Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Trường

1

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn với đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư
xây dựng tại Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 1” là kết quả từ quá trình
nỗ lực học tập và rèn luyện của tác giả tại Trường Đại học Thủy lợi. Để hoàn thành
được quá trình học tập tại Nhà Trường và luận văn này là nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của
gia đình, Nhà trường và bạn bè đồng nghiệp.
Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn gia đình và người thân đã luôn ở bên
động viên, khích lệ và giúp đỡ để tác giả hoàn thành chương trình học tập cao học tại
Trường Đại học Thủy lợi;
Đồng thời, tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, giảng viên
Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt kiến thức cho tác giả
trong thời gian học tập tại trường;
Hơn nữa, tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và Ban lãnh đạo Ban
quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 1 đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả
trong quá trình học tập, làm việc và đặc biệt là thu thập, tìm hiểu tài liệu để thực hiện
Luận văn tốt nghiệp;
Cuối cùng, với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin chân thành bày


tỏ lòng biết ơn của mình tới thầy giáo TS. Trần Văn Toản đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Mặc dù luận văn đã hoàn thành với tất cả sự cố gắng, say mê bằng khả năng của bản
thân, nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Đó chính những ý
kiến khoan học quý báu mà tác giả mong muốn nhận được để cố gắng hoàn thiện hơn
trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn!

2

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..........................................................................4
1.1 Tổng quan về chất lượng sản phẩm xây dựng ..........................................................4
1.1.1 Sản phẩm xây dựng................................................................................................4

1.1.2 Chất lượng sản phẩm xây dựng .............................................................................6
1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng .............................................7
1.2.1 Tổng quan về quản lý chất lượng ..........................................................................7
1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng trong xây dựng .....................................................9
1.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ............................13
1.3.1 Thế giới ................................................................................................................13
1.3.2 Việt Nam..............................................................................................................16
Kết luận chương 1 .........................................................................................................22
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG....................................................................................23
2.1 Cơ sở khoa học của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng.............................23
2.1.1 Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................23
2.1.2 Cơ sở pháp lý .......................................................................................................25
2.1.3 Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................30
3

3


2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án đầu tư xây dựng...............................33
2.2.1 Các nhân tố liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của đơn vị trực tiếp thực hiện
công việc quản lý dự án.................................................................................................33
2.2.2 Các nhân tố liên quan đến việc tổ chức thực hiện các nội dung trong quá trình
quản lý dự án .................................................................................................................34
2.3 Các mô hình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng .......................................38
2.3.1 Kiểm tra chất lượng - I (Inspection) ....................................................................38
2.3.2 Kiểm soát chất lượng - QC (Quality Control) .....................................................39

2.3.3 Kiểm soát chất lượng toàn diện - TQC (Total Quality Control) .........................39
2.3.4 Đảm bảo chất lượng - QA (Quality Assurance) ..................................................40
2.3.5 Quản lý chất lượng toàn diện - TQM (Total Quality Management) ...................40
2.4 Nội dung công tác quản lý chất lượng dự án ĐTXD của Chủ đầu tư ....................41
2.4.1 Trình tự quản lý chất lượng dự án .......................................................................41
2.4.2 Nội dung công tác quản lý chất lượng dự án ĐTXD của Chủ đầu tư .................42
Kết luận chương 2 .........................................................................................................46
CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN

LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHO BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 1 ....................................................................................47
3.1 Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý
Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 1.....................................................................................47
3.1.1 Giới thiệu chung về Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 1......................47
3.1.2 Năng lực và kinh nghiệm thực hiện công tác QLDA ĐTXD của Ban 1.............51
3.1.3 Thực trạng công tác QLCL dự án ĐTXD của Ban 1...........................................54
3.2 Định hướng nâng cao năng lực quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng cho Ban
quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 1........................................................................75
3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng dự án đầu tư xây
dựng cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 1 ................................................77

4

4


3.3.1 Nâng cao năng lực quản lý chất lượng lập dự án đầu tư xây dựng công trình ....77
3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu ....................78

3.3.3 Nâng cao năng lực quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình .................80
3.3.4 Nâng cao năng lực quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế...........................81
3.3.5 Xác định rõ cơ chế phối hợp và kiểm tra giữa các bên liên quan trong thực hiện
đầu tư .............................................................................................................................83
Kết luận chương 3 .........................................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................89

5

5


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Mô hình hóa các yếu tố chất lượng.................................................................8
Hình 2-1: Sự cố thi công dẫn đến cầu treo bị sập tại Lai Châu.....................................31
Hình 2-2: Hệ thống kênh tưới Văn Phong (Bình Định) sạt lở sau lũ............................32
Hình 3-1: Cơ cấu tổ chức của Ban ................................................................................49
Hình 3-2: Quy trình quản lý chất lượng lập dự án ĐTXDCT tại Ban ..........................55
Hình 3-3: Quy trình lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XD tại Ban............................59
Hình 3-4: Quy trình quản lý chất lượng thi công DAĐTXDCT tại Ban ......................65
Hình 3-5: Quy trình quản lý công tác thanh quyết toán vốn ĐTXDCT tại Ban ...........71
Hình 3-6: Sơ đồ tổ chức phối hợp các bên tham gia dự án ...........................................84

6

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3-1: Một số dự án ĐTXD công trình đã được Ban 1 lập và phê duyệt................56
Bảng 3-2: Tổng hợp kết quả đánh gía hồ sơ dự thầu một số gói thầu điển hình...........61
Bảng 3-3: Kết quả kiểm tra điều kiện khởi công, sự phù hợp năng lực thi công XDCT
của một số nhà thầu xây lắp ..........................................................................................67
Bảng 3-4: Tiến độ thực hiện một số dự án trong những năm qua.................................69
Bảng 3-5: Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng công trình trong 3 năm 2008, 2009,
2010 ...............................................................................................................................72
Bảng 3-6: Phương pháp phối hợp quản lý dự án...........................................................78

7

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn lao động

Ban 1

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 1

BIM

Building Information Modeling

CĐT

Chủ đầu tư


CTXD

Công trình xây dựng

CTTL

Công trình thủy lợi

DA

Dự án

ĐTXD

Dự án đầu tư xây dựng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPMB

Giải phóng mặt bằng

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLCL

Quản lý chất lượng

QLDA

Quản lý dự án

TMQ

Quản lý chất lượng toàn diện

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCT

Xây dựng công trình

viii

8



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận
không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp
hạng các ngành tạo nguồn thu hút chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền kinh tế
luôn có tên ngành xây dựng.
Công trình thủy lợi là ngành thuộc nhóm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội luôn được
Nhà nước quan tâm, trú trọng và có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát
triển kinh tế đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Các CTTL, hệ thống thủy
lợi mỗi năm đều được xây mới, cải tạo để đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng khác
nhau.
Với tính chất đặc thù, chất lượng CTTL có vai trò quan trọng đối với an sinh và phát
triển bền vững của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những đóng góp to lớn và hiệu quả
quan trọng mà hệ thống CTTL mang lại cho dân sinh, kinh tế thì vẫn còn những dự án
xây dựng công trình xảy ra những sự cố đáng tiếc hoặc không phát huy hiệu quả như
kỳ vọng do chất lượng xây dựng công trình không đảm bảo. Những sự cố này gây thiệt
hại không nhỏ về tính mạng, tài sản và môi trường cho cộng đồng, gây tổn hại về kinh
tế và ngân sách quốc gia.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, nhưng một trong
những nguyên nhân quan trọng là do sự yếu kém trong QLCL dự án của CĐT.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Đề xuất giải pháp nâng
cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng
Thủy lợi 1” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về năng lực QLDA
ĐTXD công trình, các yếu tố ảnh hưởng và những kết quả đánh giá thực trạng công
viii


9


tác QLDA ĐTXD công trình thủy lợi tại Ban 1, tác giả tập trung nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực QLDA ĐTXD CTXD nói chung và CTTL
nói riêng cho Ban 1.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu năng lực QLDA ĐTXD công trình trên các địa bàn quản lý của Ban 1 và
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung chủ yếu về năng lực QLDA
CTĐTXD mà Ban 1 vừa làm CĐT vừa làm đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quản lý.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết, thông qua các công trình thực tế, các nghiên cứu và
các ấn phẩm đã phát hành để giải đáp các mục tiêu đề ra của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài,
tác giả sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập số liệu thực tiễn;
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu với tiêu chí trong các văn bản pháp quy;
+ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia;
+ Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các số liệu thu thập;
+ Tham khảo các kết quả nghiên cứu khoa học đã công bố.
5. Kết quả đạt được

2


2


- Hệ thống hóa được cơ sở khoa học về năng lực QLCL dự án ĐTXD công trình;
- Đánh giá được thực trạng công tác QLCL dự án ĐTXD công trình tại Ban 1;
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực QLCL dự án ĐTXD tại Ban 1.
6. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 3 chương như
sau:
Chương 1. Tổng quan về công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công
trình;
Chương 2: Cơ sở khoa học về năng lực quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng;
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng dự án đầu
tư xây dựng cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 1.

3

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Tổng quan về chất lượng sản phẩm xây dựng
1.1.1 Sản phẩm xây dựng
1.1.1.1 Sản phẩm xây dựng
Sản phẩm ĐTXD là các CTXD đã hoàn thành (bao gồm cả việc lắp đặt thiết bị công
nghệ ở bên trong). Sản phẩm xây dựng là kết tinh của các thành quả khoa học - công
nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định. Nó là một sản phẩm
có tính chất liên ngành, trong đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu:

các chủ đầu tư; các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn xây
dựng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng; các
doanh nghiệp cung ứng; các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính; các cơ quan quản
lý Nhà nước có liên quan. Do vậy, chi phí để cấu thành nên sản phẩm xây dựng rất khó
xác định và khó chính xác [1].
Sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng chỉ bao gồm: phần kiến tạo các
kết cấu xây dựng làm chức năng bao che, nâng đỡ và phần dùng để lắp đặt các máy
móc thiết bị của công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động.
Tuỳ theo hình thức đấu thầu mà sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng
được phân ra hai trường hợp:
• Doanh nghiệp xây dựng chỉ nhận thầu xây lắp thì sản phẩm của doanh nghiệp xây
dựng đem chào hàng khi tranh thầu xây dựng chỉ là các giải pháp công nghệ và tổ
chức xây dựng công trình [1];
• Doanh nghiệp xây dựng áp dụng hình thức chìa khoá trao tay thì sản phẩm của tổng
thầu xây dựng bao gồm cả phần giải pháp công nghệ, tổ chức xây dựng công trình
và phần thiết kế kiến trúc, kết cấu công trình xây dựng (mặc dù phần này tổ chức
tổng thầu xây dựng có thể đi thuê tổ chức tư vấn thiết kế thực hiện, nhưng người
chủ trì vẫn là tổ chức tổng thầu xây dựng) [1].
Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp được tạo thành bằng vật liệu
xây dựng, thiết bị công nghệ và lao động, gắn liền với đất (bao gồm cả khoảng không,
4

4


mặt nước, mặt biển và thềm lục địa). Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hay
nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyển công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có
tính đến việc hợp tác sản xuất) để sản xuất ra sản phẩm nêu trong dự án dầu tư [1].
Vì các công trình xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên để
phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán và cấp vốn người ta phân ra thành

sản phẩm xây dựng trung gian và sản phẩm xây dựng cuối cùng. Sản phẩm xây dựng
trung gian có thể là các gói công việc xây dựng, các giai đoạn hay các đợt xây dựng đã
hoàn thành và bàn giao thanh toán. Sản phẩm xây dựng cuối cùng là các công trình
xây dựng hay hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử
dụng. Trường hợp này sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng chỉ tính đến
phần mà họ vừa sáng tạo ra.
1.1.1.2 Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng tác động tới nền kinh tế xây dựng
Ngành xây dựng có những đặc thù, nếu được xem xét riêng thì cũng có ở các ngành
khác, nhưng khi kết hợp chúng lại thì chỉ xuất hiện trong ngành xây dựng, vì thế cần
được nghiên cứu riêng. Các đặc thù ở đây chia làm bốn nhóm: bản chất tự nhiên của
sản phẩm; cơ cấu của ngành cùng với tổ chức quá trình xây dựng; những nhân tố quyết
định nhu cầu, phương thức xác định giá cả. Những đặc điểm sản phẩm xây dựng có
ảnh hướng lớn đến phương thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây
dựng, làm cho việc thi công xây lắp công trình xây dựng có nhiều điểm khác biệt so
với việc thi công các sản phẩm của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng với tư cách là
các công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có đặc điểm như sau:
• Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương
pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng và giá
cả của chủ đầu tư (người mua), điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng;
• Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây
dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó khi tiến hành xây
dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế
và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa
chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuối thọ công trình;

5

5



• Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật tư,
thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau,
lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp
thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ;
• Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu
vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình;
• Sản phẩm xây dựng liên quan nhiều đến cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó
liên quan nhiều đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi
đặt công trình;
• Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá - nghệ thuật và
quốc phòng, sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc,
mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Có thể nói sản
phẩm xây dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học - kỹ thuật và văn hoá trong từng
giai đoạn phát triển của một đất nước [1].
1.1.2 Chất lượng sản phẩm xây dựng
1.1.2.1 Chất lượng sản phẩm xây dựng
Chất lượng sản phẩm xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ
thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế;
Chất lượng sản phẩm xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn
phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế.
Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy
hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi
trường…), không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình.
Có được chất lượng CTXD như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có
yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của CĐT) và năng lực của
các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
1.1.2.2 Cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm xây dựng
Để đảm bảo tiêu chí an toàn khi sử dụng công trình [2], Nhà nước ban hành hệ thống
quy chuẩn xây dựng. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị


6

6


trường, tiêu chí tiện nghi và công năng của công trình do hệ thống tiêu chuẩn chi phối.
Người quyết định đầu tư có quyền chọn các tiêu chuẩn sử dụng cho công trình mà họ
đầu tư. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo chất lượng chủ yếu cho các công
trình do ngân sách Nhà nước đầu tư. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn là cơ sở
để xác định chất lượng công trình về cả hai tiêu chí an toàn và tiện nghi. Sử dụng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn được tuân thủ một cách hệ thống, đồng bộ từ khi công trình
manh nha hình thành đến khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng và thanh quyết toán.
1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng
1.2.1 Tổng quan về quản lý chất lượng
1.2.1.1 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất phổ
biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiểu thế nào là chất
lượng sản phẩm lại là vấn đề không hề đơn giản. Đây là một phạm trù rất rộng và phức
tạp, nó phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Đứng ở những góc độ
khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những
quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay đòi hỏi từ thị
trường.
• Theo khuynh hướng sản xuất: Chất lượng là sự đạt được và tuân thủ đúng những
tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được đặt ra, đã được thiết kế từ trước. Đây là
quan điểm có tính cụ thể, dễ đo lường đánh giá mức độ chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên quan điểm này quá chú trọng và thiên về kỹ thuật mà quên mất việc đáp
ứng yêu cầu của người tiêu dùng;
• Quan niệm chất lượng theo sản phẩm: Chất lượng phản ánh bởi các thuộc tính đặc
trưng của sản phẩm. Chất lượng là cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các

đặc tính đó. Số lượng đặc tính càng nhiều thì chất lượng của nó càng cao. Tuy
nhiên, sản phẩm có nhiều thuộc tính nhưng không được người tiêu dùng đánh giá
cao. Các quan niệm này làm tách biệt chất lượng khỏi nhu cầu của khách hàng;
• Theo khuynh hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh quan niệm rằng: Chất lượng là những
đặc tính của sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với
sản phẩm cùng loại trên thị trường. Quan điểm này đòi hỏi tổ chức doanh nghiệp

7

7


luôn tìm tòi, cải tiến, sáng tạo để tạo ra những đặc trưng khác biệt so với đối thủ
cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng;
• Quan điểm chất lượng của tổ chức ISO: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một
đối tượng thỏa mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn. Thõa mãn nhu cầu là điều
kiện quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của bất cứ sản phẩm nào.
Từ những quan điểm trên thì ta có thể hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp là sự
thỏa mãn yêu cầu của tất cả các tiêu chí sau (Xem hình 1-1):
+ Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm;
+ Giá cả phù hợp;
+ Thời gian giao hàng;
+ Tính an toàn và độ tin cậy.
Có thể mô hình hóa các yếu tố chất lượng như hình dưới:

Hình 1-1: Mô hình hóa các yếu tố chất lượng

8

8



1.2.1.2 Đặc điểm của chất lượng sản phẩm
• Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó
mà không được nhu cầu chấp nhận thì bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ
công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then
chốt và là cơ sở để các nhà QLCL định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của
mình;
• Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động
nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử
dụng;
• Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính
của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này
không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu
mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội;
• Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng
cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm
nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng;
• Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng
ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng trong xây dựng
1.2.2.1 Quản lý chất lượng xây dựng
Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về QLCL. Đó là một khía cạnh của
chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý
trong lĩnh vực chất lượng gọi là QLCL.
Một nhận định chính xác và đầy đủ về quản lý chất lượng đã được nhà nức chấp nhận
là định nghĩa được nêu ra trong bộ TCVN ISO 8402: 1994 [3]: QLCL là tập hợp
những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục
đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: Lập kế hoạch chất
lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn

khổ hệ thống chất lượng. Như vậy, thực chất QLCL là chất lượng của hoạt động quản
lý chứ không đơn thuần chỉ làm chất lượng của hoạt động kỹ thuật.

9

9


Theo điều 3 của nghị định 46/2015/NĐ-CP [4] QLCL công trình được định nghĩa như
sau: “QLCL công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các
hoạt động xây dựng theo quy định của nghị định này và pháp luật khác có liên quan
trong quá trình chuẩn bị, thực hiện ĐTXD công trình và khai thác, sử dụng công trình
nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình”.
• Đối tượng QLCL: Là các quá trình, các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ;
• Mục tiêu của QLCL: Là nâng cao mức thỏa mãn trên cơ sở chi phí tối ưu;
• Phạm vi QLCL: Mọi khâu từ nghiên cứu thiết kế, triển khai sản phẩm đến tổ chức
cung ứng nguyên vật liệu đền sản xuất, phân phối và tiêu dùng;
• Nhiệm vụ của QLCL: Xác định mức chất lượng cần đạt được. Tạo ra sản phẩm dịch
vụ theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Cải tiến để nâng cao mức phù hợp với nhu cầu.
1.2.2.2 Vai trò, chức năng của quản lý chất lượng xây dựng
QLCL gồm 5 chức năng cơ bản sau: hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích thích, điều hòa
phối hợp [4] .
a. Chức năng hoạch định
Hoạch định là chất lượng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năng khác của
QLCL, xác định cái cần phải làm gì;
Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu, định hướng chiến lược và
các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản
phẩm. Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng là:
• Nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa
dịch vụ, từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm

dịch vụ, thiết kế sản phẩm dịch vụ;
• Xác định mục đích chất lượng sản phẩm cần vươn tới và chính sách chất lượng của
doanh nghiệp;
• Chuyển giao kết quả hoạch định cho các bộ phận công tác thực hiện;
• Hệ thống tiêu chuẩn sẽ được áp dụng trong QLCL;
• Chính sách chất lượng tổng thể;
• Xác định chủ thể sử dụng sản phẩm được tạo ra;

10

1
0


• Quy trình QLCL sản phẩm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng.
b. Chức năng tổ chức
Là cách quyết định công việc được tiến hành như thế nào, tùy từng sản phẩm, chất
lượng của doanh nghiệp mà lựa chọn huy động, sắp xếp các nguồn lực một cách hợp
lý với hệ thống chất lượng của mình.
Tổ chức thực hiện bao gồm việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật,
chính trị, tư tưởng, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định. Nhiệm vụ này
bao gồm:
• Làm cho mọi người thực hiện kế hoạch biết rõ mục tiêu, sự cần thiết và nội dung
mình phải làm;
• Tổ chức chương trình đào tạo, giáo dục cần thiết đối với những người thực hiện kế
hoạch;
• Cung cấp nguồn lực cần thiết ở mọi nơi và mọi lúc.
Việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính
chính là tổ chức thực hiện kế hoạch đã xác định.
c. Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác
nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm
bảo các hoạt động được thực hiện theo kế hoạch và hướng đến mục tiêu.
Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá một
cách độc lập 2 vấn đề chính, đó là:
• Kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành;
• Bản thân kế hoạch còn thiếu hay đã đủ.
Nếu mục tiêu không đạt được thì được hiểu là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên
không được thỏa mãn.
d. Chức năng kích thích

11

1
1


Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua áp dụng chế
độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải thưởng quốc gia
về đảm bảo và nâng cao chất lượng.
e. Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp
Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và
đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong
muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn khách hàng ở mức cao
hơn.
Hoạt động điều chỉnh, điều hòa, phối hợp đối với QLCL được hiểu rõ ở nhiệm vụ cải
tiến và hoàn thiện chất lượng. Cải tiến và hoàn thiện chất lượng được tiến hành theo
các hướng:
• Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm;
• Đổi mới công nghệ;

• Thay đổi và hoàn thiện quá trình giảm khuyết tật.
Trong cơ chế thị trường hiện nay thì cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả
và thời gian giao hàng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp mà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động QLCL. Riêng trong
lĩnh vực xây dựng, công tác QLCL các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với
nhà thầu, CĐT và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, cụ thể:
• Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng CTXD sẽ tiết kiệm nguyên
vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động. Nâng cao chất lượng
CTXD là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới tăng năng suất lao động, thực
hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu;
• Đối với CĐT, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được các yêu cầu sống.
Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà
thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
QLCL CTXD công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp xây dựng.

12

1
2


Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25% GDP. Vì vậy,
QLCL CTXD rất cần được quan tâm. Thời gian qua, còn có những công trình chất
lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra
đó làm sao để công tác QLCL CTXD có hiệu quả.
1.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
1.3.1 Thế giới
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của
công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định

trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng
CTXD không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninh công cộng,
hiệu quả của dự án ĐTXD công trình mà còn là yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát
triển của mỗi quốc gia. Do vậy, QLCL CTXD là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế
giới quan tâm [5].
1.3.1.1 Cộng hòa Pháp
Nước Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh
về quản lý giám sát và kiểm tra chất lượng CTXD. Ngày nay, nước Pháp có hàng chục
công ty kiểm tra chất lượng công trình rất mạnh, đứng độc lập ngoài các tổ chức thi
công xây dựng. Pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định các công trình có trên 300
người hoạt động, độ cao hơn 28 m, nhịp rộng hơn 40 m, kết cấu cổng sân vườn ra trên
200 m và độ sâu của móng trên 30 m đều phải tiếp nhận việc kiểm tra giám sát chất
lượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra chất lượng được Chính phủ
công nhận để đảm đương phụ trách và kiểm tra chất lượng công trình.
Ngoài ra, tư tưởng QLCL của nước Pháp là “ngăn ngừa là chính”. Do đó, để QLCL
các CTXD, Pháp yêu cầu bảo hiểm bắt buộc đối với các công trình này. Các hãng bảo
hiểm sẽ từ chối bán bảo hiểm khi CTXD không có đánh giá về chất lượng của các
công ty kiểm tra được công nhận. Họ đưa ra các công việc và các giai đoạn bắt buộc
phải kiểm tra để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra chất lượng kém. Kinh phí chi
cho kiểm tra chất lượng là 2% tổng giá thành. Tất cả các chủ thể tham gia xây dựng
công trình bao gồm CĐT, tư vấn thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, sản xuất bán
thành phẩm, tư vấn giám sát đều phải mua bảo hiểm, nếu không mua sẽ bị cưỡng chế.

13

1
3


Chế độ bảo hiểm bắt buộc đã buộc các bên tham gia phải nghiêm túc thực hiện quản

lý, giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và
của khách hàng.
1.3.1.2 Hoa Kỳ
QLCL CTXD theo quy định của pháp luật Mỹ rất đơn giản vì Mỹ dùng mô hình 3 bên
để QLCL CTXD. Bên thứ nhất là các nhà thầu (thiết kế, thi công…) tự chứng nhận
chất lượng sản phẩm của mình. Bên thứ hai là khách hàng giám sát và chấp nhận về
chất lượng sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn các yêu cầu đặt hàng hay không. Bên
thứ ba là một tổ chức tiến hành đánh giá độc lập nhằm định lượng các tiêu chuẩn về
chất lượng phục vụ cho việc bảo hiểm hoặc giải quyết tranh chấp. Giám sát viên phải
đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, có bằng cấp chuyên ngành; chứng chỉ
do Chính phủ cấp; kinh nghiệm làm việc thực tế 03 năm trở lên; phải trong sạch về
mặt đạo đức và không đồng thời là công chức Chính phủ.
1.3.1.3 Liên Bang Nga
Luật xây dựng đô thị của Liên bang Nga quy định khá cụ thể về QLCL CTXD. Theo
đó, tại Điều 53 của Luật này, giám sát xây dựng được tiến hành trong quá trình xây
dựng, cải tạo, sửa chữa các CTXD cơ bản, nhằm kiểm tra sự phù hợp của các công
việc được hoàn thành với hồ sơ thiết kế, với các quy định trong nguyên tắc kỹ thuật,
các kết quả khảo sát công trình và các quy định về sơ đồ mặt bằng xây dựng của khu
đất.
Giám sát xây dựng được tiến hành đối với đối tượng xây dựng. Chủ xây dựng hay bên
đặt hàng có thể thuê người thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thiết kế để kiểm tra sự phù
hợp các công việc đã hoàn thành với hồ sơ thiết kế. Bên thực hiện xây dựng có trách
nhiệm thông báo cho các cơ quan giám sát xây dựng nhà nước về từng trường hợp
xuất hiện các sự cố trên công trình xây dựng.
Việc giám sát phải được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng công trình, căn cứ
vào công nghệ kỹ thuật xây dựng và trên cơ sở đánh giá xem công trình đó có bảo đảm
an toàn hay không. Việc giám sát không thể diễn ra sau khi hoàn thành công trình. Khi
phát hiện thấy những sai phạm về công việc, kết cấu, các khu vực kỹ thuật công trình,
chủ xây dựng hay bên đặt hàng có thể yêu cầu giám sát lại sự an toàn các kết cấu và
14


1
4


các khu vực mạng lưới bảo đảm kỹ thuật công trình sau khi loại bỏ những sai phạm đã
có. Các biên bản kiểm tra các công việc, kết cấu và các khu vực mạng lưới bảo đảm kỹ
thuật công trình được lập chỉ sau khi đã khắc phục được các sai phạm.
Việc giám sát xây dựng của cơ quan nhà nước được thực hiện khi xây dựng các CTXD
cơ bản mà hồ sơ thiết kế của các công trình đó sẽ được các cơ quan nhà nước thẩm
định hoặc là hồ sơ thiết kế kiểu mẫu; cải tạo, sửa chữa các CTXD. Nếu hồ sơ thiết kế
của công trình đó được cơ quan nhà nước thẩm định; xây dựng các công trình quốc
phòng theo sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga thì những người có chức trách
thực hiện giám sát xây dựng nhà nước có quyền tự do ra vào đi lại tại các CTXD cơ
bản trong thời gian hiệu lực giám sát xây dựng nhà nước.
1.3.1.4 Trung Quốc
Trung Quốc bắt đầu thực hiện giám sát trong lĩnh vực xây dựng công trình từ những
năm 1988. Vấn đề QLCL công trình được quy định trong Luật xây dựng Trung Quốc.
Phạm vi giám sát xây dựng các hạng mục công trình của Trung Quốc rất rộng, thực
hiện ở các giai đoạn, như: giai đoạn nghiên cứu tính khả thi - thời kỳ trước khi xây
dựng, giai đoạn thiết kế công trình, thi công công trình và bảo hành công trình - giám
sát các công trình xây dựng, kiến trúc. Người phụ trách đơn vị giám sát và kỹ sư giám
sát đều không được kiêm nhiệm làm việc ở cơ quan nhà nước. Các đơn vị thiết kế và
thi công, chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư của công trình đều chịu sự giám sát.
Quy định chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công công trình phải phù hợp với yêu cầu
của tiêu chuẩn Nhà nước. Nhà nước chứng nhận hệ thống chất lượng đối với đơn vị
hoạt động xây dựng. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng trước
CĐT. Đơn vị khảo sát, thiết kế, thi công chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình thực
hiện, chỉ được bàn giao công trình đưa vào sử dụng sau khi đã nghiệm thu. Quy định
về bảo hành, duy tu công trình, thời gian bảo hành do Chính phủ quy định.

Đối với hai chủ thể quan trọng nhất là Chính quyền và các tổ chức cá nhân làm ra sản
phẩm xây dựng, quan điểm của Trung Quốc thể hiện rất rõ trong các quy định của
Luật xây dựng là “Chính quyền không phải là cầu thủ và cũng không là chỉ đạo viên
của cuộc chơi. Chính quyền viết luật chơi, tạo sân chơi và giám sát cuộc chơi”.

15

1
5


1.3.1.5 Singapore
Chính quyền Singapore quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án ĐTXD. Ngay từ
giai đoạn lập dự án, CĐT phải thỏa mãn các yêu cầu về quy hoạch xây dựng, an toàn,
phòng, chống cháy nổ, giao thông, môi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây
dựng phê duyệt.
Ở Singapore không có đơn vị giám sát xây dựng hành nghề chuyên nghiệp. Giám sát
xây dựng công trình là do một kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành thực hiện. Họ nhận sự
ủy quyền của CĐT, thực hiện việc quản lý giám sát trong suốt quá trình thi công xây
dựng công trình. Theo quy định của Chính phủ thì đối với cả 02 trường hợp Nhà nước
đầu tư hoặc cá nhân đầu tư đều bắt buộc phải thực hiện việc giám sát. Do vậy, các chủ
đầu tư phải mời kỹ sư tư vấn giám sát để giám sát CTXD.
Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc về tư cách của kỹ sư giám sát. Họ nhất
thiết phải là các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành đã đăng ký hành nghề ở các cơ
quan có thẩm quyền do Nhà nước xác định. Chính phủ không cho phép các kiến trúc
sư và kỹ sư chuyên nghiệp được đăng báo quảng cáo có tính thương mại, cũng không
cho phép dùng bất cứ một phương thức mua chuộc nào để môi giới mời chào giao
việc. Do đó, kỹ sư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhờ vào danh dự uy tín và kinh nghiệm
của các cá nhân để được các CĐT giao việc.
1.3.2 Việt Nam

1.3.2.1 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng CTXD là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả
kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở nước ta vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu
nhập quốc dân, cả nước là một công trình xây dựng [6] . Vì vậy, để tăng cường quản lý
dự án, chất lượng CTXD, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương
đã:
• Ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quy
phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện QLCL
CTXD;

16

1
6


• Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất vật
liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán
bộ, công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý ĐTXD nói chung
và QLCL CTXD nói riêng;
• Tăng cường QLCL thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại các Hội đồng
nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định.
Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp
quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức QLCL CTXD. Chỉ cần các tổ chức từ
cơ quan cấp trên CĐT, CĐT, ban quản lý, các nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu
tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ các chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo
đúng trình tự quản lý, quy phạm nghiệm thu CTXD.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn nhiều vấn đề
cần thiết phải sửa đổi bổ sung nhằm tăng cường công tác QLCL CTXD, đó là:

a) Những quy định về việc đảm bảo chất lượng CTXD trong Luật Đấu thầu [7] còn
thiếu cụ thể và chưa cân đối giữa yếu tố chất lượng và giá dự thầu. Đó là những quy
định có liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu, quy định về chất lượng công trình
hồ sơ mời thầu. Đặc biệt là quy định việc lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu lại căn cứ
vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất
lượng đến hiệu quả đầu tư cả vòng đời dự án.
b) Những quy định chế tài xử lý, phân rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong
QLCL còn thiếu cụ thể [4]. Chế tài chưa đủ mạnh để răn đe phòng ngừa:
• Đối với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát đó là những quy định chế tài đối với
CĐT khi vi phạm trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, đối với các nhà thầu khảo sát,
thiết kế, thẩm định là những quy định chế tài khi họ vi phạm các quy định về
QLCL;
• Đối với giai đoạn xây dựng đó là những điều quy định chế tài đối với các chủ thể về
QLCL trong quá trình đấu thầu, xây dựng bảo hành, bảo trì.
Cần có chế tài cụ thể vi phạm điều nào, điểm nào thì xử lý thế nào? Phạt bao nhiêu
tiền, bao nhiêu % giá trị hợp đồng, đưa vào danh sách “đen”, cấm có thời hạn, vi phạm

17

1
7


×