Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.79 KB, 59 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


NGUYỄN THỊ TÚ

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
(QUA HAI TẬP “GÀO THÉT” VÀ “BÀNG HOÀNG”)








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Sơn La, năm 2013




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC








NGUYỄN THỊ TÚ

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
(QUA HAI TẬP “GÀO THÉT” VÀ “BÀNG HOÀNG”)



Chuyên ngành: Văn học nước ngoài


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. Hà Thị Hải




Sơn La, năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Khoá luận được hoàn thành với sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của cô giáo -
Thạc sĩ Hà Thị Hải. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã
luôn quan tâm giúp đỡ tận tình trong quá trình em thực hiện khoá luận này.
Em chân thành cảm ơn phòng Nghiên cứu khoa học, thư viện trường Đại
học Tây Bắc, các thầy cô giáo trong nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn,
các thầy cô bộ môn Văn học nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình thực hiện khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ
nhiệm cùng tập thể các bạn sinh viên lớp K50 Đại học Sư phạm Văn – Giáo dục
công dân đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện khoá luận.
Trong quá trình thực hiện khoá luận do thời gian và phạm vi khoá luận
nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và
các bạn để khoá luận này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 05 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Tú














MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của khoá luận 6
6. Cấu trúc khoá luận 6
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 7
1.1. Nhân vật văn học và tính cách nhân vật 7
1.1.1 Nhân vật văn học 7
1.1.2. Tính cách nhân vật 8
1.2. Đặc điểm tính cách người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 9
1.2.1. Đặc điểm tính cách chung 9
1.2.1.1. Khát khao hạnh phúc 10
1.2.1.2. Có tinh thần phản kháng 13
1.2.1.3. Luôn day dứt đau khổ. 16
1.2.2. Đặc điểm tính cách riêng 19
1.2.2.1. Tử Quân - một người vừa cương quyết vừa bạc nhược 20

1.2.2.2. Cô Ái - một người dũng cảm nhưng không triệt để 23
1.2.2.3. A Thuận - một cô bé nhút nhát, cả tin 25
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ
NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 29
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 29


2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ
Tấn 31
2.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật 31
2.2.2. Miêu tả hành động nhân vật 37
2.2.3. Khắc hoạ ngôn ngữ nhân vật 41
2.2.3.1. Đối thoại 41
2.2.3.2. Độc thoại nội tâm 45
2.2.4. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện 47
2.2.5. Miêu tả nhân vật qua khung cảnh thiên nhiên 49
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Trung Quốc là nền văn học rất lâu đời và phong phú. Ngay
từ trước công nguyên nền văn học đã có những thành tựu rực rỡ như thần thoại,
kinh thi, văn xuôi triết học, Sở từ, Sử kí… Sang đến thời trung đại thì Đường
thi, Tống từ và tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành ba đỉnh cao văn học rực rỡ
chói lọi. Đến thời kì hiện đại văn học Trung Quốc đã có nhiều tác giả, tác phẩm
nổi bật và ngày càng được khẳng định về số lượng và chất lượng. Văn học thời
kì mới này cũng đã tự tin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống.

Lỗ Tấn là tên tuổi vĩ đại của văn học Trung Quốc thế kỷ XX, ông là một
trong số không nhiều các tác gia truyện ngắn trên thế giới có tài hấp dẫn độc giả
bao thế hệ. Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn lớn của Trung Quốc mà là của cả thế
giới. Ông được xem là “người thầy cách mạng văn hoá Trung Quốc; ngôi sao
sáng vĩ đại trên văn đàn Trung Quốc”, “tấm gương sáng cho mọi người con của
dân tộc Trung Hoa noi theo”. Ông còn được gọi là “linh hồn dân tộc” [19, 3].
Lỗ Tấn là nhà văn yêu nước chân chính, có tinh thần nhân đạo sâu sắc, ông
luôn quan tâm đến vận mệnh dân tộc và số phận của người dân Trung Hoa. Bao
trùm lên sáng tác của Lỗ Tấn là lòng yêu thương con người sâu sắc, không chỉ là
lòng thương người chung chung mà có cơ sở giai cấp và dân tộc. Có hai loại
người ông không bao giờ chĩa mũi dùi châm biếm đó là phụ nữ và trẻ em. Đề tài
người phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Lỗ Tấn đặc biệt qua hai tập
truyện ngắn nổi tiếng “Gào thét” và “Bàng hoàng”. Từ bao đời nay, người phụ
nữ bị khinh rẻ, bị chà đạp và không phải nhà văn nào cũng có cái nhìn tiến bộ về
khả năng cách mạng của họ. Lỗ Tấn là nhà văn có cái nhìn tiến bộ về người phụ
nữ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của ông đầy bi kịch nhưng
cũng tiềm tàng đầy sức mạnh phản kháng. Khác với những nhà văn cùng thời,
Lỗ Tấn trân trọng họ, lên tiếng đòi quyền bình đẳng tự do cho họ và gián tiếp chỉ
ra con đường giải phóng phụ nữ.
Chọn đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” sẽ giúp
chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về tài năng sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo
sâu sắc của nhà văn yêu nước Lỗ Tấn cũng như vị trí của ông trong lịch sử văn
học Trung Quốc.
1.2. Lỗ Tấn là một nhà văn lớn của thế giới, tác phẩm của ông đã được dịch
ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở nước ta từ lâu cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất
gần gũi, quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả. Những sáng tác của Lỗ Tấn đã trở

2
thành đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Chúng tôi đã được tìm hiểu ở
bậc phổ thông những tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn như AQ chính truyện,

Thuốc, Cố hương. Lỗ Tấn đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc và lòng
khâm phục đối với nhà văn, nhà cách mạng vĩ đại của nền văn học hiện đại
Trung Quốc. Lên bậc đại học chúng tôi có dịp tiếp cận với nhà văn qua học
phần văn học thế giới - văn học Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để chúng tôi
tìm hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Lỗ Tấn đồng thời cũng giúp cho chúng
tôi có điều kiện thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu về sáng
tác của ông.
Chọn đề tài này sẽ giúp cho độc giả cũng như bản thân người thực hiện đề
tài thêm lòng kính yêu, quý trọng những tinh hoa nghệ thuật được chắt lọc từ
cuộc đời và tâm huyết của nhà văn Lỗ Tấn, từ đó giúp cho việc học tập và
nghiên cứu về Lỗ Tấn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
1.3. Từ trước đến nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về Lỗ
Tấn, về những sáng tác của ông. Hơn nữa những tác phẩm của ông đã được lựa
chọn và đưa vào chương trình giảng dạy ở trường trung học phổ thông và trung
học cơ sở như Thuốc, AQ chính truyện, Cố hương. Trên cơ sở phục vụ cho việc
học tập và giảng dạy sau này, đề tài này quả thật rất có ý nghĩa và cần thiết với
những sinh viên chuyên nghành Sư phạm Văn như chúng tôi. Đề tài này không
chỉ giúp chúng tôi biết cách thực hiện một công trình nghiên cứu văn học phục
vụ cho việc học tập và giảng dạy, mặt khác trong quá trình nghiên cứu đề tài bản
thân người viết có cơ hội rèn luyện cho mình một cách toàn diện, phát huy tính
tích cực “tinh thần Lỗ Tấn” vào cuộc sống, học tập ở Lỗ Tấn một nhân cách cao
cả, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, can đảm, lao động nghệ thuật chân chính
không vì lợi ích của cá nhân mà đấu tranh vì quyền lợi chung.
2. Lịch sử vấn đề
Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, suốt cuộc đời 55 năm
cầm bút của mình, ông đã để lại cho dân tộc Trung Hoa nói riêng và nhân loại
nói chung một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú. Do đó mà một loạt các công
trình nghiên cứu về tác phẩm của ông xuất hiện. Tuy nhiên, truyện ngắn của ông
được ưu ái hơn cả. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Lỗ
Tấn, tất cả đều đi đến thống nhất một nhận định khái quát: Lỗ Tấn là một nhà

văn đại tài, một danh thủ truyện ngắn của nền văn học hiện đại thế kỷ XX. Sau
đây là một số ý kiến của các tác giả về hình tượng người phụ nữ trong truyện
ngắn của Lỗ Tấn.

3
Đinh Linh trong Ngũ Tứ tạp đàm do Lương Duy Thứ dịch có viết về số phận
của nhân vật Tường Lâm như sau: “Tường Lâm chỉ một con đường chết, không
chết không được. Những người đồng tình với chị hoặc lạnh lùng với chị, những
người chỉ biết có mình, đều cùng dồn đuổi chị vào chỗ chết, đều cùng làm chị
thêm đau khổ về tinh thần. Bởi lẽ, không phải người này hay người khác tạo nên
số phận bi thảm của chị, nếu như thế thì chỉ là vấn đề con người với nhau, thay
đổi người khác thì số phận Tường Lâm sẽ khác. Nhưng Lỗ Tấn không viết như
thế, không viết về một câu chuyện bi hoan li hợp mà là viết về chế độ ăn thịt
người…” [DT 19, 310].
Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Nguyễn Khắc Phi có
viết: “Lỗ Tấn đã dành một phần ba truyện ngắn của mình trong “Gào thét” và
“Bàng hoàng” để phản ánh số phận của người phụ nữ Trung Quốc trong xã hội
cũ” [15, 203]. Nguyễn Khắc Phi chỉ ra một số nét tính cách của người phụ nữ
trong truyện ngắn Lỗ Tấn như sau: “Hai loại phụ nữ mà Lỗ Tấn thường phản
ánh trong truyện là phụ nữ lao động và trí thức… Họ đều có tinh thần phản
kháng nhưng vì đơn độc, yếu ớt cuối cùng đều bị thất bại. Thím Tường Lâm
trong Lễ cầu phúc vùng vẫy chống lại lễ giáo phong kiến, cuối cùng bị cái lễ
giáo đó làm cho mụ mẫm, sống lay lắt, chết trong giá tuyết của kiếp người ăn
mày. Cô Ái trong Ly hôn quyết không để nhà chồng hành hạ áp bức, cô bỏ về
nhà mẹ đẻ, kiện cáo lên huyện không xong thì lên phủ, làm cho bên nhà chồng
phải khuynh gia bại sản. Nhưng cuối cùng cô cũng bị thế lực phong kiến áp đảo
làm mất hết chí khí, đành phải nhẫn nhục nhận lấy chín mươi đồng bạc của nhà
chồng bồi thường cho. Còn Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất là một
phụ nữ có học, kiên quyết đấu tranh giành quyền tự do hôn nhân. Cô đã bất chấp
sự ngăn cản của bạn bè và sự dèm pha của xã hội để đến với tình yêu” [15, 204].

Nguyễn Khắc Phi cũng nêu lên một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình
tượng người phụ nữ: “Trong Lễ cầu phúc qua mười ba lần tả đôi mắt thím
Tường Lâm, Lỗ Tấn nêu lên diễn biến phức tạp trong tâm trạng thím. Hoặc
trong truyện Trong quán rượu để làm nổi bật cái trong trắng hồn nhiên của A
Thuận, Lỗ Tấn đã chú ý miêu tả cặp mắt của A Thuận “trong suốt như nền trời
một đêm quang tạnh”. Thủ pháp “vẽ đôi mắt, tả linh hồn” trên đây của Lỗ Tấn
đã có tác dụng to lớn, nó làm tăng sức truyền cảm nghệ thuật, thể hiện được chỗ
sâu kín của tâm hồn” [15, 213].
Nhà văn Anh Đức trong Lỗ Tấn bậc thầy về truyện ngắn có viết: “Cái cảm
nghĩ trước hết của tôi bao trùm lên tất cả truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu
thương con người, là tinh thần nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông… Hầu
hết những con người mà Lỗ Tấn dựng lên bằng chữ nghĩa đều là những người

4
đau, những người bất hạnh trong cái xã hội Trung Quốc đầy bệnh tật và bất
hạnh” [19, 356]. Như vậy, có thể nói mối quan tâm của Lỗ Tấn hướng về những
con người bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đều
là những con người khổ cực nhất, bất hạnh nhất, Lỗ Tấn đã dành mối quan tâm
đặc biệt đến những con người này.
Ngoài ra còn nhiều luận văn, đề tài cũng có đề cập đến vấn đề người phụ nữ
dù chưa đi sâu cụ thể nhưng cũng điểm qua những chi tiết liên quan đến vấn đề
người phụ nữ.
Trong Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Lỗ Tấn qua các truyện ngắn của
ông, Mai Trọng Vị đã khái quát một số nét về phong cách nghệ thuật của Lỗ
Tấn. Thứ nhất về đối tượng phản ánh cũng có nhắc đến hình ảnh của những
người phụ nữ: “Nhân vật của Lỗ Tấn còn là nạn nhân của bao nhiêu nỗi giày
vò, đày đoạ về cuộc sống tinh thần. Lễ giáo phong kiến luôn luôn thù địch với
họ, khiến họ hốt hoảng trước bao nhiêu câu hỏi dồn dập về số phận của họ. Đó
là thím Tường Lâm, cô Ái, chị Tư Thiền, là Tử Quân, vú Ngò” [25, 19], về ngôn
ngữ trong tác phẩm cũng được tác giả chỉ ra: “Trong tác phẩm của Lỗ Tấn cần

chú ý hai hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ
nhân vật cùng tồn tại trong tác phẩm” [25, 45], về nghệ thuật xây dựng hình
tượng người phụ nữ ông cho rằng: “Thím Tường Lâm trong truyện ngắn Lễ cầu
phúc đối thoại nhưng thực ra là độc thoại. Vỏn vẹn ba câu hỏi với tác giả và
một câu đối thoại với bà con Lỗ Trấn, mà tính cách nhân vật được khắc hoạ
đậm nét” [25, 49].
Trong Nhân vật nữ trung tâm và những chấn thương tinh thần trong truyện
ngắn của Lỗ Tấn, Trần Lê Hoa Tranh cũng đã đi vào tìm hiểu bi kịch của người
phụ nữ: “Lỗ Tấn không ngần ngại hào hứng xây dựng hình ảnh người phụ nữ
mới của Trung Quốc tương lai độc lập, tự tin, không lệ thuộc vào người khác, có
quyền làm chủ vận mệnh của mình” [21, 3]. Bên cạnh đó, những người nông dân
có số phận bất hạnh cũng được tác giả khắc hoạ một cách rõ nét: “Hình ảnh chị
Tư Thiền và chị Tường Lâm đều là chân dung những người phụ nữ nông dân bất
hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung Quốc: chồng chết, ở vậy nuôi con, con
chết, họ cô đơn ngay giữa đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông”
[21, 5]. Trần Lê Hoa Tranh cũng nhận định về những người phụ nữ biết đấu tranh
cho quyền lợi của mình: “Ái là người phụ nữ mạnh mẽ, đốp chát và triệt để. Cô
quyết tâm đi tìm lẽ công bằng cho cuộc hôn nhân đã tan vỡ của mình. Cô là hình
tượng phụ nữ đầu tiên của Lỗ Tấn dám đứng lên chống lại sự bất công, áp bức
của lễ giáo phong kiến, sự đè nén vô nhân đạo, sự tôn vinh chế độ nam quyền”

5
[21, 6]. Tác giả đã tìm hiểu về số phận của những người phụ nữ trong truyện
ngắn của Lỗ Tấn một cách tương đối cụ thể.
Trần Thị Thuý Nguyệt trong luận văn“Đề tài người lao động và người trí
thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” đã viết về hình ảnh người phụ nữ lao động:
“Người phụ nữ lao động trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có số phận éo le, cay
đắng. Họ bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến thần quyền và nam quyền” [13,
41]. Luận văn đã chỉ ra những số phận bất hạnh, những nguồn cơn gây ra nỗi
đau khổ của người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đó là “thím

Tường Lâm trong Lễ cầu phúc suốt đời bị lễ giáo phong kiến buộc vào cổ” [13,
41]; chị Tư Thiền trong Ngày mai đau đớn vì “niềm vui duy nhất trong cuộc đời
này là đứa con nhưng nó cũng rời bỏ chị mà đi, chị sống cô độc trong sự thờ ơ,
ghẻ lạnh, tàn nhẫn của người đời” [13, 42]; cô Ái “một cô gái mạnh mẽ, có tinh
thần phản kháng nhưng chưa có sự đoàn kết của tập thể nên đấu tranh của cô
trở thành cô độc, lạc lõng giữa dòng đời đầy bon chen” [13,43]. Bên cạnh đó,
luận văn còn khai thác về đề tài người phụ nữ trí thức tập trung qua nhân vật Tử
Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất: “Tử Quân là một phụ nữ có học
thức, hiểu biết, cô kiên quyết đấu tranh đòi tự do hôn nhân” [13, 62]. Khoá luận
đã đề cập đến hình ảnh những người phụ nữ lao động và phụ nữ trí thức nhưng
chưa đi sâu cụ thể vào đặc điểm tính cách chung, đặc điểm tính cách riêng của
người phụ nữ.
Từ những tư liệu trên cho thấy, những công trình nghiên cứu về truyện
ngắn Lỗ Tấn thì rất nhiều, tuy nhiên chưa có một công trình riêng nghiên cứu về
hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Chúng tôi chọn đề tài “
Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn (qua hai tập “Gào
thét” và “Bàng hoàng”)”. Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi sẽ tiếp thu
có chọn lọc ý kiến của các thế hệ đi trước.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của
Lỗ Tấn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn qua
hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”.


6
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận chỉ ra những đặc điểm tính cách của người phụ nữ và nghệ

thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, qua đó nêu
bật tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lỗ Tấn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát văn bản: Chúng tôi dựa vào việc khảo sát văn
bản để tìm ra những dẫn chứng làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá trong
đề tài. Thống kê, phân loại những chi tiết để làm sáng rõ tính cách của người
phụ nữ cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện
ngắn của Lỗ Tấn.
Phương pháp phân tích nhân vật: Để làm nổi bật những đặc điểm tính
cách của nhân vật và những biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đó.
Phương pháp so sánh: So sánh người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ
Tấn với người phụ nữ trong các tác phẩm văn học của các nhà nhà văn khác
trong và ngoài nước Trung Quốc.
5. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận đã chỉ ra được những đặc điểm tính cách chung, đặc điểm tính
cách riêng và nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khoá luận gồm hai chương
như sau:
Chương 1. Đặc điểm tính cách người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
Chương 2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện
ngắn của Lỗ Tấn.

7
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN

Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, với nhiều bút danh
như Lỗ Tấn, Thân Phi, Đường Sỹ, Ba Nhân… Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm
1881 ở phường Đông Xương, phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong gia đình

sĩ đại phu phong kiến sa sút. Ông nội là Chu Phúc Thanh (tự là Giới Phù) đỗ tiến
sĩ đời Thanh, có chân trong viện Hàn Lâm. Cha ông là Chu Phượng Nghi (tự là
Bá Nghi) học đến tú tài nhưng không ra làm quan. Mẹ ông là Lỗ Thuỵ, bà tự học
đến trình độ có thể xem được sách, tính tình bà hiền hậu, thương yêu con cái và
tiếp thu tư tưởng mới. Bà có ảnh hưởng rất lớn đến Lỗ Tấn, bút danh Lỗ Tấn
ông lấy từ họ mẹ.
Ngày 19 tháng 10 năm 1936 Lỗ Tấn qua đời sau một thời gian lâm bệnh nặng.
Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: Truyện ngắn, thơ cổ, thơ mới,
kịch, tạp văn, khảo cứu, nghị luận, phê bình, dịch thuật… Nội dung sáng tác bao
quát một phạm vi rộng lớn, một hệ thống tư tưởng dồi dào, rành mạch, gói gọn
trong một phong cách nghệ thuật độc đáo, sáng sủa, nhiều màu sắc. Trong số đó,
truyện ngắn và tạp văn là đặc sắc hơn cả.
Khi xây dựng hình tượng người phụ nữ Lỗ Tấn chú ý chỉ ra những đặc
điểm tính cách của họ. Trong chương này chúng tôi sẽ nêu khái quát những vấn
đề lí luận về nhân vật văn học, tính cách nhân vật và chỉ ra những đặc điểm tính
cách chung và riêng của người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
1.1. Nhân vật văn học và tính cách nhân vật
1.1.1. Nhân vật văn học
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù tác phẩm tự sự,
trữ tình hay kịch, dù gián tiếp hay trực tiếp thì văn học đều miêu tả con người.
Nhân vật văn học là “con người được miêu tả trong văn học bằng các phương
tiện văn học” [10, 277]. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn về
ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, có tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm
tự sự và kịch. Đó có thể là con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng
nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi
niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.
Nhân vật văn học được biểu hiện bằng phương tiện văn học. “Trong thơ trữ
tình, ta có nhân vật trữ tình, tức con người xuất hiện để tự bộc lộ nỗi niềm trước
cuộc sống. Đó là con người mang hình thức vô danh, tự bộc lộ mình bằng cảm


8
xúc, ý nghĩ cái nhìn bằng chính thế giới nội cảm. Trong tác phẩm kịch, nhân vật
là những con người bộc lộ mình qua hành động và lời nói của chính mình hoặc
tự vạch mặt mình” [24, 27].
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không
đồng nhất với con người có thật. Nhân vật văn học khác với nhân vật trong hội
họa, điêu khắc, bộc lộ trong hành động và quá trình. Nhân vật văn học có tính
hình tuyến (diễn ra trong thời gian từ đầu đến cuối), đồng hiện. Nó luôn hứa hẹn
những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Đồng thời nhân vật văn học còn
mang tính hồi cố, bởi vì mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại công thức nhận biết
ban đầu, đều làm nó sâu thêm, hoặc điều chỉnh cho xác đáng, nhưng không bao
giờ bỏ quên hay xa rời cái chuẩn mực ban đầu. Ví dụ như nhân vật Chí Phèo
trong Chí Phèo của Nam Cao từ đầu là một con người hiền lành, lương thiện dù
tính cách có bị biến đổi vì hoàn cảnh nhưng cuối cùng cái bản tính ban đầu vẫn
trở về trong con người Chí khi Chí vác dao đến nhà Bá Kiến đòi lại lương thiện -
cái mà Bá Kiến đã cướp đi của Chí, biến Chí thành con quỷ của làng Vũ Đại.
Thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học đã nêu lên kiểu và loại
nhân vật văn học tương ứng với những dấu hiệu phân loại khác nhau. Nhân vật
văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một
nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc phong cách. Những nét chung về
nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những biểu tượng văn học như: Văn
học về “con người nhỏ bé”, về “con người thừa”, văn học về “thế hệ mất
mát”… Những nhân vật văn học trở nên nổi tiếng thế giới chính là những hình
tượng vĩnh cửu như Asin, Uylixo, Acpagong… trong văn học thế giới.
1.1.2. Tính cách nhân vật
Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và
quan niệm về các nhân vật đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát
tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng.
Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất là “sự thể hiện các phẩm
chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm

chất tâm sinh lí của họ” [10, 279]. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất
của cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Nhưng người ta chỉ gọi là tính cách
những người mà sự thống nhất kia biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất xã
hội, lịch sử của nó. Tính cách ấy là hiện tượng nổi bật của đời sống con người.
Trong Nghệ thuật thơ ca, Arixtôt viết: “Tôi hiểu tính cách là lí do mà chúng ta
gọi nhân vật bằng một cái tên nào đó”, “nhân vật sẽ là có tính cách nếu trong
lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng hay ý chí nào đó, bất kể nó tốt

9
hay xấu như thế nào” [DT 10, 279]. Trong các ý kiến đó, ta thấy tính cách được
hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội, quy luật hành động
của nhân vật. Đó là nhận thức chung về tính cách như là nội dung của mọi nhân
vật văn học. Chẳng hạn tính cách nhút nhát và cả tin của A Thuận; tính cách
mạnh mẽ của Giamilia; tính xảo trá, lọc lừa của Xuân Tóc Đỏ…
Tính chung (hay tính khái quát, tính phổ biến) của tính cách là sự tổng hợp và
nâng cao những nét tiêu biểu có ở nhiều người cùng một nghề nghiệp, giới tính, tuổi
tác, giai cấp… Với những nét tính cách đó, trong những biểu hiện ấy, tính chung về
giai cấp là quan trọng nhất, vì nó quyết định bản chất xã hội của tính cách. Như tính
chung của những người dân Xô man là hiền lành, dũng cảm, gan dạ, có lòng
căm thù giặc sâu sắc… (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành).
Tính chung luôn có mối quan hệ mật thiết với tính riêng, bởi suy đến cùng
tính cách chính là sự biểu hiện cái chung qua cái riêng. Tính riêng (hay tính cụ
thể, tính cá biệt) của tính cách là tập hợp của những nét bền vững và độc đáo,
làm cho nó phân biệt rõ ràng với những tính cách khác về hình thể, tính tình,
tâm lí, phương thức hành động… Trong đó tính chất cá biệt của trạng thái tâm lí
là quan trọng nhất vì nó quyết định bản sắc cá nhân của tính cách. Tính cách keo
kiệt, bủn xỉn của Grăngđê; tính thương người, bao dung của Giăng-Van-Giăng;
tính ích kỷ của Hoàng…
Trong nghiên cứu văn học, thuật ngữ tính cách văn học có khi được dùng
để chỉ một kiểu nhân vật, phân biệt với nhân vật loại hình, nhân vật mặt nạ…

Còn thuật ngữ tính cách lại có thể dùng để chỉ đối tượng phản ánh của văn học.
Việc chú ý miêu tả tính cách là điểm đánh dấu văn học, như một nghệ thuật tách
ra khỏi loại hình tác phẩm ngôn từ nguyên hợp.
Vận dụng nguyên tắc đó Lỗ Tấn đã xây dựng nhân vật của mình hết sức
đa dạng và sống động về tính cách, ở cả những đặc điểm tính cách chung và đặc
điểm tính cách riêng.
1.2. Đặc điểm tính cách người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Trong truyện ngắn của mình Lỗ Tấn thể hiện người phụ nữ vừa ở những
nét tính cách chung, nhưng đồng thời mỗi nhân vật đều mang trong mình những
nét tính cách riêng, không trộn lẫn với nhân vật nào khác.
1.2.1. Đặc điểm tính cách chung
Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tẫn thường là những
con người khổ đau, họ phải chịu nhiều tủi nhục về tinh thần, nhưng họ là những
con người luôn khát khao hạnh phúc, biết phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi
của mình đồng thời luôn day dứt, đau khổ.

10
1.2.1.1. Khát khao hạnh phúc
Người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là những con người bị áp
bức, đè nén, bị lễ giáo phong kiến trói buộc. Lễ giáo phong kiến như một bức
tường thành cao, dày bủa vây lấy người người phụ nữ, không có cánh cổng nào
để thoát ra ngoài và những người phụ nữ yếu ớt đó cũng không đủ sức leo qua
bức tường đó. Tuy bị lễ giáo phong kiến ràng buộc nhưng họ là những con
người có khát vọng yêu đương, hôn nhân, gia đình, luôn vươn lên để có được
niềm hạnh phúc mà họ mong muốn đó là một gia đình êm ấm, một cuộc sống
bình thường, làm tròn bổn phận, thiên chức của một người phụ nữ.
Thím Tường Lâm trong tác phẩm Lễ cầu phúc là một người đàn bà bất
hạnh bị lễ giáo phong kiến, thần quyền bao vây mà không thể thoát được, luẩn
quẩn trong cái vòng ấy mãi.
Chế độ phong kiến tàn ác đã giết chết tâm hồn thím. Là một người phụ nữ

goá chồng, thím trốn khỏi gia đình chồng tàn nhẫn để đi ở kiếm sống. Thím
những mong đem sức lao động của mình để đổi lấy một cuộc sống tối thiểu, điều
mong ước ấy đâu có cao xa, ảo tưởng: “Ngày tháng trôi qua rất nhanh. Công
việc thím không hề bê trễ, ăn gì xong bữa thì thôi. Đã làm thì làm cật lực không
suy tính thiệt hơn. Ai cũng khen nhà ông Tư nuôi được người ở gái siêng năng,
lanh lẹn hơn cả đàn ông nữa. Công việc cuối năm một mình thím đảm đương
hết, nào là quét dọn, lau nền nhà, giết gà, mổ ngỗng, thức suốt đêm nấu nướng
sửa soạn lễ cầu phúc chẳng phải thuê mướn ai thêm. Thế nhưng thím lại lấy rất
làm hể hả, trên môi thoáng thấy có nụ cười, và mặt mày cũng béo trắng ra” [18,
214].
Nhưng cái mong muốn nhỏ nhoi, tội nghiệp đó cũng bị phá vỡ. Như một
con vật, thím lại bị bà mẹ chồng bắt về gả bán cho một anh trên miền núi “bà ta
nhận lời gả cho anh Sáu, người bên Hạ Gia Úc” [18, 217]. Rồi người chồng thứ
hai lại chết, con bị chó sói ăn thịt, anh chồng đến đuổi chị ra khỏi nhà để cướp
nhà, cướp đất đai “ai có ngờ được. Bây giờ thím ta một thân, một mình trơ trọi.
Ông anh chồng đến đòi nhà đuổi thím ta đi” [18, 219].
Tuy cuộc sống khổ cực đày ải thím nhưng thím Tường Lâm vẫn không
thôi khao khát hạnh phúc. Qua hai đời chồng, thím cũng mong mỏi một gia đình
hạnh phúc yên ấm, nhưng số phận không như người ta mong muốn, chồng chết
khi thím còn trẻ, niềm hạnh phúc chưa được trọn vẹn, chưa kịp làm mẹ thím đã
phải chịu đựng những mất mát đau khổ. Khi bị bắt lấy người chồng thứ hai dù
thím có chống trả quyết liệt, nhưng sau cũng bằng lòng. Thật sự trong thâm
tâm người phụ nữ nào cũng mong muốn tìm cho mình một điểm tựa, một bờ

11
vai vững chắc, một người bao bọc, có một cuộc sống bình yên, ấm áp bên gia
đình của mình. Khi thím sinh được một người con trai, và được người chồng
cũng là người chăm chỉ làm ăn thì dường như hạnh phúc đã mỉm cười với
thím: “Cuối năm thím ta đẻ một thằng con trai… gặp hai mẹ con mẹ cũng béo
mà con cũng béo. Anh chồng thì khoẻ như trâu, biết làm ăn. Cũng có một căn

nhà riêng hẳn hoi” [18, 219]. Niềm khát khao của một người phụ nữ chỉ có
thế thôi, một gia đình yên ấm hạnh phúc bên chồng, bên con, được làm vợ,
làm mẹ đúng nghĩa.
Bên cạnh thím Tường Lâm, cô Ái trong Ly hôn cũng là một người phụ nữ
có số phận không may mắn, lấy chồng, người chồng có thói quen trăng hoa đi
theo một người đàn bà khác ruồng rẫy cô. Bị ruồng rẫy cô càng khao khát hạnh
phúc, khao khát đòi quyền lợi lẽ phải. Cô quyết tâm đi tìm lẽ công bằng cho
cuộc hôn nhân của mình, cô vẫn muốn níu giữ hạnh phúc “đánh nhau bao nhiêu
bận rồi lại làm lành với nhau bao nhiêu bận” [18, 374] nhưng cuối cùng cũng
không xong. Có lẽ dù biết sẽ mất chồng, nhưng chút hạnh phúc, chút tình cảm
cuối cùng của cô với chồng cô cũng muốn cho chồng thấy, tận sâu trong thâm
tâm cô vẫn khát khao về một gia đình thật sự, một mái ấm bình yên.
Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất là một nữ sinh tắm mình
trong không khí sôi nổi của thời kì Ngũ Tứ với những tư tưởng mới mẻ, cô khát
khao đi tìm hạnh phúc với tình yêu xuất phát từ đôi bên chứ không phải áp đặt
theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Cô và Quyên Sinh yêu nhau, cô bỏ nhà
ra đi với Quyên Sinh cùng nhau tự tạo lập một gia đình riêng với tình yêu hai
người dành cho nhau. Khi nhận lời cầu hôn của Quyên Sinh thì Tử Quân “ngây
thơ như mắt trẻ con, ánh lên một niềm vui mừng lẫn lộn buồn thương, trong đó
lại có sự ngạc nhiên, sự nghi hoặc nữa” [18, 335]. Niềm hạnh phúc thật sự,
niềm hạnh phúc khát khao có được giờ nằm trong tầm tay làm con người ta bỗng
dưng hồn nhiên như đứa trẻ. Có một gia đình rồi Tử Quân vun vén, bồi đắp cho
tình yêu và làm một người vợ đảm đang “tuy không có tài về khoa nấu nướng,
nhưng nàng làm hết lòng, hết sức… suốt ngày mồ hôi đầm đìa, tóc cứ dính bết
vào trán và hai bàn tay thì ngày càng thô ráp đi” [18, 399]. Đây là những việc mà
một người phụ nữ, một người vợ có thể làm để vun vén, chăm sóc cho người
chồng, cho tổ ấm của mình. Những việc bình thường vụn vặt nhưng cũng chứa
đựng tình yêu lớn lao trong đó.
Chị Tư Thiền trong Ngày mai goá chồng, một mình nuôi con, cũng như
bao người phụ nữ khác, chị muốn có một chỗ dựa. Đặc biệt là khi con chị ốm

đau, một mình ôm con chờ trời sáng “người khác thì thấy chóng, nhưng chị thì

12
thấy sao mà lâu thế” [18, 51]. Có lẽ vì một mình không ai chia sẻ cùng, nên chị
càng nóng ruột, càng lo lắng hơn, giá như chồng chị còn sống thì chị sẽ không
vất vả thế, lúc này chị càng khao khát một gia đình trọn vẹn hơn bao giờ hết.
Lúc bế con đi chữa bệnh về mệt quá, chị “ rất mong mỏi có một vị thiên tướng
nào trên trời sai xuống giúp chị một tay” [18, 53], nhưng thực ra “vị thiên
tướng” mà chị mong mỏi ấy chính là một người đàn ông, một người chồng có
thể chèo chống, giúp đỡ, che chở cho chị và con trong những lúc ốm đau bệnh
tật, san sẻ bớt nỗi lo cho chị.
Khao khát của người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn thực ra cũng đơn
giản, một gia đình thực sự hạnh phúc nhưng dường như nó quá cao sang, xa vời
với họ.
A Thuận trong Trong quán rượu là một cô bé mới lớn, cũng biết khao
khát hạnh phúc, cái cô bé muốn chỉ là một cái “nơ nhung”. Cái “nơ nhung”
không chỉ đơn thuần là một đồ trang sức đối với cô gái mà còn ẩn chứa trong đó
nhiều ý nghĩa. Cô rất thích một chiếc nơ nhung màu đỏ nhưng không được
“cũng muốn có một cái, nhưng không làm sao có được” [18, 236]. Người Trung
Quốc vốn có quan niệm màu đỏ là màu của hạnh phúc, của sự may mắn. Hình
ảnh chiếc nơ nhung màu đỏ là biểu tượng cho ước mơ, khát vọng của cô bé tội
nghiệp về một cái gì đó thật tốt đẹp, thật hạnh phúc. Chỉ một vật nhỏ nhoi thế
thôi cũng nằm ngoài tầm tay của cô bé: “Thứ “nơ” nhung đó thì các tỉnh miền
Bắc mới có chứ ở thành S tìm đâu ra; con bé muốn có thì có làm sao được” [18,
236]. Hạnh phúc luôn nằm ngoài tầm tay của A Thuận. Cô vất vả khổ sở từ bé,
không dám đòi hỏi điều gì, ốm nặng cũng giấu bố. Có một người chồng chưa
cưới, đó cũng là một niềm hạnh phúc mà cô mong mỏi, nhưng người chồng đó
như thế nào, cô cũng không biết “xấu hổ không dám hỏi ai” [18, 239]. Qua việc
không có được chiếc nơ nhung đó càng thấy cô bé mơ ước, khát khao hạnh phúc
như thế nào. Đến khi chiếc nơ nhung được mang về cho cô bé thì đã muộn, cô

bé đã chết, hạnh phúc, ước mơ trở thành vô nghĩa. Con người ta lúc sống thì
luôn khát khao kiếm tìm hạnh phúc, thậm chí cả những điều ngoài tầm tay của
mình. Điều trớ trêu là khi hạnh phúc đến thì tất cả lại trở nên vô nghĩa.
Trong truyện ngắn Lỗ Tấn dường như gia đình, hạnh phúc là điều mà
người phụ nữ không bao giờ có được trọn vẹn nên họ luôn khát khao và mong
ước. Là con người không ai là không khát khao một niềm hạnh phúc, đặc biệt
với những người phụ nữ phải chịu bao nhiêu áp bức, bất công, chịu bao nhiêu tủi
hổ. Họ chỉ mong muốn có một mái ấm gia đình, một người chồng, một người
yêu thương, chở che cho mình. Nhưng dường như càng bất công hơn khi những

13
ước muốn đó cũng bị từ chối và họ phải sống âm thầm, lặng lẽ, mang theo bên
mình bao nỗi tủi thân, mặc cảm và khát khao.
Hình tượng người phụ nữ khát khao hạnh phúc không chỉ được đề cập tới
trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Trong văn học Nga ta bắt gặp một Giamilia trong
Giamilia của Ts. Aitmatop mặc dù đã có chồng nhưng cuộc sống không hạnh
phúc, đến khi gặp Đaniyar tình yêu trong nàng trỗi dậy, nàng khát khao một
hạnh phúc thật sự, nàng đã cùng Đaniyar bỏ trốn “anh Đaniyar, em đã đến,
chính em đã đến với anh” [1, 92], “mặc cho thiên hạ nói gì thì nói” [1, 93].
Giamilia khát khao hạnh phúc, dám kiếm tìm hạnh phúc và vượt lên trên tất cả
để có được hạnh phúc đó.
Qua ngòi bút của Lỗ Tấn, những khát khao hạnh phúc của người phụ nữ
hiện lên một cách giản dị nhưng thiết tha, gợi lên trong lòng người đọc bao nỗi
cảm thương về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Qua
những khát khao tưởng như nhỏ bé đó, tác giả lên án, tố cáo những hủ tục phong
kiến vẫn còn đè nặng lên vai người phụ nữ không cho họ được hưởng một chút
hạnh phúc nào dù đó là điều họ xứng đáng được hưởng.
1.2.1.2. Có tinh thần phản kháng
Phải chịu nhiều tủi nhục, ngang trái, nhiều bất công đè nén trong cuộc đời,
người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn không chỉ khát khao hạnh phúc mà còn

biết phản kháng, biết đứng dậy đấu tranh để giành hạnh phúc, giành quyền sống
chính đáng cho mình.
Thím Tường Lâm trong truyện Lễ cầu phúc lấy chồng, chồng chết, ở với
bà mẹ chồng cay nghiệt, không chịu được cuộc sống đó, thím đã bỏ nhà đi làm
thuê, những mong kiếm được công việc nuôi thân và thoát khỏi bà mẹ cay nghiệt
“thím ở nhà còn có bà mẹ chồng cay nghiệt lắm” [18, 214]. Việc thím bỏ nhà đi
làm thuê đã cho thấy thím đã có ý thức đấu tranh, tự tìm cho mình một lối thoát,
một con đường sống, thím không cam chịu cuộc sống đày đoạ, khổ sở thế mãi.
Khi bị bắt về để gả cho người khác thím “khóc và la lên mấy tiếng” [18,
215], thím đã vùng vẫy cố mong có ai đó nghe và cứu mình, thím sợ một cuộc
sống lặp lại như cũ với bà mẹ chồng cay nghiệt. Khi bị gả cho người khác thím
phản kháng kịch liệt: “Thím ta làm giữ lắm cơ… suốt dọc đường cứ la hét, chửi
bới ầm ỹ lên, lúc về đến Hạ Gia Úc thì khản tịt cả cổ. Lôi ra khỏi kiệu, hai người
đàn ông và chú em nữa ra sức kìm giữ thím ta lại, mà thím ta cũng chẳng chịu lễ
bái cho ra trò, vừa sơ ý, hở tay ra một cái; là ối giời ơi, a di đà phật, thím ta
đập đầu ngay vào góc hương án rồi, thủng một lỗ sâu hoáy, máu tươi vọt ra,

14
phải lấy hai nắm tàn nhang dịt vào, rồi lấy hai vuông vải điều buộc chặt lại mà
vẫn không cầm nổi. Mãi đến khi mỗi người một tay xúm lại vực thím ta vào
trong buồng với chồng, rồi khoá trái lại mà thím ta vẫn chửi” [18, 218]. Sự phản
kháng của thím Tường Lâm tuy là sự phản kháng tiêu cực, tìm đến cái chết
nhưng dù sao ý thức phản kháng, chống lại sự ép buộc cũng đã hình thành trong
đầu thím. Phản kháng để thoát khỏi sự sắp đặt của người khác, phản kháng để
không làm trái với lễ giáo phong kiến.
Trong truyện Ly hôn cô Ái là một người phụ nữ mạnh mẽ, dám thách thức
cả lễ giáo phong kiến để giành lại công bằng, để tìm lại hạnh phúc cho mình, cô
đã nhiều lần đi kiện chồng và gia đình chồng. Sự đấu tranh của cô Ái là đấu
tranh cho mình, nhằm cứu vớt danh dự cho bản thân khi bị chồng ruồng bỏ phũ
phàng: “Anh nghĩ xem, thằng chó ấy nó mê một con đàn bà goá thế là nó bỏ tôi.

Tưởng dễ lắm đấy” [18, 374]. Hành động đi kiện của cô Ái cho ta thấy trong tư
tưởng của cô, ý thức phản kháng đã hình thành, cô không chấp nhận bị coi
thường, không cam chịu sự ruồng rẫy của người chồng có cưới xin đàng hoàng
“về làm dâu nhà hắn có cưới xin hẳn hoi, kiệu hoa đến rước chứ có phải Đã
dễ mà rẫy ra được” [18, 380]. Cô muốn giãi bày những uất ức mà cô phải chịu
đựng cho người khác hiểu, thanh minh cho mình, không phải lỗi do mình mà bị
chồng bỏ rơi, cô cũng mong nhận được sự thông cảm của người đời, tránh sự
khinh bỉ của những người xung quanh với hoàn cảnh của mình. Cô rất kiên
quyết: “Thế thì cháu sẽ liều mạng, cùng khuynh gia bại sản luôn thể” [18, 381].
Sự hăm hở, kiên quyết của cô cho thấy ý thức phản kháng mạnh mẽ, niềm tin
lớn lao vào sự phản kháng đó. Cô vừa hi vọng vừa tin chắc rằng mình sẽ đòi lại
được công bằng cho bản thân và gia đình.
Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất là một nữ sinh của thời
đại mới, với những tư tưởng mới, cô không chịu ép mình trong lễ giáo phong
kiến, mà vươn mình tới những tư tưởng phóng khoáng hơn, đứng lên đấu tranh,
tìm hạnh phúc cá nhân và một cuộc sống mới. Việc bỏ nhà ra đi và sống cuộc
sống vợ chồng với Quyên Sinh đã khẳng định được bản lĩnh cũng như sự thách
thức và phản kháng của cô với xã hội. Cô kiêu hãnh tuyên bố: “Người em là của
em, không ai có quyền can thiệp vào đời em cả” [18, 333]. Cô chống lại cả bề dày
lịch sử, sống với cái tôi cá tính của mình, hiểu rõ những gì mình nói và hành động,
dường như “trong óc nàng niềm tin tưởng triệt để đó kể còn dứt khoát mạnh mẽ”
[18, 334]. Trước những ánh mắt “tò mò, chế nhạo, đểu cáng, khinh bỉ” [18,336]
của những người xung quanh cô vẫn thản nhiên “bất chấp tất cả, không thèm bận
lòng vì những điều ấy, cứ khoan thai bình tĩnh bước tới, thản nhiên như đi giữa
chốn không người” [18, 336]. Sự phản kháng của Tử Quân còn thể hiện ở việc

15
“nàng đã to tiếng với ông chú đến nỗi ông chú giận, không nhận nàng là cháu nữa”
[18, 337]. Để tìm được hạnh phúc của mình, để được sống là chính mình, cô bất
chấp tất cả, bỏ nhà ra đi, từ bỏ mọi thứ thuộc gia đình của mình. Đó là sự phản

kháng kiên quyết, mãnh liệt của Tử Quân.
Ở nước ta, đề tài người phụ nữ được phản ánh xuyên suốt tiến trình của
văn học. Nhìn chung, họ đều là những người phụ nữ chịu thương, chịu khó, giàu
lòng vị tha, họ cũng chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời, cũng bị những tư tưởng
phong kiến lạc hậu trói buộc và đâu đó vẫn có những con người có tư tưởng
phản kháng, đứng lên chống lại các thế lực áp bức, đứng lên giải thoát cho mình
để tìm cho mình một cuộc sống mới. Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô
Tất Tố là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, chăm chỉ làm ăn. Nhưng số
phận của chị vẫn long đong lận đận, gặp nhiều oan trái, hết nạn nọ đến nạn kia
vì sự đè nén áp bức của thế lực thống trị ở nông thôn. Ở chị cũng có tinh thần
phản kháng chống lại thế lực thống trị khi bị chúng áp bức quá đáng “mày trói
ngay chồng bà đi, bà cho mày xem” [20, 295]. Lời nói của chị như một lời thách
thức đối với bọn phong kiến tay sai chà đạp con người. Ở chị Dậu không chỉ ánh
lên với vẻ đẹp của người mẹ, người vợ đảm đang tháo vát, yêu chồng, thương
con mà chị còn ánh lên với phẩm chất của người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh.
Mặc dù đang rất cần tiền để cứu chồng nhưng chị không chịu bán rẻ nhân phẩm
của mình cho bọn quyền thế. Hành động ném tiền vào mặt tri phủ Tư Ân và
vùng ra ngoài đêm tối khi bị ông quan trên tám mươi tuổi sàm sỡ đã phản ánh sự
đấu tranh quyết liệt của chị Dậu.
Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, cũng là một phụ nữ có
số phận không may mắn, chịu món nợ truyền kiếp cho cha mẹ và cô cũng bị sợi
dây phong kiến, thần quyền siết chặt: mình đã cúng ma nhà nó chứ người kia tội
tình gì mà chết ở đây. Cô đã đứng dậy phản kháng, cắt dây trói cho A Phủ và
cũng chính là cắt sợi dây thần quyền trói buộc cô bấy lâu nay, giải thoát cho
mình đi tìm một cuộc sống mới.
Trong sáng tác của nhóm “Tự Lực văn đoàn”, để đấu tranh cho quyền
sống, quyền bình đẳng của người phụ nữ, nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt đã
phản ứng gay gắt với mẹ chồng:“Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền
đánh tôi, bà cũng là người, tôi cũng là người” [8, 143], cô đã dũng cảm và
mạnh mẽ đứng dậy đấu tranh để được giải phóng, không chịu sự ràng buộc của

bất kì một luật lệ, một quan niệm nào.
Sự phản kháng của người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn không có
một kết thúc như mong muốn là do sự hiểu biết chưa rõ ràng về những việc họ làm,

16
về những thế lực mà họ đối phó, cũng như chưa có sự đoàn kết mà chỉ là những cá
nhân tự phát đấu tranh nên cuối cùng họ vẫn trở về con đường cũ.
1.2.1.3. Luôn day dứt đau khổ
Khi viết về người phụ nữ Lỗ Tấn thường đề cập đến trạng thái bi kịch
trong tâm hồn họ mà không dừng lại ở nỗi đau thể xác. Lỗ Tấn muốn nhấn mạnh
đến gánh nặng tinh thần do xã hội đặt lên vai người phụ nữ để họ phải mang
theo suốt quãng đời còn lại của mình. Đó là những nỗi ân hận, giày vò, day dứt
khôn nguôi như thím Tường Lâm, chị Tư Thiền, cô Ái, những bà mẹ…
Cuộc đời thím Tường Lâm (Lễ cầu phúc) là chuỗi những đau khổ không
dứt. Người ta có thể kêu rên về nỗi đau thể xác như thím: đi ở, bị đánh, bị bắt
cóc, bị đuổi, đi ăn xin… nỗi đau về thể xác thì có thể dễ quên nhưng những gánh
nặng về tinh thần cứ bám riết lấy thím trên từng đoạn đường đời.
Thím có hai đời chồng, người chồng thứ nhất kém thím mười tuổi sống
bằng nghề hái củi và chẳng may bị chết, thím trở thành người đàn bà goá bụa
khi còn trẻ, lấy người chồng thứ hai do bị gả bán, cuộc sống dần dần ổn định thì
tai hoạ liên tiếp đổ ập xuống đầu thím: Người chồng thứ hai chết “cái anh chồng
thím ta sức vóc thế, lại còn trẻ, ai có ngờ ốm một trận thương hàn là lăn đùng ra
chết” [18, 219], thím lại goá bụa lần nữa. May mắn lần này thím còn có một
người con trai, thím lại chăm chỉ làm ăn nuôi con “là người siêng năng: đốn củi,
hái chè, nuôi tằm, làm được tất nên cũng tạm đủ ăn” [18, 219]. Nhưng dường
như bi kịch không dừng lại ở đó, cuộc đời người phụ nữ này có lẽ không bao giờ
thoát khỏi sự bất hạnh: chồng chết, con lại bị chó sói tha mất. Niềm hi vọng duy
nhất của thím cũng bỏ thím mà đi nốt. Đang yên ấm với một gia đình hạnh phúc,
bỗng dưng mất đi tất cả, thím trở thành người cô độc trên cõi đời, một thân, một
mình trơ trọi, thêm nữa anh của người chồng thứ hai đến đòi nhà, thím trở thành

người không nhà, không cửa, không nơi nương tựa: “Thằng con trai thím lại bị
chó sói tha mất… anh chồng đến đòi nhà, đuổi thím ta đi, thím ta thực bước
đường cùng” [18, 219]. Vì sự sơ suất của mình dẫn đến cái chết của đứa con,
điều đó cứ đeo bám thím, làm thím không nguôi nghĩ đến, cứ kể đi, kể lại câu
chuyện mất con. Hình ảnh đứa con bị chó sói ăn thịt luôn ám ảnh tâm trí người
mẹ. Thím sống trong nỗi dằn vặt, day dứt, đau khổ về chuyện mất con. Nỗi đau
chồng chất nỗi đau, bất hạnh nối tiếp bất hạnh, cuộc đời người phụ nữ này
dường như không lối thoát, điển hình nhất cho những người phụ nữ bất hạnh ở
nông thôn trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
Sau những bất hạnh liên tiếp giáng xuống cuộc đời thím Tường Lâm
dường như sức sống trong con người thím giảm đi rất nhiều. Từ chỗ “siêng

17
năng, lanh lẹn hơn cả đàn ông” [18, 214] giờ đây thành ra một người khác hẳn
“thím đâm ra nhút nhát, sợ đêm tối, sợ bóng đen… hoặc có khi thím ngồi ngây
ra chẳng khác gì pho tượng gỗ. Chưa đầy nửa năm, tóc thím đã bạc ra, thím
không nhớ được gì cả, thậm chí quên luôn cả việc đi vo gạo” [18, 224]. Sự đau
đớn, đầy đoạ về tinh thần khiến con người ta khổ sở hơn về thể xác. Đặc biệt vì
sợ bị tội, thím Tường Lâm đã đi cúng bậc cửa ở miếu thành hoàng, hi vọng mọi
người sẽ chấp nhận. Nhưng vẫn không ai cho thím rửa tội, thím Tư vẫn không
cho thím sửa soạn lễ cầu phúc “thím để đấy thôi, thím Lâm” [18, 226], đó như
một đòn nặng nề cuối cùng giáng xuống tâm hồn thím làm thím đờ đẫn, mụ mị
ra, mất hết khả năng suy nghĩ.
Bị đuổi đi khỏi nhà thím Tư, cuộc sống của thím càng trở nên cùng cực
hơn nhưng thím cũng không dám chết vì thím sợ chết xuống âm phủ sẽ bị cưa
đôi người ra như U Liễu nói. Cuộc đời người phụ nữ bất hạnh, sống đã không
được, chết cũng không xong, cứ đày đoạ thím đến nỗi “chỉ đôi tròng con mắt
đưa đi, đưa lại mới chứng tỏ rằng thím còn là một con người đang sống mà
thôi” [18, 207]. Trong một đêm gió tuyết, lúc nhà nhà đang làm lễ cầu phúc thì
thím chết còng queo bên vệ đường, chết vì đói và rét. Cuối cùng thím đã chết

thật sự, cái chết về thể xác, nhưng chắc chắn rằng thím đã ra đi không thanh
thản, đến lúc chết câu hỏi băn khoăn của thím “con người ta chết rồi thì có linh
hồn nữa không?” [18, 208] vẫn không có lời đáp, thím mang theo nó đi cùng cái
chết của mình về thế giới bên kia. Tường Lâm đã luôn sống trong nỗi ân hận, day
dứt cả trong quá khứ và trong hiện tại, luôn mang theo gánh nặng tinh thần đó bên
mình, không làm sao dứt ra được.
Chị Tư Thiền (Ngày mai) cũng có số phận bất hạnh như Tường Lâm. Chị
goá chồng và ở vậy nuôi con, chị chăm chỉ làm việc những mong nuôi con khôn
lớn, sớm tối mẹ con quây quần, chị làm việc không biết mệt mỏi. Nhưng sau
một trận ốm đứa con của chị đã bỏ chị mà đi, chị như không tin vào sự thật.
Niềm vui, niềm an ủi duy nhất của chị đã không còn, những tháng ngày sau chị
không biết sẽ làm việc và sẽ sống như thế nào: “Đối với chị lúc đó, mỗi tấc sợi
kéo ra hình như đều có ý nghĩa, có linh hồn. Nhưng bây giờ thì thế nào? Điều
đó, chị quả thực không nghĩ ra được như thế nào cả” [18, 37].
Sau khi mất đứa con trai duy nhất, đau đớn quá chị dường như không tin
vào sự thật“ chị giương to mắt nhìn xung quanh lấy làm quái lạ; những việc xảy
ra đều là những việc không thể xảy ra được. Chị nghĩ bụng: “mình chiêm bao
chăng”” [18, 55], chị “không tin những việc xảy ra là thực” [18, 55], “chị càng
nghĩ càng sửng sốt. Rồi chị cũng thấy một việc khác cũng lạ nữa là cái gian nhà

18
chị ở sao lại vắng vẻ thế này” [18, 56]. Sự cô quạnh trong tâm hồn đã làm cho
chị thấy mọi thứ đều trống trải, vắng lặng đến lạ. Niềm hi vọng, nguồn sống của
chị đã bỏ chị mà đi. Chị muốn nhìn lại thằng Báu, muốn gặp đứa con bé nhỏ có
“cặp mắt bé tí, đen láy” [18,56] cũng chỉ có thể gặp lại nó trong giấc mơ của
mình “muốn ngủ ngay để được trông thấy mặt thằng Báu của chị” [18, 57].
Chị đã sống bằng hi vọng, hi vọng sụp đổ cuộc sống của chị không còn
ý nghĩa. Quá khứ thật hạnh phúc: “Nhớ lại hồi nào, chị ngồi kéo sợi, thằng
Báu ngồi cạnh ăn đậu hồi hương; nó giương cặp mắt bé tí, đen láy nhìn chị
một lúc lâu” [18, 56] giờ đây “chị cảm thấy cái gian nhà to lớn, trống trải đó

vây lấy chị, đè lên người chị, làm cho chị không thở được” [18, 56]. Chị Tư
Thiền từ nay về sau sống một mình vò võ, không còn niềm hi vọng, không
biết dựa dẫm vào ai. Chị sống trong nỗi đau khổ, dày vò, luôn nghĩ đến đứa
con bé nhỏ của chị. Cuộc sống của chị thực sự không còn ý nghĩa, với chị đó là
cái chết về tinh thần.
Trong truyện Ly hôn, Cô Ái sau khi đi kiện về không có kết quả, vừa mất
chồng vừa bị nhà chồng khinh, cô phải sống trong sự miệt thị của người đời:
“Hai bà cụ ở phía mũi ngồi niệm Phật khe khẽ, lần tràng hạt, hết nhìn cô Ái lại
nhìn nhau, bĩu môi gật đầu” [18, 376]. Ngay cả những người theo đạo Phật nổi
tiếng là từ bi cũng không dành cho cô một chút thương cảm nào còn khinh bỉ cô.
Cô phải sống suốt quảng đời còn lại trong tủi nhục, không ngẩng mặt lên được,
mang trong mình những day dứt, khổ đau, dằn vặt ở hiện tại và tương lai, một sự
tổn thương tinh thần không gì có thể hàn gắn được.
Hai bà mẹ trong truyện ngắn Thuốc đều chịu sự đau khổ, day dứt ở trong
cuộc sống hiện tại. Một bà mẹ có con bị bệnh lao, chạy chữa cho con bằng mọi
cách với một hi vọng “ăn đi con, sẽ khỏi ngay thôi” [18, 42], những mong thang
thuốc mà khó khăn lắm mới mua được sẽ phát huy tác dụng, sẽ cứu sống đứa
con duy nhất của mình, nhưng cuối cùng đứa con vẫn chết mang theo bao hi
vọng của bà. Sự đau đớn mất mát đó làm cho bà Hoa già nhanh hơn: “Gió hiu
hiu thổi vào mớ tóc ngắn của bà ta, so với năm ngoái chắc là bạc nhiều lắm rồi”
[17, 47], bà cũng không muốn tin vào sự thật nên bà cứ “ngẩn ngơ như đang chờ
đợi cái gì. Chính bà ta cũng chẳng biết bà ta chờ đợi cái gì nữa” [18, 47].
Cùng nỗi đau mất con nhưng bà mẹ của Hạ Du càng xót xa hơn khi con bị
chết oan. Vừa mất con vừa mang tiếng oan, dường như nỗi đau ấy nhân lên gấp
bội phần “Du ơi! Oan con lắm Du ơi! Chắc con không quên được, và con đau
lòng lắm phải không con? Con hiển hiện lên cho mẹ biết con ơi” [18, 48]. Tiếng

19
kêu xé ruột của người mẹ thể hiện nỗi đau tột cùng, một sự mất mát quá lớn lao
luôn dằn vặt người mẹ này.

Cùng thời với Lỗ Tấn, Tào Ngu trong vở kịch Lôi Vũ qua nhân vật Thị
Bình cũng cho ta cảm nhận về nỗi đau khổ bất hạnh của người lao động lúc bấy
giờ. Vì không môn đăng hộ đối, Thị Bình bị đuổi ra khỏi nhà trong khi đang
mang thai đứa con thứ hai của Chu Phác Viên. Bà đi nơi khác sinh sống, lấy
chồng mới và sinh thêm được một người con gái. Trớ trêu thay, hai đứa con
cùng mẹ khác cha của bà lại yêu nhau. Những tưởng như thế là oan trái, nghiệt
ngã lắm rồi, không ngờ bất hạnh hơn khi họ có thai với nhau. Người mẹ này như
không tin vào sự thật, đau đớn đến ngây dại: “A! Chỉ có giời biết ai là kẻ có tội,
ai đã gây nên nghiệp chướng này!… Giời ơi, nếu như giời có muốn làm tội, thôi
thì trị một mình tôi là đủ rồi. Chỉ một mình tôi là kẻ đã làm nên tội lỗi” [4, 508].
Khi sự việc được sáng tỏ, hai đứa con biết được sự thật đau đớn này đã tự sát.
Lòng người mẹ tê dại, chết đi “không tài nào khóc được nữa” [4, 517]. Nỗi đau
đớn đến tột cùng khiến bà như ngây, như dại, không tin vào sự thật. Ngoài nỗi
bất hạnh đến cùng cực khi cùng lúc mất đi hai đứa con do bà đứt ruột sinh ra,
giờ đây bà còn phải chịu đựng sự dày vò về tinh thần khi “chính tôi là người đã
lỡ bước đầu tiên… bao nhiêu oan nghiệt, đều tại lòng tôi cả” [4, 508], điều đó
sẽ đeo đẳng, ám ảnh bà đến hết cuộc đời này không lúc nào buông tha.
Cuộc đời của nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn luôn đa đoan
không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan tác chia lìa,
không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa ngay ngắn. Dường như truyện của Lỗ
Tấn viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã.
Và hầu như các nhân vật nữ của Lỗ Tấn không ai dám tự tử, mà họ đều sống
trong đau khổ, chết trong cô đơn.
Sống trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, lúc mà người ta còn đặc biệt
khắt khe với người phụ nữ, không thể kể ra hết những quan niệm ràng buộc, tục
lệ oái ăm trói buộc cuộc đời người phụ nữ. Họ mang những đặc điểm tính cách
chung đó là họ luôn khát khao hạnh phúc, có tinh thần phản kháng và luôn sống
trong ám ảnh, day dứt, đau khổ. Đi sâu vào tìm hiểu điều đó Lỗ Tấn muốn tìm ra
con đường đấu tranh để giải phóng người phụ nữ khỏi áp bức, bất công, bóc lột
đồng thời tố cáo chế độ xã hội đã bóp nghẹt quyền sống của con người nhất là

người phụ nữ.
1.2.2. Đặc điểm tính cách riêng
Nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn thường có sự thống nhất cao độ
giữa tính cách khái quát chung và tính cả thể hoá sinh động. Bên cạnh những nét

20
tính cách chung, điển hình, phổ quát, mỗi nhân vật lại có những nét tính cách
riêng, độc đáo, khó có thể trộn lẫn.
1.2.2.1. Tử Quân - một người vừa cương quyết vừa bạc nhược
Lỗ Tấn không chỉ xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới của Trung Quốc
độc lập, tự tin không lệ thuộc vào người khác, có quyền làm chủ vận mệnh của
mình, ông còn chỉ ra “người phụ nữ ra ngoài xã hội mà không có quyền làm chủ
về kinh tế thì họ cũng vô dụng, vì họ biết làm gì để sống” [21, 2]. Lỗ Tấn đã
thể hiện sự khâm phục của mình đối với những người phụ nữ tiến bộ. Trong
cơn biến động xã hội lúc bấy giờ trí, thức đóng vai trò quan trọng trên vũ đài
chính trị. Đặc điểm của trí thức Trung Hoa lúc bấy giờ là ôm ấp nhiều mộng
đẹp, có lí tưởng, cầu tiến nhưng khi gặp thất bại thì thường bi quan chán nản,
dao động, cuối cùng dần trở nên cô độc, phản lại lí tưởng của mình rồi chết
dần, chết mòn. Nhân vật Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất là
một người trí thức như thế.
Là một nữ sinh tắm mình trong không khí sôi nổi, đổi thay của thời Ngũ
Tứ, Khổng giáo bị liệng qua cửa sổ, phụ nữ được tự do yêu đương, tự do học
hành… cô đã theo lí tưởng mới đó và tự tạo lập cho mình một con đường riêng.
Cô vươn lên thoát li khỏi những định kiến của xã hội để sống đúng với bản chất,
nguyện vọng chính đáng của mình. Cô đã bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi của tình
yêu, để thực hiện lí tưởng ước mơ của mình, đó là tự do yêu đương, tự do hôn
nhân, không chịu sự sắp đặt của gia đình.
Với Tử Quân, lí tưởng sống và tình yêu là một. Tình yêu tiếp sức cho cô
có được những tư tưởng mới, lòng ham hiểu biết, tiến bộ và nhiệt huyết muốn
thay đổi “hồi đó sở dĩ nàng dũng cảm được, bất chấp được tất cả là vì yêu tôi”

[18, 354]. Tình yêu chân chính biến đổi con người cô, giúp cô đấu tranh vượt
qua những khó khăn, những định kiến của xã hội cũ.
Cô đã kiên quyết đấu tranh, phá bỏ cái lễ giáo phong kiến đã tồn tại bao
đời nay để hoà nhập vào tư tưởng tiến bộ, mới mẻ lúc bấy giờ, cô đã từng tuyên
bố: “Người em là của em, không ai có quyền can thiệp vào đời em cả” [18,
333], khi khẳng định điều này cô biết mình đang đứng ở đâu và làm gì, cô thách
thức cả bề dày lịch sử phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để tự vươn lên
làm chủ bản thân mình. Lúc đó cô hết sức “rành rọt, kiên quyết, trầm tĩnh” [18,
333], cho thấy sự phản kháng mạnh mẽ, cương quyết trong ý thức của cô. Có lẽ
niềm tin vào lí tưởng, vào tình yêu đã giúp cô mạnh mẽ như vậy.

×