lạ. Bảy đứa con gái ra đời trƣớc sự ghẻ lạnh và
chà đạp của nhà chồng, trƣớc sự tàn ác và bất lực của chồng: “Từ khi sinh đứa
con gái thứ tƣ, bầu trời nhà Thƣợng Quan lúc nào cũng mây đen vần vũ, mặt
bà nội nhƣ lƣỡi hái vừa lấy ra khỏi nƣớc tôi, sẵn sàn đâm chém ai đó bất cứ
lúc nào”. Khi Cầu Đệ - đứa con thứ bảy lại là con gái ra đời, Lỗ thị bị chồng
đánh đập dã man. Thọ Hỉ dùng chày đạp vào đầu vợ, dùng kẹp sắt ấn vào giữa


10


hai chân: “Làn khói màu vàng bay lên, mùi lông và thịt cháy khét lẹt tỏa khắp
phòng. Mẹ rú lên thê thảm, lăn từ trên giƣờng xuống đất, ngƣời cong nhƣ
cánh cung, co giật từng cơn”. Bị đối xử thua một con vật, vừa mới sinh con
xong, Toàn Nhi phải phƣơi mình giữa cái nắng trƣa để lật rơm trong khi
“bụng vẫn đau quặn, dạ con vừa trút đƣợc gánh nặng co bóp dữ dội, mồ hôi
lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm ẩm từ cửa mình chả ra ƣớt đẫm hai đùi”;
phải sinh con trên một cái giƣờng đầy đất đá đã nhão ra vì máu, “vƣợt cạn”
trong sự lo lắng, sợ hãi, bẩn thỉu và cô đơn trong khi cả nhà đang lo lắng,
nâng niu một con lừa đang đau đẻ… Hiện thực ấy Lỗ thị nhận ra một chân lí
nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy chồng không đƣợc, lấy chồng mà không
sinh con đƣợc, sinh toàn con gái cũng không đƣợc. Muốn có địa vị trong gia
đình dứt khoát phải sinh con trai”. Sống trong sự ngƣợc đãi, ghẻ lạnh của nhà
chồng, ƣớc nguyện sinh con trai đã giúp Lỗ thị tiếp tục sống và nuôi hy vọng.
Khao khát đó luôn thƣờng trực, nhiều khi tạo thành ảo giác một đƣa bé trai
giữa hai đùi nó có “một bàn chân nhỏ xíu với những móng chân sáng loáng”.
Niềm hy vọng ấy cuối cùng đã thành hiện thực. Lần sinh thứ tám, sau khi tỉnh
lại “nhìn thấy cái chim bé tí nhƣ con nhộng giữa hai chân tôi, cặp mắt u tối
của mẹ chồng bỗng bừng sáng”. Nhƣ vậy mong muốn có cháu mà phải là
cháu trai của nhà chồng đã thành hiện thƣc. Lỗ Toàn Nhi phải mang tiết hạnh,
mang tấm thân của mình đi ngủ với những ngƣời đàn ông khác. Cuối cùng
Toàn Nhi đã sinh ra cho gia đình nhà Thƣợng Quan một đàn con gồm tám gái,
một trai. Điều đặc biệt là cả chin đứa con của chị lại có những đƣa con khác
nhau. Trong đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là con của chú dƣợng Vu Bàn Vả; Lãnh
Đệ là con của anh chàng bán vịt dạo; Tƣởng Đệ là con của thầy lang bán
thuốc; Phán Đệ là con của lão bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là con của
hòa thƣợng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của Lỗ Toàn Nhi


11


bị bốn tên lính thất trận cƣỡng hiếp ở phía Bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng
là cặp sinh đôi Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sƣ Malôa.
“Hình ảnh ngƣời mẹ và cũng là hình ảnh chung của những ngƣời phụ
nữ đƣợc tập trung thể hiện qua nhân vật Thƣợng Quan Lỗ thị. Bản năng làm
mẹ là một bản năng đáng kính trọng của con ngƣời Cao Mật nói riêng và con
ngƣời trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung. Đó là thiên chức mà tạo hóa
ban cho ngƣời phụ nữ. Ngƣời mẹ Lỗ thị luôn dang rộng đôi tay che chở cho
đàn con trƣớc nanh vuốt của kẻ thù. Giặc ngoại xâm, các thế lực chính trị đến
rồi đi trên mảnh đất Cao Mật, nhƣng với sự kiên cƣờng của mình, ngƣời phụ
nữ này đã vực cả gia đình Thƣợng Quan đi qua bao bão táp, dâu bể tang
thƣơng của thời đại. Với những ngƣời mẹ, bản năng của họ chính là sự bảo vệ
con mình trƣớc những hiểm nguy, gian khổ”. Và Lỗ thị cũng không ngoại lệ.
Dù vẫn biết đó là đóng kịch nhƣng với tấm lòng ngƣời mẹ, khi thấy con gái
mình bị “ngƣời cào ngƣời cấu, chẳng khác nào bốn con mèo vây quanh một
con chuột” thì mẹ “vừa quát, vừa xông lên sân khấu… Mẹ giơ hai tay nhƣ
chim ƣng sắp vồ con thỏ, ghì chặt hai chân đội trưởng Kaxi… mẹ ngồi lên
bụng Kaxi, cào xé mặt anh ta… mẹ thở hồng hộc, vẫn chƣa hết giận nói: Dám hà hiếp con gái ta nữa hay thôi?” [13,146]. Cũng chính lòng yêu thƣơng
con, bảo vệ con ấy mà dẫn đến một hành động giết ngƣời ám ảnh tâm hồn Lỗ
Thị suốt cuộc đời. Ngƣời mẹ ấy đã cố sức cứu đứa con gái Ngọc Nữ bị bà Lã
“cắn chặt tai, nhai sồn sột nhƣ nhai miếng thịt dai ngoách” nhƣng vẫn chƣa
giành đƣợc khỏi tay bà Lã. Trong cơn bấn loạn và vô vàn những nỗi đau từ
quá khứ trở về bà đã có những hành động không kiểm soát “mẹ giơ cái chày
lên giáng một nhát giữa đỉnh đầu trọc lốc của bà nội” [413, 827]. Cái chết của
bà Lã, suy cho cùng cũng chính từ lòng thƣơng con, từ sự bảo vệ và che chở
con của ngƣời mẹ yêu thƣơng con vô ngần. Cũng là ngƣời mẹ bé nhỏ ấy với
đôi chân bó tàn tật “hai bàn chân bé tý nhún nhảy trên mặt đất một cách đáng


12


thƣơng” [13, 448] nhƣng vẫn cố gắng đến cùng chống lại bốn tên to khỏe Vu
Văn Vũ, Ngụy Sừng Dê, Đinh Kim Câu, Quách Thu sinh để cứu con trai và
hai đứa cháu của mình. Có thể thấy ngƣời phụ nữ tuy nhỏ bé nhƣng sẽ có một
sức mạnh phi thƣờng với những kẻ nào có thể làm hại tới con của mình. Sức
mạnh sinh tồn của Lỗ thị thật mãnh liệt, chính niềm tin vào tƣơng lại và tình
yêu vô bờ đối với con là động lực duy trì ý chí sinh tồn của ngƣời mẹ vĩ đại
ấy. Đã có lúc cùng quẫn, bà đã định cho cả nhà cùng ăn thạch tín để cùng
chết. Nhƣng với sự mạnh mẽ của mình, bà đã khẳng khái: “không chết nữa!
Chết đã không sợ, thì sống không có gì phải sợ cả!” [413,152] và cùng các
con mình đi kiếm cái ăn. Thông thƣờng, khi sống trong cảnh khổ đau đến tột
cùng nhƣ thế, con ngƣời ta sẽ dễ dàng gục ngã, tuyệt vọng và buông xuôi tất
cả, nhƣng Lỗ Thị thì không, ngƣời phụ nữ ấy vẫn căng tràn sự sống, căng tràn
niềm tin yêu, hy vọng: “Đứng trƣớc dòng nƣớc trong xanh, mẹ nảy ra ý định
nhảy sông tự vẫn. Nhƣng khi vén áo chuẩn bị nhảy, mẹ bỗng trông thấy bầu
trời xanh biếc của vùng đông bắc Cao Mật in bóng dƣới dòng song. Mấy cụm
mây trắng nhƣ bông bay ngang trời. Những con chim sơn ca cất tiếng hót véo
von dƣới cụm mây trắng. Những con cá nhỏ, trong suốt bơi trong bóng mây
in dƣới lòng song. Hình nhƣ chẳng có chuyện gì xảy ra, trời vẫn trong xanh,
mây vẫn nhởn nhơ, lƣời nhác và trắng muốt nhƣ thế. Chim chóc không vì có
diều hâu mà ngừng ca hát, những con cá nhỏ không vì có chim bói cá mà
ngừng bơi lội. Mẹ cảm thấy một làn gió tƣơi mát xua tan mọi uất ức trong
lòng. Mẹ khoát nƣớc, rửa sạch nƣớc mắt và mồ hôi trên mặt, sửa sang lại
quần aoos rồi trở lại về nhà” [13, 802]. Bầu trời xanh, dòng sông xanh, khung
cảnh của thiên nhiên Cao Mật dƣờng nhƣ thôi thúc Lỗ thị tiếp tục sống với
một sức mạnh tiềm tang, mạnh mẽ… Phải chăng, bản chất của một vùng đất
anh hùng, kiên cƣờng, bất khuất không cho phép con ngƣời buông xuôi mà

phải nỗ lực để tồn tại: “Càng khổ lại càng phải sống! Mục sƣ Malôa nói rằng

13


lật đi lật lại quyển kinh thánh dày cộp cũng chỉ nói mỗi điều này! Con đừng lo
cho mẹ, mẹ cầm tinh con giun, nơi nào có đất là sống đƣợc” [13, 549 – 550].
Đối với ngƣời mẹ, dù khác nhau về hình dáng, tính cách thì tập trung lại hộ
đều là những ngƣời mẹ yêu thƣơng con vô bờ bến.
Cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi phải nếm trải tất cả mội nỗi đau mất chồng,
mất con, mất cháu, gia đình ly tán rồi sum họp, lên voi xuống chó nhanh nhƣ
chớp, bao phen đói khát phải ăn cỏ dại, rau rừng, ngủ cùng xác chết, cùng đạn
bọm, bị tra tấn, bị làm nhục nhƣng trong bất kì hoàn cảnh nào trong lòng
Toàn Nhi vẫn sáng lên tia hi vọng, với một ý chí sinh tồn mạnh mẽ đến khó
tin cùng với tấm lòng của ngƣời mẹ yêu thƣơng con vô hạn. Trong nạn đói vì
con, cháu mà ăn cắp lƣơng thực giấu trong bít tất, phải chịu những cảnh roi
lằn máu khi bị phát hiện nhƣng cũng không từ bỏ, bà biến dạ dày của mình
thành lƣơng túi đựng lƣơng thực để rồi: “Mẹ quỳ gối xuống đất, hai tay vịn
mép bồn, hai vai nhô lên, cổ vƣơn ra rồi rụt lại… Cùng với tiếng nôn ọe nhƣ
sấm, ngƣời mẹ lúc thì co rúm lại, lúc thì mềm oặt ra nhƣ nắm bùn nhão…
mùi đậu bốc lên, mùi tanh của máu nhƣ hàng loạt mũi tên xông thẳng vào tim
chị. Chị sắp sửa òa khóc thì gƣơng mặt mẹ tƣơi tắn nhƣ đóa hoa quý dƣới ánh
sáng mặt trời ghé sát chị và giọng mẹ nhƣ mồm vỡ ra: - Con ơi, mẹ con ta
đƣợc cứu sống rồi”.
Con ngƣời là sản phẩm của hoàn cảnh, hoàn cảnh là điều kiện thành và
phát triển cũng nhƣ thay đổi tính cách của chính họ. Việc sáng tạo và đặt nhân
vật trong những hoàn cảnh cụ thể khiến nhân vật trong Báu vật của đời trở
nên sinh động và cá thể hóa hơn.
1.2.2. Nghị lực phi thường
Sống trong chế độ xã hội phong kiến hà khắc, từ khi sinh ra đã đƣợc tạo

hóa giao phó thiên chức thiêng liêng – làm mẹ, nhƣng trên hết, trong tâm thức
của bà luôn là sự yêu thƣơng, che chở cho các con của mình. Những đƣa con

14


luôn là sức mạnh, là động lực để bà có thể vƣợt qua cuộc sống oan nghiệt này.
Dù phải đi “xin giống dạo” của những ngƣời đàn ông xa lạ nhƣng không vì
thế mà ngƣời mẹ này căm ghét, ghẻ lạnh những đứa con của mình mà ngƣợc
lại, Lỗ Toàn Nhi luôn dành trọn vẹn tình thƣơng cho chúng. Ngƣời mẹ ấy
luôn dang rộng đôi tay che chở cho đàn con: “Niệm Đệ vừa lọt lòng oe óe
khóc, mẹ chồng thấy vẫn là con gái, liền chẳng nói chẳng rằng túm lấy hai
chân định đem dìm chết trong chum nƣớc. Mẹ nhào xuống đất ôm chặt hai
chân mẹ chồng, van xin: - Mẹ ơi mẹ, xin mẹ mở lƣợng từ bi, thƣơng con hầu
hạ mẹ nửa năm nay mà tha cho cháu bé!...”. “Bên trong ngƣời phụ nữ ấy, luôn
có một sức sống mãnh liệt, không chỉ ở khả năng thiên phú mà còn là một
niềm tin vào tƣơng lai, là khát khao đƣợc sống, khát khao đƣợc tình yêu, hạnh
phúc gia đình đích thực. Tấm lòng của ngƣời mẹ ấy là luôn mong muốn đƣợc
sống gần bên đàn con, Lỗ thị luôn nỗ lực để sinh tồn. Hai nạn đói kinh hoàng
năm 1941 và 1960 đã tác động mạnh mẽ đến Lỗ thị và gia dình Thƣợng Quan.
Năm 1941, để cứu lấy đàn con, Lỗ thị phải chịu nỗi đau đứt ruột đƣa đàn con
đi bán, mà không cần tiền xin đối sử tốt với cháu. Vì Lỗ thị biết rằng nếu
chúng đƣợc nhận làm con của những gia đình giàu sang trong hoàn cảnh này,
những đƣa con của bà chắc chắn sẽ sống sót. Cũng trong năm đó, Lỗ thị đau
đớn nhƣ đứt từng khúc ruột mặt trắng nhợt, lảo đảo rồi ngã song soài ra nhà
khi nhận đƣợc tiền tự bán thân của đứa con gái thứ tƣ – Tƣởng Đệ vì muốn
chữa bệnh cho mẹ và cứu lấy chị em trong cơn đói. Năm 1960, Lỗ thị đã biến
bao tử của mình thành một chiếc túi chứa đậu. Bà trộm đậu trong hợp tác xã
rồi nuốt vào, về đến nhà lại nôn ra, lấy đậu để nuôi con nuôi cháu. Sức mạnh
sinh tồn của Lỗ thị thật mãnh liệt, chính niềm tin vào tƣơng lai và tình yêu

thƣơng vô bờ đối với đàn con là động lƣc nuôi dƣỡng ý chí sinh tồn của ngƣời
mẹ vĩ đại ấy” [13, 255].

15


Với sự thay đổi của các thế lực chính trị, đem đến cho vùng đất Cao
Mật biết bao biến đổi, Lỗ thị và gia đình Thƣợng Quan cũng chịu ảnh hƣởng
của những lần thay ngôi đổi chúa ấy. Hết quân Đức, quân Nhật, Quốc dân
đảng rồi đến Cộng sản đảng, mỗi lần thay chủ đổi ngôi là mỗi lần nhân dân
chứng kiến cảnh li loạn, chạy giặc, tan tóc… Các thế lực cầm quyền cƣớp đi
những ngƣời con gái của Lỗ thị và đem đến cho bà mẹ biết bao tai họa, biết
bao mất mát, khổ đau. Dù mỗi đứa con có một đƣờng riêng thậm chí là xung
khắc, thù ghét nhau vì quan điểm chính trị… Lỗ thị vẫn là chỗ dựa tinh thần,
nguồn an ủi, là chốn quay về yên bình và an toàn nhất. Ngoài việc nuôi dƣỡng
đàn con tám gái, một trai của mình trƣởng thành, trong suốt cuộc đời mình,
Lỗ thị còn cƣu mang thêm tám đứa cháu gọi bà bằng ngoại. Tám đứa cháu
mỗi đứa một hoàn cảnh, mối đứa một xuất thân. Có đứa cha mẹ là đảng viên
Quốc dân đảng (Tƣ Mã Lƣơng, Tƣ Mã Phƣợng, Tƣ Mã Hoàng), có đứa là con
của Hán gian (Sa Tảo Hoa), có đứa chỉ là con của thƣờng dân (Hàn Vẹt). Dù
cha mẹ chúng là ai, thuộc Đảng phái nào, tƣ tƣởng chính trị ra sao thì Lỗ thị
vẫn dành chi chúng tình thƣơng yêu tha thiết. Dù có lúc giận con bà định bỏ
rơi đứa cháu nhƣng tấm lòng thƣơng con thƣơng cháu níu chân bà lại: “Chiếc
áo da báo của Lai Đệ chỉ có thể bọc con của Lại Đệ… mẹ bỏ lại con bé bọc
trong chiếc áo da báo ở cổng nhà thờ, rồi chạy về nhà nhƣ bị ma đuổi. Nhƣng
chị chạy đƣợc hơn chục bƣớc, chân mẹ đã cất không nổi nữa. Con bé khóc
nhƣ lợn bị chọc tiết, tiếng khóc nhƣ sợi dây vô hình giữ chân mẹ lại…”. Tám
đứa cháu ngoại đều đƣợc bà yêu thƣơng, chăm sóc, luôn đƣa tay nâng đỡ
chúng, che chở chúng trƣớc mọi nguy hiểm đến tính mạng mình. Khi thằng
câm thi hành lệnh giết hai đứa cháu Tƣ Mã Thƣợng và Tƣ Mã Hoàng: “Mẹ

ƣỡn ngực, thét lên chói tai: - Thằng súc sinh giết tao trƣớc đi!Mẹ xông tới
mặt thằng câm cào vào mặt hắn. Mặt hắn xuất hiện bốn rãnh màu trắng, sau
đó máu từ trong rãnh tứa ra… lát sau hắn ầu ầu lên mấy tiếng, đấm mẹ một

16


quả, mẹ ngã bay về phía chúng tôi. Chúng tôi vừa khóc, vừa phù phục trên
mẹ”. Những sinh linh bé bỏng ấy đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng bằng bàn tay
đầy yêu thƣơng của bà ngoại Lỗ thị. Cuộc sống của chúng đã thật sự gắn chặt
với bà, chúng là sức mạnh là động lực là lí do giúp bà kiên cƣờng chiến đấu
cho mục tiêu sinh tồn. Vì vậy khi chúng mất đi, bà cũng đau đớn nhƣ mất đi
phần máu thịt của mình: “Mẹ bốc một nắm đất nhét vào lỗ thủng, nhƣng máu
và ruột cứ đẩy đất ra ngoài, mẹ bốc nắm nữa rồi nắm nữa nhét vào mà vẫn
không bịt đƣợc, ruột thằng Câm em đùn ra đầy nứa sọt… mẹ buông xuôi hai
tay đờ đẫn nhìn đống ruột rồi đột nhiên mẹ nôn ra mật xanh mật vàng, sau đó
mẹ òa khóc nức nở”.
Ngƣời ta nói sữa là sức sống. là máu của ngƣời phụ nữ. Do vậy suốt
đời, Lỗ thị đem nguồn sống quý giá ấy nuôi dƣỡng một hoài bãi mang tên
Kim Đồng. Đặt trọn vẹn niềm hy vọng vào đứa con trai duy nhất trong chuỗi
sinh nở dằn vặt của mình. Lỗ thị đã cho Kim Đồng tất cả nguồn sống của
mình thông qua nguồn sữa. Nguồn sữa ấy chỉ dành riêng cho Kim Đồng thậm
chí cả hai chị em sinh đôi Ngọc Nữ cũng không đƣợc chia. Ở đây phần nào
cho thấy sự di căn của căn bệnh chế độ phong kiến – sự trọng nam khinh nữ
trong con ngƣời Lỗ thị của mình. Đây là hạn chế của mình và những ngƣời
phụ nữ khác ở Trung Quốc trong buổi giao thời: “Phong kiến – Dân chủ Cộng sản”. Bà cũng từng ép Lai Đệ bỏ Sa Nguyệt Lƣơn lấy Tôn Bất Ngôn
làm cho Lại Đệ phải bỏ nà theo ngƣời yêu, và đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến kết thúc của Lai Đệ; Lỗ thị cũng từng cấm đoán Lãnh Đệ quan hệ với
Hàn Chim khiến Lãnh Đệ trở nên điêm dại… chính hạn chế này khiến Lỗ thị
có một số hành động sai về lí nhƣng nếu xét về tình thì ta có thể hoàn toàn

cảm thông đƣợc. Cuộc đời Lỗ thị đầy đau thƣơng, vất vả, thăng trầm. Một tay
bà nuôi nấng đàn con, đàn cháu nhƣng cuối đời lại thui thủi một mình trong
ngôi tháp canh bỏ hoang, cũ kĩ. Đến khi chết, vẫn chƣa đƣợc yên ổn. Cuối

17


chuyện, Kim Đồng thức trong đêm đứng canh mộ mẹ, sợ “ông Chính phủ” bắt
đào lên dù chôn tại bãi đất hoang…
1.2.3. Số phận bi kịch
Nguyên nhân lớn nhất gây nên những cơ cực, tủi nhục của Lỗ Toàn Nhi
chính là phong tục nghiệt ngã phải có con trai để nối dõi tông đƣờng của xã
hội phong kiến. “Chính cái xã hội đó đã làm thay đổi con ngƣời của Lỗ Toàn
Nhi, từ một cô gái hiền lành, chịu đựng đến nhẫn nhục cô đã trở nên liều lĩnh.
Mang trong lòng sự thù hận, căm ghét xã hội cùng những tập tục phi lí và căm
thù nhà Thƣợng Quan vô nhân đạo. Lỗ Toàn Nhi từ đó luôn nuôi ý định trả
thù và xem việc ăn nằm với những ngƣời đàn ông khác là cách trả thù tốt
nhất”. “Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải giống
nhà Thƣợng Quan”. Thƣợng Quan Lỗ thị dám đạp lên tất cả lễ giáo phong
kiến cũng chỉ vì tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Chuyện ăn nằm, thụ
thai, sinh đẻ của Lỗ Toàn Nhi chính là sự thách thức đối với cả xã hội lúc bấy
giờ. Đồng thời Thƣợng Quan Lỗ thị cũng chính là thân phận của ngƣời phụ
nữ bị xã hội phong kiến khinh bỉ, coi rẻ phẩm chất, giá trị trong xã hội phong
kiến Trung Quốc, vừa là nạn nhân những cũng chính là nhân chứng tố cạo sự
cay nghiệt và tàn bạo của xã hội ấy. Sức sống của bà mẹ vĩ đại dù có bị chà
đạp bị tiêu diệt đến đâu thì nó vẫn trƣờng tồn bằng một sức mạnh kì diệu, một
niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống.
Lỗ thị là một nhân vật rất thực và cũng rất tƣợng trƣng. Đó không còn
là thân phận ngƣời phụ nữ nữa mà là thân phận của đất nƣớc Trunh Hoa vĩ đại
và đau thƣơng. Chính Mạc Ngôn đã từng bộc bạch: “Trong truyện tôi đã miêu

tả nỗi gian nan của gia đình li tán do chiến tranh của gia đình Thƣợng Quan
Lỗ thị, đó cũng là điều từng trải chung của những ngƣời thuộc thế hệ mẹ tôi”
[12, 127]

18


Những cô con gái nhà Thƣợng Quan là những cô gái khát khao tình
yêu, hạnh phúc và họ quyết giành lấy cuộc sống tự do, hạnh phúc cho mình.
Những cô gái đƣợc sinh ra trong hoàn cảnh đất nƣớc trong cơn “quặn đẻ”. Họ
ra đời trong một gia đình mà ông bố bất lực, là kết quả của những lần đi “xin
giống” của bà mẹ Lỗ Toàn Nhi, và cũng ra đời trong sự khao khát muốn có
cháu trai để nối dõi tông đƣờng của ông bà nội. Vì vậy, sự gia đời của các cô
gái là điều không mong muốn của gia đình Thƣợng Quan, đặc biệt là bà nội
Lã thị. Những cô gái phải chứng kiến sự đau đớn của mẹ trƣớc những hành hạ
của bà nội và ông bố vũ phu. Bản thân họ cũng bị những trận hành hạ độc ác
chỉ vì là con gái. Bà Lã véo đùi non Lai Đệ bằng chiếc kim thợ rèn đen sì:
“Lai Đệ lặn lộn dƣới đất nhƣ con lợn bị chọc tiết. – Mày kêu này! Mày gào
này! Bà Lã quát tháo, hai tay cầm kim, kẹp từng nhát trên ngƣời Lai Đệ,
chính xác và mạnh của con ngƣời lâu năm trong nghề rèn”. Rồi chị Tám –
Thƣợng Quan Ngọc Nữ thì bị bà nội ghì chặt: “Nhƣng những ngón tay bà nội
móc vào nahu nhƣ vuốt chim ƣng không sao gỡ ra đƣợc. Ngọc Nữ kêu thét
nhƣ lợn bị chọc tiết, bà nội vẫn cắn chặt tai, nhai sồn sột nhƣ nhai miếng thịt
dai ngoác”, “Mẹ gỡ từng ngón tay nhƣ vuốt diều hâu của bà, giải cứu cho
Ngọc Nữ chỉ còn thở thoi thóp. Vành tai chị chỉ còn là một đám bầy nhầy nhƣ
lát khoai thối”.
Sống trong hoàn cảnh gia đình nhƣ vậy, cùng với những biến động xã
hội, lớn lên họ đều căm thù tập tục lạc hậu nên các cô gái nhà Thƣợng Quan
ai cũng cá tính mạnh mẽ, kiên cƣờng, luôn khát khao theo đuổi ƣớc mơ có
đƣợc tình yêu, cuộc sống tự do, hạnh phúc… và họ sẵn sàng dấn thân vào

dòng đời ấy. Tất cả đều chịu sự ảnh hƣởng của những biến động xã hội và
mỗi ngƣời có một kết cục khác nhau.
Ngƣời đầu tiên đi vào cuộc dấn thân vĩ đại ấy là chị cả Lai Đệ. Năm
mƣời tám tuổi cô cãi lời mẹ bỏ trốn theo Sa Nguyệt Lƣơng. Đó là hành động

19


×