Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chủ đề : Đánh giá nhu cầu tham gia đào tạochất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.89 KB, 12 trang )

Chủ đề : Đánh giá nhu cầu tham gia đào tạo
chất lượng cao
Nhóm 6
Nguyễn Thị Thuỳ Anh (NT) 11150276
Nguyễn Thị Hải Yến

13160593

Đỗ Thị Thu Huyền

11121776

Nguyễn Thị Thêm

11154114

Nguyễn Thị Huyền Linh

11155258

Mục lục
I Cơ sở lý luận
1.1 Chương trình đào tạo chất lượng cao là gì?
1.2 Đặc điểm giáo dục chất lượng cao:
1.3 Tại sao nhu cầu giáo dục đào tạo chất lượng cao lại cần thiết
II. Nhu cầu chương trình đào tạo CLC tại Việt Nam hiện nay
2.1 Các yếu tố phát sinh nhu cầu đào tạo chất lượng cao:
+ Thu nhập của cha mẹ :
+ Uy tín của các trường đào tạo chất lượng cao:
+ Điều kiện kinh tế xã hội
2.2 Nhu cầu đào tạo chất lượng cao trước sự biến đổi NKH hiện nay (xu


hướng già hóa, thu nhập cải thiện, bình đẳng giới, trình độ dân trí cao hơn...
2.3 Một số mô hình đào tạo chất lượng cao hiện nay:
III. Biện pháp khuyến khích và nâng cao chất lượng ĐT-CLC trong tương lai
dưới sự biến đổi các yếu tố NKH


I. Cơ sở lý luận:
1.1

Chương trình đào tạo chất lượng cao là gì?

- Khái niệm:
Chương trình đào tạo chất lượng cao là chương trình học dựa theo chương trình
đào tạo chuẩn hiện hành, nhưng được cải tiến, nâng cao để áp dụng các phương
pháp dạy và học tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ
năng cao hơn.
- Mục đích đào tạo chất lượng cao:
+ Nâng cao kiến thức cho học sinh, sinh viên không chỉ ở kiến thức căn bản mà
còn nâng cao kĩ năng mềm, phẩm chất đạo đức, khả năng giao tiếp, học tập bằng
ngoại ngữ,…
+ Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo có đủ điều
kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động
trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
+ Đào tạo mang tính ứng dụng, giảm thiểu lý thuyết và theo nhu cầu thị trường
để đảm bảo cơ hội việc làm, tránh đào tạo tràn lanh chất lượng cao hay không.

1.2

Đặc điểm giáo dục chất lượng cao:


- Về nội dung đào tạo:
Chương trình đào tạo chất lượng cao có thể được thiết kế hoàn toàn mới trên cơ sở
các yêu cầu về chuẩn đầu ra. Hoặc có thể được bổ sung, điều chỉnh từ các chương
trình sẵn có. Việc bổ sung nhằm tăng cường các kiến thức chuyên sâu ở mức cao
hơn so với học sinh các chương trình đại trà: Học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo
cùng lúc 2 chương trình ( Chương trình khung của bộ GD ĐT và Chương trình


chuẩn của nước khác đã được kiểm chứng: Mỹ, Anh,…), không chỉ được dạy về
kiến thức cơ bản học sinh còn được rèn luyện các kĩ năng phục vụ cho cuộc sống
hiện tại và sau này : kĩ năng tin học, giao tiếp ngoại ngữ, phát triển bản thân,….
- Về phương thức tổ chức quản lý đào tạo:
+ Dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy cao độ tính
tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.. Khi tổ chức dạy học cần sử
dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực: thuyết trình kèm theo đối
thoại, nêu vấn đề đối thoại, thảo luận nhóm theo chủ đề, sử dụng công nghệ, trang
thiết bị hiện đại nhằm phát huy tính chủ động khám phá tri thức ở các bậc nhận
thức cao. Đồng thời tăng cường tính tự học, học theo nhóm.
+ Song song với việc giảng dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp
học, phương pháp trình bày, diễn đạt các ý tưởng. Bố trí thời gian học trên lớp tối
đa 60% tổng thời lượng, dành thời gian còn lại cho học sinh tự học
+ Tạo một môi trường học quốc tế năng động, sử dụng ngoại ngữ trong giảng
dạy và sách vở, giáo án. Cho các học sinh giao lưu với các bạn quốc tế, và trải qua
lộ trình giảng dạy của các đôi tác đáng tin cậy nước ngoài.
+ Học sinh được tham gia buổi học ngoại khoá về kĩ năng mềm, kĩ năng tin học
hoặc tham gia học các môn năng khiếu với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại của
trường
- Về đối tượng người học:
+ Các chương trình đào tạo chất lượng cao cấp tiếu học, trung học không giới
hạn học sinh tham gia.

+ Các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập
hiện nay đều có một nguyên tắc khá thống nhất trong việc lựa chọn đối tượng
tuyển sinh. Sinh viên được lựa chọn là các học sinh giỏi đạt thành tích cao trong


các cuộc thi học sinh giỏi, thi năng khiếu quốc gia hoặc quốc tế, học sinh đạt kết
quả cao trong kỳ thi hoặc xét tuyển vào đại học.
- Về cơ chế chính sách của Nhà nước đối với chương trình:
Các chương trình đào tạo chất lượng cao được Nhà nước ưu tiên đầu tư về nguồn
lực tài chính trực tiếp từ NSNN hoặc về cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực xã
hội. Đồng thời Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi đối với người dạy và người
học của chương trình

1.3

Tại sao nhu cầu giáo dục đào tạo chất lượng cao lại cần thiết?

- Những trường đào tạo CLC có cơ sở vật chất hiện đại, chỉ có từ 25- 30 người
mỗi lớp và được học trong môi trường đầy đủ tiện nghi với màn chiều, máy chiếu,
máy lạnh, máy tính….. Với quy mô lớp nhỏ như vậy giáo viên giảng viên cũng có
cơ hội hỗ trợ học viên sát sao hơn.
- Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp đến từ cả trong và ngoài nước, nhiều kinh
nghiệm, năng động, phương thức học tiên tiến, giúp học sinh sinh viên phát triển
năng lực toàn diện vừa tăng kiến thức lại phát triển kĩ năng, được tiếp xúc với nền
giáo dục mới nhất tốt nhất, được rèn luyện toàn diện.
- Khi theo học chương trình đào tạo CLC các học sinh, sinh viên sẽ được định vị
vị trí làm việc trước khi học và đào tạo theo yêu cầu công việc, nhằm mục đích thu
ngắn khoảng cách giữa nhà trường và thị trường lao động
- Với chương trình đào tạo song ngữ học sinh có thể sử dụng thành thạo Tiếng
Anh và các ngôn ngữ khác. Đây là một điểm cộng đáng kể vì với thị trường kinh tế

hội nhập quốc tế, ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc với nguồn
lao động chất lượng cao.


- Đồng thời, chất lượng đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu, kéo theo đó là chất
lượng lao động cung ứng cho thị trường lao động. Các nhà tuyển dụng hiện nay
đang đặt niềm tin và mong đợi rất nhiều vào nguồn cung ứng lực lượng lao động
đầy hứa hẹn này.


Tóm lại, điểm nổi bật của đào tạo CLC là chất lượng đào tạo và cơ hội việc
làm. Với tấm bằng ĐH CLC sinh viên có thể tự tin khi đi xin việc nếu muốn có
cơ hội làm việc cho các công ty lớn, cho các tập đoàn quốc tế, muốn theo đuổi
giấc mơ nghề nghiệp của mình thì chương trình chất lượng cao là một lựa chọn
sáng suốt.

II. Nhu cầu chương trình đào tạo CLC tại Việt Nam hiện
nay
2.1 Các yếu tố phát sinh nhu cầu đào tạo chất lượng cao:
2.1.1 Thu nhập của cha mẹ :
Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu của các bậc
phụ huynh cho con cái theo học tại các trường đào tạo chất lượng cao bởi học phí
của các trường, khoa đào tạo chất lượng cao thường cao hơn rất nhiều so với
chương trình học đại trà. Trong khi các lớp đại trà thu học phí theo quy định của
Nhà nước thì với chương trình chất lượng cao mỗi trường quy định một mức học
phí, thông thường từ 16 đến khoảng 60 triệu đồng/năm hoặc cao hơn đối với các
trường quốc tế.
- Thu nhập hiện nay của người dân Việt Nam ngày càng tăng:
(Đơn vị tính: Ngàn đồng)
Năm

2010
2012
2014
2016
Thu nhập bình quân đầu người /tháng
1,387
2,000
2,637
3,049
(Nguồn: Tổng cục thống kê)


- Bố mẹ có thu nhập cao thường sẽ lựa chọn cho con đi học tại trường đào
tạo chất lượng cao, học phí cao: Theo nhóm khảo sát 50 cha mẹ:

Mức thu nhập
Thu nhập thấp
Thu nhập trung bình
Thu nhập cao

Mức học phí thoả mãn
0-5 triệu/ tháng 5-10 triệu/ tháng
Trên 10 triệu
100%
0%
0%
87,5%
12,5%
0%
60%

20%
20%

2.1.2 Uy tín của các trường đào tạo chất lượng cao:
Đến nay, một số trường CLC bước đầu đã xây dựng được thương hiệu cho nhà
trường thông qua chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp giảng
dạy tiên tiến và được phụ huynh học sinh tin tưởng, ủng hộ. Chính điều này đã tạo
sự khác biệt giữa mô hình trường CLC và mô hình các trường công lập đại trà. Với
bậc đại học, rất nhiều đơn vị có tiếng trong việc đào tạo chất lượng cao thực sự có
uy tín như : Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa, Sư phạm, Thành Tây….
Một số trường quốc tế nổi tiếng như: UNIS, HIS, SIS, BIS, TH true milk …Các
bậc phụ huynh rất yên tâm khi cho con theo học tại các trường này.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các trường Tư và quốc tế chưa có uy tín
lâu đời nên các bậc cha mẹ vẫn ưu tiên cho con theo học tại trường
công lập(76%):
2.1.3

Điều kiện kinh tế xã hội:


-

Trong thời đại hiện nay, kinh tế phát triển, tài chính ổn định, nhiều gia đình
có điều kiện kinh tế thường lựa chọn cho mình một trường chất lượng cao để
có điều kiện học tốt nhất, được học chương trình học đảm bảo tương lai con
em mình. Thực tế cho thấy nhu cầu của xã hội đối với mô hình này, thể hiện
ở tỷ lệ tuyển sinh của các trường CLC trong những năm gần đây có chiều

-


hướng tăng.
Xã hội phát triển, yêu cầu tuyển dụng của các công ty, tập đoàn ngày càng
cao, xu hướng tìm được việc làm có mức lương tối ưu, môi trường làm việc
tốt, năng động càng tăng => dẫn đến nhu cầu đào tạo chất lượng cao để
được tuyển dụng vào công ty, trụ sở yêu thích, có uy tín, chế độ đãi ngộ tốt

-

ngày càng tăng
Ngoài ra, hiện nay thất nghiệp ở Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã
hội, theo Tổng cục thống kê gần đây tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao, thiếu
việc làm giảm:

Năm
Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thiếu việc làm

2012
1,96
2,74

2013
2,18
2,75

2014
2,10
2,35


(Đơn vị tính:
2015
2016%)
2,33
2,30
1,89
1,66

=> Cha mẹ muốn cho con đào tạo chất lượng cao để đảm bảo cho tương lai, được
tuyển dụng và có mức thu nhập cao, phục vụ cho đời sống của con.

2.2 Nhu cầu đào tạo chất lượng cao trước sự biến đổi NKH hiện nay
(xu hướng già hóa, thu nhập cải thiện, bình đẳng giới, trình độ dân trí
cao hơn....)



2.2.1 Xu hướng già hóa
Theo khảo sát: 100% cha mẹ đều cho rằng chương trình đào tạo có ảnh hưởng
đến việc tuyển dụng của các doanh nghiệp trong đó 40% cho rằng ảnh hưởng ở
mức độ vừa phải, 60% cho rằng rất ảnh hưởng


Theo thống kê, dân số Việt Nam đang “già” đi rất nhanh không còn tỉ lệ vàng như
trước: Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay
đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn... Tất cả những hệ lụy
đó nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ là thách thức to lớn cho sự phát triển
toàn diện của đất nước trong tương lai không xa. Điều này cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới nhu cầu đào tạo chất lượng cao khiến cho số người tham gia đào tạo chất
lượng cao giảm xuống đáng kể.


Thu nhập cải thiện.

2.2.2

Để có được một môi trường đào tạo chất lượng cao với đầy đủ trang thiết bị, cơ
sở vật chất hiện đại, một đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt thì cũng cần một khoản
chi phí không hề nhỏ để hoạt động nó, trong khi đó một số trường hiện nay đã bắt
đầu tự chủ kinh tế , không có sự hỗ trợ về tài chính của nhà nước, khiến cho chi phí
dành cho việc học tập của học sinh sinh viên tăng cao dẫn đến nhiều gia đình dù
muốn nhưng k thể cho con theo học chất lượng cao.
Thu nhập người dân hiện nay đang tăng cao một mặt vừa nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho các gia đình và xã hội trong việc
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mặt khác, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển giáo dục, tăng công ăn việc làm và giải quyết đầu ra cho các loại hình
giáo dục - đào tạo…

=> Theo như khảo sát bên trên đã phân tích:
48% bố mẹ có thu nhập trung bình (5-10 triệu)
30% có thu nhập cao ( trên 10 triệu)
22% thu nhập thấp (dưới 5 triệu)





Ở nhóm bố mẹ có thu nhập thấp (dưới 5 triệu), chủ yếu cho con theo học
trường Công lập 72,72% có học phí thấp hơn các loại trường khác, chỉ 3
bố mẹ trong 11 người (27,27%) cho con học trường tư thục với học phí cao
hơn so với công lập

Ở nhóm bố mẹ thu nhập trung bình cũng chủ yếu cho con theo học công
lập 87,5% một số khác cho con học dân lập, trường liên kết nước ngoài và
du học với mức học phí cao và chất lượng đào tạo vượt trội




2.2.3

Ở nhóm bố mẹ thu nhập cao, ó 60% chọn công lập, 33,3% có xu hướng
cho con học trường quốc té và 6,77% cho con học tư thục, đây là những
trường có học phí cao và chất lượng đào tạo rất tốt

Bình đẳng giới

Trong lĩnh vực giáo dục, vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc. Giáo dục
có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của con người.
- Giới tính ảnh hưởng tới giáo dục vì con trai và con gái nhận những hướng giáo
dục khác nhau, dồn về những nghề nghiệp khác nhau…
- Ngoài ra, quan niệm về giới tính của truyền thống dân tộc cũng có ảnh hưởng
đến quá trình giáo dục (ví dụ như tư tưởng trọng nam khinh nữ;…). Nếu tính trung
bình cho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so
với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ
nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ thấp hơn tương
ứng là 9%, 28% và 49% so với nam.
- Khác biệt giới: Tạo ra sự bất bình đẳng về cơ hội giáo dục giữa trẻ em trai và trẻ
em gái. Qua thực tế cho thấy nam giới thường nhận được mức độ giáo dục cao hơn
nhiều nữ giới, đặc biệt nó thường xảy ra ở những nước đang phát triển. Mặc dù xã
hội đã tạo ra những sự bình đẳng trong giáo dục nhưng con trai và con gái vẫn
được giáo dục theo hướng khác nhau về nghề nghiệp.

=> Qua trên ta có thể thấy , bình đẳng giới sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí cũng
như học vấn của người phụ nữ, từ đó nâng cao trình độ dân trí của xã hội cũng như
một đất nước, con trai và con gái đều được giáo dục như nhau và số học sinh nữ
được đi học cũng tăng đáng kể từ đó cải thiện tư duy cũng như cách giáo dục con
cái và lối sống sau này.

Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam không còn vấn nạn bất bình đăng giới
như trước nữa.
Theo số liệu khảo sát 50 người thì có: 98% đồng ý nếu có con gái sẽ
cho đào tạo chất lượng cao và chỉ 1 người (2%) cho rằng không muốn
con gái mình được học cao hơn
2.2.4


Trình độ dân trí cao hơn
Trình độ dân trí Việt Nam ngày càng cao, theo như báo cáo của TCTK, Tỷ lệ
dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ trên cả nước là:


Năm
2014
Trong
50 người khảo sát2008
không có ai là2010
không đi học và2012
có đến 72 % học
đến đại học, chỉ có 2% học ở cấp mầm non/tiểu học:
Chiếm % Tổng số dân
93,6%
93,7%

94,7%
94,7%
Nguồn
:
Tổng
cục
thống kê
Trình độ
Số người
Tỉ lệ %
Mầm non/tiêu học
1
2%
Trung học
11
22%
Cao đẳng/Đại học
36
72%
Sau đại học
2
4%




Theo thực tế cho thấy việc học tập của học sinh sinh viên chịu ảnh hưởng rất
nhiều từ cha mẹ. Ví dụ như cha me đóng góp một phần không nhỏ vào tư
duy, lựa chọn ngành học lĩnh vực đào tạo của con cái.
Theo như khảo sát chung thì những gia đình mà có cha mẹ có trình độ dân

trí cao thì thường cho con em theo học những chương trình đào tao chất
lượng cao nhiều hơn là những gia đình có trình độ dân trí thấp.

Tỉ lệ cha mẹ muốn cho con đc đào tạo chất lượng cao 90%, chỉ có 5 bậc
cha mẹ (10% còn lại) (4 người bằng cấp trung học và 1 người đại học)
không muốn con mình được đào tạo chất lượng cao.
2.3 Một số mô hình đào tạo chất lượng cao hiện nay:
- Trường quốc tế/ Song ngữ:
Là trường học cung cấp nền tảng giáo dục quốc tế thường áp dụng dậy các chương
trình như Tú tài quốc tế, Edexcel, chương trình Cambridge Quốc tế hoặc theo
chương trình của các nước khác với chương trình học của các nước sở tại. Thông
thường, các trường này có hệ thống giáo dục liên cấp từ Mầm non tới THPT.
- Trường chất lượng cao:
Là các trường đáp ứng được 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ
quản lý, giáo viên và nhân viên (chất lượng đội ngũ); Cơ sở vật chất và trang thiết


bị; Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; Chương trình, hoạt động giáo dục và
kết quả của Bộ GD&ĐT đề ra.
- Trường có khoa/lớp đào taọ chất lượng cao:
Là các trường có đào tạo cả chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao.
Các khoa/lớp chất lượng cao tuyển sinh theo một chuẩn mực: Đại học kinh tế quốc
dân, Bách Khoa,…

III. Biện pháp khuyến khích và nâng cao chất lượng ĐTCLC trong tương lai dưới sự biến đổi các yếu tố NKH:
1. Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao:
- Việc đầu tiên và cấp bách là phải có các giải pháp cụ thể, trong đó:
+ Chú trọng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trình độ cao
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trên cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục

+ Đào tạo gắn với việc làm và theo nhu cầu xã hội
+ Các cơ sở giáo dục đại học cần chú trọng kiểm soát đầu ra chặt chẽ hơn,
nhất là đào tạo đại học và sau đại học
=> Do vậy, nhà trường cần phối hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội xây
dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, lắng nghe, tiếp nhận sự đánh
giá, góp ý từ các nhà sử dụng lao động về sản phẩm đào tạo của mình.
- Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp từ bậc phổ thông đến bậc đại học, bảo đảm
cho học sinh, sinh viên có định hướng đúng về ngành nghề đào tạo, có hoài bão,
động cơ, thái độ học tập nghiêm túc. Các cơ sở đào tạo cần tổ chức các trung tâm
hướng nghiệp.


- Ngoài ra, yếu tố văn hóa, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc trong quá trình xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao phải được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của
nó, để từ đó các chương trình giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
được bổ sung các nội dung liên quan.

2. Đối với đơn vị sử dụng lao động (bộ máy quản lý nhà nước và
doanh nghiệp):
- Cần tập trung tạo động lực để thu hút nhân tài theo hướng quan tâm đúng mức
tới lợi ích kinh tế và danh dự cá nhân gắn với tinh thần dân tộc; thay đổi tiêu chí,
chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng trên cơ sở tăng cường quyền lực thực tế cho
lãnh đạo các cấp; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, sử
dụng và đãi ngộ nhân lực chất lượng cao, xóa bỏ các rào cản về tôn giáo, dân tộc
trong việc chọn lựa người tài.
- Chú trọng đào tạo lại thông qua tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn; tạo
điều kiện cho người lao động tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực
chất lượng cao tại doanh nghiệp; có chính sách thích hợp nhằm tạo môi trường thi
đua phát triển.


3. Đối với nhà nước:
Cần có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi với các cơ sở giáo dục đào tạo chất
lượng cao, dần chuyển các trường công lập sang mô hình dân lập- tư thục hoặc có
vốn đầu tư nước ngoài: một mặt vừa tăng ngân sách, một mặt nâng chất lượng đào
tạo của Việt Nam.
Khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học sớm tự chủ về kinh tế, xây dựng
thêm nhiều mô hình đào tạo chất lượng cao để có được nguồn nhân lực tay nghề
cao, có năng lực giúp cho đất nước phát triển.



×