Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề cương ôn tập cuối kì MACLENIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.83 KB, 14 trang )

Câu 1: Sản xuất hàng hóa (khái niệm, điều kiện ra đời, ưu thế và hạn chế của sản xuất
hàng hóa)
a. Khái niệm: SXHH là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao
đổi hoặc mua bán trên thị trường.
b. Điều kiện ra đời: chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện sau:
Thứ nhất: phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, là sự phân chia lao động
xã hội ra thành các ngành, các nghề khác nhau.
Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở nên tất yếu. Khi
có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất 1 hoặc 1 vài sản phẩm nhất định,
nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó họ
cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội,
chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng
dư ngày càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân
công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn,
đa dạng hơn.
Thứ hai: sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.
Sự tách biệt này là do các quan hệ sỡ hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi
thủy là chế độ tư hữu nhỏ về TLSX, đã xác định ngườ sỡ hữu TLSX là người sỡ hữu sản
phẩm lao động.
Chính quan hệ sỡ hữu khác nhau về TLSX đã làm cho những người sản xuất độc
lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ
phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dung. Trong điều kiện ấy, người này muốn tiêu
dung sản phẩm của người khác phải thông qua việc mua-bán hàng hóa, tức là phải trao
đổi dưới những hình thái hàng hóa.
c. Ưu thế và hạn chế của SXHH
Ưu thế:
- Một là, sự phát triển SXHH làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc,
chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng



-

ngày càng chặt chẽ. Từ đó, xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế,
đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.
Hai là, tính tách biệt vầ kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong
sản xuất- kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Muốn vậy, họ phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất
lượng, cải tiến quy trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thuk,.. Từ đó
làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy LLSX phát triển.

-

-

Ba là, SXHH quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cung tự cấp về quy mô, trình độ
kỹ thuật, công nghệ, về khả năng thõa mãn như cầu… Vì vậy, SXHH quy mô lớn là hình
thức tổ chức kinh tế- xã hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
Bốn là, SXHH là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo
điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Hạn chế:
Bên cạnh mặt tích cực, SXHH cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu
nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng
kinh tế-xã hội, phá hoại môi trường sinh thái xã hội.


Câu 2: Hàng hóa (khái niệm hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hóa).
a. Khái niệm hàng hóa:
Hàng hóa là sản phâm lao động nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của con người

thông qua trao đổi mua bán.
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN, C.Mác bắt đầu sự phân tích hàng hóa, vì
các lý do sau:
- Thứ nhất: hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội TBCN.
- Thứ hai: hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa
đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất TBCN.
- Thứ ba: khi phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả
các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất TBCN. Nếu không, sẽ
không hiểu được, không phân tích được giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của CNTB
và những phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô...
b. Khái niệm lượng giá trị:
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa tức là
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Lượng giá trị của hàng hóa cũng do thời gian lao động quyết định.
- Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa mà từng người
sản xuất ra.
- Thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kĩ thuật trung bình,
trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội
nhất định.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của những
người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loạt hàng hóa nào đó trên thị trường.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Thứ nhất, năng suất lao động và cường độ lao động.
- Năng suất lao động là hiệu suất hay năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số
lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian (4 áo/1 ngày), hoặc bằng số
lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm (4h/1 áo).



-

-

-

-

-

Có 2 loại NSLĐ: NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội.
Hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, NSLĐ
có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là NSLĐ XH
NSLĐ XH càng tăng, thời gian lao động xã hội cân thiết để sản xuất ra hàng hóa càng
giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại.
Số lượng lao động hao phí (thời gian) để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm không phụ
thuộc chủ yếu vào việc gia tăng sức lực của người lao động
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ
lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa
xuống, ta phải tăng NSLĐ xã hội.
NSLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Trình độ khéo léo của người lao động.
+ Sự phát triển của KH-KT và trình độ ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
+ Sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự
nhiên.
Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng, mệt
nhọc của người lao động. CĐLĐ được đo bằng sự tiêu hao LĐ trong 1 đơn vị thời gian
(1000kcal/1h).
Khi CĐLĐ tăng lên, lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng

lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của một
sản đơn vị sản phẩm thì không đổi.
Tăng cường độ lao động giống như kéo dài thời gian lao động.
CĐLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Trình độ tổ chức quản lý.
+ Hiệu quả của TLSX.
+ Thể chất, tinh thần của người lao động.

Thứ hai, mức độ phức tạp của lao động.
-

Mức độ phức tạp của lao động có thể chia thành lao động giản đơn và lao động phức
tạp
+ Lao động giản đơn là lao động không qua huấn luyện đào tạo.
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện, là lao động
thành thạo.


-

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn so với lao động giản đơn.
Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên.
Trong quá trình trao đổi, người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn
trung bình.
Vì vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết,
giản đơn trung bình.

Thứ ba, cấu thành lượng giá trị hàng hóa.
-


-

-

Để sản xuất hàng hóa cần phải có chi phí LĐSXHH, gồm:
+ LĐ quá khứ (vật hóa): như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu....
+ LĐ sống: chi phí để người sản xuất hàng hóa sống và tồn tại trong quá trình chế
biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới.
Trong quá trình sản xuất:
+ LĐ cụ thể có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào trong sản
phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm (kí hiệu c).
+ LĐ trừu tượng (biểu hiện ở sự hao phí LĐ sống trong quá trình sản xuất) làm tăng
thêm GT cho sản phẩm, đây là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm ( kí hiệu v+m).
Như vậy lượng giá trị hàng hóa w=c+v+m (giá trị cũ + giá trị mới).


Câu 3: Quy luật giá trị (Nội dung, yêu cầu, tác động và sự biểu hiện của quy luật giá trị
trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản).
-

-

-

-

a. Nội dung và yêu cầu của quy luật gia trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có
trao đổi và sản xuất hàng hóa thì ở đó tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.

Yêu câu chung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đôiỉ hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự giải quyết hao phí lao động cá biệt của
mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá
biệt mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù
đắp chi phí mà xã hội chấp nhận được.
Trong lưu thông, hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá trị
là cơ sở của giá cả, còn giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị.
Ngoài ra giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức
mua của đồng tiền.
Sự tác động của các nhân tố này làm giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá
trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó.
b. Tác động của quy luật gia trị:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Điều tiết sản xuất là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh
vực kinh tế . Điều tiết sản xuất biểu hiện bằng mối liên hệ giữa các ngành sản xuất
với cung-cầu, giá cả-giá trị.
VD: cung > cầu => giá cả < giá trị => ngành sản xuất thua lỗ.
Cung = cầu => giá cả = giá trị => ngành có thể tái sản xuất.
Cung < cầu => giá cả > giá trị => ngành sản xuất thu được lợi nhuận và lợi nhuận
siêu ngạch.
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự
biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả
thấp đến nơi giá cả cao.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tang NSLĐ, thúc đẩy LLSX
phát triển.



-

+ Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều
kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau.
+ So sánh hao phí lao động cá biệt cá nhân và hao phí lao động xã hội.
HPLĐCBCN > HPLĐXH => GT hàng hóa cá nhân > GT hàng hóa xã hội => nhà sản
xuất thua lỗ.
HPLĐCBCN = HPLĐXH => GT hàng hóa cá nhân = GT hàng hóa xã hội => nhà sản
xuất bình thường.
HPLĐCBCN < HPLĐXH => GT hàng hóa cá nhân < GT hàng hóa xã hội => nhà sản
xuất có lợi nhuận.
 Để giành lợi thế cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp chi
phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng HPLĐXH cần thiết. Muốn vậy, họ phải
luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt
chẽ, tăng NSLĐ.
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất thành người
giàu, người nghèo.
+ Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là:
 Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị
kỹ thuật tốt => có HPLĐCB thấp hơn HPLĐXH cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên
nhanh chóng => họ sắm thêm TLSX, mở rộng sản xuất kinh doanh.

-

-

 Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi hoặc gặp
rủi ro trong kinh doanh => bị thua lỗ => phá sản => nghèo khó.
c. Biểu hiện của quy luật giá trị:

Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào
thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển, mặt khác, phân hóa xã hội
thành kẻ giàu người nghèo, tạo sự bất bình đẳng xã hội.
Nếu như trong giai đoạn CNTB do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật
giá cả sản xuất, thì trong gia đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị biểu hiện thành quy
luật giá cả độc quyền.


Câu 4: Cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
1. Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
a. Khái niệm cạnh tranh nội bộ ngành:
Cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một
ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
b. Biện pháp cạnh tranh:
Các nhà tư bản thường xuyên cả tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động,
làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của
hàng hóa đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
c. Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành:
Hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị trường) của từng loại hàng hóa. Điều
kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển,
năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hóa giảm
xuống.
Trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kĩ thuật,
tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân…) khác nhau, cho nên hàng hóa có giá
trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa phải bán theo giá trị xã
hội-giá trị thị trường.
2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
a. Khái niệm cạnh tranh giữa các ngành:Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh

giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm giành nơi đầu tư có lợi
nhất, nơi có tỷ suất lợi nhuận (p’) cao.
b. Điều kiện để có cạnh tranh giữa các ngành: Sự khác nhau c/v giữa các ngành dẫn đến
sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận (p’) giữa các ngành.
c. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là: sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (𝑝̅′)
và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.


Câu 5: Tư bản cho vay (khái niệm, đặc điểm của tư bản cho vay, lợi tức, tỷ suất lợi tức)

-

-

-

-

a. Khái niệm:
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sỡ hữu nó cho người
khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất định. Số tiền lời đó
được gọi là lợi tức.
b. Đặc điểm:
Quyền sỡ hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản (Tư bản đi vay là tư bản sử dụng
còn tư bản cho vay là tư bản sỡ hữu).
Tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt: vì khi cho vay người bán không mất quyền sỡ
hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định và khi sử
dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên; giá cả của nó không do giá trị mà
do giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định.
Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay.

Tư bản cho vay vận động theo công thức T’-T’ nên nó gây ấn tượng hình thức tiền có
thể đẻ ra tiền. Do đó, quan hệ bóc lột TBCN được che giấu một cách kín đáo nhất, tư
bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.
c. Lợi tức (z): chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả
cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã
bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
Do có tư bản tiền tệ đễ rỗi nên nhà tư bản cho vay đã chuyển tiền của mình cho nhà
tư bản đi vay sẽ trở thành tư bản hoạt động.
Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân.
Vì để có tư bản hoạt động, trước đó phải đi vay, nên nhà tư bản đi vay (tức tư bản
hoạt động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận
bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi
tức. Nên phần còn lại của lợi nhuận bình quân là thu thập của nhà tư bản đi vay (TB
hoạt động) còn được gọi là lợi nhuận doanh nghiệp.
Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo
ra từ trong lĩnh vực sản xuất.
 Tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua tư bản đi vay.
+ Giới hạn của lợi tức phải nằm trong khoảng: 0 < z < 𝑝̅
d. Tỷ suất lợi tức (z’): là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền
tệ cho vay (thường tính theo tháng, quý, năm,…).


𝑧

-

Ký hiệu tỷ suất lự tức là z’ ta có: 𝑧′ =

-


̅
Giới hạn của tỷ suất lợi tức phải nằm trong khoảng: 0 < z’ < 𝑝′
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:
+ Một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân.
+ Hai là, tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà
tư bản hoạt động.
+ Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
Trong điều kiện của CNTB, tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm vì tỷ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm và cung về tư bản cho vay có xu hướng tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho
vay.

-

𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡ư 𝑏ả𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 (𝑘)

. 100%


Câu 6: Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
độc quyền.
Nguyên nhân:
- Độc quyền là chiếm ưu thế nào đó trong sản xuất hoặc lưu thông hàng hóa.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX do những
nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Thứ nhất, sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ khoa học – kĩ thuật
đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có
quy mô lớn.
+ Thứ hai, vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học – kỹ thuật mới
xuất hiện như lò luyện kim, hóa chất,…; máy móc mới ra đời: động cơ điezen,
máy phát điện,…; phát triển những phương tiện vận tải mới: tàu thủy, xe điện,…

và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu này, một mặt làm xuất hiện những
ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn, mặt khác dẫn đến tăng
NSLĐ, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
+ Thứ ba, trong điều kiện phát triển của KH – KT, sự tác động của các quy luật kinh
tế của CNTB như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy,… ngày càng mạnh
mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung quy mô
lớn.
+ Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật,
tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Cạnh tranh gay gắt làm cho
các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu
với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.
+ Thứ năm, cuộc khủng khoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tự bản
làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích
tụ và tập trung tư bản.
+ Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tinh dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ
thúc đầy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền
đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
- Từ những nguyên nhân trên, Lenin khẳng định: “…cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung
sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại
dẫn tới độc quyền”.


Đặc điểm:
-

Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
+ Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là
đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
+ Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà TB lớn để tập trung vài
trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm

mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.
+ Hình thành theo “liên kết ngang”, sau đó phát triển sang “liên kết dọc”.
+ Các hình thức độc quyền cơ bản :
Cácten: là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị
thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lương, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn
thanh toán… Các nhà là bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương
nghiệp.
Xanhđica: các xí nghiệp tham gia hình thức này vẫn giữ độc lập về sản xuất,
chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua – bán do một ban quản trị chung của
xanhđica đảm nhận.
Tơrớt: là một hình thức độc quyền cao, nhằm thống nhất các việc sản xuất,
tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lí. Các nhà tư bản trở thành những
cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
Côngxoócxiom: tham gia hình thức này không chỉ có các nhà tư bản lớn mà
còn cả các xanhđica, tơrớt, thuộc ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về
kinh tế, kỹ thuật.
- Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
+ Cùng với quá trình tích tụ và tập trung SX trong công nghiệp cũng diễn ra quá
trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức
độc quyền trong ngân hàng.
+ Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công
nghiệp.
+ Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay
đổi quan hệ giữa các tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
+ Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm
hầu hết tự bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng, không chế mọi hoạt
động của nền kinh tế TBCN.


+ Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng

bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng.
+ Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với
nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tự bản tài
chính.
+ Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi
là các đầu sỏ tài chính.
+ Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự.
+ Ngoài “Chế độ tham dự, các đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như:
lập công ty mới, phát hành trái khoán,… để thu được lợi nhuận độc quyền cao.
+ Về mặt chính trị, các đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan
nhà nước.
- Xuất khẩu tư bản.
+ Lenin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn CNTB tự do
cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của CNTB độc quyền.
+ Xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu giá trị sử dụng, mang hàng hóa ra nước ngoài
để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
+ Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị, mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản
xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại.
+ Xuất khẩu tự bản trở thành tất yếu vì trong những nước tư bản phát triển đã
tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh một số tính trạng “tự bản
thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận sơ với đầu tư ở trong
nước.
+ Trong khi đó ở nhiều nước lạc hậu về kinh tế, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền
lương thấp, nguyên liệu rẻ, nhưng lại rất thiếu tư bản nên tỷ suất lợi nhuận cao,
rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
+ Xuất khẩu tư bản xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia thành xuất khẩu tư
bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) và xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp).
Xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản nhà nước và
xuất khẩu tư bản nhân dân.

+ Việc xuất khẩu tư bản đã thúc đẩy quá trình chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần
nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt,
lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.


Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
+ Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên
cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế
giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc
tế.
+ Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền đã dẫn đến xu
hướng thỏa hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng
trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên
minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhdica, tơrớt quốc tế …
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.
+ Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia
thế giới về lãnh thổ.
+ Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo
đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên.
+ Là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những
mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị.
+ Sự phân chia lãnh thổ, phát triển không đều dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi chia
lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới chiến tranh thế giới thứ I (19141918) và chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).
-



×