Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương môn tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.49 KB, 12 trang )

ĐÊ CƯƠNG MÔN TỘI PHẠM HỌC
I.
Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? (3 điểm)
1. Tội phạm và tình hình tội phạm là hai khái niệm đồng nhất với nhau
Nhận định sai. Bởi vì khái niệm tội phạm được quy định tại điều 8 BLHS 2015
sửa đổi, bổ sung 2017, được hiểu rút gọn: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, trái pháp luật hình sự, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ”. Còn tình hình tội phạm được hiểu là “thực trạng và diễn biến của tội phạm đã
xảy ra trong đơn vị thời gian và không gian nhất định”.
Như vậy, khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm là không đồng nhất với nhau.
Bản chất cho thấy sự hai khái niệm này là không đồng nhất thể hiện ở chỗ: tội
phạm được xem xét dưới góc độ là một hiện tượng chính trị - xã hội và pháp lý,
còn tình hình tội phạm lại cho biết được thực trạng và diễn biến của hiện tượng đó
trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định
2. Để xác định tội phạm ẩn các nhà tội phạm học thường chỉ dựa vào
phương pháp phỏng vấn
Nhận định sai. Phỏng vấn thuộc phương pháp điều tra để nghiên cứu về tội phạm
ẩn. Tuy nhiên, ngoài phương pháp phỏng vấn còn có phương pháp điều tra tự thuật,
điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu vềtội phạm ẩn.
3. Tình hình tội phạm không có tính phụ thuộc pháp lý ***
Nhận định sai. Tội phạm luôn có tính phụ thuộc pháp lý vì được phản ánh trong
luật hình sự. Khi quy định của luật hình sự có sự thay đổi thì tội phạm cũng có xu
hướng thay đổi theo hướng mở rộng hay thu hẹp phạm vi hành vi bị coi là tội phạm
thì tội phạm cũng sẽ có sự thay đổi theo. Nói cách khác, sự chuyển biến của tội


phạm có thể phụ thuộc vào sự thay đổi việc mở rộng hay hạn chế phạm vi hành vi
bị coi là tội phạm trong luật hình sự.
4. Tội phạm rõ là những tội phạm chỉ bao gồm các tội phạm đã qua xét xử
Nhận định sai.Bởi vì, tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lí về hình sự và đã được


đưa vào thống kê tội phạm. Trong đó tội phạm đã được xử lí về hình sự bao gồm:
tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt) và các trường hợp đã được xác định là
tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xét xử vì lí do khác nhau, như: đã
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã chết…
5. Tội phạm rõ là tội phạm đã bị xử lý về hình sự và có trong thống kê tội
phạm
Nhận định đúng.Bởi vì, “tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lí về hình sự và đã
được đưa vào thống kê tội phạm”. Trong đó tội phạm đã được xử lí về hình sự bao
gồm: tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được
miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt) và các trường hợp đã được xác
định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xét xử vì lí do khác nhau,
như: đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã chết…
6. Tội phạm ẩn có thể là tội phạm đã xảy ra đã bị xử lý về hình sự và đã có
trong thống kê tội phạm
Nhận định sai. Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được
thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc
không được đưa vào thống kê tội phạm.
7. Tội phạm ẩn là tội phạm đã xảy ra nhưng không có trong thống kê tội
phạm


Nhận định đúng. Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được
thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc
không được đưa vào thống kê tội phạm.
8. Tội phạm rõ có thể là tội phạm chưa bị xử lí về hình sự
Nhận định sai.Bởi vì, “tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lí về hình sự và đã
được đưa vào thống kê tội phạm”. Trong đó tội phạm đã được xử lí về hình sự bao
gồm: tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được
miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt) và các trường hợp đã được xác

định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xét xử vì lí do khác nhau,
như: đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã chết…
9. Tội phạm học là khoa học thực nghiệm ***
Nhận định sai. Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về
tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục
đích phòng ngừa tội phạm.
10. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học chỉ bao gồm: tội phạm hiện
thực, nguyên nhân của tội phạm hiên thực
Nhận định sai. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học bao gồm tội phạm hiện
thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm
11. Kiểm soát tội phạm không phải là đối tượng nghiên cứu của TPH?
Nhận định sai. Theo khái niệm của TPH thì đối tượng nghiên cứu của TPH bao
gồm tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội
phạm


12. TPH và khoa học Luật hình sự không có mối quan hệ với nhau
Nhận định sai.Tội phạm học nghiên cứu tình hình, nguyên nhận và kiểm soát tội
phạm.Khoa học luật hình sự nghiên cứu tội phạm và hình phạt.
Mối quan hệ giữa tội phạm học và khoa học luật hình sự thể hiện ở chỗ:
Tội phạm học, khi nghiên cứu các đối tượng của mình không chỉ dựa trên cơ sở
các quy định của luật hình sự mà còn phải dựa trên cơ sở giải thích pháp luật của
khoa học luật hình sự.
Ngược lại, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học cũng cung cấp những thông tin, những luận cứ thực tiễn và xã hội cho
khao học luật hình sự để có thể khai thác, sử dụng trong nghiên cứu phục vụ cho
việc hoàn thiện các quy định của luật hình sự thuộc lĩnh vực khoa học luật hình sự.
Vì lẽ trên, có thể khẳng định khoa học luật hình sự và tội phạm học mối quan hệ
với nhau.
13.Tội phạm học và khoa học luật tố tụng hình sự không có mối quan hệ

với nhau
Nhận định sai. Tội phạm học nghiên cứu tình hình, nguyên nhận và kiểm soát tội
phạm.Khoa học luật tố tụng hình sự nghiên cứu các thủ tục tố tụng hình sự mà
trong đó luật hình sự được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để xác định tội
phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Mối quan hệ giữa tội phạm học và khoa học luật tố tụng hình sự thể hiện ở
chỗ:
Tội phạm học, khi nghiên cứu các đối tượng của mình không chỉ dựa trên cơ sở
các quy định của luật tố tụng hình sự mà còn phải dựa trên cơ sở giải thích pháp
luật của khoa học luật tố tụng hình sự.


Ngược lại, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học cũng cung cấp những thông tin, những luận cứ thực tiễn và xã hội cho
khao học luật hình sự để có thể khai thác, sử dụng trong nghiên cứu phục vụ cho
việc hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình sự thuộc lĩnh vực khoa học luật
tố tụng hình sự. Vì lẽ trên, có thể khẳng định khoa học luật tố tụng hình sự và tội
phạm học mối quan hệ với nhau.
14. TPH và khoa học điều tra tội phạm không có mối quan hệ với nhau
Nhận định sai.Tội phạm học nghiên cứu tình hình, nguyên nhận và kiểm soát tội
phạm.Khoa học điều tra tội phạm là khoa học về đấu tranh chống tội phạm bằng
ngăn chặn và làm rõ tội phạm.
Mối quan hệ giữa TPH và khao học điều tra tội phạm thể hiện ở chỗ:
Tội phạm học, khi nghiên cứu các đối tượng của mình cần phải dựa trên tri thức
khoa học của khoa học điều tra tội phạm và ngược lại, những kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của tội phạm học trong lĩnh vực này cũng sẽ được khoa học điều tra
tội phạm khai thác và sử dụng phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả đấu tranh chống
tội phạm .
15. TPH và tâm lý học/xã hội học/tâm thần học không có mối quan hệ với
nhau

Nhận định sai.Vìkhi thực hiệnnhiệm vụnghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng
nghiên cứu của mình, bắt buộc tộ phạm học phải dựa vào các nghành khoa học về
xã hội và con người nêu trên bằng cách vận dụng, phát triển, liên kết các tri thức
khoa học và các phương pháp nghiên cứu của nghành khoa học này để phân tích,
giải thích về hiện tượng xã hội là tội phạm, các nguyên nhân của tội phạm và kiểm
soát tội phạm.


16.Thuật ngữ TPH theo nghĩa đen là nghiên cứu về tội phạm và hình phạt
Nhận định sai. TPH là khoa học liên ngành thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm
(hiện thực), nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm nhằm mục
đích phòng ngừa tội phạm .
17. Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở
nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm
Nhận định đúng. Vì thông qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể
rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm
18. Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện có thể chia nguyên nhân của tội phạm
thành nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
Nhận định sai. Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện có thể chia nguyên nhân của tội
phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát
từ người phạm tội
19.Nguyên nhân của tội phạm chỉ bao gồm nguyên nhân từ môi trường
sống và nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội
Nhận định sai.Ở mức độ tổng quan có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành:
nhóm nguyên nhân từ moi trường sống, nhóm nguyên nhân xuất phát từ người
phạm tội và tình huống cụ thể
20. Tình huống cụ thể không đóng vai trò gì trong cơ chế hình thành hành
vi phạm tội
Nhận định sai. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể
đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Một số tình huống đã trực tiếp

tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó hình thành hành vi
phạm tội


21. Nạn nhân không đóng vai trò gì trong cơ chế hình thành hành vi phạm
tội
Nhận định sai. Trong một số trường hợp vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm
phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện
Ví dụ: Trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (theo
quy định của điều 124 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
22. Trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội, nạn nhân luôn đóng vai trò
là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạmđược thực hiện
Nhận định sai. Vì vai trò của nạn nhân của tội phạm có thể hạn chế được phần nào
tội phạm xảy ra trên thực tế
Ví dụ: đề cao tinh thần cảnh giác, thận trọng trong việc bảo vệ tài sản sẽ giúp hạn
chế các tội phạm xâm hại quan hệ sở hữu.
23.Nhân thân người phạm tội chỉ bao gồm các đặc điểm sinh học và đặc
điểm tâm lý của cá nhân người phạm tội
Nhận định sai. Nhân thân người phạm tội bao gồm các đặc điểm thuộc 3 nhóm
sau: đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý và đặc điểm xã hội
24. Nhóm dấu hiệu sinh học thuộc nhân thân người phạm tội bao gồm giới
tính, độ tuổi và các đặc điểm thể chất khác
Nhận định đúng. Trong nhóm dấu hiệu sinh học sẽ bao gồm giới tính, tuổi và một
số đặc điểm thể chất khác
25.Nghề nghiệp là một đặc điểm tâm lý thuộc nhân thân người phạm tội
Nhận định sai. Nghề nghiệp là một đặc điểm xã hội thuộc nhân thân người phạm
tội


26.Tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân luôn luôn có yếu tố lỗi của nạn

nhân trong cơ chế hình thanh hành vi phạm tội
Nhận định sai. Có những trường hợp tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân mà nạn
nhân không có lỗi trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội.
Ví dụ: Tội giết hoặc vứt con mới đẻ
II.

Câu lý thuyết (2 điểm)

Câu 1: Phân tích khái niệm nạn nhân theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp?
Khái niệm nạn nhân đã được tranh luận từ giữa thế kỷ XX. Tuy chưa có quan điểm
thống nhất, nhưng những tranh luận đều theo hai xu hướng: xu hướng xác định nạn
nhân theo nghĩa hẹp và xu hướng xác định nạn nhân theo nghĩa rộng
Thứ nhất, đối với xu hướng theo nghĩa hẹp
Nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp được biểu hiện như sau: Nạn nhân của
tội phạm là những cá nhân, đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình
cảm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra
Nạn nhân theo nghĩa hẹp bao gồm hai đặc điểm sau:
+ Nạn nhân của tội phạm là con người tự nhiên ( thể nhân )
+ Đã chịu thiệt hại
Thứ hai, đối với xu hướng nạn nhân theo nghĩa rộng
Xu hướng này đã mở rộng khái niệm về tội phạm. Theo đó khái niệm nạn
nhân tội phạm được hiểu là những cá nhân, tổ chức đã chịu thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do
hành vi phạm tội gây ra


Theo đó, nạn nhân của tội phạm không chỉ còn là thể nhân mà bao gồm cả
pháp nhân
Ví dụ: Tội phạm về kinh tế sẽ bao gồm các thể nhân và các pháp nhân bi xâm hại
quyền và lợi ích hợp pháp

Có thể thấy rằng, nội hàm của khái niệm đã được mở rộng, không chỉ bao
gồm cả nạn nhân trực tiếp mà còn bao gồm cả nạn nhân gián tiếp. Việc xác định
nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chính
xác hậu quả của hành vi phạm tội gây ra
Câu 2: Phân tích nguyên nhân của tội phạm từ các nhóm nguyên nhân
Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác đọng qua lại
giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội
Ở mức độ tổng quan có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành 3 nhóm nguyên
nhân:
+ Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống
+ Nhóm nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội
+ Tình huống cụ thể ( ở một số trường hợp được coi là nguyên nhân
đưa đến hành vi phạm tội)
Thứ nhất, đối với nhóm nguyên nhân từ môi trường sống
Đây là những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống tác động đến sự
hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân
Những nhân tố từ môi trường sống, có thể ảnh hưởng dẫn đến việc hình thành và
phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân là:
+ Các tiểu môi trường mà cá nhân sống và giao tiếp thường xuyên ( môi trường gia
đình, môi trường trường học, moi trường nơi cá nhân làm việc và cư trú...)


+ Môi trường xã hội vĩ mô ( tác động sự phân hoá giàu nghèo, vấn đề thất nghiệp,
bất bình đẳng xã hội, tác động của chính sách pháp luật...)
Thứ hai, đối với nhóm nguyên nhân từ người phạm tội
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ người phạm tội lại ít
được lưu tâm. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc nghiên cứu nhóm nguyên nhân này
có ý nghĩa quan trọng. Từ những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm có thể dự đoán
được tội phạm xảy ra trong tương lai. Từ đó, đề xuất biện pháp phòng ngừa phù
hợp

Nhóm nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội tập trung vào việc tìm hiểu
ba nhóm dấu hiệu sau
+ Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội
như: tuổi, giới tính và một số đặc điếm sinh học khác
+ Nhóm dấu hiệu tâm lý có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội như:tính ích kỷ, hận
thù, ham chơi, lười lao động...
+ Nhóm các dấu hiệu văn hoá-xã hội, nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến hành vi
phạm tội
Ví dụ: Người có trình độ văn hoá thấp, thường chiếm tỷ lệ phạm tội cao trong
những tội phạm xâm phạm sở hữu
Thứ ba, tình huống cụ thể
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc
phát sinh tội phạm vào thời điểm nhất định
Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ
thể thì chia tình huống thành: tình huống căng thẳng phức tạp kéo dài, tình huống
diễn ra nhanh chóng chớp nhoáng, tình huống dễ dàng thuận lợi


Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện có thể chia thành tình huống phát sinh do
thảm hoạ tự nhiên và tình huống do con người tạo ra
Ở một số trường hợp nhất định tình huống cụ thể đóng vai trò như là nguyên
nhân phát sinh tội phạm
Câu 3: Phân tích các yếu tố làm tăng nguy cơ nạn nhân của tội phạm?
Nạn nhân của tội phạm được hiểu theo nghĩa hẹp là nhũng cá nhân đã chịu
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi
ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.
Nạn nhân của tội phạm được hiểu theo nghĩa rộng là những cá nhân, tổ chức
đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền
và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm bao gồm các yếu tố

sau:
Thứ nhất, các yếu tố thuộc về cá nhân con người trong việc thúc đẩy nguy cơ trở
thành nạn nhân của tội phạm.
Trước hết phải kể đến đặc điểm tâm sinh lý của nạn nhân. Các đặc điểm tâm
sinh lý của con người đóng vai trò đáng kể trong việc tạo điều kiện thúc đẩy quá
trình trở thành nạn nhân của tội phạm. Các đặc điểm tâm, sinh lí của con người tác
động đến việc thực hiện hành vicủa họ thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ hay hành
động. Chính những lời nói, cử chỉ hay hành động này trong những tình huống cụ
thể đã góp phần kích thích, thúc đẩy làm phát sinh hành vi phạm tội.
Những phẩm chất tâm lý lệch lạc như: lòng tham, sự ích kỷ, coi thường tính
mạng sức khoẻ người lhasc, thói quen hưởng thụ... khi đặt trong tình huống tiêu
cực cũng dễ hình thành hành vi phạm tội


Yếu tố sinh học cũng có vai trò thức đẩy việc phát sinh và hình thành hành vi
phạm tội. Đó là các đặc điểm đặc thù như: độ tuổi, giới tính, sức khoẻ
Lối sống của một người hoặc một nhó người trong nhiều trường hợp cũng là
nguyên nhân quan trọng thúc đẩy quá trình trở thành nạn nhân của tội phạm
Thứ hai, những nhân tố khách quan bao gồm:
Thời gian và địa điểm luôn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi
phạm tội. Thời gian, địa điểm thuận lợi thường là những lúc, những nơi vắng vẻ
Ví dụ: thời gian buổi trưa, buổi tối hoặc những nơi vắng vẻ như cánh đồng hoang...
Yếu tố nghề nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm
tội. Một số đặc thù nghề nghiệp là mục tiêu nhắm đến của nhiều loại tội phạm
Ví dụ: Lái xe ôm, lái xe taxi, kinh doanh vàng bạc
Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội cũng có vai trò vô cùng quan
trọng trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội. CÓ thể chia thành nhiều nhóm mối
quan hệ như: MQH gần gũi, MQH bạn bè thân thiết, MQH quen biết, MQH không
quen biết, MQH mới thiết lập...
Tóm lại, nạn nhân đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế hình thanh f hành

vi phạm tội. Những yếu tố làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm có vai
trò khác nhau trong việc thức đẩy và hình thành hành vi phạm tội. Ở mỗi loại tội
khác nhau thì ảnh hưởng của những yếu tố này cũng không giống nhau



×