Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo – khu vực Vĩnh Phúc dưới sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý_báo cáo tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 63 trang )

MỤC LỤC
Danh mục bảng.................................................................................................................1
Danh mục hình.................................................................................................................. 2
Các chữ viết tắt.................................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 5
1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng..................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ, VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT...............................................................7
1.1.Cơ sở lý luận về bản đồ, viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động sử dụng đất..7
1.2.Cơ sở lí luận về biến động sử dụng đất......................................................................17
Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng là tiền đề, cơ sở đầu
tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất
cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc
gia.................................................................................................................................... 23
1.3.Đặc điểm sử dụng đất của người dân ở vùng đệm VQG Tam Đảo............................23
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG
ĐỆM VQG TAM ĐẢO – KHU VỰC VĨNH PHÚC.......................................................31
2.1.Mô tả dữ liệu viễn thám.............................................................................................31
2.2.Phân tích, giải đoán ảnh viễn thám hiện trạng sử dụng đất của người dân ở Vùng đệm
VQG Tam Đảo trước khi thành lập VQG........................................................................38
2.3.Phân tích, giải đoán ảnh viễn thám hiện trạng sử dụng đất của người dân ở Vùng đệm
VQG Tam Đảo sau khi thành lập VQG...........................................................................41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................47
3.1.Kết quả biến động sử dụng đất vùng đệm VQG Tam Đảo – khu vực Vĩnh Phúc......47
3.2.Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất vùng đệm VQG Tam Đảo – khu vực Vĩnh
Phúc................................................................................................................................ 51
3.3.Phân tích biến động sử dụng đất vùng đệm VQG Tam Đảo – khu vực Vĩnh Phúc....58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................62
Danh mục bảng



MỤC LỤC........................................................................................................................ 1
Bảng1. Mẫu và khóa giải đoán ảnh các thời kỳ...............................................................35
Bảng 2. Số liệu hiện trạng sử dụng đất vùng đệm VQG Tam Đảo..................................39
1


Bảng 3. Số liệu hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo............................40
Bảng 4. Số liệu hiện trạng sử dụng đất vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo - 2005.........42
Bảng 5. Số liệu hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo - 2005...................43
Bảng 6. Số liệu hiện trạng sử dụng đất vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo - 2015.........45
Bảng 7. Số liệu hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Trù- huyện Tam Đảo..............................46
Bảng 8. Ma trận biến động sử dụng đất Vùng đệm – VQG Tam Đảo 1991 – 2005.........49
Bảng 9. Ma trận biến động sử dụng đất xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo 1991- 2005........49
Bảng 10. Ma trận biến động sử dụng đất Vùng đệm – VQG Tam Đảo 2005 – 2015.......50
Bảng 11. Ma trận biến động sử dụng đất xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo 2005- 2015......50

Danh mục hình

Hình 1. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu..............................................................30
Hình 1. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu..............................................................30
Hình 2. Ảnh viễn thám khu vực huyện Tam Đảo 1991 tổ hợp màu giả 1-4-7 dùng để
phân loại thảm thực vật...................................................................................................31
Hình 3. Ảnh viễn thám khu vực huyện Tam Đảo năm 2005 tổ hợp màu giả 1-4-7 dùng để
phân loại thảm thực vật...................................................................................................32
Hình 4. Ảnh viễn thám khu vực huyện Tam Đảo năm 2015 tổ hợp màu giả 5-4-3 dùng để
phân loại các loại hình sử dụng đất khác.........................................................................33
Hình 5. Sơ đồ các điểm khảo sát thực tế.........................................................................37
Hình 6. Kết quả phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh năm 1991............................................38
Hình 7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng đệm VQG Tam Đảo - 1991.......................39

Hình 8. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Trù huyện Tam Đảo - 1991....................40
Hình 9. Kết quả phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh năm 2005............................................41
Hình 10. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng đệm VQG Tam Đảo - 2005.....................42
Hình 11. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Trù huyện Tam Đảo - 2005..................43
Hình 12. Kết quả phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh năm 2015..........................................44
Hình 13. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng đệm VQG Tam Đảo – 2015.....................45
Hình 14. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Trù huyện Tam Đảo - 2015..................46
Hình 15. Biểu đồ sử dụng đất các thời kỳ Vùng đệm – VQG Tam Đảo..........................47
Hình 16. Biểu đồ sử dụng đất các thời kỳ xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo........................48
Hình 17. Bản đồ biến động sử dụng đất vùng đệm – VQG Tam Đảo 1991 - 2005..........52
........................................................................................................................................ 53
2


Hình 18. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo 1991 - 2005.......54
Hình 19. Bản đồ biến động sử dụng đất vùng đệm – VQG Tam Đảo 2005 - 2015..........55
........................................................................................................................................ 56
Hình 20. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo 2005 - 2015.......57

3


Các chữ viết tắt
GIS
VQG
TP

Hệ thống thông tin địa lý
Vườn quốc gia
Thành phố


4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng đệm VQG Tam Đảo gồm có 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã: Tam
Dương, Bình Xuyên, TP. Vĩnh Yên, Lập Thạch(Vĩnh Phúc), Sơn Dương (Tuyên Quang),
Đại Từ (Thái Nguyên) với tổng diện tích là 15.515ha. Tuy nhiên, các xã vùng đệm đều là
các xã miền núi nên diện tích canh tác đất nông nghiệp ít, việc quy hoạch đất nông
nghiệp không hợp lý, người dân lại sống xen kẽ với diện tích rừng do VQG quản lý. Vì
vậy, người dân đã tự ý biến đổi các mục đích sử dụng đất dẫn đến nhiều biến động về sử
dụng đất trong khu vực.
VQG Tam Đảo được đánh giá là nơi có thảm thực vật rừng nguyên sinh cộng với cấp độ
đa dạng sinh học cao nhất ở Việt Nam. Biến đổi rừng do các nguyên nhân khai thác phi pháp và
mở rộng đất sản xuất nông nghiệp là tác nhân chính nguy hại cho các nỗ lực bảo tồn đa dạng
sinh học ở đây.
Thoái hóa đất canh tác đã được ghi nhận là một trong những nguyên nhân chính đe dọa
mất ổn định ở vùng đệm của các khu bảo tồn ở Việt Nam. Đặc biệt, diện tích đất thoái hóa ngày
càng mở rộng tại các khu bảo tồn đang tạo ra sức ép lớn lên nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học.
Vấn đề thoái hóa này là kết quả của việc quản lý lỏng lẻo, việc sử dụng đất thường chưa phù
hợp với các đặc điểm vốn có của đất.
Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý GIS đang ngày càng được ứng dụng vào nhiều
lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là trong quản lí và sử dụng đất đai. Đề tài
“Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo – khu vực
Vĩnh Phúc dưới sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý" ứng dụng viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý nghiên cứu biến động sử dụng đất của người dân sống ở khu vực này từ giai
đoạn trước và sau khi thành lập VQG từ đó đưa ra những định hướng sử dụng đất hợp lý cho
phát triển sinh kế bền vững của người dân đồng thời góp phần giải quyết những khó khăn, mâu
thuẫn tồn tại trong việc bảo tồn và phát triển.


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá sự biến động về sử dụng đất của người dân sống ở vùng đệm vườn quốc
gia Tam Đảo – khu vực Vĩnh Phúc trong thời gian trước và sau thành lập vườn quốc gia
5


với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý: góp phần xây dựng cơ sở khoa học phục vụ
quản lý và sử dụng đất gắn với sinh kế của người dân.
* Các mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu các hình thái sử dụng đất của người dân ở vùng đệm VQG Tam Đảo ở hai
thời điểm trước và sau khi thành lập VQG Tam Đảo.
- Phân tích, đánh giá các loại hình sử dụng đất bị biến đổi ở giai đoạn sau khi VQG Tam
đảo được thành lập.
3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp, đánh giá:
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập và xử lý tài liệu sau khi đã thu
thập được từ nhiều nguồn khác nhau.
Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS:
Trong quá trình nghiên cứu lãnh thổ, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan tới Địa Lý
thì cần phải sử dụng phương pháp này để thể hiện một cách trực quan và tổng hợp các
vấn đề nghiên cứu. Từ đó, dễ dàng đưa ra được các giải pháp hữu ích mang tính khả thi
cao.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Phương pháp này không thể thiếu được trong quá trình triển khai đề tài, khảo sát
thực tế, làm việc với các bên liên quan, thu thập bổ trợ các tư liệu, kiểm tra tính thực tiễn
trong các mẫu giải đoán ảnh vệ tinh.

6



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ, VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.

Cơ sở lý luận về bản đồ, viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động sử
dụng đất

1.Bản đồ biến động sử dụng đất

1.1 Khái niệm:
Bản đồ biến động sử dụng đất là bản đồ chuyên đề thể hiện sự thay đổi về sự phân
bố các loại đất qua các thời điểm xác định. Bản đồ biến động sử dụng đất được lập theo
cấp đơn vị hành chính.
Ưu điểm của bản đồ biến động sử dụng đất là thể hiện rõ được sự biến động theo
không gian và thời gian. Diện tích biến động được thể hiện rõ ràng trên bản đồ, đồng
thời cho chúng ta biết có biến động hay không hay biến động từ loại đất nào sang loại
đất nào. Nó có thể được kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu tham chiếu khác để phục vụ có
hiệu quả cho rất nhiều mục đích khác nhau như quản lý tài nguyên, môi trường, thống
kê, kiểm kê đất đai.
Về cơ bản, bản đồ biến động sử dụng đất được thành lập trên hai cơ sở bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu vì vậy độ chính xác của bản đồ này
phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm
nghiên cứu.

1.2. Mục đích và ý nghĩa:
Bản đồ biến động sử dụng đất là loại tài liệu không phải quản lý thường xuyên
của các cơ quan địa chính các cấp, nhưng việc thành lập bản đồ sẽ giúp cho các cơ quan

quản lý nhà nước về đất đai có một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Thông qua tình hình biến động sử dụng đất giúp nhà quản lý có cái nhìn bao quát
về quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đưa ra phương án quản lý sử dụng đất có
hiệu quả hơn cho các kỳ quy hoạch tiếp theo.
1.3. Các hình thức biến động sử dụng đất:

7


Thay đổi về ranh giới, địa giới hành chính: Do nhà nước thay đổi địa giới hành
chính các cấp trong quá trình tách hoặc gộp các đơn vị hành chính.
Thay đổi về mục đích sử dụng đất: Do quá trình chuyển từ diện tích đất nông
nghiệp sang đất ở, đất ở đô thị, đất khu công nghiệp,...quá trình chuyển từ đất chưa sử
dụng sang các loại đất khác...
Thay đổi về hình thể, khoanh vi đất: Do quá trình dồn điền đổi thửa, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, quá trình sạt lở, xói mòn,...
2. Viễn thám
2.1. Phương pháp viễn thám
2.1.1. Khái niệm
Viễn thám được định nghĩa như một khoa học và công nghệ mà nhờ nó các tính
chất của vật thể quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân tích mà không cần tiếp xúc
trực tiếp với chúng 1 và được phát triển dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học
kỹ thuật cũng như công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin…, viễn thám là một môn khoa
học liên ngành với mục tiêu cung cấp thông tin nhanh nhất và khách quan phục vụ cho
các ngành kinh tế quốc dân.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của viễn thám là các sự vật và quá trình xảy ra trên
bền mặt trái đất. Viễn thám không nghiên cứu trực tiếp các quá trình và sự vật đó mà
nghiên cứu gián tiếp thông qua các hình ảnh của chúng là các bức kí tự về sự phân bố lại
năng lượng Mặt Trời được phản xạ lại từ các vật trên bề mặt Trái Đất. Nhiệm vụ nghiên

cứu của viễn thám:
- Phát triển cơ sở kỹ thuật các thiết bị ghi nhận thông tin viễn thám như các hệ
thống máy chụp ảnh, các hệ thống máy xử lý thông tin.
- Nghiên cứu khả năng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên và tác động qua
lại của môi trường đến khả năng phản xạ phổ.
- Hoàn thiện các phương pháp xử lý thông tin trên mặt đất, các phần mềm tin học
cho việc xử lý tư liệu viễn thám để có thể khai thác tốt các tư liệu viễn thám thu nhận
được.

1

Nguyễn Trọng Tuyển (2001) “Bài giảng Trắc địa ảnh và viễn thám I”

8


Phương pháp viễn thám và phương pháp sử dụng bức xạ điện từ (ánh sáng nhiệt,
sóng cực ngắn) như một phương tiện để điều tra, đo đạc đặc tính của đối tượng2.
2.1.2. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật viễn thám:
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin chủ
yếu vê đặc tính của đối tượng. Các sóng điện từ này được các bộ cảm biến (sensor) đặt
trên các vật mang (Máy bay, khinh khí cầu, vệ tinh…) thu nhận. Thông tin về năng
lượng phản xạ này được ghi nhận bởi các ảnh viễn thám và được xử lý tự động trên máy
hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia.

Hình : Viễn thám từ việc thu nhận thông tin đến người sử dụng (Theo Ravi Gupta, 1991)
Nguồn năng lượng chính được sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời.
Toàn bộ quá trình thu nhận và xử lý ảnh viễn thám có thể chia thành năm phần
năng lượng cơ bản:
- Nguồn cung cấp năng lượng

- Sự tương tác với các vật thể trên bề mặt đất
- Sự chuyển đổi năng lượng phản xạ từ vật thể thành dữ liệu ảnh số bởi bộ cảm biến
- Hiển thị ảnh số cho việc giải đoán và xử lý.
Năng lượng của sóng điện từ khi lan truyền qua môi trường khí quyển sẽ bị các
phân tử khi hấp thụ dưới các hình thức khác nhau tùy thuộc từng vùng bước sóng cụ thể.
2

Lê Quý An (2002) Hoạt đông khoa học, số 3, tr 13+14+28

9


Hiện tượng phản xạ phổ liên quan mật thiết với môi trường mà trong đó sóng điện từ lan
truyền. Dải sóng điện từ được coi là dải sóng từ 0.1µm đến 10 km.
2.1.3. Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên
Đồ thị phổ phản xạ được được xây dựng với chức năng là một hàm của giá trị phổ
phản xạ và bước sóng, được gọi là đường cong phổ phản xạ. Hình dáng của đường cong
phổ phản xạ cho biết một cách tương đối rõ ràng tính chất phổ của một đối tượng . Hình
dạng đường cong phụ thuộc rất nhiều vào tính chất các đối tượng. Trong thực tế, các giá
trị phổ của các đối tượng khác nhau, của một nhóm đối tượng cũng rất khác nhau song
về cơ bản chúng dao động quanh giá trị trung bình.
Đặc tính phản xạ phổ của các điều kiện tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
điều kiện chiếu sáng, môi trường khí quyển và bề mặt đối tượng cũng như bản thân các
đối tượng đó (độ ẩm, lớp nền, thực vật, chất mùn, cấu trúc bề mặt…). Như vậy, đối với
các đối tượng khác nhau sẽ có khả năng phản xạ phổ khác nhau.
Năng lượng Mặt Trời (E0) chiếu xuống mặt đất dưới dạng sóng điện từ, năng
lượng này sẽ tác động lên bề mặt Trái Đất nói chung, bề mặt của một đối tượng nào đó
nói riêng thì một phần (E px) bị phản xạ trở lại, một phần (E ht) bị đối tượng hấp thụ và
chuyển thành dạng năng lượng khác, phần còn lại (E tq) bị truyền qua. Có thể mô tả quá
trình đó qua công thức:

E0 = Epx + Eht + Etq
Các đối tượng tự nhiên trên bề mặt đất rất đa dạng và phức tạp. Song xét cho
cùng thì chúng cấu tạo bởi ba loại đối tượng cơ bản: thực vật, đất và nước. Mỗi loại đối
tượng có đặc trưng phản xạ phổ khác nhau.

10


Hình : Phản xạ phổ của đất, nước và thực vật
- Thực vật:
+ Thực vật khỏe mạnh chứa nhiều diệp lục phản xạ rất mạnh ánh sáng có bước
sóng từ 0,45 – 0,67 µm (tương ứng với dải sóng màu lục - Green) vì vậy ta nhìn thấy
chúng có màu xanh lục.
+ Ở vùng hồng ngoại phản xạ (từ 0,7 – 1.3 µm) thực vật có khả năng phản xạ rất
mạnh.
- Nước :
+ Nước trong chỉ phản xạ mạnh ở vùng sóng của tia xanh lơ (Blue) và yếu dần
khi chuyển sang vùng xanh lục và bị triệt tiêu ở cuối dải sóng đỏ (Red).
+ Khi nước đục, khả năng phản xạ tăng lên do ảnh hưởng sự tán xạ của các vật lơ
lửng. Sự thay đổi về tính chất của nước (độ đục, độ mặn., độ sâu….) đều ảnh hưởng đến
tính chất phổ của chúng.
- Đất khô: đường cong phổ phản xạ của đất khô khá đơn giản, ít có những cực đại
và cực tiểu một cách rõ ràng, do các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất phổ của đất khá
phức tạp và không rõ ràng như ở thực vật.
2.3. Đặc điểm của ảnh vệ tinh
2.3.1. Cấu trúc của ảnh vệ tinh
Hình ảnh được cấu tạo bởi rất nhiều phần tử rất nhỏ gọi là các pixel. Các pixel có
kích thước bằng nhau sắp xếp theo hàng và cột, vị trí bất kì nào của một phần tử ảnh hay
“pixel” đều được xác định trên hệ thống tọa độ X,Y. Mỗi pixel có một giá trị số Digital
number (DN), tương ứng với giá trị độ phản xạ phổ, giá trị này ghi lại cường độ của điện

từ rơi vào một phần tử phân giải ở trên mặt đất mà diện tích đó thể hiện bằng một pixel.
2.3.2. Các dạng tư liệu viễn thám
Tiêu chuẩn để phân biệt các dạng tư liệu viễn thám:
-

Độ phân giải không gian (0,2 – vài km)
Độ phân giải phổ (số kênh phổ)
Diện tích vùng quét
Thời gian chụp là bao nhiêu ngày (độ phân giải thời gian)
Phương pháp chụp: Phương pháp chụp ảnh khung hay phương pháp quét tạo ảnh

Một số dạng ảnh vệ tinh thông dụng:
11


*)Ảnh Landsat:
Tài liệu thu thập được từ hệ thống quét đa phổ (MSS) và TM (Thematic mapper)
Landsat được ghi trên băng từ của máy tính. Tư liệu ảnh MSS Landsat có độ phân giải
mặt đất là 79 x 79 m, một bức ảnh bao gồm 2340 đường quét, với chiều dài của vùng là
186km và rộng là 170km theo hướng quỹ đạo. Mỗi pixel có chiều rộng 79m theo hướng
quỹ đạo và 57m theo hướng quét. Mỗi đường quét bao gồm 3240 pixel. Cho mỗi pixel
có 4 giá trị về độ phản xạ được ghi lại theo 4 band phổ.
Độ phân giải về thời gian của ảnh khá lớn cứ sau 12 ngày thì khu vực lại được
chụp lại một lần.
*)Ảnh TM Landsat
Độ phân giải mặt đất của Landsat TM là 30 x 30m, một ảnh bao gồm 5965 đường
quét với 185km chiều dài đường quét. Mỗi một đường quét bao gồm 6167 pixel và mỗi
band gồm 34,9x106 pixel. Loại ảnh TM có 7 kênh phổ
*)Ảnh Spot của Pháp
Độ phân giải mặt đất của ảnh là 65 X 65 km. Mỗi pixel có khích thước là 20x

20m ảnh Spot có 3 kênh phổ
*)Ảnh QUICKBIRD
Độ phân giải mặt đất 16,5 km x16,5 km. Độ phân giải ảnh 70cm
Tần suất quay trở lại: 1 đến 3,5 ngày phụ thuộc vào vĩ độ
Chu kỳ: 93,4 phút
2.4. Khả năng khai thác thông tin từ ảnh viễn thám trong nghiên cứu biến
động sử dụng đất
Trong những năm gần đây, kỹ thuật viễn thám ngày càng phát triển và phạm vi
ứng dụng của nó ngày càng rộng lớn. Ngày nay, tư liệu viễn thám hoàn toàn có khả năng
là tư liệu độc lập để thành lập bản đồ vì những thông tin mà chúng ta khai thác được từ
tư liệu viễn thám là những thông tin có giá trị đối với nội dung bản đồ. Trong đó, thành
lập bản đồ lớp phủ mặt đất là một trong những ứng dụng tiêu biểu và quan trọng của tư
liệu viễn thám. Với bản chất việc thu nhận ảnh là đo giá trị phần trăm phản xạ của năng
lượng sóng điện từ từ các đối tượng trên mặt đất, viễn thám có ưu thế cơ bản trong theo
dõi lớp phủ mặt đất, như lớp phủ rừng, đất ở dân cư đô thị, đất ở dân cư nông thôn, đất
12


trống, đất nông nghiệp, đất mặt nước,.... Do vậy, viễn thám ngày càng có vai trò to lớn
và ngày càng có mặt nhiều hơn trong nghiên cứu liên quan tới tài nguyên thiên nhiên.
Nhu cầu về thông tin lớp phủ mặt đất đang ngày càng tăng trong các bài toán
nghiên cứu, quản lý biến đổi không gian đất đô thị, trong các bài toán mô hình dự báo
thay đổi không gian đất đô thị,… trong thành lập các bản đồ hiện trạng và biến động lớp
phủ mặt đất (hiện trạng lớp phủ mặt đất - hiện trạng các thông tin miêu tả trạng thái lớp
phủ mặt đất của thửa đất; hiện trạng sử dụng đất - các thông tin về mục đích sử dụng của
thửa đất), trong quy hoạch, hoạch định chính sách, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên và
môi trường,….có khả năng đem lại các thông tin cần thiết ở những vùng mà khó có thể
sử dụng phương pháp mặt đất. Ngoài khả năng cung cấp thông tin, phương pháp viễn
thám còn đem lại ưu thế về giá thành của việc thành lập bản đồ.
Với đòi hỏi ngày càng cao của các nhu cầu nghiên cứu khoa học, nhất là đòi hỏi

phải có thông tin chi tiết và tương đối thường xuyên về các vùng khó tiếp cận của các
nhà quản lý, nghiên cứu tài nguyên mặt đất, viễn thám đã dần phát triển và trở thành một
công cụ không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều thông tin chi tiết cần có sự nghiên cứu trực
tiếp ngoài thực địa. Do vậy, việc kết hợp giữa thông tin từ ảnh viễn thám với thông tin từ
thực địa sẽ đem lại hiệu quả và độ tin cậy cao hơn.
Nghiên cứu khả năng khai thác thông tin chuyên đề từ tư liệu viễn thám thực chất
là nghiên cứu khả năng giải đoán các thông tin là nội dung chuyên đề của bản đồ từ tư
liệu viễn thám.
Từ tư liệu viễn thám có thể giải đoán được các yếu tố nội dung sau:
- Hệ thống thuỷ văn.
- Địa hình.
- Lớp phủ thực vật.
- Thổ nhưỡng.
- Dân cư.
- Hệ thống giao thông.
Như vậy, với khả năng khai thác được những thông tin trên từ tư liệu viễn thám
cho phép xây dựng được bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất từ các tư liệu này.
Khi sử dụng ảnh viễn thám trong nghiên cứu thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất
cũng gặp một số khó khăn như: Bóng địa hình ảnh hưởng lên đặc tính phản xạ phổ. Để
loại bỏ ảnh hưởng này cần phải có các mô hình chính xác về sự chiếu sáng của mặt trời
lên địa hình trong quá trình thu ảnh; Ảnh hưởng của mây và sương mù đối với việc thu
nhận ảnh viễn thám quang học, chúng làm cản trở phản xạ của các đối tượng bề mặt mặt
13


đất tới vệ tinh, làm sai lệch hoặc không thu nhận được phản xạ phổ của đối tượng. Để
loại bỏ hạn chế này, cần kết hợp ảnh đa thời gian (các ảnh chụp có thời gian rất gần
nhau) hoặc dùng kỹ thuật mặt nạ để che các vùng mây.
3. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
3.1. Khái niệm

“Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp các công cụ cho việc thu thập, lưu trữ,
thể hiện và chuyển đổi các số liệu mang tính chất không gian từ thế giới thực để phục vụ
các mục đích cụ thể”3 Burrough (1986)
GIS giải quyết được các vấn đề thực tiễn nhằm trả lời các câu hỏi:
-

Cái gì đang tồn tại ở đâu?
Cái gì biến đổi như thế nào theo không gian và thời gian?
Ở đâu thực hiện tốt nhất (phù hợp nhất) với mục tiêu đề ra?
Cái gì sẽ xảy ra nếu những hành động nào đó được thực hiện?

3.2. Cấu trúc dữ liệu:
Thông tin địa lý bao gồm tất cả các thông tin và dữ liệu được khái quát để thể
hiện thế giới thực và các hiện tượng đang diễn ra trong thế giới xung quanh chúng ta.
Thông tin địa lý có thể được thể hiện bởi ba thành phần cơ bản là dữ liệu không gian, dữ
liệu thuộc tính và thời gian.
- Dữ liệu không gian là dữ liệu thể hiện vị trí của các đối tượng địa lý trên bề
mặt đất theo hệ tọa độ tham chiếu thống nhất. Để thể hiện các đối tượng đại lý trong
không gian, hai mô hình dữ liệu từng được sử dụng:
+ Mô hình dữ liệu vector thể hiện cácđối tượng trong không gian bởi điểm,
đường và vùng.
+ Mô hình dữ liệu raster thường sử dụng thể hiện dữ liệu không gian dưới dạng
ảnh. Dạng đơn giản nhất của mô hình raster gồm những ô vuông đều dặn và được xác
định bằng tọa độ là chỉ số hàng và cột.
- Dữ liệu thuộc tính thể hiện tính chất của đối tượng địa lý trên bề mặt đất. Đối
tượng địa lý có thể có nhiều thuộc tính phụ thuộc vào mức độ quan trọng của đối tượng.
Dữ liệu thuộc tính nhằm để mô tả, thể hiện số lượng chất lượng của một đối tượng nào
đó trong không gian đã được xác định, rất hữu ích cho việc phân tích chuyên môn.
3


Burrough (1986), Principle of geographical information system for land resources assessment, Clarendon PressOxford

14


- Thời gian: Thông tin địa lý có thể thay đổi theo thời gian, thời gian là yếu tố
quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề như theo dõi sự thay đổi hay biến động của các
dữ liệu thuộc tính và không gian.
3.3. Chức năng của GIS:
GIS được định nghĩa là hệ thông tin gồm có 4 chức năng chính: nhập dữ liệu,
quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu và hiển thị dữ liệu địa lý; nhằm ứng dụng hiệu quả
trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quản lý và quy hoạch cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, hỗ trợ thực thi các vấn đề có liên quan đến quản lý và phát triển kinh
tế xã hội…
3.3.1.Nhập dữ liệu:
Nhập dữ liệu là quá trình mã hóa dữ liệu thành dạng có thể đọc được và lưu trữ
trên máy tính (tạo cơ sở dữ liệu cho GIS). Nhập dữ liệu có vai trò rất quan trọng trong
việc tạo ra cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác. Dữ liệu được nhập bao gồm dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau (từ số liệu đo đạc
trực tiếp, từ bản đồ giấy được số hóa, ảnh viễn thám, số liệu thống kê …)
3.3.2. Quản lý dữ liệu, xử lý dữ liệu:
Dữ liệu địa lý thể hiện thế giới thực được quản lý trong GIS theo các mô hình dữ
liệu nhất định. Dữ liệu thuộc tính thường được quản lý dưới dạng mô hình quan hệ, trong
khi dữ liệu không gian được quản lý dưới dạng mô hình dữ liệu vector và raster. Có thể
chuyển đổi qua lại giữa hai mô hình: vector sang raster (raster hóa) hoặc raster sang
vector (vector hóa)
Để biểu diễn các dữ liệu vec tor có 2 loại cấu trúc dữ liệu thường được sử dụng
đó là Spaghetti và Topology. Quản lý dữ liệu có vai trò rất quan trọng trong việc truy cập
nhanh cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính, góp phần phân tích dữ liệu hiệu quả cho
các bài toán ứng dụng thực tế.

Xử lý dữ liệu là phần quan trọng nhất trong công nghệ GIS. Xử lý dữ kiệu có
nhiều dạng như:
- Tìm kiếm dữ liệu trong vùng không gian (Buffer)_dùng để xác định các đối tượng
không gian xung quanh các điểm mốc, quá trình thực hiện bao gồm việc tạo ra một vùng
đệm quanh các vùng mốc đó sau đó xác định đối tượng căn cứ vào vùng đệm này.
15


- Tìm kiếm theo địa chỉ (Geocoding) là một tiến trình nhằm xác định các đối
tượng trên cơ sở mô tả vị trí của chúng, Đây là một kỹ thuật rất nổi tiếng, có mặt trong
nhiều ứng dụng của GIS.
- Phân tích mạng lưới (Networks) là kỹ thuật được ứng dụng rất rộng rãi trong
giao thông
- Chồng xếp bản đồ (Overlay): Đây là kỹ thuật khó và cũng là mạnh nhất của
GIS. Overlay cho phép ta tích hợp dữ liệu bản đồ từ hai nguồn dữ liệu khác nhau.
Overlay là quá trình chồng xếp hai lớp dữ liệu bản đồ với nhau để tạo ra một lớp bản đồ
mới. Overlay thực hiện điều này bằng cách kết hợp thông tin một lớp này với một lớp
khác để lấy ra dữ liệu thuộc tính từ một trong hai lớp.
Quá trình tiến hành overlay thường được tiến hành qua hai bước:
+ Xác định tọa độ giao điểm và tiến hành chồng xếp hai bản đồ tại giao điểm này
+ Kết hợp dữ liệu không gian và thuộc tính của hai bản đồ.
Ở đây ta cần tiến hành chồng xếp hai bản đồ rừng của hai năm 2000 và 2005 để
từ đó tính ra biến động diện tích cũng như chất lượng rừng của khu vực nghiên cứu.
3.3.3. Xuất dữ liệu:
Dữ liệu đầu ra của GIS thường là những bản đồ chuyên đề hoặc các biểu đồ phục
vụ đắc lực cho các nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chính vì thế mà GIS ngày càng được
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. GIS tiến hành chồng xếp các lớp dữ
liệu không gian cũng như thuộc tính để đưa ra được bản đồ hữu ích nhất.
3.4. Sử dụng GIS trong nghiên cứu biến động sử dụng đất
Trong nghiên cứu biến động sử dụng đất, GIS đóng vai trò quan trọng trong việc

tập hợp và phân tích cơ sở dữ liệu.
Mục đích của cơ sở dữ liệu là tổng hợp, hệ thống hóa, thống nhất nguồn dữ liệu
phục vụ việc theo dõi đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất.
Cấu trúc dữ liệu bao gồm các file chứa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
về các đối tượng. Mặt mạnh của GIS được thể hiện thông qua chức năng phân tích không
gian hoặc mối liên hệ giữa các thông tin địa lý.
So với việc đánh giá biến động bằng phương pháp truyền thống thì việc tự động
hóa trong đánh giá biến động cho ta một lợi ích to lớn. GIS cho phép người dùng thực
16


hiện các chức năng: Hiển thị trực quan, tạo lập bản đồ, trợ giúp ra quyết định, trình bày,
khả năng tùy biến của chương trình.
Nguyên lý của việc đánh giá biến động của phần mềm này là sau khi chồng xếp 2
lớp thông tin bản đồ lên nhau, phần mềm sẽ tự động hiển thị những vùng biến động về
trường dữ liệu đã đăng ký giữa hai lớp và tính toán được diện tích biến động của các
vùng đó trên bản đồ với thao tác đơn giản để đưa ra kết quả. Từ lớp thông tin biến động
ta có thể xây dựng được bản đồ biến động.
Để đánh giá biến động cần có một ma trận đánh giá biến động. Ma trận này dựa
trên các thông tin biến động ta đã xử lý ở trên. Bản đồ biến động thể hiện sự phân bố
không gian của các đối tượng bị biến động hoặc cũng có thể biểu thị được mức độ biến
động của các đối tượng trên bản đồ còn ma trận biến động hiển thị kết quả thống kê diện
tích của các loại đối tượng cùng với sự phân bố biến động sang các đối tượng khác, và
đây chính là ưu điểm hơn hẳn của phương pháp này so với các phương pháp khác.

1.2.

Cơ sở lí luận về biến động sử dụng đất

1. Cơ sở lí luận về biến đổi sử dụng đất

1.1. Khái niệm
Biến động sử dụng đất là sự thay đổi mục đính sử dụng đất theo thời gian do
nguyên nhân khách quan (quy luật biến động tự nhiên) và nguyên nhân chủ quan (hoạt
động kinh tế - xã hội của con người). Những nguyên nhân khách quan, đó là sự vận động
của các qui luật tự nhiên, ví dụ như sự bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ là một quá
trình khai thác tự nhiên diễn ra trong hằng triệu năm, thường không là nguyên nhân trực
tiếp gây nên biến động sử dụng đất. Nguyên nhân trực tiếp chủ yếu làm cho sử dụng đất
luôn biến động ở đây là do các hoạt động kinh tế của con người. Trong quá trình khai
thác tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình, chính con người là: tác nhân chủ yếu, mạnh
mẽ nhất làm phá vỡ cân bằng của tự nhiên, làm cho tự nhiên không còn phát triển theo
qui luật vốn có của nó. Biến động này đặc biệt lớn ở những nước chậm phát triển, nơi mà
con người có ít hiểu biết về tự nhiên, đồng thời lại khai thác tài nguyên một cách bừa
bãi. (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008).

17


Theo từ điển Khoa học trái đất biến động sử dụng đất được biết đến như biến
động đất đai, đây là thuật ngữ chỉ những sự thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác
động của con người.
Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất
gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng
trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế,
chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên
nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần
thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu.
Muller (2003) chia biến động sử dụng đất ra thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự
thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ hai
là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất.
Biến động sử dụng đất xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ quả từ các hoạt động trực

tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Ban đầu có thể chỉ là các
hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông nghiệp, dẫn đến sự suy giảm rừng và
thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cư
trong các đô thị và giảm dân cư nông thôn, kéo theo đó là khai thác quá tải trên khu vực
đất màu mỡ và bỏ hoang các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và
hệ quả của các biến động này đều có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới.
1.2. Nhưng đặc trưng của biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản sau (Nguyễn Tiến Mạnh,
2008):
- Quy mô biến động
+ Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung
+ Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất
+ Biến động về đặc điểm của những loại đất chính
- Mức độ biến động
+ Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại
hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu

18


+ Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm
và số phần trăm tăng giảm của từng loại hình sử dụng đất giữa cuối và đầu thời kỳ đánh
giá.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất được quyết định bởi sự tương tác theo thời gian giữa yếu
tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con người như dân số, trình độ
công nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất, xã hội. Mức độ, quy mô và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất khác nhau đối với từng khu vực. Các yếu tố
ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất chia thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên và
nhóm các yếu tố kinh tế xã hội. (Briassoulis, 2002)

1.3.1. Nhóm các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và các quá
trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác với các quá
trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất
1.3.1.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như địa
hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của việc sử dụng
đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở và các công trình thì
biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn.
1.3.1.2. Khí hậu
Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sống của con
người. Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và hệ sinh
thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng đất. Khí hậu có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Việc chuyển đổi
từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang nuôi trồng thủy sản thì ngoài các lý do
về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người
dân chuyển đổi và ngược lại.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác
nhau. Các hiện tượng như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độvà độ
ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, những
19


thay đổi trong sử dụng đất dường như là một cơ chế phản hồi thích nghi mà người nông
dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
1.3.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng đất
trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Những
khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất ít xảy ra. Những nơi có địa hình
thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các ngành tăng cao

do vậy biến động sử dụng đất xảy ra với tần suất cao hơn.
1.3.1.4. Thuỷ văn
Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ...
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Vì vậy ở
những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn.
Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất... cũng tác
động đến biến động sử dụng đất
1.3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất bao
gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự ảnh hưởng của mỗi
yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia.
1.3.2.1. Dân số
Biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số, mật độ
dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự gia tăng số hộ.
Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp,
xây dựng các khu dân cư. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số hiện nay giảm nhưng dân số và nhu
cầu về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng. Tại châu Phi, dân số
tăng là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ củi, than củi và đáp ứng nhu
cầu đối với đất trồng trọt. Còn ở châu Á, dân số tăng dẫn đến mở rộng đất canh tác và ở
châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng đàn gia súc.
Tuy nhiên những giả thuyết về nguyên nhân của nạn phá rừng không áp dụng
trong trường hợp mật độ dân số hoặc tốc độ tăng dân số cao nhưng được đi kèm với các
chương trình bảo tồn rừng và tái trồng rừng. Ravindranath and Hall (1994) khẳng định
20


do pháp luật về bảo tồn rừng hiệu quả, tỷ lệ phá rừng ở Ấn Độ đã giảm từ năm 1980,
mặc dù vẫn tăng trưởng dân số.
Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử dụng đất
nhanh chóng và tương tác với các chính sách của chính phủ, hội nhập kinh tế và toàn cầu

hóa. Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và xói mòn đất. Vì vậy di cư được
coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử dụng đất.
1.3.2.2. Các yếu tố kinh tế và công nghệ
Sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng được mở rộng, đất đai thay đổi
về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều. Thêm vào đó, yếu tố kinh tế và công
nghệ còn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng những thay đổi trong chính
sách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi phí sản xuất, vận chuyển, nguồn
vốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công nghệ. Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơn
với tín dụng và thị trường (do xây dựng đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng khác), kết
hợp với cải tiến công nghệ trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất có thể khuyến khích
chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác hoặc ngược lại.
1.3.2.3. Các yếu tố thể chế và chính sách
Thay đổi sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tổ chức chính trị, pháp lý,
kinh tế hoặc tương tác với các quyết định của người sử dụng đất. Tiếp cận đất đai, lao
động, vốn và công nghệ được cấu trúc bởi chính sách, thể chế của nhà nước và các địa
phương. Chính sách khai hoang của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn, làm diện tích đất
nông nghiệp tăng lên đáng kể. Hay những chính sách khuyến khích trồng rừng, bảo vệ
rừng của nhà nước cũng làm cho diện tích rừng được tăng lên.
1.3.2.4 Các yếu tố văn hóa
Những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá nhân của người quản lý và sử
dụng đất đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc đến quyết định sử dụng đất. Tất cả những hậu quả
sinh thái không lường trước được phụ thuộc vào kiến thức, thông tin và các kỹ năng
quản lý của người sử dụng đất như trường hợp dân tộc thiểu số ở vùng cao. Ngoài ra, các
yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến hành vi do đó nó trở thành tác nhân quan trọng của
việc chuyển đổi sử dụng đất
1.4 Đánh giá biến động sử dụng đất
21


1.4.1. Khái niệm

Đánh giá biến động sử dụng đất là: Việc theo dõi, giám sát và quản lý đối tượng
nghiên cứu để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên
cứu, sự thay đổi có thể định lượng được. Ví dụ: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng,
diện tích rừng mất đi hay được trồng mới,…
Đánh giá biến động sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi về loại hình sử dụng
đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, sự khai
thác, sử dụng của con người. Mọi vật trên thế giới tự nhiên không bao giờ bất biến mà
luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương
tác giữa các thành phần của tự nhiên. Như vậy, để khai thác tài nguyên đất đai của một
khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi
trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của sử dụng đất đai. Sự biến
động sử dụng đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù
hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh sử dụng
đất đai có tác động xấu đến môi trường sinh thái. (Nguyễn Thu Hà, 2016)
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá biến động sử dụng đất
Đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng đất đai
+ Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có hiệu
quả và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất cho ta biết nhu cầu sử dụng đất
giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố các
ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền
kinh tế xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để
từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các phương
pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ mội trường sinh thái.

22


Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng là tiền đề,

cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn
định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý
giá của quốc gia.

1.3.

Đặc điểm sử dụng đất của người dân ở vùng đệm VQG Tam Đảo

1. Khái quát vùng đệm VQG
Vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo là: 15.515 ha gồm có 23 xã, thị trấn
thuộc 6 huyện, thị xã: Tam Dương, Bình Xuyên, TP. Vĩnh Yên, Lập Thạch(Vĩnh Phúc),
Sơn Dương (Tuyên Quang), Đại Từ (Thái Nguyên). Vùng đệm bao gồm 183.996 nhân
khẩu, mật độ dân số trung bình là 209 người/km 2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,66%.
Thành phần dân cư gồm 6 dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Dao, Sán Chay, Nùng và Hoa. Người
dân ở vùng đệm thường sống tập trung ở các bãi bằng gần nguồn nước ven chân núi
hoặc ven các trục đường giao thông.
2. Đặc điểm sử dụng đất của người dân thời điểm trước khi thành lập VQG Tam Đảo
(trước 1996).
Hình thức sử dụng đất của người dân nơi đây vào thời điểm trước năm 1996 theo
một số loại hình như sau:
+ Trồng trọt:
Họ canh tác chủ yếu trên 4 loại ruộng chính như sau:
- Ruộng trũng
- Ruộng nước trên những cánh đồng tương đối bằng phẳng
- Ruộng bậc thang
- Ruộng cạn: nương đồi, soi, bãi
Loại ruộng cạn này được người dân đặc biệt quan tâm trong quá trình quần canh
của mình, người dân gieo trồng chủ yếu ở mạn sườn, đỉnh và chân đồi thì thường bỏ
hoang.


23


Những năm đầu thường trồng xen canh gối vụ nhiều loại cây lương thực và cây
công nghiệp ngắn ngày (lúa, ngô, đậu. lạc…) sau khoảng mười lăm năm, họ chuyển sang
luân canh cây trồng ( khoai lang, sắn, củ từ, củ mỡ…); đến khi đất quá bạc màu thì ở giai
đoạn đầu họ trồng chè xen với dứa, sau cùng là trồng trẩu, sở xen với xoan và thông.
+ Chăn nuôi:
Người dân thường chăn nuôi lợn vì có giống lợn tốt: chân cao, mõm dài, mình
thon, tai to, hay ăn, mau lớn… Ngoài ra họ còn nuôi nhiều Trâu, bò để làm sức kéo và
lấy thịt; bò được chăn nuôi nhiều hơn vì chúng có khả năng chịu rét và thích hợp với
công việc cày bừa trên ruộng khô. Tuy nhiên, ở đây chưa có vùng trồng cỏ phục vụ chăn
nuôi nên không phát triển mạnh đàn gia súc.
Ở những nơi gần rừng họ còn nuôi ong lấy mật, tuy nhiên họ không có kỹ thuật và
có người thường xuyên theo dõi nên số lượng tổ ong rất thấp.
+ Khai thác lâm thổ sản, săn bắn và đánh cá
Việc khai thác lâm thổ sản, săn bắn không phải là công việc thường xuyên, mà theo
mùa hoặc những lúc công việc đồng áng nhàn rỗi. Nguồn lâm thổ sản dồi dào như: gỗ,
tre, nứa, lá, các loại củ có thể ăn được, các loại nấm, cây có tinh dầu và khá nhiều cây
dược liệu.
Lâm thổ sản ngoài việc tự cung tự cấp còn là nguồn thu nhập quan trọng của gia đình. Ở
một số nơi có đường giao thông thuận lợi, khoản thu nhập này chiếm đến một nửa tổng
thu nhập của gia đình.
3. Đặc điểm sử dụng đất của người dân thời điểm sau khi thành lập VQG Tam Đảo (sau
1996)
Tam Đảo có cơ cấu đất đai khá đa dạng, xét theo cơ cấu đất tự nhiên có đất miền
núi, đất trung du và đất đồng bằng. Xét theo mục đích sự dụng có đất nông, lâm nghiệp
và thủy sản, đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng…) và
đất chưa sử dụng.


24


Xét chung cơ cấu giữa 3 nhóm, thì đặc điểm sử dụng đất ở Tam Đảo có tỷ trọng
đất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần và tỷ trọng đất phi nông nghiệp tăng lên. Sự
biến động đó phù hợp với xu thế biến đổi chung của các ngành kinh tế. Tuy nhiên, sự
biến động theo xu hướng trên của Tam Đảo diễn ra khá chậm. Trong 5 năm từ 2005 đến
2010 chỉ có 549,46 ha đất nông, lâm nghiệp chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.
Đất phi Nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng…)
Đất phi nông nghiệp của huyện Tam Đảo chiếm tỷ trọng khá lớn so với các đơn vị
khác trong tỉnh Vĩnh Phúc với tư cách là huyện miền núi và vẫn có xu hướng biến động
tăng, nhưng mức tăng này không nhiều so với các huyện đồng bằng. Năm 2005 toàn
huyện có 3.882,79 ha, chiếm 16,47% diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2010, diện tích
đất phi nông nghiệp tăng lên đến 4.472.02 ha, chiếm 18,96 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong loại đất phi nông nghiệp, thì đất chuyên dùng có tỷ lệ tăng lên nhiều nhất.
Đất chuyên dùng tăng chủ yếu thuộc đất có mục đích công cộng và đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn rất khiêm tốn
với 56,68 ha, chiếm 1,46% đất phi nông nghiệp năm 2005, tăng lên 209,34 ha, chiếm
4,68% năm 2010. Thực trạng trên phản ánh về sức thu hút đầu tư chưa cao của các
ngành kinh tế, trước hết là về công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn Huyện.
Đất sử dụng cho NN, LN, TS
Nông nghiệp
Trong đất sản xuất nông nghiệp, sự biến động giảm tập trung cả về đất cây hàng
năm và đất cây lâu năm. Đã có sự chuyển từ đất trồng lúa không hiệu quả sang đất nuôi
trồng thủy sản, nhưng quy mô nhỏ và tập trung ở các xã phía Nam giáp với thành phố
Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.
Trong từng loại đất nông, lâm, thủy sản hiệu quả sử dụng đất từng bước được
nâng lên. Đất lâm nghiệp được tập trung vào những cây trồng có giá trị kinh tế như cây
dược liệu, cây lưỡng dụng hoặc cây ăn quả. Đất nông nghiệp từng bước được chuyển

25


×