Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TƯ PHÁP QUỐC TẾ VỀ THẩM QUYềN CỦA TÒA ÁN QUốC GIA ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIệC dân sự có yếu tố nước NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.9 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
UNIVERSITY OF ECONOMICS HO CHI MINH CITY

MÔN HỌC:
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Chủ Đề:

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUỐC
GIA ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

GVHD

: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Giảng đường

: B.415 – Tối Thứ Năm

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1 – VB2CQ


Đánh giá kết quả làm việc của nhóm 1
STT

Họ và tên

Phân công

Đánh giá


1

Bùi Thị Kim Lan

 Tìm & làm tài liệu phần lý thuyết
 Thuyết trình phần lý thuyết

Hoàn thành
tốt công việc

2

Trần Thị Lam Thúy Ngọc

 Tổng hợp bài
 Làm slide thuyết trình

Hoàn thành
tốt công việc

3

Châu Mai Phương

 Tìm & làm tài liệu phần lý thuyết
 Chuẩn bị câu hỏi nhận định

Hoàn thành
tốt công việc


4

Nguyễn Thị Hồng Phúc

 Làm tình huống 1

Hoàn thành
công việc

5

Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
(Nhóm trưởng)

 Làm tình huống 2
 Thuyết trình phần bài tập

Hoàn thành
tốt công việc

6

Thiều Thị Cẩm Tú

 Tìm & làm tài liệu phần lý thuyết
 Chuẩn bị câu hỏi nhận định

Hoàn thành
tốt công việc



MỤC LỤC
I. Phần chung...........................................................................................................1
1. Sự cần thiết xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài........................................................................................1
2. Một số căn cứ xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia theo pháp luật
các nước.................................................................................................................2
II. Phần riêng...........................................................................................................3
1. Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài .........................................................................................................3
1.1. Nguyên tắc áp dụng ................................................................................3
1.2. Thẩm quyền chung của toàn án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài ..................................................................................4
1.3. Thẩm quyền riêng của toàn án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài ........................................................................................5
2. Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam theo các hiệp định tương
trợ tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước ....................................................7
III. Bài tập................................................................................................................8
1. Nhận định đúng sai........................................................................................... 8
2. Tình huống.........................................................................................................9
2.1 Tình huống 1....................................................................................................... 9
2.2 Tình huống 2..................................................................................................... 11
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................13


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

I/ PHẦN CHUNG:

1. Sự cần thiết xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài
Việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn rất được quan tâm trong khoa học pháp lý
hiện nay vì những lý do sau:
- Thứ nhất, cơ chế pháp lý giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài nói chung
và thẩm quyền giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài nói riêng là lĩnh vực có nhiều
tính chất phức tạp cả về lý luận và thực tiễn.
- Thứ hai, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và vụ việc phát sinh từ những
quan hệ này ngày càng gia tăng trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thứ ba, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động xây dựng và thực
thi, song nhìn chung pháp luật Việt Nam về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài và chế định thẩm quyền giải quyết các vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Điều này đã và đang thể hiện rất rõ
nét trong quá trình ký kết, tham gia các điều ước quốc tế cũng như xây dựng và thực thi
hệ thống pháp luật.
Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các quốc gia bằng việc ban hành luật
quốc nội và ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế để xác định thẩm quyền cho Toà
án của quốc gia mình. Ở nước ta, trước đây thẩm quyền của Toà án trong Tư pháp quốc
tế được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau như Luật tổ chức Toà
án nhân dân, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các tranh chấp lao động, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam
quyết định của trọng tài nước ngoài,.... Nay, thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong Tư
pháp quốc tế được quy định phần nào thống nhất trong Bộ luật tố tụng dân sự và một số
văn bản pháp luật chuyên biệt khác.


Trang 1


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong Tư pháp quốc tế có ý nghĩa
rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức có quốc
tịch của quốc gia đó; nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm trật tự công. Tuy
nhiên, để hướng tới sự đồng thuận, đảm bảo quan hệ cùng có lợi giữa các quốc gia,
chúng ta cần phải xây dựng khung pháp lý rõ ràng, xác định những nguyên tắc căn bản
và cụ thể để quy định thẩm quyền của Toà án quốc gia và tham gia hoặc ký kết các điều
ước quốc tế liên quan đến việc xác định thẩm quyền của toà án quốc gia trong Tư pháp
quốc tế.
2. Một số căn cứ xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia theo pháp luật
các nước
Pháp luật các nước quy định rất nhiều căn cứ khác nhau làm cơ sở để tòa án quốc gia
xác định thẩm quyền xét xử đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể. Có
thể thấy rằng pháp luật của các nước đều đưa ra những căn cứ để xác định thẩm quyền
của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi đưa ra những
căn cứ, pháp luật các nước đều cố gắng mở rộng khả năng để tòa án quốc gia mình có
thẩm quyền giải quyết nếu các vụ việc có một yếu tố nào đó có quan hệ đến quốc gia
mình.
Xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu quốc tịch của một bên
hoặc các bên đương sự.
Theo căn cứ này, tòa án của một quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài nếu một hoặc các bên đương sự là công nhân nước mình. Đây là
một nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất quyết định trong việc xác định
thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia ở các nước xây dựng quy phạm xung đột theo quy

tắc “Luật quốc tịch”.
-

Xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn.

Đây là căn cứ cơ bản được áp dụng để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia
được hầu hết các nước thừa nhận. Đặc biệt đối với các vụ việc phát sinh từ quan hệ
thương mại quốc tế, quy tắc này thường được áp dụng.
Xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu nơi có tài sản của bị đơn
hoặc nơi có tài sản tranh chấp.

Trang 2


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Tại một số nước, ví dụ như Đức và các nước thuộc hệ thống Common Law, đây là căn
cứ cơ bản được áp dụng để xác định thẩm quyền của tòa án. Căn cứ này cho phép nguyên
đơn có quyền yêu cầu tòa án của bất kỳ quốc gia nào thụ lý vụ việc, nếu bị đơn có tài sản
ở nước đó, cho dù là tài sản đó không phải là đối tượng của vụ tranh chấp.
Bên cạnh đó, đối với hầu hết các nước việc xác định thẩm quyền của tòa án căn cứ
theo nơi có tài sản tranh chấp liên quan đến bất động sản. Pháp luật các nước thường quy
định tranh chấp liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án
nơi có bất động sản đó.
Xác định thẩm quyền xét xử theo khả năng thực tế trao cho bị đơn lệnh gọi
ra toà án.
Căn cứ này được sử dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống Common Law. Theo đó,
nếu lên gọi ra tòa án có thể được trao cho bị đơn khi bị đơn có mặt tại lãnh thổ quốc gia

có tòa án thì quốc gia đó có thẩm quyền dù cho bị đơn chỉ lưu trú ngắn ngày tại quốc gia
đó và tranh chấp không liên quan với nước có tòa án.
-

Xác định thẩm quyền xét xử theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Căn cứ này được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế.
-

Xác định thẩm quyền xét xử theo nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.

Đây là căn cứ được áp dụng phổ biến cho các vụ kiện về đòi bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
II. PHẦN RIÊNG
1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài
1.1 Nguyên tắc áp dụng
Theo Khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015: “Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với
việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó”. Quy định cho thấy, nguyên tắc thẩm quyền của tòa án Việt Nam
được xác định theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, trong trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác quy định pháp luật Việt
Nam sẽ được xác định theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Trang 3


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Theo Điều 464. Nguyên tắc áp dụng BLTTDS 2015:
o Phần này quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài; trường hợp Phần này không có quy định thì áp dụng các quy định
khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.
o Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
o Các hoạt động tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy
định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
1.2 Thẩm quyền chung của toàn án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài: là thẩm quyền đối với những vụ việc mà toà án nước đó có
quyền xét xử nhưng toà án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tuỳ thuộc vào tư
pháp quốc tế của các nước khác có quy định là toà án nước họ có thẩm quyền với
những vụ việc như vậy hay không). Khi mà toà án nhiều nước đều có thẩm quyền xét
xử một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về toà án nước
nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức
có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt

động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
Trang 4


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương
sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc
được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này,
Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền
của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Vài lưu ý về điều 469: theo khoản a, điều 469 “Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài tại Việt Nam;” thì chúng ta có thể xác định được nếu nguyên đơn là cá
nhân cư trú, làm ăn lâu dài tại Việt Nam thì đây không phải là dấu hiệu xác định thẩm
quyền tài phán của tòa án Việt Nam. Và theo khoản a, thì trường hợp bị đơn là người
nước ngoài chỉ tạm trú tại Việt Nam thì tòa án Việt Nam không có thẩm quyền tài
phán.
Theo khoản b, điều 469 có đề cập đến bị đơn là tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt Nam. Ở đây, chi nhánh không phải là pháp nhân mà chi nhánh là đơn vị
phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng
của pháp nhân; văn phòng đại diện cũng tương tự như vậy, văn phòng đại diện có

nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ
các lợi ích đó. Khi xảy ra tranh chấp tại văn phòng đại diện của tổ chức tại Việt nam
thì việc tranh chấp này cần phải liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng
đại diện của tổ chức đó tại Việt Nam.
1.3 Thẩm quyền riêng của toàn án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài: là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có toà án nước họ
mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Như vậy, Các quốc gia ấn
định thẩm quyền xét xử riêng biệt của mình đối với những vụ việc có tính chất hết sức
quan trọng tới an ninh, trật tự của quốc gia (điểm a khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015)
hay nhằm mục đích bảo vệ cho các cá nhân, pháp nhân hay một quan hệ dân sự nào đó
(điểm b khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015).
Trang 5


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết
riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên
lãnh thổ Việt Nam;
b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không
quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo
pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết
riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định
tại khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất
tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của
họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập
quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu
của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy có thể hiểu rằng, nếu toà án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ
việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi
toà án nước khác sẽ không được nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trong trường
hợp này, kể cả các bên chủ thể thoả thuận toà án nước khác thì về nguyên tắc, toà án
Trang 6


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng của
quốc gia sở tại.
2. Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam theo các hiệp định tương
trợ tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước
Các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý có đề cập đến giải quyết xung đột về
thừa kế như Hiệp định với Liên Bang Nga; Cuba; Hungary; Bungary; Ba Lan; SecSlovakia; Lào; Mông Cổ; Ucraina; Belarutxia cũng đồng thời đưa ra giải quyết cho
xung đột thẩm quyền đối với vụ việc về thừa kế. Theo đó, các Hiệp định quy định

vấn đề thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan tư pháp của nước ký kết nào sẽ phụ
thuộc tính chất của di sản để lại.
o Cụ thể cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết mà người để lại di sản mang
quốc tịch có thẩm quyền giải quyết vụ việc thừa kế đối với di sản là động sản
(Khoản 1 Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự
giữa Việt Nam và Nga; khoản 1 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp
lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào; khoản 1 Điều 37
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình
sự giữa Việt Nam và Mông Cổ …). Ngoài ra, khoản 3 Điều 42 Hiệp định
tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và
Nga còn ghi nhận “tất cả động sản là di sản của công dân bên ký kết này ở trên
lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì theo đề nghị của một người thừa kế và được sự
đồng ý của tất cả những người đồng thừa kế đã biết khác, cơ quan Bên ký đó
sẽ tiến hành các thủ tục của việc giải quyết thừa kế”.
o Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc thừa kế đối với di sản là bất
động sản, các hiệp định ghi nhận thẩm quyền thuộc về “cơ quan tư pháp của
nước ký kết nơi có di sản” (khoản 2 Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp và
pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Nga; khoản 2 Điều
36 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và Lào; khoản 2
Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình
và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ).

Trang 7


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

III. BÀI TẬP

1. Nhận định đúng sai
Câu 1. Tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết mọi vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài.
Nhận định sai. Về mặt nguyên tắc, Tòa án Việt Nam chỉ thụ lý giải quyết những vụ
việc thuộc thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Tuy
nhiên, không phải bất kỳ vụ án nào thuộc thẩm quyền chung của Tòa án thì Tòa án đều
thụ lý giải quyết. Trường hợp Tòa không thụ lý giải quyết là trường hợp tại điều 472
BLTTDS 2015.
Câu 2. Trong mọi trường hợp Tòa án Việt Nam đều có thẩm quyền giải quyết các
vụ việc dân sự có bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại
Việt Nam.
Nhận định sai, theo điểm b Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, Tòa án Việt Nam chỉ
có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh,
văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.
Câu 3. Mọi tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình đều thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án cấp tỉnh? Đúng hay sai?
Nhận định sai. Theo điều 37 & điều 35 BLTTDS 2015.
Điểm a, khoản 1 điều 37: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy
định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4
Điều 35 của Bộ luật này;
Khoản 4, điều 35:
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái
pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng,

Trang 8



Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt
Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu
vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của
pháp luật Việt Nam.
Câu 4. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài khi nguyên đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại VN.
Nhận định sai. Điểm a, khoản 1, điều 469. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống
lâu dài tại VN.
2. Tình huống
2.1 Tình huống 1
Vào năm 2002 Anh A là công dân nước X sang Việt Nam học tập nghiên cứu tại
trường đại học Cần thơ. Trong khoảng thời gian cư trú tại Việt nam anh đã tiến hành kết
hôn với chị B mang quốc tịch Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Sau
khi hoàn thành nghiên cứu, anh A và chị B sinh sống ở Quận 3, Tp HCM. 2016 do mâu
thuẫn và bất đồng trong cuộc sống nên A quay về nước X; 2017 B tiến hành thủ tục xin ly
hôn (giả thuyết A và B không có con chung và tài sản chung). Vụ việc ly hôn trên có yếu
tố nước ngoài không? Tại sao? Vụ việc ly hôn trên có yếu tố nước ngoài không? Vụ việc
ly hôn này có thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam không? Nêu cơ sở pháp lý.
 Vụ ly hôn trên có yếu tố nước ngoài không? Tại sao?
Vụ việc ly hôn giữa Anh A và chị B có yếu tố nước ngoài vì theo khoản 2 điều 464 bộ luật
tố tụng dân sự 2015, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, theo điểm a, khoản 2, điều 464 BTTTDS 2015 thì vụ ly hôn trên có yếu
tố nước ngoài.

Trang 9


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

 Vụ việc ly hôn này có thuộc thẩm quyền xét xử của toàn án Việt Nam không?
Tại sao?
Chị B, công dân nước Việt Nam, nộp đơn xin ly hôn khi anh A quay về nước X, vụ
việc ly hôn giữa chị B và anh A thuộc thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc chị B nộp đơn xin ly hôn làm
chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa chị B và anh A, thỏa căn cứ của điểm d, khoản 1,
điều 469, BLTTDS 2015:
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức
có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt
động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các
đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc

được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

2.2 Tình huống 2
Anh A quốc tịch nước H và chị B có quốc tịch Việt Nam đăng ký kết hôn năm 2015
tại nước H. Anh A và chị B đang thường trú tại Quận 1, Tp. HCM. Tháng 1/2017 anh

Trang 10


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

A không thuyết phục được chị B qua sống tại nước H với mình nên cả hai quyết định
ly hôn và gửi đơn yêu cầu tòa án nhân dân Quận 1 giải quyết. Trong quá trình hôn
nhân, hai người không có tài sản chung và không có con chung. Anh A và chị B không
yêu cầu giải quyết tài sản ở nước H, không ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại
giao Việt Nam ở nước H. Quan hệ hôn nhân của anh A và chị B có phải là quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hay không? Nêu cơ sở pháp lý? Tòa án nhân
dân quận 1 có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện ly hôn của anh A và chị B hay
không? Tại sao? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết trong tình huống này?
 Quan hệ hôn nhân của anh A và chị B có phải là quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài hay không? Nêu cơ sở pháp lý?
Khoản 25, điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình
mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam

nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Theo đó, xét thấy quan hệ hôn nhân của anh A và chị B, anh A mang quốc tịch nước
H và việc đăng ký kết hôn được thực hiện theo pháp luật nước H nên đây được xem
là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tốt nước ngoài.
 Tòa án nhân dân quận 1 có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện ly hôn của
anh A và chị B hay không? Tại sao? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết trong
tình huống này?
Theo khoản 2 điều 464, BLTTDS 2015: “Vụ việc dân sự có yếu tốt nước ngoài là vụ
việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Trang 11


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Điểm b, khoản 1, điều 470 BLTTDS 2015 về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam. Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người
không quốc tịch, nếu cả 2 vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Điều 35, thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những

tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của
Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật
này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của
Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và
11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của
Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại
diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn
trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công
dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư
Trang 12


Tư Pháp Quốc Tế - Nhóm 1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng


trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định
khác của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, xét thấy trường hợp này Anh A và chị B trong thời điểm nộp đơn xin ly
hôn đều thường trú tại Việt Nam, không có yêu cầu giải quyết tài sản ở nước ngoài,
không cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thì
áp dụng theo điều 35 BLTTDS 2015. Anh A và chị B cùng đang thường trú tại Quận
1, Tp. HCM nên tòa án nhân dân quận 1 có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Tài liệu tham khảo
- Giáo trình tư pháp quốc tế phần riêng, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
- Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học Quốc Gia ThS. Lê Thị Nam Giang
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật Dân sự 2015
- Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa CHXHCN Việt Nam và một số nước
- thuvienphapluat.vn

Trang 13



×