Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tai nguyen v th h thng ca song vit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.3 KB, 11 trang )

Lê Đức An, Uông Đình Khanh, Trần Đức Thạnh, Võ Thịnh, 2011. Tài nguyên vị thế hệ thống cửa sông Việt Nam.
Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập XVI, Tr.20-28. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

TÀI NGUYÊN VỊ THẾ HỆ THỐNG CỬA SÔNG VIỆT NAM
Lê Đức An*, Uông Đình Khanh*, Trần Đức Thạnh**, Võ Thịnh*
*Viện Địa Lý, **Viện Tài nguyên và Môi trường biển

1. Mở đầu
+ Khái niệm về tài nguyên vị thế: Tài nguyên vị thế (TNVT) của một lãnh thổ
trong vài năm qua đã được một số tác giả nghiên cứu [2,8] nhưng mới chỉ được định
hình rất sơ bộ, do đó cần thiết tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm củng cố vững chắc cơ
sở khoa học cho hướng nghiên cứu mới và có triển vọng này.
Đối với hệ thống cửa sông chúng tôi hiểu một cách đơn giản “TNVT hệ thống
cửa sông là các lợi ích có thể khai thác được nhờ lợi thế về vị trí địa lý, cũng như về
cấu trúc, hình thể, cảnh quan của hệ thống đó để phục vụ cho phát triển xã hội” . Các
lợi ích là rất đa dạng, được thể hiện ở điều kiện môi trường sống, ở sự hiện hữu của
các dạng tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, ở điều kiện cho phát triển các ngành kinh
tế, văn hóa, cho an ninh quốc phòng, cho phát triển quan hệ quốc tế.
+ Khái niệm về cửa sông: Hiểu một cách đơn giản thì “cửa sông là vùng dòng
chảy sông và dòng triều gặp nhau và tác động lẫn nhau, cùng nhau suy giảm và tăng
trưởng, và được phân làm 3 đoạn : đoạn tiếp cận cửa, đoạn cửa sông, và đoạn bãi
ngoài cửa” [5]. Hoặc có thể hiểu “cửa sông là nơi dòng sông đổ ra biển, được đặc
trưng bởi quá trình chuyển hóa từ chế độ thủy văn lục địa sang chế độ thủy văn biển,
nơi xảy ra các biến động rất lớn về tính chất lý- hóa của các khối nước, các đặc trưng
sinh học cũng như quá trình phát triển lục địa và hình thành châu thổ [7]. Cửa sông
thường được chia ra làm 3 kiểu: hình phễu (estuary), châu thổ (delta), và kiểu bình
thường (phẳng). Kiểu bình thường thuộc các cửa sông có chiều rộng ít thay đổi cho
đến nơi đổ ra biển, trong khi đó kiểu hình phễu thuộc các cửa sông bị ngập chìm (cửa
mở rộng dạng phễu) nơi thủy triều chiếm ưu thế, còn kiểu châu thổ thường có dạng lồi
đặc trưng bởi sự phát triển phân lưu và rất đa dạng về hình thái của các dạng tích tụ
cửa sông (như dạng chân chim, hình lưỡi sẻng...). Các tác giả [3] chia các cửa sông


Việt Nam thành 4 kiểu: hình phễu, delta, lưỡng tính (giữa hình phễu và delta, như cửa
Định An), và kiểu qua đầm phá (sông Hương).
+ Bài này phân tích những lợi ích cơ bản mà hệ thống cửa sông mang lại cho
đất nước (xuất phát chủ yếu từ lợi thế về vị trí địa lý) về môi trường tự nhiên, về kinh
tế, và về văn hóa, xã hội, quân sự, uy tín quốc tế.
2. Khái quát về hệ thống cửa sông Việt Nam
2.1. Các hệ thống sông chính
1


Với lượng mưa trung bình là 1900mm/năm Việt Nam có hệ thống sông ngòi
phát triển dày đặc, mật độ sông suối trung bình đạt 0,5-1km/km 2. Vùng ven biển mật
độ sông suối còn lớn hơn, trong đó lớn nhất phải kể đến vùng châu thổ hệ thống sông
Hồng- Thái Bình và Mê Kông (đạt tới 2-4km/km2).
Các hệ thống sông lớn từ Bắc vào Nam có: sông Hồng (lưu vực 169.020 km2),
Thái Bình (22.400 km2), sông Mã (28.400 km²), sông Cả (27.200km²), sông Gianh
(4.680 km²), sông Thạch Hãn (2.660 km²), sông Hương (2.380km2), Thu Bồn
(10.350km2), Trà Khúc (3.240km2), An Lão (1.466km2), Côn (2.980km2), Kỳ Lộ
(1.920km2), Đà Rằng (13.900km2), Cái-Nha Trang (1.900km2), Cái-Phan Rang
(3.000km2), Luỹ (1.910km2), sông Đồng Nai (44.100 km2) và hệ thống sông Mê Kông
(795.000 km2).
2.2. Cửa sông ven biển Việt Nam
Với 3.260 km đường bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, cắt qua 28 tỉnh và thành phố
dọc bờ biển có 114 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển, theo tỷ lệ như sau: Bắc Bộ 28,1%,
Bắc Trung Bộ 21,1%, Nam Trung Bộ 27,2% và Nam Bộ 28,6% (Bảng 1). Tuy nhiên
nếu tính khoảng cách phân bố trung bình cửa sông cho các vùng (chiều dài đường bờ
vùng/ số lượng cửa sông) thì Bắc Bộ có khoảng cách trung bình nhỏ nhất cứ 16,1 km
đường bờ lại có một cửa sông đổ ra biển. Tỷ lệ này tương ứng với Bắc Trung Bộ là
26,7 km, Nam Trung Bộ là 41,6 và Nam Bộ là 30,6 km. Tính trung bình cho toàn dải
ven biển thì cứ 28,6 km đường bờ biển lại có một cửa sông đổ ra biển.

Bảng 1. Số lượng và khoảng cách phân bố của hệ thống cửa sông trong các vùng[6]
Tỷ lệ (%) số
lượng cửa
sông của các
vùng so với
toàn đới bờ

Chiều dài
đường bờ của
các vùng (km)

Khoảng cách
trung bình của
các cửa sông
trên đường bờ
(km)

STT

Tên vùng

Số lượng cửa
sông đổ ra biển

1

Bắc Bộ

32


28,1

515

16,1

2

Bắc Trung Bộ

24

21,1

642

26,7

3

Nam Trung Bộ

31

27,2

1290

41,6


4

Nam Bộ

27

23,6

828

30,6

Tổng

114

100

3260

28,6

Theo độ lớn của các lưu vực sông có thể phân các cửa sông ra làm các loại sau:
cửa sông có lưu vực rất lớn (>50.000km2) thuộc hệ thống sông Hồng và Cửu Long;
cửa sông có lưu vực lớn (từ 10.000 đến 50.000km 2) thuộc hệ thống sông Thái Bình,
Đồng Nai, sông Mã, Thu Bồn, và Đà Rằng; cửa sông có lưu vực trung bình (1.000 đến
10.000km2) gồm cửa các sông Lạch Ghép, Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Cổ
Luỹ, Cửa Lở, sông Kôn, Cái (Nha Trang), Cái (Phan Rang), Lũy, Phan Thiết,v.v.; cửa
sông có lưu vực nhỏ (<1000km2) có số lượng lớn.
2



Cũng có thể chia các cửa sông ra cửa sông vùng đồng bằng và cửa sông vùng
núi (vùng Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận ).
Sóng ở vùng cửa sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió của hai mùa chính
(mùa Đông và mùa Hè) và kết hợp với địa hình tạo ra hướng và độ cao sóng khác nhau
: về mùa Đông, hướng thay đổi Đông bắc, Đông, Bắc, độ cao sóng trung bình 0,51,0m; về mùa Hạ, sóng có hướng Nam, Đông nam, Tây nam, Tây với độ cao 0,51,25m .
Phân bố dọc theo bờ biển chiều dài 3.260 km các cửa sông thuộc đủ các chế độ
thuỷ triều như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không
đều, phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau: các cửa sông Bắc Bộ và Thanh Hóa thuộc nhật
triều, vùng Thuận An – bán nhật triều; các cửa sông có chế độ nhật triều không đều
phân bố từ Nghệ An đến Cửa Gianh, từ Quảng Nam tới Bình Thuận, và từ Cà Mau tới
Kiên Giang; chế độ bán nhật triều không đều thuộc các cửa sông vùng từ Cửa Gianh
đến Bắc Thuận An, từ Nam Thuận An đến Quảng Nam, và Hàm Tân đến Cà Mau.
3. Những lợi thế về vị trí địa lý
Mỗi cửa sông có một lợi thế so sánh riêng về vị trí địa lý và từ đó có thể có
những lợi ích riêng biệt đặc thù. Tuy nhiên toàn bộ hệ thống cửa sông Việt Nam đều có
chung một số lợi thế căn bản về vị trí địa lý tạo nên những lợi ích chủ yếu về môi
trường tự nhiên, về địa kinh tế và về địa chính trị. Những lợi thế đó bao gồm:
+ Vị trí địa lý thuộc đai nhiệt đới gió mùa: là điều kiện lý tưởng để hình thành
nên một thế giới sinh vật rất phong phú về giống loài, đa dạng sinh học cao, với sinh
khối lớn, thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp và nền kinh tế sinh thái.
+ Vị trí ranh giới lục địa và biển : nơi phân bố nhiều hệ sinh thái đặc thù, đa
dạng cảnh quan và tài nguyên địa mạo... có thể khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế
và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước.
+ Vị trí cửa ngõ của lưu vực sông ra biển : với tiềm năng phát triển giao thông
vận tải đường thủy và các ngành kinh tế dịch vụ, là cửa ngõ nối vùng nội địa với thế
giới bên ngoài, cũng là các tuyến đường quan trọng cho nhiệm vụ chống ngoại xâm và
bảo vệ tổ quốc.
+ Vị trí tiền tiêu và biên phòng : với vai trò quan trọng trong phòng thủ đất

nước vào thời bình cũng như lúc chiến tranh, tạo nên các lợi ích về địa chính trị của
lãnh thổ, nhất là đối với các cửa sông vùng vịnh Bắc Bộ, vùng vịnh Thái Lan
+ Vị trí phân bố thành tuyến : hệ thống tự nhiên cửa sông Việt Nam đã tạo nên
hành lang kinh tế ven biển phát triển với các trung tâm kinh tế lớn; hình thành một
tuyến các cảng biển quy mô khác nhau, vừa là động lực quan trọng cho sự phát triển
kinh tế- xã hội địa phương, vừa là một hệ thống liên hoàn hỗ trợ nhau trong thời bình
cũng như thời chiến.
4. Các lợi ích và thách thức về môi trường tự nhiên
3


4.1. Sở hữu nhiều tài nguyên đặc thù
+ Vùng cửa sông, ngoài những các dạng tài nguyên ưu thế như tài nguyên nước
mặt, tài nguyên đất ngập nước, còn có một dạng tài nguyên đặc thù có thể gọi là tài
nguyên về cảnh quan sinh thái cửa sông, phục vụ cho phát triển nhiều ngành kinh tế,
trong đó có du lịch sinh thái, bao gồm :
- Cảnh quan các bãi biển cửa sông ;
- Cảnh quan các cồn, cù lao cửa sông ;
- Cảnh quan thủy vực cửa sông ;
- Cảnh quan núi sót, thềm biển, đụn cát vùng cửa sông ;
- Cảnh quan bãi lầy và lạch triều vùng cửa sông ;
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông ;
- Hệ sinh thái vùng triều và thủy vực cửa sông (kể cả đầm phá) và ngoài cửa
sông.
+ Do có nhiều dạng tài nguyên đặc thù, vùng cửa sông cũng là nơi tập trung
nhiều Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển thế giới, với các Vườn quốc gia : Bái
Tử Long, Xuân Thủy (cũng là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Công
ước Ramsar), Mũi Cà Mau ; cùng các Khu dự trữ sinh quyển thế giới : châu thổ Sông
Hồng (gồm các vùng cửa Thái Bình, Ba Lạt, cửa Đáy), Cần Giờ, Mũi Cà Mau, và
vùng biển đảo Kiên Giang

4.2. Phát huy chức năng môi trường, sinh thái và bảo tồn.
+ Về môi trường: quá trình trao đổi nước qua cửa sông có tác dụng tăng cường
hoàn lưu nước phía trong cửa sông và đầm phá, làm sạch môi trường, hạn chế ô nhiễm,
giải toả lũ lụt cho vùng ven biển và đầm phá, duy trì lâu dài vực nước thông qua quá
trình phân tán bùn cát ra biển, chống lại quá trình nông hoá cửa sông, đầm phá, và góp
phần cải tạo môi trường vi khí hậu trong vùng.
+ Về sinh thái: cửa sông là con đường duy nhất duy trì và ổn định độ mặn trong
vực nước vùng cửa và đầm phá, duy trì cân bằng sinh thái, cấu trúc quần xã và đa dạng
sinh học của vực nước, là đường di cư sinh sản và cấp giống cho đầm phá, vùng biển
ven bờ, làm giàu nguồn thức ăn và nguồn lợi hải sản ven bờ.
+ Chức năng bảo tồn: Hiện nay do những tác động của thay đổi khí hậu toàn
cầu, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là những hoạt động của con người (chặt phá rừng
ngập mặn để đào đắp các đầm nuôi, sản xuất thức ăn cho tôm, đổ nước thải, đánh bắt
hải sản tự do, săn bẫy chim,…) đã làm thu hẹp các diện tích rừng ngập mặn, suy thoái
môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của các loài động vật làm
giảm đa dạng sinh học. Chính vì vậy nhiệm vụ bảo vệ lá phổi xanh ven biển, bảo tồn
nguồn gen các loài quý hiếm và đa dạng sinh học là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, và nó
chẳng những có ý nghĩa quốc gia mà cả quốc tế. Các hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị sinh thái vùng cửa sông được triển khai thông qua các hoạt động trồng rừng, qui
4


hoạch nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, phòng chống chặt phá rừng, cháy rừng,..., kết
hợp với các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, mà vai trò
quan trọng nhất thuộc về các Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong
các vùng cửa sông đã được giới thiệu ở trên.
4.3. Những thách thức.
Cũng phải nhắc đến những thách thức mà vùng cửa sông phải thường xuyên
đối mặt đó là các tai biến bão lũ, sa bồi, xói lở bờ, đôi nơi có cát bay, cát chảy và có
thể cả sóng thần.

5. Lợi ích về địa kinh tế
5.1. Phát triển giao thông vận tải, dịch vụ và làm cửa ngõ cho nội địa
+ Trong quá khứ vùng cửa sông Bạch Đằng đã từng là cửa ngõ nối Kinh đô
Thăng Long với thương cảng Vân Đồn, nơi buôn bán sầm uất với các nước Đông Á,
Nam Á, Tây Âu trong suốt nhiều thế kỷ trải qua các triều đại Lý – Trần.
Cũng vậy thương cảng Hội An ở cửa sông Thu Bồn phát triển rực rỡ vào thế kỷ
17- 18, là trung tâm buôn bán lớn nhất của Đàng Trong với các nước trong khu vực
Đông Nam Á, với Nhật Bản, Trung Quốc, và với nhiều nước Châu Âu.
Thương cảng Thanh Hà- Bao Vinh trên bờ sông Hương cũng đóng vai trò quan
trọng trong nền ngoại thương của Nhà Nguyễn trong thế kỷ 18- đầu thế kỷ 19.
+ Ngày nay vai trò của các cửa sông nhất là các cửa sông hình phễu là đặc biệt
quan trọng trong hệ thống cảng biển của Việt Nam (một phần quan trọng khác thuộc
về các vũng vịnh Miền Trung).
Hệ thống cảng quan trọng nhất thuộc về hai vùng cửa sông hình phễu Bạch
Đằng và Đồng Nai, thuộc quy mô cảng tổng hợp quốc gia và cửa ngõ quốc tế, chiếm
tới 59% số cảng của toàn quốc, và về lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chiểm tới 65,9%
toàn quốc (năm 2007, với 119,43 TEU so với 181,116 TEU toàn quốc).
+ Hệ thống các cửa sông là cửa ngõ quan trọng cho các hành lang phát triển
trong nước và quốc tế.
Vùng cửa sông Đồng Nai là cửa ngõ cho cả Đông Nam Bộ, một phần Tây Nam
Bộ, cho Nam Tây Nguyên và Cực Nam Trung Bộ. Về mặt quan hệ quốc tế, cửa Đồng
Nai có ưu thế ở trung tâm Đông Nam Á, ở gần với các tuyến hàng hải quốc tế qua
Biển Đông. Ngoài ra khi tuyến hành lang Đông - Tây phát triển mạnh, cửa sông Đồng
Nai cũng sẽ là cửa ngõ chính cho hành lang này, nối với Campuchia và Thái Lan, và
như vậy sẽ có lợi thế cho phát triển các ngành kinh tế dịch vụ.
Cửa sông Bạch Đằng là cửa ngõ hướng ra biển của các tỉnh phía Bắc, trong đó
thành phố cảng Hải Phòng nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh, là điểm nút của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Hải Nam - Quảng Châu
- Quảng Ninh - Hải Phòng) nối với hai tuyến hành lang kinh tế Việt – Trung (Hải
Phòng - Hà Nội - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Nam Ninh), trở thành một trong

5


những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước và của vùng
Duyên hải Bắc Bộ, là thành phố cảng - đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc
và cả nước.
Về cấu trúc không gian cửa sông Đồng Nai và cửa sông Bạch Đằng đều có quy
mô lớn, lòng sông rộng và sâu kéo dài vào trong đất liền, có một không gian rộng lớn
cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy các luồng tàu ở vùng cửa sông này cho phép
tàu có trọng tải cỡ lớn vào cập cảng, nhất là cửa sông Đồng Nai.
+ Cùng với hệ thống vận tải đường biển, hoạt động vận tải đường sông cũng là
lợi thế đối với các vùng cửa sông, cho phép tàu vận tải pha sông- biển, xà lan có trọng
tải lớn, tàu hành khách vào sâu trong đất liền. Ưu thế này thuộc về các đồng bằng châu
thổ Bắc Bộ và đồng bằng Cửu Long, với các tuyến chở khách và hàng hóa đã thiết lập
dài hàng ngàn kilomet.
5.2. Phát triển nông lâm ngư
Ưu thế của các vùng cửa sông là phát triển nuôi trồng thủy sản do có diện tích
bãi triều lớn, riêng các tỉnh cửa sông ven biển Nam Bộ có tới trên 700 ngàn ha (chiếm
83% so với toàn dải ven biển), với sản lượng tôm nuôi chiếm đến 76% sản lượng toàn
quốc. Vùng ngoài cửa sông do điều kiện môi trường thuận lợi cũng là ngư trường quan
trọng cho khai thác hải sản, nhất là các bãi tôm, các bãi ngao sò.
Các vùng cửa sông còn là địa bàn phát triển mạnh về cây lương thực, cả về cây
công nghiệp ngắn ngày, cũng là vùng thuận lợi cho phát triển trồng rừng tại các nơi đất
ngập nước.
5.3. Khai hoang lấn biển và thành lập các điểm dân cư mới
Vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và Cửu Long có lợi thế lớn cho khai hoang
lấn biển, nơi các bãi bồi cửa sông phát triển rất nhanh ra phía biển, với tốc độ trung
bình đến trên 37m/năm ở đồng bằng sông Hồng, hàng năm mở rộng vùng cửa sông
đến 500 ha [7]
Cửa Đáy là khu vực bồi tụ ổn định và nhanh nhất ở dải đồng bằng châu thổ Bắc

Bộ. Theo tác giả [5] ở cửa Đáy, tốc độ lớn nhất ghi nhận được vào giai đoạn 19371958 là 148m/ năm, còn tính chung trong 1 thế kỷ nay bờ biển Kim Sơn lấn ra biển tới
100m/năm. Kim Sơn là vùng đất mở đầu cho công cuộc khai hoang lấn biển vùng bãi
lầy lau sậy và sú vẹt của cửa Đáy từ thời Nhà Nguyễn. Trong gần 200 năm, vùng đất
này đã tiến hành quai đê lấn biển sáu lần (chu kỳ quai đê khoảng 30 năm/ lần) và lấn
ra biển khoảng 14.800 ha, trung bình mỗi năm lấn biển khoảng 75 ha.
Các tỉnh cửa sông ven biển đồng bằng Cửu Long cũng thường xuyên liên tục
được thiên nhiên ưu đãi với các dải đất mới để mở rộng lãnh thổ về phía biển. Nhìn
chung đới bờ phát triển bình quân ra phía biển 10-15 m/ năm trong cả ngàn năm qua.
Ngày nay do quá trình xói lở đã tăng lên nên diện tích hàng năm được bồi mới tăng lên
không còn nhiều (cỡ 30 ha), nhưng đó vẫn là các tài sản quý giá của vùng cửa sông
ven biển Nam Bộ.
6


5.4. Phát triển các trung tâm đô thị, thương mại- dịch vụ
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều các đô thị ven biển lại gắn với các cửa
sông, mà đơn giản là gắn với ưu thế về vị trí địa lý của nó. Chúng ta đã thấy những đô
thị lớn có tầm quan trọng quốc gia như Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tầu gắn với hai vùng
cửa sông hình phễu Bạch Đằng và Đồng Nai. Chi tiết hơn và với các quy mô khác
nhau có thể kể: Móng Cái, Quảng Hà, Hạ Long, Diêm Điền, Nga Sơn, Sầm Sơn, Diễn
Châu, Cửa Lò, Nghi Xuân, Ba Đồn, Đồng Hới, Thuận An, Đà Nẵng, Hội An, Quy
Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, Rạch Giá, Hà Tiên. Ở
đây có một nhận xét là ở hai vùng cửa sông châu thổ lớn Sông Hồng và Cửu Long các
đô thị thường ở xa cửa sông (như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Gò Công, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau), một mặt phản ánh quá trình lấn biển nhanh của
đồng bằng, mặt khác là các cửa sông này thường biến động mạnh và sa bồi không
thuận lợi cho giao thông, cảng biển và do đó không hình thành được các đô thị cửa
sông. Đối với các vùng này để phát huy được vị thế cửa ngõ cho phát triển kinh tế biển
cần ưu tiên đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển để có thể tạo được một hành
lang kinh tế ven biển trong tương lai, nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên phi sinh

vật và sinh vật giầu có của vùng .
Các đô thị cửa sông sẽ phát huy được lợi thế về vị thế của mình cùng với quá
trình xây dựng và phát triển 15 khu kinh tế và trên 45 khu công nghiệp ven biển. Rất
nhiều các đô thị đó sẽ là các trung tâm, hạt nhân cho phát triển nền kinh tế biển của
Việt Nam.
5.5. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Du lịch sinh thái gắn liền với các hệ sinh thái đặc thù như các hệ sinh thái rừng
ngập mặn tại các Vườn quốc gia, các Khu dự trữ sinh quyển thế giới ven biển, hệ sinh
thái đầm phá ven biển, các cảnh quan cửa sông châu thổ, cửa sông hình phễu, các bãi
triều với hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo, cùng các giá trị tài nguyên nhân
văn, thông qua các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, tham quan
các di tích lịch sử, di tích cách mạng.
6. Những lợi ích về địa chính trị
Tài nguyên địa chính trị bao hàm tài nguyên vị thế gắn với một bối cảnh xã hội
trong nước và quốc tế nhất định. Vùng cửa sông ven biển Việt Nam sở hữu nhiều lợi
thế về tài nguyên địa chính trị, được thể hiện ở các mặt sau đây.
6.1. Lợi ích bảo vệ đất nước
+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vùng cửa sông luôn giữ một vai trò
quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm chính là nhờ đặc điểm về
vị thế và cấu trúc không gian của vùng.
Vùng cửa sông Bạch Đằng đã 3 lần ghi đậm chiến công chống giặc ngoại xâm
của dân tộc ta: trận đại thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938), trận đại phá
quân Tống của Lê Đại Hành (năm 981), và trận đại thắng quân Nguyên Mông của Trần
7


Hưng Đạo (năm 1288). Vai trò chiến lược quan trọng bậc nhất của hệ thống cửa sông
này đã được coi trọng ngay từ triều đại Nhà Lý: vua Lý Anh Tông năm 1147 đã cho
xây dựng hành doanh ở trại Yên Hưng[4], như là một cơ quan quản lý của Trung ương
đối với vùng cửa ngõ yết hầu này, bao quát toàn bộ vùng biển đảo của Đại Việt.

Vùng cửa Bạch Đằng chẳng những là con đường xâm lược quen thuộc của
người phương Bắc, mà còn của cả người phương Tây.Thật vậy vào cuối thế kỷ XIX cả
hai lần ra đánh thành Hà Nội vào các năm 1873 và 1882, quân Pháp (lần lượt do
Francis Garnier và Henri Rivière chỉ huy) từ Sài Gòn ra đều đưa tầu chiến đến Hải
Phòng, vào Cửa Cấm, thuộc vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng.
Vùng cửa Đáy phía nam châu thổ Sông Hồng cũng có vị trí chiến lược quan
trọng về địa quân sự. Bắt đầu từ vua Lý Thái Tông (vào năm 1044), rồi tiếp theo là các
vua Nhà Lý – Trần – Lê đều lấy cửa Đại An (cửa Đáy) làm nơi xuất quân đi đánh
Chiêm Thành [4]. Ngay như các vua Chiêm Thành khi xâm phạm Đại Việt cũng do
đường ấy mà đến, và chỉ có một lần (năm 1377) Chế Bồng Nga vào Thăng Long bằng
cửa Ba Lạt do biết được nhà Trần đã có quân phòng bị ở cửa Đại An. Sau này vào thế
kỷ XVIII, các cánh thủy quân của Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh ra Bắc cũng qua vùng
cửa Đáy. Không những thế, các thuyền buôn nước ngoài đến Hà Nội (Kẻ Chợ) hoặc
Phố Hiến cũng thường vào cửa Đáy để tới1/.
Vùng cửa sông Tiền thuộc đồng bằng Cửu Long còn vang dội trận chiến thắng
Rạch Gầm- Soài Mút năm 1785 của Nguyễn Huệ, đánh tan 2 vạn thủy quân và 300
chiến thuyền của người Xiêm. Còn cửa Cần Giờ (cửa hệ thống Đồng Nai) đã gắn liền
với các cuộc hành quân của Chúa Nguyễn và cả của Nhà Tây Sơn, cũng như của người
Pháp sau này. Những trận đánh chiếm Gia Định, nhất là trận đánh phá Đại Đồn Chí
Hòa (2/1861) cho thấy người Pháp đã lợi dụng vùng cửa sông này đưa tàu chiến vào
để phát huy ưu thế vũ khí của mình.
Đối với duyên hải Miền Trung, nhiều cửa sông có giá trị địa quân sự to lớn, đặc
biệt trong số đó có cửa Thị Nại (Quy Nhơn) đã nhiều lần được Đại Việt sử dụng để
tiến đánh kinh đô Chiêm Thành (Chà Bàn). Cửa Thuận An, Đà Nẵng cũng là những
nơi mà tầu chiến Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta vào thời vua Tự Đức.
Vị thế chính trị- quân sự quan trọng của các vùng cửa sông Miền Trung đã được
người Chiêm Thành khai thác từ lâu đời, mà GS Trần Quốc Vượng đã phát kiến và nêu
trong “Mô hình quy hoạch một vùng văn hóa Chămpa”, theo đó vùng cửa sông là
“cảng thị”, vùng đồng bằng ven sông bên trong là “thành trì”, và vùng đồi núi phía
thượng lưu sông là “thánh địa”[9]. Có thể dẫn chứng hầu như cho tất cả các lưu vực

sông, kể từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Quảng Nam, Bình Định,
Khánh Hòa,v.v. Đối với Quảng Nam đó là mô hình: Thánh địa Mỹ Sơn – Thành Trà
Kiệu – Cảng thị Hội An, dọc theo trục sông Thu Bồn; còn đối với Bình Định là theo
trục sông Côn với Thập Tháp, Tháp Con Gái (Đồ Bàn) – Tra Thành – Cảng Thị Nại
1

/Trong cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” GS Đào Duy Anh có viết: “Theo Dampier, một thương nhân
người Pháp đến nước ta vào khoảng cuối thế kỷ XVII, thì các thương thuyền Trung Quốc và Xiêm La thường
hay do cửa Đáy mà vào Phố Hiến và Kẻ Chợ”(tr.263).

8


(Quy Nhơn); còn đối với thung lũng sông Đồng Nai ta có: Thánh địa Cát Tiên – Thành
Kèn (Biên Hòa) – Cảng Cần Giờ, v.v.
Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân các vùng cửa sông ven biển đã
sử dựng những rừng ngập mặn, rừng tràm để xây dựng các chiến khu (Rừng Sác Cần
Giờ, rừng U Minh, rừng Cà Mau) bí mật và vững chắc. Nhiều khu rừng ven biển và
các cửa rạch đã trở thành các bến đỗ của các “đoàn tầu không số”, là một đầu cầu của
con “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” huyền thoại, là nơi đón nhận vũ khí tiếp
viện của Miền Bắc xa xôi.
Việt Nam có một bờ biển trải dài hàng ngàn kilomet theo hướng bắc- nam với
nhiều cửa sông đổ ra biển, địa hình bờ biển khúc khuỷu nên việc phòng thủ từ hướng
biển luôn mang tính chiến lược. Chính mạng lưới sông suối dày đặc với nhiều cửa
sông cùng với các dãy núi đâm ngang ra biển tạo nên những địa hình hiểm trở, những
vũng vịnh, đầm phá kín, rất thuận tiện cho việc trú đậu tầu thuyền, xây dựng các căn
cứ quân sự, các pháo đài, trạm gác tiền tiêu trên bờ, kết hợp với các tuyến phòng thủ
trên hệ thống đảo xa bờ và ven bờ, hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều
lớp, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển rộng lớn của đất
nước. Việc sử dụng vùng cửa sông cùng với các vũng vịnh cho quốc phòng cũng tạo

nhiều thuận lợi trong việc cơ động chuyển quân và tiếp tế hậu cần từ hậu phương nội
địa và phát huy được yếu tố bất ngờ.
Như vậy các vùng cửa sông với địa hình đa dạng và vị trí phân bố suốt từ
Bắc đến Nam dọc theo chiều dài của đất nước đã có vai trò chiến lược quan trọng
về địa quân sự , luôn là vùng xung yếu, cần được đặc biệt quan tâm trong sự
nghiệp bảo vệ đất nước, trong đó vùng xung yếu nhất chính là các vùng cửa sông
Bạch Đằng và Đồng Nai.
6.2. Lợi ích phát triển quan hệ quốc tế
Nằm ở vị trí cửa ngõ đất liền, đầu ra cho các tuyến hành lang xuyên Á ĐôngTây, cũng như vị trí mặt tiền trên Biển Đông, các vùng cửa sông ven biển nước ta có
đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ quốc tế. Thông qua các hoạt động nh ư
hợp tác thương mại, du lịch, nghiên cứu khoa học, trong bảo vệ môi trường biển, trong
công tác bảo tồn tại các Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển, sẽ giúp cộng đồng
dân cư cửa sông ven biển có điều kiện để tiếp xúc, học hỏi, trao đổi, tìm hiểu văn hóa,
lối sống của các nước trên thế giới. Và ngày nay chính các vùng cửa sông ven biển
nước ta là các cửa ngõ để tiếp nhận đầu tư, khoa học và công nghệ mới để phát triển
các khu chế xuất, các Khu kinh tế ven biển, các đô thị mới, và như vậy là đồng thời
tiếp thu cuộc sống mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế; điều đó có
thể làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống vật chất của người dân ven biển, nhưng đồng thời
cũng là một thách thức lớn lao đối với mỗi con người và cả cộng đồng, cả xã hội, trong
việc giữ gìn bản sắc dân tộc, và nâng cao uy tín quốc tế của đất nước.
Ở khu vực phía Bắc việc phát triển hợp tác kinh tế Việt- Trung với “Hai hành
lang- Một vành đai” sẽ là cơ hội để các vùng cửa sông ven biển, đặc biệt là vùng cửa
9


sông Bạch Đằng mở rộng vai trò đầu mối hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa
Trung Quốc với các nước ASEAN, thúc đẩy và gắn kết với các vùng khác trong nội
địa cùng phát triển.
Ở miền Trung với sự ra đời của các hành lang kinh tế ven biển, các Khu kinh tế
ven biển, hệ thống các cảng biển, cùng với sự hình thành hành lang kinh tế Đông-Tây,

cũng như việc phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu giáp với Lào, Campuchia sẽ là cơ
hội để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương
mại, đầu tư và phát triển giữa các nước trong khu vực và quốc tế, và điều đó có nghĩa
là các vùng cửa sông ven biển cũng cơ hội thuận lợi cho mở rộng quan hệ quốc tế.
Ở các tỉnh ven biển đồng bằng Cửu Long, với việc xây dựng các Khu kinh tế
ven biển (Định An- Trà Vinh, Năm Căn- Cà Mau) và Hành lang kinh tế ven biển vịnh
Thái Lan từ Năm Căn- Cà Mau đến Rạch Giá- Kiên Giang, và từng bước hình thành
vùng động lực quan trọng ở ven biển cực Nam Tổ quốc, mà trước hết triển khai xây
dựng tuyến trục giao thông ven biển nối 3 nước Việt Nam - Campuchia - Thái Lan sẽ
giúp cho việc giao lưu và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học trong khu vực
(kể cả với Malayxia và Xingapo) ngày càng phát triển, trong đó vai trò của các vùng
cửa sông ven biển là rất quan trọng.
7. Kết luận
Tài nguyên vị thế hệ thống cửa sông là các lợi ích có thể khai thác được nhờ lợi
thế về vị trí địa lý, cũng như về cấu trúc, hình thể, cảnh quan của hệ thống đó để phục
vụ cho phát triển xã hội. Hệ thống cửa sông Việt Nam với 114 cửa phân bố suốt từ Bắc
chí Nam, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất nước
cả về môi trường tự nhiên, về kinh tế và về chính trị. Vùng cửa sông sở hữu nhiều
dạng tài nguyên đặc thù, có chức năng quan trọng về môi trường, sinh thái và bảo tồn.
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ nền kinh tế biển như Nhà nước đã đề ra, các vùng
cửa sông ven biển ngày càng có điều kiện cho phát triển mở rộng quan hệ quốc tế và
qua đó góp phần vào nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong khu vực và trên thế
giới.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Đức An, Đinh Văn Huy, 2011. Đánh giá các giá trị tài nguyên vị thế hệ thống
cửa sông Nam Bộ. Báo cáo chuyên đề Dự án số 14, 38 tr., lưu Viện TN&MTB, Hải
Phòng.
2. Lê Đức An, 2010 : Bàn về tài nguyên vị thế của đới bờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.TTBC HNKHĐL TQ V, HN 19/6/2010, 1007-1016.- Nxb KHTN&CN, Hà Nội
3. Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Đình Lâm, và nnk., 2011: Biến động bốn kiểu cửa sông
ven biển Việt Nam trong Holocen- Hiện đại, dự báo xu thế diễn biến. TTBC

HNKH&CNB TQ V, Q.3, 414-423, Nxb KHTN&CN, Hà Nội.
4. Đại Việt sử ký toàn thư, 2004: T.1&T.2, Nxb VHTT, Hà Nội.
5. Lương Phương Hậu, Trịnh Việt An, Lương Phương Hợp, 2002: Diễn Biến cửa
10


sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Xây dựng, 171 tr., Hà Nội.
6. Uông Đình Khanh, Lê Đức An, Đinh Văn Huy, 2011 : Đánh giá các giá trị tài
nguyên vị thế hệ thống cửa sông ven biển Việt Nam. Báo cáo chuyên đề Dự án số
14, 68 tr., lưu Viện TN&MTB, Hà Nội.
7. Phạm Quang Sơn, 2004: nghiên cứu sự phát triển vùng ven biển cửa sông HồngThái Bình trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
phục vụ khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ.- Luận án TS Địa lý, 155 tr., Hà Nội.
8.

Trần Đức Thạnh, 2007: Một số dạng tài nguyên vị thế biển Việt Nam.- T/c
KH&CNB,T7,4, 80-93, Hà Nội.

9. Trần Quốc Vượng, 1998 : Việt Nam cái nhìn địa- văn hóa, 495 tr., NxbVHDT, Hà
Nội.
ABSTRACT
POSITION RESOURCES OF ESTUARINE SYSTEM IN VIETNAM
With the 114 river mouths situating from North to South Parts, the estuarine system in
Vietnam possesses the great advantages on geographical location, and brings many big
benefits on natural environment, economy and politics to our country. The estuarine areas
own the special resources, and take the important functions on environment, ecology and
natural conservation. In term of geo- economy, they bring the benefit of transportation,
services, development of agriculture and forestry, land reclamation from sea, development of
urban and trade centres, and development of ecotourism and resorts. In term of geo-politics,
the estuarine areas bring the big benefits of defense, and development in every relationship
with the countries in the region and the world.


11



×